Một số sách và notes bài giảng về Chính trị Mỹ

A. Sách
1. Understanding American Government, Thirteenth edition, Susan Welch
Read More...

Dân chủ bảo vệ

Nitisha
Định nghĩa
Chủ đề chính của nền dân chủ cổ điển là sự tham gia của tất cả các công dân vào trong các hoạt động của quốc gia và người dân Athen (nơi mà nền dân chủ cổ điển phát triển rực rỡ nhất) tin rằng họ có thể đạt được sự bình đẳng. Vì vậy, cơ sở của nền dân chủ cổ điển là sự bình đẳng về quyền và lợi ích.
Read More...

Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời báo đài Phần Lan

Annastina Abonde (Abonde): Năm nay Việt Nam kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhân dịp này chúng tôi thực hiện một phóng sự tìm hiểu về những gì Việt Nam đã làm được sau 40 năm. Đầu tiên chúng tôi muốn nghe ông kể về mình để chúng tôi có thể vẽ một bức tranh về ông?
Nguyễn Trần Bạt (NTB): Tôi là người sinh ra cùng với nền cộng hòa đầu tiên của Việt Nam là nước Việt Nam DCCH vào năm 1946. Tôi gắn bó với đất nước này và nhà nước này. Tôi nghèo khó cùng với những sai lầm của nhà nước và hoàn cảnh của đất nước và giờ đây tôi trở nên giàu có cũng bởi sự đúng đắn của nó. Đời sống của tôi và gia đình tôi thay đổi khi đất nước chúng tôi mở cửa. Tôi vốn dĩ là một kỹ sư, một nhà nghiên cứu trong một cơ quan của Chính phủ, nhưng làm việc ở đấy rất nghèo và đôi khi đói. Có một chuyện cười để mô tả sự đói của cơ quan tôi. Có hai con ma xếp hàng mua gạo, người ta hỏi con ma thứ nhất: anh chết năm nào. Con ma ấy trả lời: tôi chết vào thời kỳ chiến tranh năm 1972, khi người Mỹ thả bom ở Khâm Thiên. Con ma thứ hai cũng được hỏi chết năm nào mà gầy gò thế. Con ma ấy trả lời: Tôi đã chết đâu, tôi đang làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Vào thời kỳ chưa mở cửa, đất nước chúng tôi khó khăn như thế. Những trí thức như tôi là ví dụ về sự đói kém vào những năm chưa mở cửa. Nhưng sau khi mở cửa, do nhận ra được các cơ hội nên tôi nhanh chóng thoát ra khỏi sự nghèo đói và trở thành người khá thành công.
Tôi nói như vậy để các bạn thấy rằng sự thành công của tôi gắn liền với chính sách đổi mới và mở cửa của Nhà nước chúng tôi. Hiện nay tôi hành nghề luật sư và công ty của tôi là một trong các công ty luật thành công nhất ở Việt Nam. Công ty của chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Tôi tự đặt ra cho mình nghĩa vụ là cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam. Cá nhân tôi vừa là nhân chứng vừa là một trong những người dẫn lối cho quá trình hội nhập của Việt Nam.
Abonde: Sau chiến tranh ở Việt Nam có một chương trình cụ thể nào nối giữa hai miền Bắc và Nam không, thưa ông?
NTB: Có chứ, trên tất cả các phương diện. Trước hết phải nói rằng nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước hợp nhất và kế thừa các nghĩa vụ của các nhà nước trước đó trên lãnh thổ Việt Nam. Họ đã làm tất cả những việc tạo ra sự hòa hợp giữa hai miền. Tôi là một chiến binh cho nên tôi chứng kiến từng phút một sự hòa giải này. Những ngày đầu tiên khi quân đội của miền Bắc Việt Nam có mặt ở miền Nam Việt Nam, chúng tôi đã được dặn dò và kiểm soát trong thái độ cư xử với người dân. Tuy chúng tôi chưa hoàn toàn kiểm soát được một cách chặt chẽ tất cả các hiện tượng tiêu cực, nhưng đại bộ phận các hành vi của bính lính đã được kiểm soát một cách thành công. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng có những hoạt động kiểm soát các hành vi của các công chức của mình. Ngay lập tức họ đã tổ chức các hình thức chính quyền lâm thời để ổn định trật tự xã hội. Dài hơn một chút là tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn các lực lượng chống đối chính quyền mới.
Phải nói rằng tất cả các việc kiểm soát như vậy rất thành công vì không xảy ra đổ máu. Sau chiến tranh một số năm, các bạn thấy rằng những người Việt Nam chạy ra nước ngoài đã trở về và họ tìm kiếm được hạnh phúc khá phổ biến ở trong nước. Do sự khác nhau về chế độ chính trị, đôi khi người ta cũng tranh cãi về các tiêu chuẩn nhân quyền, về vấn đề hòa giải, về các vấn đề dân sự... Tuy nhiên, phải nói rằng xét trên bình diện quyền lợi cơ bản của con người thì những hoạt động hòa giải ấy khá thành công. Bây giờ nếu như chịu khó nghiên cứu thì chúng ta sẽ thấy có những người từng làm việc cho chế độ cũ đã bắt đầu có địa vị trong hệ thống chính trị mới.
Tôi nghĩ rằng đối với một đất nước có cuộc chiến tranh lâu dài như thế thì cách hòa giải như hiện nay là tốt nhất có thể. Hiện nay không còn dấu vết phân biệt Nam Bắc nữa. Trong cơ cấu quyền lực của chúng tôi, sự phân bố Nam Bắc gần như bình đẳng đến mức tuyệt đối. Có thể nói những gì diễn ra trên thực tế tiến bộ hơn rất nhiều so với các định kiến chính trị hay định kiến xã hội có trong từng người. Tôi không phải là đảng viên cộng sản, tôi như thế này không phải là nói cho họ mà nói cho một sự công bằng chung về mặt chính trị.
Abonde: Sau đổi mới thì Việt Nam phát triển kinh tế quá nhanh. Ông có nhìn thấy vấn đề gì trong sự phát triển quá nhanh này không, không phải chỉ vấn đề kinh tế mà cả vấn đề tâm lý?
NTB: Tôi là một người nghiên cứu chính trị học, tôi nghiên cứu về các hậu quả của chính sách đổi mới và mở cửa, các hậu quả từ sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế. Việt Nam có một hiện tượng giống như tất cả các nước có nền kinh tế và chính trị chuyển đổi là khoảng cách giàu nghèo đang tăng lên một cách tiêu cực. Do đó nó làm nảy sinh những hậu quả chính trị, những sức ép chính trị lên nhà cầm quyền, đặt ra đòi hỏi phải tiến hành cải cách. Sự lạc hậu của nền kinh tế Việt Nam không phải chỉ là kết quả của sự không đổi mới và không mở cửa mà còn là kết quả của chiến tranh, không phải chỉ ở miền Bắc mà cả ở miền Nam. Hệ thống giáo dục trong thời kỳ chiến tranh rất chậm phát triển, cho nên trình độ con người, trình độ người lao động khá thấp, gần như không có hoạt động kinh tế chuyên nghiệp. Do đó sự đào tạo những tạo năng lực để phục vụ cho một nền kinh tế chuyên nghiệp dường như không có, trong khi chúng tôi buộc phải cạnh tranh với những nền kinh tế chuyên nghiệp hơn bên cạnh không phải chịu đựng chiến tranh như chúng tôi.
Giữa miền Bắc và miền Nam cũng có những sự chênh lệch. Miền Bắc Việt Nam chịu đựng cuộc chiến tranh lâu hơn, cho nên họ không có kinh nghiệm điều hành nền kinh tế sau chiến tranh. Hơn nữa về mặt hệ tư tưởng kinh tế họ theo một trường phái khác với các nền kinh tế trên thế giới. Do vậy kinh nghiệm về kinh tế thị trường giữa miền Bắc và miền Nam khác nhau khá lớn. Do đó để tạo ra sự cân bằng, sự bình đẳng giữa kinh tế Nam - Bắc là cả một vấn đề khó khăn của Chính phủ chúng tôi. Để có thể hòa nhập được hai khối này đã là khó, chưa nói chuyện chúng tôi phải hội nhập với các nền kinh tế 100% là kinh tế thị trường ở bên ngoài.
Đưa ra ví dụ về Nam - Bắc để các bạn thấy rằng cái khó khăn của chúng tôi thể hiện cả trong quan hệ đối nội lẫn quan hệ đối ngoại. Đối ngoại là khi hội nhập, đối nội là giải quyết vấn đề cân bằng giữa Nam - Bắc về mặt phát triển kinh tế. Tôi mượn diễn đàn này để nói cho người bên ngoài Việt Nam thấy rõ những vấn đề như vậy, để có thể dàn xếp một sự hội nhập êm ái giữa hai khối xã hội khác nhau.
Abonde: Một vấn đề mà tôi thấy ở Việt Nam là sự đô thị hóa rất nhanh. Ông có thấy đây là một vấn đề cần quan tâm?
NTB: Nó là một vấn đề rất thú vị, rất phong phú và rất đa dạng. Đô thị hóa là một khuynh hướng để phát triển kinh tế. Kinh tế xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn ở Việt Nam do nhu cầu nhà ở của người Việt Nam sau chiến tranh. Chiến tranh liên miên nửa thế kỷ khiến chúng tôi không dám xây dựng những nhà ở quy mô, cho nên khát vọng có nhà ở là một khát vọng phổ biến ở trong xã hội chúng tôi hiện nay. Xét về mặt kinh tế thì kinh tế xây dựng là một ngành dễ triển khai, dễ hơn chế tạo máy, dễ hơn luyện kim, dễ hơn công nghiệp điện tử. Bởi những nền kinh tế kia đòi hỏi phải huấn luyện kỹ mới có nhân lực, còn kinh tế xây dựng thì những người nông dân chỉ cần học vài tuần là có thể trở thành thợ xây. Nếu đi sâu hơn một chút vào các công trường, các bạn sẽ thấy 80% những người thợ xây dựng đều đến từ nông thôn. Như vậy kinh tế xây dựng trở thành cứu cánh cho việc tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đô thị hóa trông thì có vẻ có sự giống nhau giữa chúng tôi với các nước phương Tây, nhưng động cơ của lạm phát công nghiệp xây dựng ở Việt Nam và phương Tây (ví dụ ở Mỹ) là hoàn toàn khác nhau. Lạm phát công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hay bong bóng bất động sản ở Việt Nam là sự quá đà của một giải pháp kinh tế sau mở cửa.
Abonde: Khoảng cách về xây dựng giữa nông thôn và thành thị cũng khá lớn?
NTB: Tôi nghĩ ở đâu cũng thế. Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ở những nước phát triển dễ khắc phục hơn ở Việt Nam. Ở Mỹ chẳng hạn, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị là khoảng cách đầu tư. Do người ta không đầu tư vào nông thôn thì nó tạo ra khoảng cách so với thành thị. Còn ở Việt Nam có cả khoảng cách giữa trình độ học vấn của người nông dân và dân cư đô thị. Cho nên để khắc phục khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ở Mỹ chỉ cần đầu tư về mặt kinh tế. Còn ở Việt Nam chúng tôi phải giải quyết bằng đầu tư vào cả kinh tế và giáo dục.
Abonde: Theo ông sẽ mất khoảng bao lâu?
NTB: Tôi nghĩ cùng với thời gian trình độ của người nông dân chúng tôi sẽ tốt dần lên. 25 năm trước đây tôi tham dự một lớp đào tạo cán bộ công chức của Chính phủ do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Một giáo sư của trường Havard hỏi một quan chức của chúng tôi là: trâu bò của các ông là tài sản cố định hay tài sản lưu động. Quan chức ấy trả lời: nó thuộc tài sản lưu động. Ông ta hỏi tại sao. Vị quan chức trả lời một cách rất hồn nhiên: vì nó đi lại được. Nhưng 25 năm sau mọi chuyện đã thay đổi. Các bạn có thể nhìn thấy điều đó ở các bạn trẻ đang làm việc với tôi. Họ là những người rất thông thái, tôi có thể thảo luận với họ về nhiều vấn đề. Họ hiểu các các Công ước quốc tế, các Hiệp định mà các tổ chức quốc tế ký với Việt Nam. Đấy là một bước tiến khổng lồ. Thời gian chữa lành tất cả các căn bệnh mà chiến tranh để lại cho người Việt.
Abonde: Tôi thấy rất thú vị về những câu trả lời của ông. Theo ông còn có những vấn đề gì mà tôi chưa đủ hiểu biết để hỏi ông?
NTB: Chúng tôi có nhiều vấn đề lắm. Tôi lấy ví dụ, nếu chúng tôi tiếp tục hội nhập sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế thị trường, đời sống kinh tế quốc tế thì chúng tôi buộc phải cải cách chính trị. Mô hình nào giúp cho người Việt Nam cải cách chính trị mà không làm mất đi trật tự vốn có của nó, đấy là vấn đề khổng lồ đang được thảo luận cả ở Việt Nam lẫn ở Trung Quốc. Người Việt Nam chúng tôi cũng cãi nhau về chuyện này. Những người bảo thủ cho rằng không cần thiết phải cải cách chính trị, còn những người cấp tiến cho rằng không thể không cải cách chính trị nếu muốn tiếp tục phát triển kinh tế. Có người nói rằng, không thể mặc cái áo may năm lên 3 tuổi để làm người lớn được.
Chúng tôi có nhiều vấn đề lắm. Ví dụ, chúng tôi ở cạnh một nền kinh tế khổng lồ, đó là nền kinh tế Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng có một chàng trai thỉnh thoảng đưa ra những lời tán tỉnh rất ngọt ngào, đấy là người Mỹ. Người Phần Lan các bạn khôn ngoan, các bạn làm bạn với tất cả, với cả người Trung Quốc, người Nga và người Mỹ. Các bạn có thể cho người Việt Nam một lời khuyên trong ba anh to cao như vậy thì chúng tôi nên chọn anh nào và có nhất thiết phải chọn một anh nào đấy không. Người Phần Lan có một kinh nghiệm rất giống với kinh nghiệm người Việt Nam có, đó là các bạn ở cạnh người khổng lồ Nga, các bạn có thể cung cấp cho chúng tôi những kinh nghiệm xử lý quan hệ với người khổng lồ ấy để chúng tôi có cách thức xử lý quan hệ với người khổng lồ của chúng tôi. Tôi đưa ra ba ví dụ để các bạn đặt cho tôi câu hỏi. Chúng tôi rất muốn thảo luận không phải cho tôi hay cho các bạn mà chúng ta thảo luận cho cả một cộng đồng 90 triệu người Việt Nam học cách xử lý các vấn đề giống ở Phần Lan.
Abonde: Tôi muốn quay lại vấn đề cải cách chính trị, ông nghĩ rằng Việt Nam có thể cải cách chính trị?
NTB: Tôi nghĩ rằng không có gì không thể làm được. Chúng ta càng suy nghĩ sâu sắc, càng xây dựng lý thuyết một cách ổn định để phổ biến nó thành những kinh nghiệm rộng lớn thì khả năng thành công trong cải cách chính trị càng lớn.
Tôi đã viết một quyển sách có tên là “Cải cách và sự phát triển”, ở đó tôi nói về bốn cuộc cải cách cơ bản. Tôi xem cải cách kinh tế là số một, bởi vì Việt Nam là một nước chậm phát triển cho nên cần phải ưu tiên cải cách kinh tế. Thứ hai là cải cách chính trị, thứ ba là cải cách văn hóa và thứ tư là cải cách giáo dục. Bốn cuộc cải cách ấy tôi xem là các mô-đun cơ bản của hoạt động cải cách và phải tiến hành đồng bộ với nhau, tiến hành một cách thận trọng, phù hợp với sức chịu đựng của tất cả các lực lượng xã hội. Tôi đã thấy cuốn sách ấy bắt đầu được một số nhà chính trị chú ý. Chúng tôi nghiên cứu những việc như vậy, chúng tôi kỳ vọng vào sự thay đổi của chính trị.
Trong diễn văn bế mạc hội nghị Trung ương lần thứ X, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói rằng Việt nam sẽ đổi mới về chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế. Đấy là tuyên ngôn chính trị. Tôi rất mừng là những tư tưởng như thế của những người cầm quyền phù hợp với những tư tưởng của chúng tôi. Tôi nghĩ đó là con đường duy nhất để đảm bảo cho Việt Nam yên ổn, nếu không khoảng cách giàu nghèo ngày càng khuếch đại và Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định do những cuộc cách mạng. Chính vì Sa hoàng Romanov không dám thực hiện những cuộc cải cách nên mới phải nhường cơ hội cho Lênin.
Abonde: Những người đang cầm quyền không bao giờ muốn mất quyền lực. Tại sao ông lại có thể tự tin nói rằng sẽ không có đổ máu?
NTB: Tôi nghĩ rằng không ai muốn mất quyền lực. Để đổ máu xảy ra cũng là mất quyền lực. Quyền lực không phải chỉ là của một đảng mà còn là của từng người một. Tất cả những người thất bại trong cải cách hoặc không chịu cải cách sẽ bị mất quyền lực do những cuộc cải cách khác, theo khuynh hướng khác. Nếu cải cách thì chúng ta biến rủi ro của một đảng thành rủi ro của từng người, và đấy chính là nghệ thuật tiến hành các cuộc cải cách chính trị trong những nước có nền chính trị cần thiết phải chuyển đổi như Việt Nam.
Người Trung Quốc đã điều khiển nền chính trị của họ một cách rất khôn ngoan. Họ thay thế một cuộc cách mạng có thể xảy ra do khoảng cách giàu nghèo, do sự phát triển một cách chênh lệch bằng các cuộc thanh toán hay những sự thay đổi trong hệ thống cầm quyền của họ. Quan sát những gì mà ông Tập Cận Bình đang làm ở Trung Quốc, các bạn sẽ thấy các hệ thống chính trị khác nên học cách của ông ấy trong việc tiến hành các cuộc cải cách nội bộ để thay thế một cuộc cách mạng trên tổng thể.
Abonde: Nhưng theo tôi thì cải cách chính trị phải dẫn đến hệ thống chính trị nhiều đảng?
NTB: Đấy là điểm đến cuối cùng của quá trình cải cách chính trị. Với tư cách là người nghiên cứu, tôi không thể phủ nhận cái đích cuối cùng của cải cách chính trị là một chế độ chính trị dân chủ và nhiều đảng. Cùng với thời gian người ta sẽ không tham làm chính trị một mình nữa. Chống tham nhũng triệt để cũng là một cách làm cho người ta không tham làm chính trị một mình. Cái mà chúng ta tưởng là một chân lý chính trị thì nó là một quá trình chính trị, và quá trình để tiến đến dân chủ là một quá trình càng từ tốn bao nhiêu càng hòa bình bấy nhiêu.
Abonde: Tôi muốn quay lại vấn đề lúc trước ông có nói là cải cách văn hóa. Hiện nay với sự phát triển của truyền thông cực nhanh, ví dụ những người trẻ có thể lấy thông tin từ bất kì nguồn nào mà không thể chặn lại được. Trong bối cảnh ấy có thể quan niệm về cải cách văn hóa như thế nào?
NTB: Tôi nghĩ đó là một khía cạnh khác của hội nhập. Năm 1995 Tiến sĩ Henry Kissinger có mời tôi đến Washington DC để thảo luận về toàn cầu hóa. Ở đấy chúng tôi thảo luận về vai trò của toàn cầu hóa với văn hóa, bởi vì các quốc gia không chỉ tham gia hội nhập với tư cách là một chủ thể kinh tế mà còn tham gia với tư cách trọn vẹn của một chủ thể văn hóa. Các bạn biết rằng đối với tất cả mọi nền văn hóa, đạo đức luôn là một yếu tố có chất lượng nền tảng. Tất cả những hiện tượng tội ác diễn ra trong quá trình hội nhập là vì nó không mang theo bên cạnh yếu tố kiểm soát của văn hóa. Nó bắt nguồn từ chỗ người ta nhìn sự hội nhập như là hành động của những kẻ đi ra chợ, biệt lập nó với tất cả các cộng đồng văn hóa. Nếu con người hội nhập với cả tư cách là một cộng đồng văn hóa thì con người tự kiểm soát lẫn nhau, cân bằng lẫn nhau, làm giảm bớt sự khốc liệt của quá trình cạnh tranh quốc tế. Khuyến khích sự hội nhập về văn hóa chính là khuyến khích tính tự kiểm soát của các cộng đồng khi tham gia hội nhập.
Việt Nam chúng tôi có giai đoạn là thuộc địa của Pháp. Một số trí thức Việt Nam đến Pháp để nghiên cứu xem tại sao một quốc gia có những nhà văn hóa lớn như Rousseau, Victor Hugo mà lại có những hành vi thực dân tệ hại như vậy ở Đông Dương. Nhiều nhà nghiên cứu của chúng tôi, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện ra một thực tế là người Pháp khi đến Đông Dương không mang theo sự kiểm soát văn hóa Pháp. Tôi nghĩ hội nhập về văn hóa là một trong những cách thức tốt nhất để hạn chế tính thực dân của quá trình hội nhập và giải quyết khá căn bản tương quan giàu nghèo và phát triển giữa các cộng đồng hội nhập ấy.
Abonde: Những cuốn sách ông viết có gây phản ứng gì không? Những cuốn sách ấy đã được dịch chưa? Tôi rất muốn đọc!
NTB: Hiện tại tôi vẫn chưa dịch, Bây giờ tôi đang cố gắng để cho người Việt đọc đã. Khi nào người Việt đọc mà nó trở thành một thành tựu xã hội thì tôi sẽ đầu tư để dịch. Tôi rất vui mừng khi một số nhà chính trị đã gọi điện cho tôi bình luận một đôi lần về những cuốn sách của tôi. Và rất ngạc nhiên rằng sách của tôi là những cuốn sách chính trị hiếm hoi ở Việt nam bị người ta in lậu để bán, thậm chí có những quyển đã tái bản đến lần thứ tư rồi.
Abonde: Xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện thú vị này!
Nguồn:http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-tran-bat-tra-loi-bao-dai-phan-lan.html
Read More...

Dân chủ cổ điển Athen

Nitisha
Vị trí và bản chất:
Dân chủ cổ điển là dân chủ trực tiếp và Athen là nơi xuất hiện của một nền dân chủ như vậy. Ngoài Athens, còn có các thành bang khác của Hy Lạp nhưng trong tất cả các bang này Athen là nổi bật nhất và mạnh nhất. Nền dân chủ trực tiếp ở Athens phát triển trong khoảng thời gian 800-500 TCN (trước kỉ nguyên Ki tô giáo). Người Athens thực sự tự hào về nên dân chủ trực tiếp trong thành bang của họ.
Read More...

Dân chủ: Định nghĩa và Giải thích

Nitisha
Định nghĩa dân chủ
Dân chủ bắt nguồn trực tiếp từ nền dân chủ Pháp, nhưng nguồn gốc thực sự của nó bắt nguồn từ Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp có hai từ - demo và kratos. Từ trước có nghĩa là người dân trong khi từ sau có nghĩa là cai trị và trong tiếng Anh khi dùng từ dân chủ chúng ta muốn nói đến sự cai trị của nhân dân.
Read More...

Ðạo đức học

Nguyễn Ước
Read More...

Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị

Bùi Văn Nam Sơn
Read More...

Một số tài liệu về môn Khoa học chính trị

Read More...

Một số sách nhập môn Đạo đức học

Read More...

Nền tảng của chính sách tự do (P3/3)

Phạm Nguyên Trường dịch
Read More...

Karl Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

Nguyễn Quang A dịch    
Kornai János
Trình bày tại Đại học Kanagawa, Yokohama, 6-12-2008*
Read More...

Một số bài giảng (note + video) môn Nhập môn Đạo đức học

Read More...

Một số bài giảng (note + video) môn Nhập môn Triết học chính trị

Read More...

Chúng ta có thể học gì từ người Nhật?

Nguyễn Trần Bạt
Có thể nói, Việt Nam là một dân tộc có mối thiện cảm rất tốt đẹp với người Nhật Bản. Không phải chỉ có thế hệ hôm nay mà từ lâu rồi, chúng ta đã phát hiện ra Nhật Bản là tấm gương để chấn hưng đất nước của mình. Cụ Phan Bội Châu và Hoàng thân Cường Để - một trong những thành viên rất quan trọng của Hoàng tộc nhà Nguyễn đã nhận ra tấm gương ấy. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng, đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta buộc phải có những thay đổi căn bản và quyết liệt. Nhìn nhận lại những bài học từ Nhật Bản là một việc giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn để bắt đầu cho sự đổi mới sâu sắc, toàn diện.
Read More...

Niềm tin của tôi về giáo dục

John Dewey
Cao Hùng Lynh trích dịch
Read More...

Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi

Phạm Gia Minh dịch
Francis Fukuyama là thành viên cao cấp Olivier Nomellini, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, đồng thời là tác giả các cuốn sách nổi tiếng “Sự cáo chung của Lịch sử”; “Con người cuối cùng và cội nguồn của các trật tự chính trị”. Trương Duy Vi (, Zhang Weiwei) là giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève (Thụy Sĩ), thành viên cao cấp tại Viện Xuân Thu (Chungqiu) và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phục Đán, Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Làn sóng Trung Quốc: sự trỗi dậy của một nhà nước văn hiến ”. (Chú thích của THD: Trương Duy Vi từng là người thông dịch cho Đặng Tiểu Bình khi Đặng sang Mỹ)
Read More...

Các tác phẩm chính của Trường phái kinh tế Áo

Read More...

Francis Fukuyama: Lý thuyết về Nhà Nước hay Từ chuyên chế đến dân chủ

Nguyễn Trường    
Trong Lời Tựa cuốn "Cội Nguồn Trật Tự Chính Trị" (The Origins of Political Order),  Francis Fukuyama đã viết: "Tác phẩm có hai nguồn gốc. Cảm hứng đầu tiên đã khởi dậy khi giáo sư cố vấn Samuel Huntington, Đại Học Harvard, yêu cầu tôi viết lời tựa tái bản cuốn 'Trật Tự Chính Trị Trong Các Xã Hội Đang Thay Đổi', xuất bản năm 1968. Cảm hứng thứ hai bắt nguồn từ thập kỷ Fukuyama dành  nghiên cứu 'các vấn đề thế giới thực tế của các nhà nước nhược tiểu và thất bại'  dẫn đến tác phẩm 2004 'Xây Dựng Nhà Nước: Quản Trị và Trật Tự Thế Giới trong Thế Kỷ 21'."[1]
CỘI NGUỒN TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ
Read More...

Nhân sinh quan của học giả Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một nhà văn, học giả, dịch giả, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế…
1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại quả đã tiến rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tuỳ theo khả năng mỗi người.
Read More...

Những luận cương liên bang – A.Hamilton, J.Madison, J.Jay (P2/3)

II. BẢN CHẤT VÀ QUYỀN LỰC CỦA CHÍNH PHỦ MỚI
1. Cộng hoà Liên bang
MADISON
Vấn đề đầu tiên tự nó được nêu lên là chính thể có phải là một chính thể cộng hòa hay không? Dĩ nhiên là không có một chính thể nào khác có thể thích hợp được với tinh thần của dân tộc Mỹ, với những nguyên tắc căn bản của cuộc Cách mạng hoặc với chí cương quyết của những người công dân tôn trọng tự do quyết định những hoạt động chính trị của chúng ta đều căn bản trên khả năng tự trị của nhân loại. Như vậy, nếu kế hoạch của Hội nghị Lập hiến mà thiếu sót mất tính chất cộng hòa thì cố nhiên là những người chủ trương kế hoạch đó sẽ không sao biện bạch được cho bản kế hoạch của họ.
Read More...

Lý Quang Diệu viết về Indonesia: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ).
Read More...

Các hình thức nhà nước pháp trị

Trần Thanh Hiệp
Bài viết sau đây bàn về 3 kiểu Nhà nước pháp trị phương Tây: Rule of law (Anh), Due process of law (Mỹ), État de droit (Pháp) và Rechtsstaat (Đức) để bạn đọc tham khảo.
Nhà nước pháp trị ở phương Tây là sản phẩm của một nền văn hóa, phải nói cổ truyền, về nhân bản, chính trị, tự do, pháp luật, có hàng ngàn năm tuổi thọ của văn hóa Hy Lạp La Mã. Nền văn hóa ấy, trải qua các thời đại, đã kết tinh thành một luồng tư tưởng pháp trị phương Tây rất phong phú, thể hiện qua nhiều kiểu Nhà nước pháp trị. Xin nói sơ qua, bằng tóm lược, về ba kiểu Nhà nước pháp trị phương Tây: Rule of law (Anh), Due process of law (Mỹ), État de droit (Pháp) và Rechtsstaat (Đức), theo thứ tự xuất hiện của chúng trong lịch sử.

Read More...

Tại sao người Nhật mê đọc sách?

Nguyễn Xuân Xanh
Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác…
                                                                        - Kaibara Ekken (1630-1714)
Read More...

Giá trị đạo đức của chủ nghĩa tư bản

E. Barry Asmus và Donald B. Billings
Đinh Tuấn Minh dịch
Read More...

Thị trường Tự do, Pháp trị, và Chủ nghĩa Tự do Cổ điển

Richard Ebeling
Nguyễn Trang Nhung dịch
Lịch sử của sự tự do và sự thịnh vượng không thể tách rời khỏi sự thực hành của kinh doanh tự do và pháp trị [tinh thần thượng tôn pháp luật]. Cả hai đều là sản phẩm tinh thần của chủ nghĩa tự do cổ điển. Nhưng, trong thế giới ngày nay người ta rất thiếu sự hiểu biết một cách đúng đắn về kinh doanh tự do, pháp trị, và chủ nghĩa tự do.
Read More...

Samuel Huntington – một trong những nhà khoa học chính trị, học giả có ảnh hưởng nhất trong vòng 50 năm qua

Corydon Ireland
Nguyễn Tố Nguyên dịch
 Samuel Huntington – giáo sư lâu năm của Đại học Harvard, một nhà khoa học về chính trị có tầm ảnh hưởng, và là thầy của nhiều thế hệ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã qua đời ngày 24 tháng 12 năm 2008 tại Martha's Vineyard, hưởng thọ 81 tuổi.
Read More...

Sự bảo vệ của Mill đối với tự do cá nhân

Bối cảnh chính trị và tư tưởng
Tiểu luận Bàn về tự do (1859) của John Stuart Mill, cùng với  tác phẩm Areopagitica của Milton được nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị, George Sabine, miêu tả như là một trong những sự bảo vệ kinh điển nhất đối với sự tự do trong ngôn ngữ Anh. Chắc chắn nó cung cấp một trong những sự trình bày hùng hồn nhất và trứ danh nhất đối với tự do cá nhân trong toàn bộ truyền thống tự do của Phương tây. Do đó, không ngạc nhiên khi từ lúc xuất bản vào năm 1859, tác phẩm của Mill trở thành tài liệu tham khảo không thể thiếu trong cái buổi thảo luận về bản chất và phạm vi của tự do cá nhân trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng chính trị.
Read More...

Chủ nghĩa tự do cổ điển (Classical Liberalism)

Minh Minh dịch
Chủ nghĩa tự do cổ điển là một hệ tư tưởng chính trị, một nhánh của chủ nghĩa tự do, ủng hộ các quyền tự do dân sự và tự do chính trị, nền dân chủ đại diện, sự cai trị theo pháp luật và đặc biệt nhấn mạnh đến sự tự do trong lĩnh vực kinh tế.
Read More...

Hướng đi của đại học

Cao Huy Thuần
Tôi chân thành cảm tạ Đại Học Hoa Sen đã cho tôi vinh dự được góp phần mở đầu năm học với một "bài giảng đầu năm". Điều này nói lên hai ý nghĩa. Một, là uy tín và quan hệ của Đại Học Hoa Sen đang mở rộng ra đón thế giới đại học ở bên ngoài. Hai, là tầm quan trọng của những lễ lược truyền thống trong đại học mà lễ khai giảng là một. Bản thân tôi, khi còn là sinh viên, tôi đặc biệt thích truyền thống mở đầu năm học bằng một bài giảng đầu năm dành cho toàn thề sinh viên, không phân biệt lớp cao lớp thấp. Đến khi đi dạy, tôi lại đặc biệt thích bài nói chuyện cuối năm học, khi cấp phát bằng, trong các đại học Mỹ. Ai học môn dân tộc học đều biết: lễ nghi quan trọng vô cùng trong xã hội, bởi vì đó là cách truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc đến đầu và tim của mỗi thành viên, thắt chặt tình liên đới và thắp lên một hoài bão cộng đồng. Bởi vậy, tôi rất hân hạnh và sung sướng được làm sống lại một truyền thống đẹp đẽ của đại học với bài khai giảng đầu năm này.
Read More...

Một lý thuyết về công bằng

Giới thiệu
John Rawls (1921 – 2002), triết gia người Mỹ, là một trong những triết gia chính trị quan trọng nhất trong mấy trăm năm qua. Ông bảo vệ các ý tưởng dân chủ tự do trong các tác phẩm Một lý thuyết về công bằng [A Theory of Justice] (các trích đoạn được rút ra từ tác phẩm này) và Chủ nghĩa tự do chính trị [Political Liberalsim].
Trong các tác phẩm này Rawls đi tìm kiếm các nguyên tắc công bằng làm cơ sở để quản trị xã hội. Ông cho rằng chúng ta sẽ chấp nhận các nguyên tắc mà tất cả chúng ta đồng ý khi ở dưới các điều kiện giả tưởng nào đó (“vị trí ban đầu”) [the original position]. Tưởng tượng chúng ta là những người tự do và duy lý nhưng không biết vị trí của chúng ta trong xã hội (giàu hay nghèo, da trắng hay da đen, nam hay nữ…). Sự giới hạn về nhận thức này để đảm bảo sự vô tư; tức là, nếu chúng ta không biết chủng tộc của mình, thì chúng ta không thể vận động, lôi kéo người khác ủng hộ cho các nguyên tắc mang lại thuận lợi cho chủng tộc của mình. Các nguyên tắc công bằng là các nguyên tắc mà chúng ta đồng ý dưới những điều kiện này. Rawls cho rằng, trong vị trí ban đầu chúng ta sẽ đồng ý với “nguyên tắc tự do bình đẳng” [equal liberty principle], tức là nguyên tắc đảm bảo các quyền tự do như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận…bình đẳng cho mọi người. Chúng ta cũng sẽ đồng ý với “nguyên tắc khác biệt”[difference principle], tức là nguyên tắc này thúc đẩy sự phân phối bình đẳng sự thịnh vượng, ngoại trừ những sự phân phối bất bình đẳng mà mang lại lợi ích cho mọi người (bao gồm những người có điều kiện ít thuận lợi hơn trong xã hội) và cơ hội rộng mở đối với mọi người trên cơ sở bình đẳng.
Khi bạn đọc các trích đoạn, và hỏi chính bạn liệu vị trí ban đầu có là một khuôn khổ hợp lý để lựa chọn các nguyên tắc công bằng hay không? Hai nguyên tắc công bằng của Rawls có thuyết phục đối với bạn? Liệu chúng có là các nguyên tắc mà chúng ta sẽ lựa chọn dưới các điều kiện như Rawls miêu tả?
Vai trò của công bằng
Công bằng là đức hạnh đầu tiên của các thiết chế xã hội, cũng như chân lý đối với các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết dù vẻ ngoài hay ho và hợp lý đến đâu cũng phải bị bác bỏ hoặc xem xét lại nếu nó không đúng; tương tự như vậy với luật pháp và các thiết chế xã hội dù chúng có được xắp đặt tốt và hữu hiệu đến đâu nhưng vẫn cần phải cải cách hoặc hủy bỏ nếu chúng không công bằng. Mỗi người sở hữu những quyền không thể xâm phạm trên nền tảng công bằng mà ngay cả sự thịnh vượng của toàn bộ xã hội cũng không thể xâm phạm. Vì lý do này mà sự công bằng phủ nhận quan điểm cho rằng sự mất tự do của một số để tạo ra một lợi ích lớn hơn cho một số khác là điều đúng đắn. Vì là đức hạnh đầu tiên của các hoạt động của con người, chân lý và công bằng là không thể thỏa hiệp.
Những lập luận này dường như diễn tả một sự thuyết phục mang tính trực giác về địa vị đứng đầu của công bằng. Không nghi ngờ gì nữa chúng diễn tả quá thuyết phục. Và tôi muốn tìm hiểu xem liệu những lập luận này hay những lập luận tương tự với chúng có căn cứ hay không, và nếu có làm sao để giải thích. Với mục đích này, cần phải phác thảo ra một lý thuyết về công bằng mà dưới ánh sáng của nó những lập luận này có thể được giải thích và xác nhận.
Vị trí ban đầu
Mục đích của tôi là trình bày một khái niệm về công bằng mà nó khái quát hóa và mang tới một mức độ trừu tượng cao hơn so với khái niệm công bằng tìm thấy trong lý thuyết khế ước xã hội quen thuộc của Locke, Rousseau, và Kant. Để làm điều này tôi không nghĩ về khế ước ban đầu như là khế ước để đi vào một xã hội cụ thể hay để thiết lập một dạng chính quyền cụ thể. Thay vào đó, ý tưởng hướng dẫn là: đối tượng của một khế ước ban đầu là các nguyên tắc công bằng cho cấu trúc cơ bản của xã hội. Chúng là các nguyên tắc mà những người tự do và duy lý quan tâm đến việc thúc đẩy hơn nữa lợi ích riêng của họ sẽ chấp nhận ở một vị trí ban đầu bình đẳng [a initial position of equality] khi xác định các điều khoản nền tảng của sự liên kết của họ. Những nguyên tắc này sẽ điều chỉnh tất cả các phương diện khác; chúng xác định các kiểu hợp tác xã hội nào mà chúng ta có thể tham gia và các dạng chính quyền nào mà chúng ta có thể thiết lập. Nguyên tắc công bằng được xây dựng theo cách như vậy tôi gọi là công bằng như sòng phẳng [justice as fairness].
Trong công bằng như sòng phẳng, vị trí ban đầu bình đẳng tương ứng với trạng thái tự nhiên trong lý thuyết khế ước xã hội truyền thống. Dĩ nhiên, vị trí ban đầu này không được xem như là một hoàn cảnh lịch sử thực tế, mà ít nhiều như là một hoàn cảnh sơ khởi về văn hóa. Nó được hiểu đơn thuần như một hoàn cảnh giả thiết được sử dụng để đi đến một khái niệm nào đó về công bằng. Một trong số những đặc trương cơ bản của hoàn cảnh này là không ai biết về vị trí của anh ta trong xã hội, cũng như vận may liên quan đến sự phân bố các tài sản, năng lực tự nhiên, trí tuệ, sức khỏe …Nguyên tắc công bằng sẽ được lựa chọn đằng sau một bức màn vô minh [a vein of ignorance]. Điều này đảm bảo không ai thấy được các thuận lợi hay bất lợi bắt nguồn từ của sự may rủi tự nhiên hay của hoàn cảnh xã hội khi lựa chọn các nguyên tắc. Vì tất cả ở vào một hoàn cảnh tương tự nhau, và không ai có thể thiết kế các nguyên tắc mang lại thuận lợi cho hoàn cảnh cụ thể của anh ta, nên các nguyên tắc công bằng là kết quả của một sự thỏa thuận sòng phẳng. Điều này giải thích đặc điểm của tên gọi “công bằng như là sòng phẳng”: nó truyền đạt ý tưởng là: các nguyên tắc công bằng được đồng ý ở một ví trí ban đầu vốn là sòng phẳng.
Như tôi đã nói, công bằng như là sòng phẳng bắt đầu với một lựa chọn chung nhất trong tất cả các lựa chọn mà mọi người có thể lựa chọn cùng nhau, tức là, bắt đầu với lựa chọn các nguyên tắc đầu tiên của khái niệm công bằng, khái niệm quy định tất các phê phán và cải cách sau đó đối với các thiết chế xã hội. Sau khi đã lựa chọn được khái niệm công bằng, chúng ta có thể tin rằng mọi người sẽ đi đến lựa chọn một thể chế và một cơ quan lập pháp để ban hành luật, và tất cả phải phù hợp với các nguyên tắc công bằng đã được đồng ý ban đầu. Tình trạng của xã hội của chúng ta là công bằng nếu tiếp theo sau các thỏa thuận giả thiết này chúng ta đồng ý đi vào trong hệ thống các quy tắc cai trị chung vốn định hình trạng thái đó. Ngoài ra, với việc thừa nhận rằng vị trí ban đầu quyết định một tập hợp các nguyên tắc, thì hoàn toàn đúng đắn là bất cứ khi nào các thiết chế xã hội thỏa mãn những nguyên tắc này, những người liên quan đến chúng có thể nói với nhau rằng họ đang hợp tác trên các phương diện mà họ đồng ý, và nếu họ là những người tự do và bình đẳng, thì các quan hệ của họ với nhau là sòng phẳng. Với một nhận thức chung như vậy sẽ cung cấp cơ sở cho một sự chấp nhận ở phạm vi cộng đồng đối với các nguyên tắc công bằng tương ứng. Dĩ nhiên, không xã hội nào có thể là một hệ thống hợp tác mà con người đi vào tự nguyên theo nghĩa đen; mà mỗi người thấy mình sinh ra trong một hoàn cảnh cụ thể trong một xã hội cụ thể, và vị trí này sẽ ảnh hưởng về mặt vật chất tới các triển vọng cuộc sống của anh ta. Tuy nhiên một xã hội thỏa mãn các nguyên tắc công bằng như là sòng phẳng đến gần hơn với một xã hội như là một hệ thống tự nguyện, vì nó đáp ứng các nguyên tắc mà những người tự do và bình đẳng tán thành dưới các các điều kiện được coi là sòng phẳng. Theo nghĩa này các thành viên của nó là các thành viên tự trị và các nghĩa vụ mà họ thừa nhận là do họ tự áp đặt lên mình.
Một khi các nguyên tắc công bằng được nghĩ về như bắt nguồn từ vị trí ban đầu trong một trạng thái bình đẳng, thì câu hỏi đặt ra là liệu nguyên tắc công lợi có được chấp nhận hay không. Ngay tức thì, ta thấy câu trả lời là không, vì những người mà nhìn nhận chính họ như là những người bình đẳng, và được trao quyền để áp đặt các yêu sách lên người khác, sẽ không thể đồng ý với một nguyên tắc mà yêu cầu một cuộc sống ít triển vọng hơn cho một số chỉ vì mục tiêu mang lại lợi ích tổng thể lớn hơn cho số khác. Vì mọi người đều mong muốn bảo vệ lợi ích của chính mình, không ai có lý do để bằng lòng với một sự thiệt hại mãi mãi cho mình để mang lại sự thỏa mãn lớn hơn cho người khác. Vì không tồn tại sự rộng lượng vô biên và mãi mãi, một người duy lý sẽ không chấp nhận một cấu trúc cơ bản chỉ quan tâm đến việc tối đa tổng số những lợi ích mà không đếm xỉa gì đến ảnh hưởng lâu dài của nó lên các quyền và lợi ích cơ bản của anh ta. Do vậy, rõ ràng nguyên tắc công lợi không thích hợp với ý tưởng về một sự hợp tác xã hội giữa những người bình đẳng vì lợi ích lẫn nhau.
Thay vào đó, tôi khẳng định rằng mọi người trong vị trí ban đầu sẽ lựa chọn hai nguyên tắc khác: nguyên tắc thứ nhất yêu cầu sự bình đẳng khi gán các quyền và bổn phận cơ bản, trong khi nguyên tắc thứ hai cho rằng các bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, như bất bình đẳng về sự giàu có và quyền lực, là chỉ công bằng khi chúng mang lại lợi ích cho mọi người, đặc biệt là đối với các thành viên có hoàn cảnh ít thuận lợi hơn trong xã hội.
Hai nguyên tắc công bằng
Bây giờ tôi sẽ trình bày hình thức tạm thời của hai nguyên tắc công bằng mà tôi tin sẽ được đồng ý ở vị trí ban đầu. Khi chúng ta tiếp tục, tôi sẽ xem xét một vài kiểu diễn đạt khác và từ đó, sự trình bày cuối cùng sẽ dần dần được mang lại.
Sự diễn đạt đầu tiên về hai nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: mỗi người có quyền bình đẳng đối với một sơ đồ toàn diện nhất các quyền tự do cơ bản tương đương không mâu thuẫn với một sơ đồ các quyền tự do tương tự của người khác.
Nguyên tắc thứ hai: sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội được xếp đặt sao cho chúng (a) được mong đợi (một cách có cơ sở) mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, và (b) quy định các vị trí và chức vụ luôn mở rộng đối với tất cả mọi người.
Dạng diễn đạt cuối cùng về hai nguyên tắc công bằng được đưa ra trong mục 46.1.
Các nguyên tắc này chủ yếu áp dụng cho cấu trúc cơ bản của xã hội để kiểm soát việc phân bổ các quyền và bổn phận, và điều chỉnh sự phân bố các lợi ích về kinh tế và xã hội. Từ các mục đích của một lý thuyết công bằng, sự diễn đạt của chúng tiền giả định là cấu trúc xã hội có thể được xem như có hai phần riêng biệt, trong đó nguyên tắc thứ nhất áp dụng cho phần này, và nguyên tắc thứ hai áp dụng cho phần kia. Tức là, chúng ta phân biệt giữa các khía cạnh của một hệ thống xã hội vốn định nghĩa và đảm bảo các quyền tự do bình đẳng cơ bản với các khía cạnh khác vốn xác định và thiết lập những sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội.
Các quyền tự do cơ bản được rút ra từ một danh sách các quyền tự do. Và quan trọng nhất trong số những quyền tự do này là các quyền tự do chính trị (quyền bầu cử và giữ các chức vụ công); tự do ngôn luận và lập hội; tự do ý thức và tự do tư tưởng; tự do khỏi sự đè nén về mặt tâm lý, cũng như sự bạo hành thể xác; quyền nắm giữ tài sản cá nhân và tự do khỏi mọi sự bắt giữ tùy tiện. Những quyền tự do này là bình đẳng theo nguyên tắc thứ nhất.
Nguyên tắc thứ hai áp dụng để phân phối thu nhập và tài sản, và để thiết kế các tổ chức với thẩm quyền và trách nhiệm khác nhau. Trong khi sự phân bố tài sản và thu nhập không cần bình đẳng, thì phải đảm bảo sự bình đẳng đối với sự phân bố các thuận lợi xã hội cho mọi người, và đồng thời, mọi người phải tiếp cận được các vị trí có quyền lực và trách nhiệm. Chúng ta áp dụng nguyên tắc thứ hai bằng cách để cho các vị trí đều rộng mở, và sau đó từ điều kiện này, phân bổ sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội sao cho mọi người có lợi.
Các nguyên tắc này được xắp xếp trong một trật tự với nguyên tắc thứ nhất ưu tiên so với nguyên tắc thứ hai. Trật tự này có nghĩa là bất cứ sự vi phạm đối với các quyền tự do cơ bản được bảo vệ bởi nguyên tắc thứ nhất là không thể biện minh, hoặc bồi thường cho, dù với một sự thuận lợi, hay lợi ích lớn hơn về kinh tế và xã hội. Những quyền tự do này là tối cao, và chúng chỉ bị giới hạn và thỏa hiệp khi chúng xung đột với các quyền tự do cơ bản khác. Vì chúng có thể bị giới hạn khi chúng xung đột với nhau, không quyền tự do nào trong các quyền tự do này là tuyệt đối; dù chúng được xắp đặt để hình thành một hệ thống, hệ thống này là làm mất đi tính bình đẳng giữa chúng.
Hai nguyên tắc này khá cụ thể về nội dung, và sự chấp nhận chúng dựa trên một số giả định nào đó mà cuối cùng tôi phải cố gắng giải thích và biện minh. Còn bây giờ, chỉ cần biết rằng các nguyên tắc này là các trường hợp đặc biệt của một khái niệm tổng quát hơn về công bằng được phát biểu như sau:
Tất cả mọi giá trị xã hội – sự tự do và cơ hội, thu nhập và tài sản, và các cơ sở xã hội của lòng tự trọng – phải được phân phối bình đẳng trừ khi một sự phân phối không bình đẳng của những giá trị như vậy mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Do đó, bất công đơn giản là sự bất bình đẳng không mang lại lợi ích cho tất cả.
Câu hỏi nghiên cứu
1 Rawls muốn nói điều gì khi ông viết “Công bằng là đức hạnh đầu tiên của thiết chế xã hội”. Giải thích vai trò không thể thỏa hiệp của công bằng.
2 Giải thích vị trí ban đầu và vai trò của nó trong lý thuyết công bằng của Rawls. Màn vô minh là gì và mục đích của nó là gì?
3 Rawls có tin rằng xã hội đã được bắt đầu bằng một khế ước giữa các cá nhân? Nếu không, thì mục đích của ý tưởng khế ước xã hội là gì?
4 Rawls có nghĩ rằng khi mọi người ở vị trí ban đầu họ sẽ lựa chọn nguyên tắc công lợi? Tại sao có hoặc tại sao không?
5 Hai nguyên tắc công bằng của Rawls là gì? Cho ví dụ về cách áp dụng của mỗi nguyên tắc.
6 Nguyên tắc khác biệt của Rawls bị phê phán bởi cả những người theo chủ nghĩa Marx lẫn những người theo chủ nghĩa tư bản. Bạn hãy cho biết sự chỉ trích mà họ có thể đưa ra là gì?  
Nguồn: “Ethics Contemporary Readings”; Routledge Contemporary Readings in Philosophy; tr 229-234.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org