Trần Thanh Hiệp
Bài viết sau đây bàn về 3 kiểu Nhà nước pháp trị
phương Tây: Rule of law (Anh), Due process of law (Mỹ), État de droit (Pháp) và
Rechtsstaat (Đức) để bạn đọc tham khảo.
Nhà
nước pháp trị ở phương Tây là sản phẩm của một nền văn hóa, phải nói cổ truyền,
về nhân bản, chính trị, tự do, pháp luật, có hàng ngàn năm tuổi thọ của văn hóa
Hy Lạp La Mã. Nền văn hóa ấy, trải qua các thời đại, đã kết tinh thành một luồng
tư tưởng pháp trị phương Tây rất phong phú, thể hiện qua nhiều kiểu Nhà nước
pháp trị. Xin nói sơ qua, bằng tóm lược, về ba kiểu Nhà nước pháp trị phương
Tây: Rule of law (Anh), Due process of law (Mỹ), État de droit (Pháp) và
Rechtsstaat (Đức), theo thứ tự xuất hiện của chúng trong lịch sử.
1.
Nhà nước pháp trị kiểu Anh : Rule of law
Tư
tuởng pháp trị đã manh nha rất sớm tại nước Anh và có một quá trình phát triển rất
dài qua các thời đại. Khởi đầu là nhu cầu chống những đặc quyền của nhà vua. Một
số thời điểm ngày nay đã được ghi khắc như những dấu mốc lịch sử của quá trình
phát triển ấy. Đó là năm 1215 với Đại Hiến chương Magna Carta 15 6 1215, (văn
kiện được coi như đã mở đường cho các quyền tự do của con người ở Anh và ngày
nay được cả thế giới lý tưởng hóa thành một biểu tượng lịch sử về tranh đấu
nhân quyền. Đọc thêm Guy Lagelée và Gilles Manceron, La conquête mondiale des
droits de l'homme, le cherche midi éditeur / Éditions UNESCO, Paris, 1998), năm
1628 với Petition of Rights (Thỉnh nguyện thư quyền lợi), năm 1679 với Habeas
Corpus Act (Luật Bảo thân), năm 1689 với Bill of Rights (Tuyên ngôn nhân quyền),
năm 1832 với Reform Act (Luật về Cải cách), các năm 1911, 1949 với Parliament
Act (Luật về Nghị Viện) v.v...Đặc tính chung của các bản văn kiện này là từng
bước gíới hạn quyền của nhà vua để trao dần dần rồi gần như tất cả quyền cho
Nghị viện. Ngoài ra còn nhiều tục lệ ngăn ngừa không để cho nhà vua can thiệp vào
sinh hoạt chính trị chung. Theo nhận định của giới chuyên nghiên cứu về Anh quốc
thì mặc dù cuộc chống đối đặc quyền của nhà vua kéo dài thế kỷ này qua thế kỷ
khác nhưng đời sống chính trị tại nước Anh tương đối ổn định và trong khoảng từ
thế kỷ 14 cho đến thế kỷ 17, chế độ pháp trị tại Anh Quốc có thể coi như đã định
hình và cung cấp cho thế giới một kiểu Nhà nước pháp trị ‘'Rule of law'' (thượng
tôn pháp luật) trong đó vua, chính phủ cũng như dân đều phải tôn trọng pháp luật
như một giá trị có hiệu lực cao nhất. Tinh thần trọng pháp này, thật ra, không
phải chỉ ở nước Anh mới có. Nhưng nước Anh đã dành cho tinh thần ấy một địa vị
đặc biệt khiến cho nền văn hóa chính trị ở nước Anh mang nét đặc thù có tính
khuôn mẫu cho cả nhân loại.
Có ba yếu tố cấu thành nét đặc thù ấy:
Có ba yếu tố cấu thành nét đặc thù ấy:
Yếu
tố thứ nhất là chủ thuyết ‘'Tự do dưới Pháp luật''.
Người có nhiều ảnh hưởng trong chủ thuyết này là John Locke, sinh năm 1632, tác
giả của một tác phẩm chính trị nổi tiếng, gồm hai thiên Khảo luận về Chính quyền
(Two treatises of Government). Theo Locke, muốn hiểu rõ được thế nào là tự do,
thế nào là pháp luật thì nên trở về nguồn gốc của chúng là giai đoạn loài người
tuy đã sống thành xã hội, nhưng vẫn còn ở trong trạng thái tự nhiên. Mọi luật lệ
đều xuất phát từ hoàn cảnh này, trong đó con người, nhờ lý trí, tự mình hiểu rõ
không cần phải có ai ép buộc, những gì mình có quyền và những gì mình không có
quyền làm. Từ cơ sở đó, Locke luận ra rằng tự do không phải là muốn làm gì cũng
được mà là ở vào một tình thế không bị tha nhân áp bức. Tự do không phải là một
‘'quyền'' mà là một ‘'quan hệ xã hội''. Thứ tự do này là thứ tự do tự nhiên của
con người. Còn về pháp luật, quan điểm của Locke khá độc đáo. Theo Locke, pháp
luật không phải là ‘'mệnh lệnh'' mà là ‘'kiến thức''. Pháp luật có khả năng nhận
thức nên nó hướng dẫn con người biết sử sự ra sao đối với đồng loại. Quan niệm
nhận thức của Locke về pháp luật trái ngược với xu hướng đương thời, coi pháp
luật là sức mạnh có khả năng bắt con người vì sợ hãi phải tuân theo. Pháp luật,
bởi là nhận thức, nên nó giúp cải thiện quan hệ giữa người với người, tránh cho
những quan hệ này không hoàn toàn bị bạo lực chi phối nhờ có sự điều hợp của lý
trí. Như vậy, từ nguồn gốc, tự do và pháp luật đã liên hệ qua lại mật thiết với
nhau, dường như theo một quy luật tự nhiên ‘'Ở đâu có pháp luật, ở đó có tự
do''. Nói cách khác, tự do cần có pháp luật để triển khai và pháp luật, tự bản
chất của nó, không đàn áp, bóp nghẹt tự do. Sự tin tưởng vững chắc và lâu đời
vào mối tương quan giữa pháp luật và tự do này đã đưa tới nền pháp trị ‘'Rule
of law'' tự do dưới pháp luật mà chỉ ở nước Anh mới thấy có. Vì pháp luật ở nước
Anh có phẩm chất cao, người Anh, kể cả nhà vua, biết thực sự tôn trọng tự do của
con ngừời.
Yếu
tố thứ hai là những định chế mềm dẻo, kết hợp
tục lệ với quy tắc thành văn, có nghị viện với quyền lực cao nhất nhưng cũng có
vua chỉ trị vì mà không cầm quyền , không có tam quyền phân lập bằng một Hiến
pháp cứng rắn nhưng cũng không vì vậy mà có tập quyền tập trung, đối lập được
công nhận là hợp pháp và được hưởng những đặc quyền vì tư cách đối lập một hình
thức phân quyền thực tế giữa thiểu số với đa số trong nghị viện , sinh hoạt
chính trị cả nước được điều lý bằng quy tắc thành văn cũng như quy ước hiến định
bất thành văn, mà mọi bên hữu quan đều tôn trọng với tinh thần tự giác pháp luật
là một nhận thức.
Yếu
tố thứ ba là một ngành tư pháp hoàn toàn độc
lập, nhờ sự xét xử, cũng rất độc lập, của các thẩm phán không xử theo chỉ thị,
chỉ theo pháp luật không bao giờ là công cụ trấn áp mà là những nhận thức của
con người tự giác, tự ý thức được quyền hạn của mình để không tự đặt mình ra
ngoài vòng pháp luật, xâm phạm vào quyền của người khác. Một đặc điểm khác nữa
là trước pháp luật, nhà vua hay dân thường, kẻ thống trị cũng như người bị trị,
đều ngang nhau. Tòa án không bao giờ vi phạm sự bình đẳng đó, bất kỳ dưới hình
thức nào. Pháp luật cho phép tòa án ‘'thường'', có thẩm quyền xử những vụ
‘'Tranh tụng với Triều đình'' (Crown proceedings). Từ giữa thế kỷ 19, những vụ
kiện này diễn ra dưới những hình thức ‘'thỉnh nguyện'' để ‘'xin'' được công nhận
quyền lợi. Nhưng từ năm 1974, nhờ có Crown proceedings Act (Luật về Tranh tụng
với Triều Đình) được ban hành, hình thức thỉnh nguyện đã được thay thế bằng thủ
tục tranh tụng thông thường. Thật ra quyền tranh tụng này là một hình thức đã
được thuần thục hóa, rồi hợp lý hóa, của quyền nổi loạn là quyền của dân được
chống lại, nếu cần, bằng vũ lực, những người cai trị một khi họ áp bức dân. Tức
là quyền trở lại trạng thái tự nhiên, để làm cách mạng mà tự vệ, thay đổi cuộc
sống, như đã nổ ra cuối thế kỷ 18, ở Mỹ và ở Pháp. Tuy nhiên, không muốn thay đổi
như cảnh giết vua Charles I năm 1649, Locke đã cổ vũ chủ trương thuần thục hoá
quyền nổi loạn, không để nó nhất thiết phải đi vào con đường đổ máu. Cái được gọi
là Cuộc Cách mạng Vinh quang 1688 (Glorious revolution) [không đổ máu] ở Anh, với
sự thoái vị tự ý của vua Jacques II để nhường ngôi cho con rể, Guillaume III,
người đã chịu chấp nhận nền quân chủ lập hiến, là một tiền lệ về quyền nổi loạn
thuần thục hóa. Cách nhìn vấn đề như thế đã thúc đẩy tư tuởng pháp trị Rule of
law của Anh ngày thêm phong phú, vượt qua được các thách đố của lịch sử (23).
Bài học đầy tính thời sự của tư tưởng này là chế độ chính trị nào cũng chấp nhận
được, nếu nó thực hành Rule of law trên cơ sở ‘'Tự do dưới pháp luật''. Hai
nguyên tắc đã biểu thị rõ thêm Tự do ấy là: ‘'Không có tội, không có hình phạt,
nếu không có luật'' (Nullum crimen, nulla poena sine lege) và ‘'Ở đâu không có
luật, ở đó không có sự phạm tội'' (Ubi non est lex ibi non est transgressio).
2.
Nhà nước pháp trị kiểu Mỹ: Due process of law
Due
process of law là một cụm từ trích trong hai câu, một ở tu chính án thứ 5 và một,
ở tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ để đặt ra một nguyên tắc xét xử cho các
tòa án Mỹ. Hai câu đó đều nói rằng : ‘'Không ai có thể bị tước đoạt sự sống, tự
do hay quyền sở hữu nếu thủ tục triển khai của pháp luật đã không được tôn trọng''
(24). Nguyên tắc dự liệu nơi tu chính án thứ 5 chỉ đối dụng với những hành vi của
chính phủ liên bang, còn nguyên tắc ghi trong tu chính án thứ 14 thì nhắm đối
tượng là những hành vi của các chính quyền tiểu bang. Due process of law là một
nguyên tắc để dựa vào đó tòa án Mỹ kiểm sát xem trong việc chính quyền liên
bang cũng như chính quyền tiểu bang áp dụng và làm luật, trên địa hạt quyền cơ
bản của con người, có tôn trọng sự công bằng (fairness) hay không. Thật ra due
process of law không phải là một nguyên tắc pháp lý chi phối toàn bộ sinh hoạt
chính trị nước Mỹ. Nhưng vì nó có thể coi như một đặc trưng của tư tưởng pháp
trị của Mỹ nên người ta mượn nó để gọi tên Nhà nước pháp trị ở Mỹ. Xét cho
cùng, Due process of law của Mỹ cũng là Rule of law của Anh nhưng đã được bổ
sung khi đưa vào áp dụng trong môi trường Mỹ. Due process of law dã đẩy xa thêm
biên giới của Rule of law khi tòa án Mỹ đi vào nội dung của luật để kiểm sát hiến
tính của nó, điều mà tòa án ở Anh không làm vì không muốn can thiệp vào quyền
làm luật của nghị viện. Vì vậy mà Due process of law đã có hai thủ tục để kiểm
sát hiến tính về mặt hình thức (procedural due process of law) và về mặt nội
dung (substantial process of law).
Nhu
cầu của người Mỹ bổ sung tư tưởng pháp trị của Anh không phải chỉ giới hạn
trong phạm vi tòa án. Nó rất sâu và rộng, tới mức xây dựng được cho người Mỹ cả
một nền văn hóa pháp lý có bản sắc đặc thù so với chính quốc. Dưới con mắt quan
sát tinh tế của nhà ngoại giao pháp Alexis de Tocqueville, người đã viết ra tác
phẩm nổi tiếng ‘'De la démocratie en Amérique'' (Về dân chủ ở nước Mỹ), thì những
hạt giống dân chủ mọc cằn cỗi trên đất già nua châu Âu đã nẩy mầm tốt tươi trên
đất mới đầy màu mỡ châu Mỹ.
Làm
cột trụ cho việc xây dựng và bồi đắp nền dân chủ mới này chính là chủ trương
pháp trị Rule of law của nước Anh với ba bổ sung lớn, do đóng góp của những di
dân kéo nhau sang lập nghiệp tại châu Mỹ.
Trước
hết là sáng kiến điều chỉnh lại ý niệm đại diện trong chính trị. Tình trạng những
người ở các thuộc địa xa xôi ở châu Mỹ không có đại diện thật sự trong Nghị viện
ở Luân Đôn mà vẫn được kể như có đại diện và phải đóng thuế đã đưa những di dân
này tới chỗ bác bỏ lối ‘'đại diện ảo'',‘'người đại diện ảo'' và lên án tính
cách độc đoán, chuyên chế của biện pháp chính trị không đếm xỉa gì tới người
dân như vậy. Thực tế bất công này đã đẻ ra nhu cầu phải đặt lại vấn đề đại diện
rồi từ đó yêu sách rằng đại biểu ở quốc hội phải là người do dân ở các thuộc địa
tuyển chọn và phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước dân, nếu không, theo quan
điểm của Locke, những người dân này không bị ràng buộc bởi những quyết định của
những đại diện ‘'ảo''. Và vì vậy nguyên tắc đại diện ‘'thật'' này đã được ghi
vào những văn bản pháp lý của các tiểu bang như những quy tắc thành văn.
Mặt
khác, trong cuộc tranh chấp với chính quốc, những dân ở thuộc địa bỗng khám phá
ra rằng họ không có những văn bản trên đó đã được ghi chép minh bạch những
nguyên tắc khả dĩ có thể dùng làm cơ sở cho các yêu sách họ đưa ra cho chính quốc.
Vì thế, họ có nhu cầu bức thiết cần phải có một bản Hiến pháp thành văn, trong
đó đã được minh định những nguyên tắc lập quốc và trị quốc. Hiến pháp này không
thể do nghị viện thảo ra vì nghị viện chỉ là cơ quan để làm các luật thường, những
luật phải chịu sự chi phối của Hiến pháp. Nếu cứ để cho nghị viện muốn làm luật
ra sao cũng được thì sẽ có thể xảy ra tệ nạn nghị viện tự quyền để lạm quyền.
Cho nên phải đặt ra một số nguyên tắc cao hơn luật thường, và bất khả xâm phạm
để có tiêu chuẩn phán đoán mỗi khi tranh chấp xẩy ra. Những nguyên tắc này sẽ
dược đăng ký ở hai nơi. Một nơi là loại tuyên ngôn long trọng, có mục đích xác
định rằng những điều ghi trong đó không do nhà vua hay nghị viên lập ra và ban
bố. Nó phải được coi như một thứ luật tự nhiên, và nó sẽ có giá trị của một quy
phạm lý tưởng thường trực, ở trên các luật thường. Một nơi khác nữa là một bản
Hiến pháp thành văn, được soạn thảo theo một thủ tục đặc biệt và được thông qua
cũng bằng một hội nghị đặc biệt. Một bản Hiến pháp cứng rắn với tam quyền phân
lập rõ rệt về mặt nguyên tắc nhưng trong thực tế kìm giữ lẫn nhau, làm đối trọng
cho nhau. Người ta hiểu vì sao khi lập quốc, nước Mỹ đã có sẵn những Tuyên ngôn
về nhân quyền, về độc lập v.v...để làm cơ sở cho một bản Hiến pháp ngày nay đã
trên hai trăm tuổi đời.
Sau hết là khái niệm kiểm sát hiến tính bằng đường lối tài phán. Chẳng mấy chốc sau thời kỳ lập quốc này, người ta bỗng nhận thấy rằng chỉ ra Tuyên ngôn nhân quyền, ban hành Hiến pháp thành văn không thôi vẫn chưa đủ. Quốc hội của các tiểu bang thường hay có xu hướng lạm dụng trong việc hành sử những quyền hiến định. Có tới hơn nửa tổng số các tiểu bang đã dùng thủ tục làm luật thường để thay đổi bản chất của hiến pháp và không có một cơ chế hiến định nào có khả năng ngăn ngừa hiện tượng này. Vậy phải trù liệu cơ chế đó để bảo vệ cho rộng khắp các nhân quyền. Và do đó khái niệm kiểm sát hiến tính bằng đường lối tài phán được đưa ra thực hành. Alexander Hamilton, một trong những bậc ‘'quốc phụ'' (founding fathers) của Mỹ đã đề ra nguyên tắc: ‘'Mỗi khi có tranh chấp giữa hiến pháp và luật thì bổn phận của tòa án là phải theo hiến pháp chứ không theo luật''. Một vị quốc phụ khác, James Madison, còn đi xa hơn nữa: ‘'Các tòa án phải tự coi như mình có thiên hướng bảo vệ nhân quyền; tòa án là thành lũy kiên cố để ngăn chặn không cho lập pháp hay hành pháp lấn quyền''.
Sau hết là khái niệm kiểm sát hiến tính bằng đường lối tài phán. Chẳng mấy chốc sau thời kỳ lập quốc này, người ta bỗng nhận thấy rằng chỉ ra Tuyên ngôn nhân quyền, ban hành Hiến pháp thành văn không thôi vẫn chưa đủ. Quốc hội của các tiểu bang thường hay có xu hướng lạm dụng trong việc hành sử những quyền hiến định. Có tới hơn nửa tổng số các tiểu bang đã dùng thủ tục làm luật thường để thay đổi bản chất của hiến pháp và không có một cơ chế hiến định nào có khả năng ngăn ngừa hiện tượng này. Vậy phải trù liệu cơ chế đó để bảo vệ cho rộng khắp các nhân quyền. Và do đó khái niệm kiểm sát hiến tính bằng đường lối tài phán được đưa ra thực hành. Alexander Hamilton, một trong những bậc ‘'quốc phụ'' (founding fathers) của Mỹ đã đề ra nguyên tắc: ‘'Mỗi khi có tranh chấp giữa hiến pháp và luật thì bổn phận của tòa án là phải theo hiến pháp chứ không theo luật''. Một vị quốc phụ khác, James Madison, còn đi xa hơn nữa: ‘'Các tòa án phải tự coi như mình có thiên hướng bảo vệ nhân quyền; tòa án là thành lũy kiên cố để ngăn chặn không cho lập pháp hay hành pháp lấn quyền''.
Cần
nhấn mạnh rằng khi nói có một kiểu Nhà nước pháp trị Mỹ là ngụ ý nói sinh hoạt
chính trị của nước này dựa trên nền tảng tinh thần pháp trị ‘'thượng tôn pháp
luật, Due process of law'' (tức là Rule of law bổ sung). Ở Mỹ, Nhà nước chỉ giữ
một vai trò thứ yếu, sinh hoạt chính trị của người dân Mỹ, nói chung, không
mang tính chất vĩ mô Nhà nước mà mang tính chất vi mô (micro politique) của cá
nhân hay cơ cấu trong xã hội dân sự (25). Vậy ta nên hiểu cụm từ Nhà nước pháp
trị kiểu Mỹ theo nghĩa một sự biểu hiện nhiều mặt, sống động, liên tục, của tư
tưởng pháp trị chứ không phải của Nhà nước pháp trị, Due process of law.
3.
Nhà nước pháp trị kiểu Pháp và Đức : État de droit, Rechtsstaat.
Bàn về Nhà nước pháp trị ở Pháp (État de droit) hay ở Đức (Rechtsstraat) là tiếp xúc với một mạch tư tưởng pháp trị ở châu Âu có nhiều khác biệt với chủ trương Rule of law ở Anh. Châu Âu vốn có tiếng là cái nôi của nền văn hóa pháp trị lục địa mà Pháp và Đức là hai vùng cùng chung một mức độ phát triển. Từ thế kỷ 19, cả hai nước Pháp và Đức đều đã là những Nhà nước pháp định (État légal) cai trị với tinh thần trọng pháp, tuy chưa hẳn là một Nhà nước pháp trị. Năm 1920, giáo sư luật học người Pháp, Carré de Malberg, lần đầu tiên du nhập vào trường đại học Pháp khái niệm Rechsstaat của Đức đã được đề xuất tại nước này từ cuối thế kỷ 19. Nhưng sáng kiến của Carré de Malberg không được giới luật học ở Pháp hưởng ứng. Nhà nước ở Pháp vẫn không chịu vượt qua lằn ranh pháp định vì xu hướng pháp luật tập trung (légicentrisme) vẫn chiếm ưu thế trong xã hội Pháp. Phải đợi tới năm 1971, với sự đột xuất của Hội đồng Bảo hiến (Conseil Constitutionnel) trong vai trò kiểm sát tích cực hiến tính, thì mới có thể nói rằng Nhà nước Pháp trị chính danh đã thực tế hiện hữu ở Pháp. Tại Đức, sự chào đời của Nhà nước pháp trị xảy ra sớm hơn, 4 năm sau khi cuộc thế chiến lần thứ hai chấm dứt. Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức 1949, ở điều 28 có nói rằng nước Đức là một Nhà nước pháp trị, theo như được định nghĩa trong Hiến pháp này mà Nhà nước, hơn ai hết, phải tuân phục hiệu lực. Như vậy là Nhà nước pháp định, ở Pháp cũng như ở Đức, đã được nâng cấp lên thành Nhà nước pháp trị nhờ có hai thay đổi cơ bản, đó là Hiến pháp được đưa lên hàng đầu của thứ bậc quy phạm và việc kiểm sát hiến tính của luật đã theo đường lối tài phán ở Đức và bán tài phán ở Pháp (nhưng về mặt thực hiệu [effectivité] thì cùng không còn tình trạng pháp luật tập trung như trước nữa). Dĩ nhiên, hai Nhà nước pháp trị ở Đức và ở Pháp không hoàn toàn giống nhau về mọi mặt, nhưng trên đại thể, thì Nhà nước hiện nay ở đó là một Nhà nước hạn chế về quyền lực, và công cụ để hạn chế là Hiến pháp; cứu cánh của việc hạn chế là sự tôn trọng có bảo đảm, một cách thực hiệu, nhân quyền và công dân quyền. Nói tóm lại, con người dưới hai chế độ dân chủ ở Pháp và ở Đức được sống trong tình trạng an toàn pháp lý. Chế độ chính trị ở hai nước này, tới giai đoạn Nhà nước pháp trị 1949 và 1971, có thể coi như đã được hợp lý hóa (rationalisé) tới cao độ, nhờ một cơ chế chính trị pháp luật không do tự nhiên hoặc do quan hệ sản xuất kinh tế mà có, mà là một hành vi ý chí (volonté) kết hợp với lý trí (raison) của hai xã hội có văn hóa, văn minh. Tất cả những cố gắng về mặt pháp luật để đi tới tiến bộ Nhà nước pháp trị ở Đức, ở Pháp điều có nơi gọi là tăng cường pháp chế không phải chỉ là những lao động chuyên môn pháp điển hóa các quy phạm pháp lý, mà là hành vi hợp lý hóa bộ máy Nhà nước để cơ chế của nó vận hành theo chiều hướng của hiến trị (constitutionnalisme), phòng chống không để cho Nhà nước sang đoạt dân chủ biến nó thành chuyên chế.
Bàn về Nhà nước pháp trị ở Pháp (État de droit) hay ở Đức (Rechtsstraat) là tiếp xúc với một mạch tư tưởng pháp trị ở châu Âu có nhiều khác biệt với chủ trương Rule of law ở Anh. Châu Âu vốn có tiếng là cái nôi của nền văn hóa pháp trị lục địa mà Pháp và Đức là hai vùng cùng chung một mức độ phát triển. Từ thế kỷ 19, cả hai nước Pháp và Đức đều đã là những Nhà nước pháp định (État légal) cai trị với tinh thần trọng pháp, tuy chưa hẳn là một Nhà nước pháp trị. Năm 1920, giáo sư luật học người Pháp, Carré de Malberg, lần đầu tiên du nhập vào trường đại học Pháp khái niệm Rechsstaat của Đức đã được đề xuất tại nước này từ cuối thế kỷ 19. Nhưng sáng kiến của Carré de Malberg không được giới luật học ở Pháp hưởng ứng. Nhà nước ở Pháp vẫn không chịu vượt qua lằn ranh pháp định vì xu hướng pháp luật tập trung (légicentrisme) vẫn chiếm ưu thế trong xã hội Pháp. Phải đợi tới năm 1971, với sự đột xuất của Hội đồng Bảo hiến (Conseil Constitutionnel) trong vai trò kiểm sát tích cực hiến tính, thì mới có thể nói rằng Nhà nước Pháp trị chính danh đã thực tế hiện hữu ở Pháp. Tại Đức, sự chào đời của Nhà nước pháp trị xảy ra sớm hơn, 4 năm sau khi cuộc thế chiến lần thứ hai chấm dứt. Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức 1949, ở điều 28 có nói rằng nước Đức là một Nhà nước pháp trị, theo như được định nghĩa trong Hiến pháp này mà Nhà nước, hơn ai hết, phải tuân phục hiệu lực. Như vậy là Nhà nước pháp định, ở Pháp cũng như ở Đức, đã được nâng cấp lên thành Nhà nước pháp trị nhờ có hai thay đổi cơ bản, đó là Hiến pháp được đưa lên hàng đầu của thứ bậc quy phạm và việc kiểm sát hiến tính của luật đã theo đường lối tài phán ở Đức và bán tài phán ở Pháp (nhưng về mặt thực hiệu [effectivité] thì cùng không còn tình trạng pháp luật tập trung như trước nữa). Dĩ nhiên, hai Nhà nước pháp trị ở Đức và ở Pháp không hoàn toàn giống nhau về mọi mặt, nhưng trên đại thể, thì Nhà nước hiện nay ở đó là một Nhà nước hạn chế về quyền lực, và công cụ để hạn chế là Hiến pháp; cứu cánh của việc hạn chế là sự tôn trọng có bảo đảm, một cách thực hiệu, nhân quyền và công dân quyền. Nói tóm lại, con người dưới hai chế độ dân chủ ở Pháp và ở Đức được sống trong tình trạng an toàn pháp lý. Chế độ chính trị ở hai nước này, tới giai đoạn Nhà nước pháp trị 1949 và 1971, có thể coi như đã được hợp lý hóa (rationalisé) tới cao độ, nhờ một cơ chế chính trị pháp luật không do tự nhiên hoặc do quan hệ sản xuất kinh tế mà có, mà là một hành vi ý chí (volonté) kết hợp với lý trí (raison) của hai xã hội có văn hóa, văn minh. Tất cả những cố gắng về mặt pháp luật để đi tới tiến bộ Nhà nước pháp trị ở Đức, ở Pháp điều có nơi gọi là tăng cường pháp chế không phải chỉ là những lao động chuyên môn pháp điển hóa các quy phạm pháp lý, mà là hành vi hợp lý hóa bộ máy Nhà nước để cơ chế của nó vận hành theo chiều hướng của hiến trị (constitutionnalisme), phòng chống không để cho Nhà nước sang đoạt dân chủ biến nó thành chuyên chế.
Nguồn:http://www.doimoi.org/detailsnews/1791/343/cac-hinh-thuc-nha-nuoc-phap-tri.html