Tự do ngôn luận và thể chế dân chủ: tại sao khi nói dân chủ là nói đến tự do ngôn luận

Thanh Thủy
Bài viết này giới thiệu quan điểm của Alexander Meiklejohn (1872-1964), một nhà triết học người Mỹ, đồng thời là nhà quản trị đại học và một người cổ vũ cho tự do ngôn luận. Những đoạn trích dẫn dưới đây được lấy ra từ bài phát biểu của ông trong buổi điều trần trước tiểu ban về Quyền Hiến định của Hạ viện Mỹ năm 1955, trong đó ông giải thích ý nghĩa của Tu chính hiến pháp thứ nhất về quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo. Tuy quan điểm được viết trong bối cảnh nước Mỹ, một nền dân chủ lâu đời, nhưng trong thời điểm hiện nay khi các nhân sĩ trí thức đang kêu gọi trả lại thực chất quyền làm chủ của người dân, các triết lý của Meiklejohn có nhiều điều đáng suy ngẫm và áp dụng cho Việt Nam.
Read More...

Các giá trị của tự do ngôn luận

Thanh Thủy
TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ CUỘC TÌM KIẾM SỰ THẬT
Thuyết sự thật cho rằng tự do ngôn luận góp phần vào việc tìm ra sự thật. Đại diện cho trường phái này là John Stuart Mill với tác phẩm On Liberty[1] (Bàn về tự do) xuất bản năm 1849 và John Milton với Aereopagitica[2] xuất bản năm 1644.
Read More...

Các nguyên tắc căn bản của dân chủ

Melvin I. Urofsky
Nhân dịp khánh thành nghĩa trang quốc gia Gettysburg, giữa lúc đang diễn ra một cuộc nội chiến lớn lao để gìn giữ Hiệp Chúng Quốc như một quốc gia thống nhất, tổng thống Abraham Lincoln, bằng những lời hào hùng kết thúc bản tuyên ngôn của mình, đã cho chúng ta một định nghĩa về dân chủ có lẽ là hay nhất trong lịch sử Mỹ. Khi nói “chính quyền của dân, do dân và vì dân” tổng thống muốn nói là các điều cốt yếu của thể chế dân chủ, mà tổng thống đã mô tả một cách sâu sắc, đều có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia mong muốn lập nên một xã hội dân chủ. Dân chủ là điều khó. Có lẽ chế độ dân chủ là một một chế độ phức tạp và khó nhất trong mọi chế độ cai trị. Chế độ này đầy rẫy những căng thẳng và mâu thuẫn. Nó đòi hỏi mọi người trong chế độ phải kiên trì nỗ lực để giữ cho chế độ hoạt động. Chế độ dân chủ không phải là để cai trị hữu hiệu mà là để cai trị có trách nhiệm. Một chính phủ dân chủ có thể không hành động nhanh bằng một chính phủ độc tài, nhưng một khi đã làm gì thì chính phủ dân chủ có thể có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng. Chế độ dân chủ, như thể hiện tại Mỹ, không bao giờ là một chế độ hoàn mỹ mà là một chế độ luôn luôn tiến hóa. Tổ chức chính quyền tại Mỹ thay đổi rất ít trong hai trăm năm qua. Nhưng bên trong cái hình thức bề ngoài đó ta sẽ thấy có nhiều sự thay đổi lớn. Tuy vậy đa số người Mỹ đều tin rằng những nguyên tắc cơ bản của chế độ cai trị của họ là trực tiếp xuất phát từ những khái niệm được minh định bởi các người phác thảo Hiến pháp năm 1787. Trong các tài liệu này chúng tôi đã cố gắng giải thích các nguyên tắc này, đồng thời cũng đưa ra bối cảnh lịch sử đưa đến sự hình thành của các nguyên tắc đó và trình bầy lý do tại sao những nguyên tắc đó lại quan trọng đối với việc hoạt động của cơ cấu chính quyền tại Mỹ nói riêng cũng như là đối với chế độ dân chủ nói chung. Vì dân chủ là một chế độ luôn luôn tiến hoá nên tài liệu này cũng đưa ra các khiếm khuyết của cơ cấu chính quyền tại Mỹ cùng những điều mà Mỹ đã làm để khắc phục các khiếm khuyết đó. Không ai có thể nói rằng mô thức Mỹ, tuy đã thành công tại Mỹ, là một mô thức khuôn mẫu cho tất cả các chế độ dân chủ khác. Mỗi quốc gia phải đưa ra một hệ thống chính quyền thích hợp với văn hóa và lịch sử của mình. Tuy nhiên các tài liệu này đã xác định các nguyên tắc căn bản cần phải có, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong tất cả mọi chế độ dân chủ. Chẳng hạn như thể thức chi tiết để làm luật có thể khác nhau rất nhiều, nhưng thể thức nào cũng phải tuân theo cái nguyên tắc căn bản là phải có sự tham gia của dân chúng và dân chúng phải cảm thấy là luật đó là của mình đưa ra.
Các nguyên tắc đó là gì? Chúng tôi nhận định là có 11 nguyên tắc mà chúng tôi cho là các nguyên tắc then chốt để hiểu rõ chế độ dân chủ đã tiến triển ra sao và hoạt động như thế nào tại Mỹ.

Read More...

Pháp quyền và Hiến pháp

David Williams
Nguyễn Thị Hường và đồng nghiệp dịch

Trong một xã hội pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền cơ bản là quyền lực của chính quyền phải chịu ràng buộc trong khuôn khổ các nguyên tắc pháp lý bền vững, được bảo vệ bởi một bản hiến pháp khó thay đổi. Để pháp quyền trở thành hiện thực, hệ thống tòa án cần được đào tạo về chuyên môn, trung thành với pháp luật, và đặc biệt phải được đảm bảo tính độc lập cao.
Read More...

Tầm quan trọng của hiến pháp dân chủ

Giáo sư David Williams, Đại học Indiana, Hoa Kỳ
Trần Duy Nguyên & Nguyễn Thị Hường dịch


Người dân có quyền lựa chọn chính quyền của họ
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chính thể. Mỗi nước cần một cơ chế chính quyền phù hợp với hoàn cảnh riêng biệt và truyền thống của nước họ. Vì vậy, nhân dân của một nước cần có cơ hội chọn một cơ chế nhà nước mà họ nghĩ là phù hợp với đất nước họ, nếu không, dân chủ không tồn tại. Dân chủ không chỉ là bầu cử các lãnh đạo chính trị, mà còn là quyền chọn lựa chính thể phù hợp. Nhân dân minh định sự lựa chọn này trong một bản hiến pháp. Những người cầm quyền không có quyền áp đặt một chính thể khác biệt với những gì chính người dân đã chọn.
Read More...

Pháp quyền dưới góc nhìn từ chính sách phát triển

Lê Duy chuyển ngữ
Một trong những thuật ngữ được quan tâm nhất trong việc xây dựng và phát triển chính sách là “pháp quyền” [thượng tôn pháp luật], còn được biết với những cái tên gọi khác như “rule of law” trong tiếng Anh, “etat de droit” trong tiếng Pháp, “estado de derecho” trong tiếng Tây Ban Nha và “rechsstaat” trong tiếng Đức. Sự tăng trưởng kinh tế, quá trình hiện đại hóa chính trị, bảo vệ nhân quyền, và nhiều vấn đề quan trọng khác không ít thì nhiều đều được xây dựng trên nền tảng của “pháp quyền”. Do đó những nhà hoạch định chính sách ở những nước đang phát triển hoặc vẫn còn trong thời kỳ quá độ đang tìm kiếm phương pháp để thiết lập hoặc là củng cố pháp quyền ở đất nước của họ. Các dịch vụ đánh giá chỉ số đầu tư, các tổ chức phi chính phủ, và những nghiên cứu sinh trong các ngành phát triển nói chung đang tìm cách xây dựng khung chỉ số để đo đạc mức độ hiệu quả của pháp quyền ở mỗi quốc gia.
Read More...

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền: Định nghĩa và các chức năng của pháp quyền

Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Lê Duy chuyển ngữ
Cho tới tận bây giờ, những cuộc tranh cãi về chủ đề “pháp quyền” vẫn còn đang nảy lửa. Chủ yếu, các nhà học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách vẫn còn có những ý kiến khác nhau về định nghĩa của từ pháp quyền, các nhân tố hoặc những yêu cầu của nó, lợi ích mà nó mang lại cũng như những giới hạn, liệu nó có phải là điều tốt mọi lúc, mọi nơi và còn nhiều những câu hỏi phức tạp khác. Đây là những vấn đề rất cơ bản và nền tảng, tuy nhiên chúng có thể gây ra lung túng cho những người không phải là chuyên gia mà muốn nắm được những hiểu biết cơ bản về khái niệm quan trọng này. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của pháp quyền. Tuy nhiên, đây không thể xem là một tài liệu đầy đủ và cũng không thể trả lời hết những câu hỏi khó về pháp quyền, do đó chúng ta sẽ không bàn về bất cứ tranh cãi mang tính triết học cũng như lý thuyết về pháp quyền trong bài này. Thay vào đó, bài nghiên cứu là một dẫn nhập có tính thực tiễn, giải quyết những vấn đề rất cơ bản, hướng tới những hoàn cảnh và mối quan tâm của các xã hội đang phát triển pháp quyền. Những chủ đề thảo luận sẽ được trình bày theo thứ tự sau: Định nghĩa, các chức năng, những lợi ích, các nhân tố. Một vài điểm quan trọng sẽ được trình bày ở mỗi chủ đề trên, theo sau là một số nhận xét phụ về những giới hạn và các mối lo ngại.  Sau khi trình bày hết những chủ đề này sẽ có một đoạn giới thiệu ngắn gọn về tại sao một số khái niệm nhất định thường gắn bó với pháp quyền không được nhắc đến. Sau cùng sẽ kết thúc bằng một vài lý do để chúng ta phải cẩn trọng về pháp quyền. Như dẫn nhập, tính hữu dụng của bài nghiên cứu này hi vọng là sẽ làm độc giả hài lòng mà không cảm thấy nhàm chán với sự đơn giản hóa các khái niệm cũng như thiếu đi các sắc thái cảm xúc của bài viết.
Read More...

Tại sao các nước đang phát triển tỏ ra đề kháng trước uy lực pháp quyền?

Barry R. Weingast
Đỗ Kim Thêm dịch
Lời người dịch: Nguyên tác Anh ngữ của bản dịch là: “Why developing countries prove so resistant to the rule of law?” của Barry R. Weingast, Chương II trong sách của James J. Heckman, Robert L. Nelson, Lee Cabatingam (eds.), Global Perspectives on the Rule of Law, Routledge Cavendisch, 2010, 29–51. Barry R. Weingast hiện là Giáo sư Chính trị học, Đại Học Stanford, Hoa Kỳ.
Weingast lập luận là các nước đang mở mang chống lại uy lực pháp quyền khi chính giới giải quyết vấn đề động loạn xã hội bằng cách lo bảo đảm đặc quyền và đặc lợi. Ngay cả khi chấp nhận dân chủ và phân quyền, họ không thể tạo một nhà nước vĩnh cửu để có thể duy trì luật pháp trong một tiến trình dài. Các cải cách luật lệ và thể chế theo mô hình các nước phương Tây đều thất bại, vì không thể thay đổi cấu trúc cơ bản xã hội và gia tăng khích lệ tác động.
Để đạt được uy lực pháp quyền, các quốc gia này phải chuyển tiếp từ hệ thống tiếp cận giới hạn qua đến mở rộng, phải đạt được tình trạng cơ bản để trưỏng thành, rồi bắt đầu vào các bước chuẩn bị. Chỉ có các giai đoạn phát triển này tạo cho quốc gia có khả năng tổ chức về thể chế cho nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền cần có hai thay đổi: thể chế cung cấp luật lệ và kết ước khả tín nhằm bảo đảm cho thể chế này sống còn.
Read More...

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC?

Tác giả: Paul Alexandre Baran
Người dịch: Phạm Trọng Luật
Thế nào là người trí thức? Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động dùng trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức». Những thành ngữ như«dài lưng tốn vải» và «trí thức trùm chăn» [1] cho phép ta nghĩ rằng có một khái niệm khác hẳn trong công luận để chỉ hạng người nào đó như một tầng lớp nhỏ hơn bên trong loại người «lao động bằng trí óc».

Read More...

Nhật bản với việc tiếp thu các giá trị nhân loại

Nguyễn Duy Dũng

Khi nghiên cứu về xã hội Nhật Bản người ta không thể nói đến sự phát triển đầy kỳ tích của dân tộc này. Hiện đại hoá được thực hiện một cách khá nhanh chóng và thành công bởi mục tiêu cháy bỏng đưa đất nước “mặt trời mọc” đuổi và vượt các nước phương Tây. Đó là quá trình đan xen phức tạp bởi nhiều yếu tố và nhiều lĩnh vực từ tư tưởng, kỹ thuật, nhân lực đến lãnh đạo, văn hoá… Đặc biệt, sự dung hoà và bản địa hoá một cách tài tình những tinh hoa của văn hoá nhân loại nhất là hai dòng văn hoá chủ yếu: phương Tây (nhất là Mỹ), phương Đông (chủ yếu là Trung hoa) đã tạo nên những nét rất riêng của Nhật Bản trong công cuộc xây dựng đất nước. Có thể nói đó cũng chính là quá trình Nhật Bản mở cửa hội nhập quốc tế và đi tìm những giá trị phổ biến của nhân loại để phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá. Bài viết này đi sâu phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu mà khoa học của Nhật Bản nói chung, khoa học xã hội nói riêng đã trải nghiệm và đóng góp vào việc tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại, phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước trước đây cũng như hiện nay.
Read More...

Sửa đổi hiến pháp Nhật bản và những ảnh hưởng của nó

Nguyễn Ngọc Nghiệp
Một trong những sản phẩm quan trọng bậc nhất mà quân đồng minh đứng đầu là Mỹ tạo ra trong thời kỳ chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1952 chính là bản hiến pháp được nghị viện Nhật Bản thông qua và được Thiên Hoàng phê chuẩn ngày 3/11/1946, có hiệu lực từ 3/5/1947.
Read More...

Giáo dục Đài loan: cải cách và thành tựu

Cung Hữu Khánh
Bước sang thế kỷ XXI, với xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, để đáp ứng nhu cầu xây dựng một nền kinh tế tri thức, giáo dục Đài Loan cũng đang tìm những hướng cải cách mới nhằm nâng cao chất lượng và cải thiện vị trí của mình trong khu vực.
Read More...

Từ chính sách “nhìn về phương đông” của Malaysia thời thủ tướng Mahathir Mohamad

Đỗ Trọng Quang
Trong khi giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc từng xảy ra những va chạm ngoại giao do cách nhìn quá khứ lịch sử, thì quan hệ Malaysia-Nhật Bản vẫn được miêu tả là mật thiết và hữu nghị, trừ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mã Lai từ tháng Hai năm 1941 đến tháng Tám năm 1945, trong đó chế độ quân phiệt thống trị đã gây ra nhiều đau khổ cho đất nước và con người ở đây.
Read More...

Một vài điểm tương đồng và dị biệt của phong trào Đông du Trung quốc và Việt nam thời cận đại

Nguyễn Văn Vượng

Có thể thấy rằng, trước sức ép của phương Tây thời cận đại, hầu hết các quốc gia châu á đều thi hành chính sách đóng cửa, đồng thời tiến hành các cuộc cải cách, nhằm canh tân đất nước nhưng đều thất bại, tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam.  Khi sức mạnh dân tộc không đủ để cứu nước, giới trí thức thức thời nhận ra rằng muốn cứu nước thì phải dùng một hệ tư tưởng mới. Trong khi đó, Nhật Bản duy tân cải cách thành công, trở thành tấm gương cho các quốc gia Châu Á học tập. Một dòng di cư rất lớn hướng tới quốc gia trẻ trung Nhật Bản mong muốn học tập với ước vọng "Phú quốc cường binh", tiêu biểu là hai nước Trung Quốc và Việt Nam mà lịch sử gọi là phong trào Đông du. Trong xu thế hội nhập, mở cửa đang được đặt lên hàng đầu cho mỗi quốc gia, nghiên cứu phong trào Đông du Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Read More...

Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Hàn quốc những gợi ý và liên hệ với Việt nam

Võ Hải Thanh
1. Sự chuyển đổi mô hình phát triển
Mô hình phát triển của Hàn Quốc từ thập kỷ 1960 đã ra đời trong những điều kiện rất cụ thể của Hàn Quốc lúc đó. Những điều kiện này là:
Read More...

Phong trào làng mới ở Hàn quốc

Đinh Quang Hải
Trong những thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, Phong trào Saemaul hay Phong trào Làng mới đã tạo ra một bước đột phá cho sự phát triển của nông thôn Hàn Quốc. Đây thực sự là một cuộc cải tổ về ý thức nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Phong trào Làng mới đã thực sự làm cho nông thôn Hàn Quốc thay đổi lớn lao. Từ chỗ là địa bàn nghèo đói xác xơ của một quốc gia nghèo nhất ở Châu Á vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nhưng chỉ trong vòng 20 năm sau, nông thôn Hàn Quốc đã vươn lên trở thành khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân trở  nên ấm no, hạnh phúc. Sự phát triển của nông thôn Hàn Quốc đồng thời còn làm nền tảng vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế Hàn Quốc trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX. Dựa trên những tư liệu của cuốn “Phong trào Làng mới (Saemaul) – Hàn Quốc” do Korea Saemaulundong Center xuất bản năm 2008 và kết quả cuộc trao đổi trực tiếp với Ngài Dong Cheol Lee, Chủ tịch Trung ương Phong trào vận động Saemaul Hàn Quốc, chúng tôi trình bày những nét khái quát nhất về phong trào này. Từ những kinh nghiệm đi lên đó của Hàn Quốc chắc chắn sẽ giúp cho Việt Nam có những bài học bổ ích trong chiến lược xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay.
Read More...

Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ

Charles A. Kupchan 
Trần Ngọc Cư dịch
Tiến trình toàn cầu hóa và mối đe dọa đối với phương Tây
Một cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia đang trùm phủ lên các chế độ dân chủ tiên tiến nhất thế giới. Chẳng phải tình cờ mà Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đang đồng thời trải qua một tình trạng suy sụp chính trị; tiến trình toàn cầu hóa đang mở ra một khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì mà các khối cử tri đang đòi hỏi từ chính phủ của họ và những gì mà các chính phủ ấy có thể đáp ứng được. Sự so le giữa việc người dân ngày càng đòi hỏi một khả năng điều hành quốc gia tốt đẹp và việc chính phủ ngày càng bất lực trong việc cung ứng khả năng ấy là một trong những thử thách nghiêm trọng nhất của thế giới phương Tây hiện nay.
Read More...

Con đường Dân chủ hoá ở Trung Hoa: Đi tới Hợp pháp và Hiện đại

Mao Vu Thức
Võ Sư Phạm dịch

Tiến trình cải tổ chính trị ở Trung Hoa và thực trạng
Trải qua 160 năm tính từ cuộc Chiến tranh Thuốc phiện, chúng ta đã vật lộn qua vô vàn con đường quanh co khúc khuỷu để đuổi theo sự nghiệp hiện đại hoá. Nhiều triệu con người mang lý tưởng cao đẹp đã chết cho công cuộc đó và đã bị những kẻ chống lại hiện đại hoá giết hại, song con số người chết vì những cuộc xung đột nội bộ lại còn nhiều hơn thế. Con người ai ai cũng có những mục tiêu như nhau, thế nhưng theo cung cách tiếp cận của họ khác nhau mà đã diễn ra những cuộc đấu tranh điên cuồng giữa họ với nhau, kết quả là con số thương vong đếm không kể hết. May thay, những cái chết đó đều không vô ích. Nó dạy cho nhân dân Trung Hoa một bài học vô giá. Cuối cùng là, sau khi kết thúc Cách mạng Văn hoá, nhân dân đã dần dần bắt đầu con đường mới tiến hành cải cách chính trị. Sau hơn hai chục năm đấu đá, cuối cùng thì tình hình Trung Hoa đã đến chỗ tương đối bình thường. Hai mươi năm vừa trôi qua khác với một trăm năm trước ở điều này: cho dù có người nhìn hiện đại hoá bằng con mắt cộng sản chính thống triệt để và có những người khác nhìn hiện đại hoá bằng con mắt tư bản tự do triệt để, song họ không đánh nhau như trong quá khứ chỉ vì bất đồng chính kiến. Ngược lại, luận điểm của đôi bên đều xây dựng, và cuối cùng đã dẫn họ đi theo cùng một hướng đến một con đường đúng. Ngày nay, chúng ta đang khởi đầu nền kinh tế thị trường, dân chủ và luật pháp đã được ghi vào hiến pháp, và điều quan trọng nhất là vào cuối năm 2001 Trung Hoa đã được gia nhập WTO, điều đó có nghĩa là Trung Hoa chấp nhận các thực hành theo quy ước quốc tế và chấp nhận những đường ray nối liền các hệ thống khác nhau. Thế nhưng, liệu Trung Hoa có thể hoàn toàn thành công trong một thể chế dân chủ hoá và hiện đại hoá? Ở đây vẫn còn quá nhiều điều chưa có gì là chắc. Ánh rạng đông đang toả tới chúng ta nhưng mặt trời vẫn chưa nhô lên khỏi đường chân trời.


Read More...

Xây dựng quốc gia: bài học cơ bản

Francis Fukuyama
Bùi Văn Phú dịch

Tôi không nghĩ binh lính của chúng ta nên được dùng vào việc gọi là xây dựng quốc gia. Theo tôi, họ phải được dùng vào việc chiến đấu và đem lại chiến thắng trong cuộc chiến. 
George W. Bush, 11/11/2000
Read More...

Vấn đề khắc phục quá khứ toàn trị

Sergej Sergeevich Averincev
Lại Nguyên Ân dịch

Lời người dịch - Tin S.S. Averincev mất ở Vienna ngày 21.2 vừa qua đã không đến được hoặc đến quá chậm với những người Việt có quan tâm đến văn hóa, học thuật Nga. Sergej Sergeevich Averincev (1937 - 2004) là nhà ngữ văn, nhà văn hóa, dịch giả; ông là chuyên gia về Kinh Thánh (Bible), về văn hóa Ki Tô giáo; di sản trứ thuật của ông không lớn về số lượng nhưng nổi bật ở sự hiếm hoi và đặc sắc. Người ta thường nhắc đến các chuyên luận của ông như Plutarkh và môn tiểu sử cổ đại (1973), Thi pháp văn học Tiền Byzance (1977), đến những bài ông soạn cho các loại sách Bách khoa hoặc tham gia các công trình tập thể mà dư luận khoa học thường đánh giá rất cao.
Read More...

Chủ nghĩa tự do kinh điển trở nên phổ biến tại Trung Quốc

Lưu Quân Ninh
Phạm N. Thạch dịch
Báo chí quốc tế đã đặt tên cho đầu năm 1998 là "Mùa xuân Bắc Kinh", để ghi nhận rằng giới trí thức Trung Quốc, "đã được khuyến khích bởi những dấu hiệu khoan dung", và được bàn luận về cải cách chính trị "ồn ào hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1989" [1]. Hai quan điểm khác nhau nhưng có kết hợp chặt chẽ được đưa ra trong suốt những tháng này: Một quan điểm đòi hỏi cải cách chính trị tại Trung Quốc, trong khi quan điểm kia lại chủ trương chủ nghĩa tự do kinh điển như một sự giao thế cho ý hệ Marxist đã được thiết định. Tuy thế giới bên ngoài ít chú ý hơn đến quan điểm thứ hai, nhưng nó vẫn tồn tại, dù có bị buộc phải hầu như là nín lặng. Trường phái các nhà tư tưởng mới này, bản thân tự gọi là ziyou pai ("phái tự do"), đã tạo nên diện mạo quan trọng trong "Mùa xuân Bắc Kinh" và tuyên bố rằng chủ nghĩa tự do đang xuất hiện trở lại Trung Quốc sau sự vắng bóng gần 40 năm. 
Read More...

Công cuộc tìm kiếm công lý và hòa bình

Lâm Yến, Chiêu Bình dịch
Khó có thể bắt đầu bài giảng này mà không một lần nữa bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Ủy ban Nobel Na Uy vì đã dành cho cá nhân tôi và phong trào đấu tranh cho các quyền dân sự ở Hoa Kỳ một vinh dự to lớn như vậy. Trong cuộc sống, đôi khi có những khoảnh khắc hân hoan choáng ngợp không thể nào diễn tả được bằng những dấu hiệu mà ta gọi là ngôn ngữ. Ý nghĩa của chúng chỉ có thể được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ không nói thành lời của trái tim. Chính tại lúc này đây, tôi đang đắm chìm trong một khoảnh khắc như thế. Tôi đang tận hưởng giây phút cao quý và hân hoan này không chỉ cho riêng mình, mà còn vì những người anh em đang cống hiến cho [triết lý] bất bạo động, họ đã và đang dũng cảm chống lại các thành lũy của tình trạng phân biệt chủng tộc bất công, và là những người, thông qua quá trình đấu tranh này, đã tìm ra ước định mới cho giá trị người của chính mình. Nhiều trong số họ là những người trẻ tuổi và có học vấn cao. Một số khác đang trong tuổi trung niên và thuộc tầng lớp trung lưu. Đại bộ phận là nghèo và ít được học hành. Tuy thế, tất cả họ đang đoàn kết trong một niềm tin lặng lẽ, rằng thà chịu khổ nạn trong danh dự còn hơn chấp nhận bị phân biệt trong tủi nhục. Họ là những anh hùng thực sự của cuộc đấu tranh vì tự do này: chính vì những con người cao quý đó mà tôi chấp nhận Giải Nobel Hòa bình. 
Read More...

Nho Giáo: Một hệ tư tưởng nguy hiểm (2/2)

Hà Huy Toàn
Khổng Tử đã dạy rằng: vua chúa phải yêu thương dân chúng cũng như dân chúng phải yêu thương vua chúa. Nhưng nếu vua chúa không yêu thương dân chúng thì dân chúng phải làm sao? Tiếc thay! Khổng Tử đã không trả lời câu hỏi đó. Mạnh Tử cũng dạy rằng: dân quý mà vua khinh. Nhưng nếu vua bảo rằng: vua quý mà dân khinh, thì dân chúng phải làm sao? Tiếc thay! Mạnh Tử cũng đã không trả lời câu hỏi đó. Đó chính là tử huyệt cho Nho giáo. Trong khảo luận triết học về “Đạo đức và Luân lý Đông Tây” được xướng ngôn tại Sài gòn vào ngày 19 Tháng Một 1925 [14], Chí sỹ Phan Châu Trinh đã chỉ rakhuyết tật chết người trong Nho giáo.
Read More...

Nho Giáo: Một hệ tư tưởng nguy hiểm (1/2)

 Hà Huy Toàn
Nho giáo (còn được gọi là Khổng giáo mà theo tiếng Anh gọi là Confucianism) là một hệ tư tưởng lấy Nho gia hoặc Nho sỹ làm căn bản cho mình, bao gồm các chuẩn mực về đạo đứctriết lý và tôn giáo, được thực hành nhằm bảo tồn một nền chuyên chế bền vững, theo đó cả ba quyền lực khác nhau: lập pháphành pháp và tư pháp, đều được tập trung vĩnh viễn vào một cá nhân duy nhất được gọi là Vuahoặc Thiên tử.
Read More...

Sự bất bình đẳng mới

Trần An
Nguyễn Ước dịch

Tại Trung Quốc, chủ nghĩa tư bản gây ra sự phân tầng xã hội đầy ý nghĩa và xung khắc giai cấp đang gia tăng. Liệu sự kiện ấy có đẩy xứ sở ấy tới một chế độ dân chủ kiểu phương Tây, ít ra trong một tương lai gần? Câu trả lời của tôi là không. Lý do độc nhất và quan trọng là, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sinh hoạt chính trị có tính giai cấp tại Trung Quốc trông không có vẻ tạo ra một sức ép xã hội thân dân chủ mãnh liệt hoặc hình thành một kiểu mẫu liên minh giai cấp ủng hộ dân chủ hóa. 
Read More...

Dân chủ ở Miến Điện: Chặng đường dài phía trước

Zoltan Barany
Hương Ly chuyển ngữ
Vào ngày 8 tháng Mười một năm 2015, Myanmar (hay còn gọi là Burma – Miến Điện) đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 25 năm. Sau năm thập kỉ dưới những luật lệ quân đội tàn ác cùng những sự chống đối, Liên minh Quốc gia về Dân chủ (National League of Democracy – NLD) của người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã dành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử mà hầu hết những người dõi theo dõi đều cho là tự do và tương đối công bằng. Theo cuộc bầu cử, rất nhiều người ở Miến Điện và ở nước ngoài rất mong muốn rằng các vị lãnh đạo sẽ từ bỏ chức vị của họ trong chính phủ Myanmar để nước này có thể có một bước chuyển mình lịch sử đến nền dân chủ.
Read More...

Chủ nghĩa xã hội và dân chủ là hai khái niệm mâu thuẫn với nhau

Sandy Ikeda, FEE
Phạm Nguyên Trường dịch
Tại sao lại có quá nhiều thanh niên Mĩ bất ngờ tự gọi mình là người chủ nghĩa xã hội dân chủ đến như thế? Tôi cho rằng nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là muốn tách mình ra khỏi những người xã hội chủ nghĩa đã từng ủng hộ các chế độ độc tài như Liên Xô cũ và nhà nước Trung Quốc Maoist hay những đang ủng hộ Bắc Triều Tiên mà thôi. Họ muốn thông báo rằng đối với họ, tự do chính trị cũng quan trọng như, ví dụ, công bằng về kinh tế.
Read More...

Xã hội dân sự và dân chủ tự do

Tô Văn Đại
Khi hàng triệu người Syria bắt chấp cái chết, ùn ùn vượt biển để tị nạn chiến tranh và di cư đến Tây Âu thì những người có lương tri và tính khoan dung trên thế giới đặt ra câu hỏi: ”Tại sao họ đến Tây Âu mà không đến Nga hoặc Trung Quốc hoặc Bắc Triều Tiên?”. Câu trả lời là: ”Vì Tây Âu gồm những quốc gia thịnh vượng và có nền dân chủ tự do“. Lại có một câu hỏi tiếp theo: “Vì sao họ đi tìm nơi thịnh vượng và dân chủ tự do?”. Nói về nền dân chủ tự do ở Tây Âu, Anders Fogh Rasmassu, cựu thủ tướng Đan Mạch, Tổng thư ký Nato [1] tự hào cho rằng: ”Sức mạnh lớn nhất của Phương Tây là dân chủ tự do. Nó đã từng cho phép chúng ta đảm bảo hòa bình cho hai thế hệ mà không cần phải bắn một phát súng nào. Mặc dù nền dân chủ tự do còn chưa hoàn hảo, nó vẫn là sự bảo vệ tốt nhất chống lại chủ nghĩa cực đoan, tính không khoan dung và nó là người bảo vệ có quyền lực nhất cho sự tiến bộ của con người“.
Read More...

DÂN CHỦ LÀ GÌ...VÀ KHÔNG PHẢI LÀ GÌ ?

Phillippe C. Schmitter & Terry Lynn Karl
Võ Đệ chuyển ngữ
Nhiều khi, dân chủ được truyền bá như một thứ rẽ tiền trong chốn thị trường chính trị. Chính trị gia có những thuyết phục và thủ đoạn để chiếm được nhãn hiệu này và dán lên hoạt động của họ. Các học giả, ngược lại, lưỡng lự khi sử dụng cụm từ này nếu không kèm theo các tỉnh từ bổ nghĩa vì tính chất mơ hồ bao quanh nó. Nhà phân tách chính trị nổi bật người Mỹ Robert Dahl còn cố gắng đưa ra một thuật ngữ mới, "polyarchy" ("đa đầu chế"), với hy vọng (hão huyền) có được một sự chính xác mới lớn hơn về mặt khái niệm. Dầu tốt dầu xấu, cụm từ dân chủ "ám" chúng ta như khẩu hiệu trong bài diễn văn chính trị đương thời. Nó là cụm từ vang lên trong đầu óc con người và bật ra ở cửa miệng của họ khi tranh đấu tự do và hạnh phúc; nó là cụm từ mà ta phải nhận rõ ý nghĩa nếu nó được sử dụng trong phân tách dẫn dắt và mưu đồ chính trị.
Read More...

Bất đồng chính kiến của trí thức và bất đồng chính kiến đơn thuần: Trường hợp Ba Lan và Đông Đức

Helena Flam
Lâm Yến-Khải Minh dịch

Giới thiệu
Trí thức và bất đồng chính kiến thường đồng hành: bất chấp các bằng chứng ngược chiều, ta thường gán quan điểm cấp tiến với giới trí thức. Nhưng quan niệm rằng trí thức tự do hệt như một con điếm sẵn sàng hầu hạ bất kì túi tiền và mục đích nào, cũng nhận được nhiều sự đồng tình từ đại chúng cũng như giới học giả. Vô số các nghiên cứu đã trình bày các trường hợp và thời kì mà những người trí thức, hoặc phục vụ lợi ích của chính họ, hoặc của nhà nước, của giới kinh doanh hay các đảng phái cực đoan. Nhưng những người lãng mạn trong số chúng ta vẫn nghiêng về một hình ảnh dễ thương trong đó trí thức đóng vai trò như là nhà phê bình xã hội, một người bạn của tự do và của các phong trào xã hội tìm kiếm tự do trên khắp thế giới. Bài viết này được viết theo góc nhìn lãng mạn đó.
Read More...

Giới trí thức mới của Trung Quốc

Mark Leonard
Mặc Kha chuyển ngữ
Mặc dù sự trỗi dậy của TQ mang lại lợi ích cho toàn cầu, không một ai đã giành sự chú ý đúng mức tới các ý tưởng của nó và không ai đã nêu được rõ vấn đề đó. Trung Quốc có một tầng lớp trí thức sống động một cách đáng ngạc nhiên, một tầng lớp các tư tưởng của họ có thể là một thách thức nghiêm trọng đối với quyền bá chủ tự do phương Tây. (Mark Leonard )
Read More...

Xã hội dân sự và dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc
Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này. Tốt về phương diện đạo đức: Nó tôn trọng những giá trị căn bản và phổ quát của nhân loại, trong đó, quan trọng nhất là sự tự do, bình đẳng và nhân quyền. Tốt về phương diện kinh tế: Dân chủ phát huy sáng kiến và năng lực của mọi người vốn là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển và ổn định. Và tốt về phương diện chính trị, cả về đối nội lẫn đối ngoại: được xây dựng trên nền tảng pháp quyền vững chắc, các quốc gia dân chủ vừa tránh được các cuộc bạo loạn trong nội bộ vừa tránh được các xung đột vũ trang giữa họ với nhau.
Read More...

Hướng tới củng cố dân chủ

Larry Diamond
Lâm Yến, Khải Minh dịch

Trong làn sóng dân chủ hoá toàn cầu lần thứ ba này, không hiện tượng nào thu hút trí tưởng tượng của các học giả, nhà quan sát và các nhà hoạt động hơn là "xã hội dân sự". Liệu còn gì gây xúc động hơn là những nhóm sinh viên, nhà văn, nghệ sĩ, linh mục, giáo viên, công nhân và các bà mẹ dũng cảm dám thách thức sự lập lờ, tham nhũng và ách thống trị bạo tàn của các nhà nước độc tài? Liệu có bất kì một biểu tượng nào gợi hứng cho những nhà dân chủ hơn là cái ta đã chứng kiến ở Manila năm 1986, khi hàng trăm ngàn công dân được tổ chức lại, tràn ngập các đường phố để đòi lại cuộc bầu cử bị đánh cắp và buộc Ferninand Marcos rời ngôi vị qua "quyền lực nhân dân" không bạo động?
Read More...

Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử

Tác giả: Puangthong Pawakapan | Biên dịch: Vũ Trọng Toàn
Vào ngày 22/7/2014, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự, quân đội Thái Lan ban hành một bản Hiến pháp tạm thời được ký bởi nhà vua Bhumibol Adulyadej. Với quyền lực tối thượng được đặt trong tay tướng Prayuth Chan-Ocha, người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), lời mở đầu của bản hiến pháp tạm thời hứa hẹn sẽ nhổ tận rễ nạn tham nhũng, mang đến “cải cách” và sau đó là “nền dân chủ thực sự” cho xã hội Thái Lan.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org