Dân chủ ở Miến Điện: Chặng đường dài phía trước

Posted on
  • Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Zoltan Barany
    Hương Ly chuyển ngữ
    Vào ngày 8 tháng Mười một năm 2015, Myanmar (hay còn gọi là Burma – Miến Điện) đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 25 năm. Sau năm thập kỉ dưới những luật lệ quân đội tàn ác cùng những sự chống đối, Liên minh Quốc gia về Dân chủ (National League of Democracy – NLD) của người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã dành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử mà hầu hết những người dõi theo dõi đều cho là tự do và tương đối công bằng. Theo cuộc bầu cử, rất nhiều người ở Miến Điện và ở nước ngoài rất mong muốn rằng các vị lãnh đạo sẽ từ bỏ chức vị của họ trong chính phủ Myanmar để nước này có thể có một bước chuyển mình lịch sử đến nền dân chủ.
    Tuy nhiên, những kỳ vọng như vậy có lẽ hơi quá tích cực. Quân đội đang tiếp tục nắm giữ quyền lực lớn, NLD lại chưa từng có kinh nghiệm trong việc quản lý bộ máy công chức lớn và phức tạp, tham nhũng vẫn còn và thậm chí còn lan rộng, và mối quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc vẫn còn đầy nguy hiểm. Chiến thắng của NLD là một trong những sự phát triển mang tính hứa hẹn nhất trong lịch sử gần đây của nước này; tuy nhiên, đây vẫn còn là một đường dài phía trước trước khi tương lai của nền chính trị ở quốc gia được đảm bảo.

    Kết quả lịch sử
    Cuộc bầu cử tháng trước là cuộc bầu cử đầu tiên của Miến Điện từ sau năm 1990, khi bên đối lập giành chiến thắng áp đảo. Lúc đó, hội đồng tư vấn quân sự đã xem thường kết quả và đã bỏ tù thủ lĩnh của NLD và các nhà hoạt động chính trị xã hội. Mặc dù quân đội trên danh nghĩa đã chuyển nhượng lại quyền cho chính phủ dân sự vào năm 2011, và ngưng các hoạt động của các viên chức chính thức lâu năm vốn từng giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ.
    Thời gian gần đây, chính quyền của chế độ và các viên chức trong Tatmadaw (lực lượng vũ trang của Miến Điện) có vẻ như đã đánh giá thấp việc thiếu tính quần chúng trong đảng của họ – Đảng Phát triển và Đoàn kết (Union Solidarity and Developments Party – USDP). Hầu hết những người ngoài quân đội đều đã đoán được việc bà Suu Kyi giành thắng lợi, tuy nhiên thì USDP lại cho rằng NLD đã có một phương sách hiệu quả trong việc có được sự hỗ trợ đông đảo trong năm năm về việc tự do hóa kinh tế và chính trị. Họ đã xem xét đến trường hợp xấu nhất – phía NLD thắng với số ghế tuyệt đối – vô cùng khó thành hiện thực.
    Việc thắng với số phiếu lớn như vậy có vẻ như tương đối khó xảy ra vì hàng ngàn lý do. Trước hết, hiến pháp năm 2008, được viết bởi các vị lãnh đạo để tăng cường vai trò ưu thế của Tatmadaw trong nền chính trị Miến Điện, công nhận một phần tư số đại biểu của quân đội có chức vụ lập pháp. Vì vậy để chiếm được đa số phiếu, NLD phải thắng 67% chứ không phải 51% các ghế.
    Thứ hai, NLD đã làm rất ít thứ để đạt được đa số phiếu trước và trong lúc cuộc vận động tranh cử diễn ra. Và số phiếu này chiếm một phần ba dân số Miến Điện. Ngược lại thì USDP đã đầu tư rất nhiều tiền và công sức để quảng bá sự nổi tiếng của họ với các nhóm dân tộc thiểu số, thậm chí còn làm những thỏa thuận bầu cử với các đảng thiểu số. Một số người mong rằng họ sẽ có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng này.
    Thứ ba, những tín đồ đạo phật đã trở nên có ảnh hưởng rộng rãi trong những năm gần đây ở quốc gia rất sung đạo này. Ashin Wirathu, thủ lĩnh gây tranh luận của Hiệp hội Bảo vệ Chủng tộc và Tôn giáo (Association for Protection of Race and Religion (Ma Ba Tha trong Miến Điện)) – người đã tự gọi mình là “Bin Laden của Miến Điện” – đã chỉ dẫn cho những người ủng hộ cách để bình bầu cho USDP sau khi việc hoạt động của ông được quản lý để giành được một số quyền chuyển nhượng từ họ trong những năm gần đây, như việc dự án xây dựng công trình gần các ngôi chùa vẫn còn ngưng trệ và việc thông qua các luật đang được điều chỉnh về hôn nhân giữa những người không cùng tín ngưỡng, việc chuyển đổi tôn giáo, và chế độ một vợ một chồng.
    Tuy nhiên thì cuối cùng, NLD vẫn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Họ đạt được 135 ghế ( 60% tổng số ghế và 80% trong 168 ghế mà họ phải cạnh tranh) trong thượng viện 224 ghế. USDP chỉ đạt được 12 ghế, nhiều hơn Đảng Dân tộc Quốc gia Arakhan 2 ghế; những đảng dân tộc khác có được số ghế còn lại, mỗi đảng có từ một đến ba ghế. Kết quả cho cuộc bầu cử ở hạ viện gồm 440 ghế cũng tương tự: NLD thắng 255 ghế (58% tổng số ghế và 77% so với số ghế mà họ phải cạnh tranh) trong khi USDP chỉ có 30 ghế và các đảng dân tộc khác chiếm số còn lại. Số người bình chọn cao: hơn 80% số người bỏ phiếu đã đăng kí, hơn 32 triệu người đã đi bỏ phiếu.
    Chiến lược của NLD đã chứng minh cho quyết định của họ về việc không thành lập các liên minh với những đảng nhỏ hơn để giành đa số phiếu. Kể cả trong các khu vực bầu cử với tỉ lệ lớn số người dân tộc thiểu số, họ cũng có khuynh hướng ủng hộ NLD hơn các đảng dân tộc nhỏ khác. Và những nỗ lực bởi những tín đồ đạo phật đưa ra sự lựa chọn giữa Phật giáo và Suu Kyi cũng đem lại kết quả ngược với sự mong đợi: theo một điều tra gần đây đã chỉ ra, những người theo đạo Phật cũng ủng hộ NLD như những người được cho là ít có tín ngưỡng.
    Đối với USDP, cuộc bầu cử thực sự gây bẽ mặt. Tuy nhiên thì theo thực tế, những người đứng đầu Miến Điện dường như đã chấp nhận được một kết quả đầy hứa hẹn, dù có phần bất ngờ. Hai người quyền lực nhất ở Miến Điện, Chủ tịch Thein Sein, cựu tướng lĩnh, và Tướng Min Aung Hlaing, chỉ huy trưởng của quân đội Miến Điện, đã tiếp tục khẳng định kể cả khi kết quả đã rõ ràng, thì việc thay đổi luật dân sự vẫn sẽ tiến triển nhẹ nhàng.

    Chặng đường dài phía trước
    Thủ lĩnh đối lập Suu Kyi, người vốn bị hiến pháp cản trở để trở thành tổng thống bởi chồng và con trai bà là công dân Anh, sẽ chọn một tổng thống mới, là thành viên của bộ máy nhà nước vào tháng Hai năm 2016. Hiện tại, lực lượng quân đội hỗ trợ chính phủ được ủy nhiệm sẽ mãn nhiệm vào tháng Ba năm 2016, thời điểm mà NLD chính thức lên thay thế. Vào những tháng sắp tới, NLD sẽ trở thành đảng cầm quyền, sau gần ba thập kỉ ở trong thế bị đàn áp.
    Tương lai xa, NLD có thể sẽ thoái thác những chính sách của họ, và sẽ bị đòi hỏi về một nền tảng “pháp quyền” bớt vô vị hơn cùng với sự cần thiết về “hòa hợp quốc gia.” Họ sẽ phải nghĩ ra những chiến lược cụ thể để xóa bỏ những tổn hại mà năm thập kỉ của các chính sách kinh tế thất bại, với đàn áp chính trị, sự cách ly quốc tế, sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo [mà chính quyền quân phiệt] đã gây ra. Cụ thể là có bốn thử thách nghiêm trọng đặt ra cho NLD.
    Đầu tiên, NLD sẽ phải tìm cách làm việc với quân đội, lực lượng vốn vẫn giữ rất nhiều quyền lực. Bên cạnh việc đảm bảo cho sự có mặt của họ ở nghị viện, quân đội có quyền bổ nhiệm một trong hai phó tổng thống, nắm giữ ba bộ quyền lực (biên phòng, quốc phòng, và nội chính), cai quản các cơ quan quốc gia và các văn phòng công chức, và tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế vốn rất khó thay đổi. Ngoài ra, chỉ huy trưởng của lực lượng vũ trang, một trong những vị trí quyền lực nhất trong nước không chịu trách nhiệm với bất cứ nhà cầm quyền dân sự nào. Ngân sách cho quân sự là lợi ích kinh tế của họ và là hướng đi trong nhiều thập kỉ qua – chiến tranh lâu dài chống lại các dân tộc thiểu số ở Miến Điện chưa từng được xem xét kĩ lưỡng, và hầu hết những người theo dõi mong chờ Tatmadaw ngừng nỗ lực vào việc thay đổi tình hình hiện tại. Việc Suu Kyi và chính quyền của bà sẽ làm việc với quân đội tốt đến đâu sẽ định rõ được thành công của chính quyền mới.
    Thứ hai, NLD có ít kinh nghiệm trong việc vận hành các bộ máy công chức, chưa nói đến việc điều hành một đất nước đa dân tộc, phức tạp và rộng lớn.
    Hầu hết các lãnh đạo cá nhân của NLD là các nhà hoạt động dân chủ, và rất nhiều người đã phải trải qua nhiều năm tháng trong những nhà tù của chính quyền quân phiệt. Với tất cả sự dũng cảm của họ, tuy vậy, có rất ít người được học hành đầy đủ và thậm chí có rất ít các kĩ năng cần thiết cho việc quản lý một bộ hay một tổ chức. Chính quyền mới sẽ phải tìm cách để làm việc với những quan chức đang tại vị, rất nhiều người trong số họ có các vị trí trong quân đội hoặc đã tự về hưu. NLD nên cởi mở với những thành phần như vậy, bởi mặt khác việc này sẽ gây khó dễ cho việc chiếm hữu các vị trí chủ chốt từ những người trung thành đủ trình độ trong đội ngũ.
    Thứ ba, NLD sẽ phải ngăn chặn tình trạng tham nhũng vốn đã trở thành quốc nạn. Ở đây cũng vậy, NLD phải kết hợp với quân đội. Mặc dù nhiều quan chức quân cao cấp không thật thà, nhưng không phải tất cả ai cũng như vậy. Thành lập một mối quan hệ làm việc với những thành viên tích cực và trung thực của chính quyền, như người phát ngôn hiện tại của thượng viện, Khin Aung Myint, người đã gọi tham nhũng là thử thách lớn nhất đối với dân tộc, có những đặc quyền của chiến dịch chống tham nhũng của NLD.
    Cuối cùng, NLD sẽ phải điều khiển mối quan hệ giữa Miến Điện với Trung Quốc. Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn chính quyền quân phiệt. Tuy nhiên, các lãnh đạo thực dụng ở Bắc Kinh – người đã ủng hộ cho sự chiến thắng của NLD – đã tiếp đón chuyến thăm được đưa tin rầm rộ của bà Suu Kyi vào mùa hè năm ngoái. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đang lo ngại mất đi sự ảnh hưởng đối với Miến Điện cùng với sự xoay trục về phía phương Tây của chính quyền mới, một vài năm vừa qua thì mối quan hệ giữa lực lượng quân đội hỗ trợ chính phủ với Trung Quốc đang trở nên đầy nguy hiểm. Miến Điện thể hiện rất ít sự nhiệt tình với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, một mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại qua con đường thương mại cổ Trung Quốc. Các tướng lĩnh Tatmadaw đã nổi giận với sự nhũng nhiễu của Trung Quốc trong nỗ lực tìm kiếm phương pháp ngưng bắn với các nhóm dân tộc nổi dậy. Trung Quốc đã chuẩn bị vũ trang và đào tạo một số đội quân dân tộc thiểu số, như Đội quân Quốc gia United Wa, và gây áp lực lên một số khác, như Đội quân Độc lập Kachin về việc không được kí kết những thỏa thuận hòa bình với chính quyền.
    Bất chấp những sự căng thẳng này cùng với những bộ phận thiếu tính quần chúng của Trung Quốc trong cộng đồng Miến Điện thì Trung Quốc vẫn giữ vị trí tốt trong việc giúp cho sự phát triển kinh tế cần thiết ở nước này. Chính phủ mới cần phải hàn gắn lại với Trung Quốc trong lúc chống lại những nỗ lực của Trung Quốc về việc đặt quá nhiều áp lực vào nước láng giềng nhỏ bé của họ. Một trong số ít những khu vực mà chính quyền quân phiệt đã làm việc nổi trội là duy trì chủ quyền quốc gia và tìm kiếm lời khuyên từ những tướng lãnh về vấn đề để cho mối quan hệ giữa NLD – Tatmadaw và cho cả Miến Điện đều có lợi.
    NLD sẽ phải đương đầu với rất nhiều những thử thách khác, từ việc có được hiệp ước hòa bình với các nhóm dân tộc thiểu số nổi loạn đến việc cơ cấu lại các tòa án và sửa đổi các hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sau nửa thế kỉ với nhiều qui tắc quân đội vô lý, chỉ còn một số ít các mặt về chính trị, xã hội và đời sống kinh tế không cần cải cách với qui mô lớn. Kể cả với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đây cũng là một mục tiêu không dễ dàng, và chính quyền mới cũng cần bớt đi những hy vọng mà nhiều người đang mong đợi. Suu Kyi và đảng của bà chỉ mới vượt qua được rào cản đầu tiên.
    Nguồn:https://www.danluan.org/tin-tuc/20160220/dan-chu-o-mien-dien-chang-duong-dai-phia-truoc
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org