Tại sao các nước đang phát triển tỏ ra đề kháng trước uy lực pháp quyền?

Posted on
  • Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Barry R. Weingast
    Đỗ Kim Thêm dịch
    Lời người dịch: Nguyên tác Anh ngữ của bản dịch là: “Why developing countries prove so resistant to the rule of law?” của Barry R. Weingast, Chương II trong sách của James J. Heckman, Robert L. Nelson, Lee Cabatingam (eds.), Global Perspectives on the Rule of Law, Routledge Cavendisch, 2010, 29–51. Barry R. Weingast hiện là Giáo sư Chính trị học, Đại Học Stanford, Hoa Kỳ.
    Weingast lập luận là các nước đang mở mang chống lại uy lực pháp quyền khi chính giới giải quyết vấn đề động loạn xã hội bằng cách lo bảo đảm đặc quyền và đặc lợi. Ngay cả khi chấp nhận dân chủ và phân quyền, họ không thể tạo một nhà nước vĩnh cửu để có thể duy trì luật pháp trong một tiến trình dài. Các cải cách luật lệ và thể chế theo mô hình các nước phương Tây đều thất bại, vì không thể thay đổi cấu trúc cơ bản xã hội và gia tăng khích lệ tác động.
    Để đạt được uy lực pháp quyền, các quốc gia này phải chuyển tiếp từ hệ thống tiếp cận giới hạn qua đến mở rộng, phải đạt được tình trạng cơ bản để trưỏng thành, rồi bắt đầu vào các bước chuẩn bị. Chỉ có các giai đoạn phát triển này tạo cho quốc gia có khả năng tổ chức về thể chế cho nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền cần có hai thay đổi: thể chế cung cấp luật lệ và kết ước khả tín nhằm bảo đảm cho thể chế này sống còn.
    Dẫn nhập
    Tại sao các nước đang phát triển tỏ ra đề kháng trước uy lực pháp quyền và nói một cách khái quát là trước việc điều hành hữu hiệu? Vấn đề càng nghịch lý hơn khi chúng ta biết tương đối khá tường tận những kỹ thuật về thể chế đem lại uy lực pháp quyền, thí dụ như quyền tư hữu, dân quyền, quyền tự do cá nhân, luật doanh nghiệp, cấu trúc quản lý doanh nghiệp, luật hợp đồng và hệ thống tư pháp. Đề cập đến vấn đề này, tôi dựa vào cách tiếp cận mới do ba tác giả North, Wallis và Weingast triển khai vào năm 2009 và gọi tắt sau đây là NWW. Họ lý giải sự thành hình nhà nước pháp quyền ở phương Tây và sự bất khả du nhập nguyên tắc này tại các nước đang phát triển.
    Các khảo hướng cổ điển về tăng trưởng trong khoa học kinh tế, chính trị và luật pháp cho là tại các xã hội đang mở mang có những cách không đầy đủ, thiếu những thành tố chủ yếu của những xã hội phát triển toàn diện. Tất cả các nhà kinh tế, nhà dân chủ và luật gia khuyến cáo rằng thể chế và chính sách mới nên du nhập từ các xã hội tiền tiến vào các xã hội đang mở mang, mà tiêu biêu nhất là tư bản, kỷ thuật và những thị trường cạnh tranh, các chính đảng và bầu cử, loại quyền luật định, hiến pháp và định chế tư pháp. Các cải cách này hãy còn quá khó thành tựu để tăng trưởng kinh tế trường kỳ, dân chủ ổn định để kiểm soát chính giới, và thể chế pháp quyền để có một nền tư pháp hữu hiệu.
    Phương cách mới của NWW lý giải về các khó khăn trong việc du nhập thể chế từ xã hội tiền tiến cho xã hội chậm tiến. Khuôn khổ giải thích này chia các xã hội ngày nay thành hai loại mô hình về trật tự xã hội, giải thích là tổ chức xã hội của các nước đang phát triển hoàn toàn khác biệt với các nước đã phát triển. Luận điểm cổ điển không đề cập đến là làm sao xã hội giảm bớt hay kiểm soát được động loạn. Trật tự xã hội nền tảng nhất qua lịch sử, hệ thống tiếp cận hạn chế hay quốc gia sơ khai giải quyết vấn đề bạo lực bằng cách ban phát và bảo đảm cho cá nhân và phe nhóm quyền thế được hưởng đặc quyền, cho họ có nhiều khích lệ để hợp tác hơn là chống nhau. Có hưởng đặc quyền, giới hạn cạnh tranh và tiếp cận tới các tổ chức, tất cả làm ngăn trở tăng trưởng kinh tế trường kỳ cho xã hội. Ngược lại, những hệ thống mở rộng sử dụng cạnh tranh, mở lối cho việc tiếp cận với các tổ chức và thể chế để kiểm soát bạo lực. Tất cả có những đặc tính là giảm đi đặc quyền và đem lại tăng trưởng kinh tế dài hạn.
    Trong chương này tôi đặt trọng tâm vào hai khía cạnh của uy lực pháp quyền, một là các ý tưởng liên hệ đến tính chính xác, bình đẳng trước pháp luật, không có sự lạm dụng độc đoán cuả chính quyền; hai là thiếu thành tố năng động trong hầu hết mọi cách xử lý, để nhấn mạnh pháp quyền nhà nước không chỉ áp dụng cho hiện tại mà còn cho tương lai. Khía cạnh năng động tạo vấn đề thay đổi lãnh đạo hay liên minh cầm quyền trong một nước. Điều gì làm ràng buộc chính giới mới để họ tôn trọng luật pháp và thể chế đang có? Chủ đề này đặc biệt tạo hàng loạt các vấn đề trong các chế độ độc tài nhưng liên hệ đến tất cả các nước sơ khai, kể cả các nước gọi là dân chủ; không khả năng làm ràng buộc thể chế tương lai vào luật pháp và thể chế hiện tại, đó là trở ngại chính trong việc lập uy lực pháp quyền. Vấn đề không phải là các loại quyền hay thể chế trong hiện tại thu hút như thế nào, mà là nó không thích hợp trong trường kỳ, nếu chế độ tương lai có thể thay đổi tất cả tùy thích. Chủ đề này có liên hệ mật thiết đến việc tạo ra một nhà nước trường tồn, mà đặc điểm là thể chế sẽ không tùy thuộc vào bản sắc cá nhân của lãnh đạo hay liên minh cầm quyền.
    Những nhà nghiên cứu về nhà nước pháp quyền thường chú tâm về những hình thức của các loại quyền luật định, thí dụ như bản chất và đặc điểm của luật – hoặc là hình thức của thể chế phải được áp dụng và kiểm soát các quyền này, mà bản chất và đặc điểm của thể chế tư pháp là thí dụ. Nhưng họ thiếu nghiên cứu vấn đề duy trì và bảo vệ thể chế này khi bị các quan chức lạm dụng. Lãnh đaọ của các nước sơ khai thường có quyền thay đổi thể chế khi thấy không còn thích hợp, như chúng ta chứng kiến tại Đức dưới thời Nazi của Aldolf Hitler, thời Vladimir Putin của Liên Xô, Hugo Chavez của Venezuela hay Robert Mugabe của Zimbabwe. Tương tự như vậy, lãnh đạo các nước lạc hậu nắm quyền bằng bạo lực, và họ thường thoả hiệp trực tiếp với các thể chế đang có, thí dụ như Augustino Pinochet của Chile và Francisco Franco của Tây Ban Nha. Cuối cùng, các nước sơ khai rơi vào cảnh nội chiến làm kết thúc tính liên tục của thể chế như đã minh chứng trong trường hợp Nam Tư củ vào đầu thập niên 1990, Rwanda vào năm 1994 và Somalia kể từ đầu thập niên 1990. Tất cả ba hình thức bất ổn này kìm hãm khả năng các nước lạc hậu để tạo ra nhà nước pháp quyền. Những thí dụ này cho thấy duy trì phần thứ nhất của nhà nước pháp quyền – thí dụ như tạo bình đẳng trước luật pháp và huỷ diệt sự lạm dụng chuyên chính – cả hai tùy thuộc vào việc tạo lập một nhà nước vĩnh cửu mà luật pháp và thể chế chính quyền không tùy thuộc vào bản sắc của chính giới.
    Bài học chính của chương này là các nước lạc hậu không thể tạo hệ thống nhà nước pháp quyền bằng cách tiếp nhận những thể chế và cấu trúc điều hành có hệ thống tiếp cận công khai. Để đạt mục tiêu này, các nước sơ khai phải bắt đầu chuyển tiếp để mở ra cách tiếp cận quyền lực. Nhà nước pháp quyền thành hình trong thời kỳ chuyển tiếp khi xã hội chuyển hoá từ một căn bản dựa trên giao tiếp và đổi chác cá nhân sang căn bản khác là không còn thiên vị. Phần chuyển hoá này thuộc về thể chế. Thực vây, tạo nhà nước pháp quyền đòi hỏi hai thay đổi riêng biệt thuộc về thể chế: thể chế cung cấp luật lệ; và một loạt các kết ước khả tín nhằm bảo đảm cho thể chế này sống còn.
    Chương này trình bày theo một trình tự như sau. Phần 2 phác thảo khung nghiên cứu của NWW. Phần 3 định nghiã các khiá cạnh của nhà nước pháp quyền áp dụng trong công trình nghiên cứu này. Phần 4 áp dụng khung nghiên cứu vào sự hình thành nhà nước pháp quyền trong một viễn cảnh lịch sử, chứng minh những nối kết chặt chẽ cho sự chuyển tiếp và giải thích sự chuyển tiếp của các xã hội phương Tây từ lạc hậu đến mở rộng tiếp cận. Phần 5 giải thích tại sao các luật thủ tục, các quyền luật định và các thể chế của nhà nước pháp quyền không thể du nhập vào các nước đang phát triển. Cuối cùng là đúc kết của tôi.
    Khuôn khổ khái niệm để giải thích lịch sử con người
    Để tìm hiểu cách tổ chức và vận hành xã hội, tôi căn cứ vào khuôn khổ khái niệm của NWW (2009)[2]. Đề án của NWW phân biệt những trật tự xã hội, Khuôn mẫu đặc biệt của tổ chức xã hội. Mỗi trật tự xã hội biểu hiện một khuôn mẫu đặc trưng của mối quan hệ con người mà cấu trúc nhằm tìm cách kìm chế bạo lực. Cách kìm chế bạo lực ảnh hưởng đến toàn xã hội. Khái niệm về trật tự xã hội đưa ra một khuôn khổ mà chúng ta có thể hiểu qua mối quan hệ giữa những hệ thống chính trị, kinh tế với các hệ thống khác. Khuôn khổ kết hợp những khái niệm cơ bản: bạo lực, thể chế, tổ chức và tín ngưỡng. Những chủ đề chính của khuôn khổ này là bạo lực được kiểm soát như thế nào và có đạt được không, xã hội tổ chức như thế nào và thể chế nào có thể hỗ trợ; đặc biệt nhất là thể chế hỗ trợ tổ chức như thế nào và ai tạo hình cho các tổ chức; và cuối cùng là các mối tương tác có còn dựa trên quan hệ quen biết cá nhân hay không.
    Lịch sử con người chứng kiến có ba loại trật tự xã hội. Trong một xã hội chuyên lo tìm thực phẩm thì chúng ta phải trở lui lại trước khi có lịch sử con người được ghi chép, con người chung sống trong những nhóm nhỏ, thường từ khoảng 25 đến 100. Trong một xã hội mà cách tiếp cận bị giới hạn, và chúng ta còn gọi là quốc gia sơ khai, thành hình trong lịch sử người khoảng 10.000 trước đây và liên hệ đến cách mạng xã hội tạo thành những nền văn minh đầu tiên. Trong trật tự xã hội này, hệ thống chính trị quy định hệ thống kinh tế nhằm tạo ra những đặc lợi để kiểm soát động loạn và duy trì trật tự. Khi phân phối đặc lợi cho những người có tiềm năng sử dụng bạo lực, những xã hội này làm giảm đi vấn đề động loạn một cách đáng kể. Cuối cùng, một hệ thống tiếp cận mở rộng dựa vào cạnh tranh trong những hệ thống chính trị và kinh tế sẽ duy trì trật tự. Trật tự xã hội thành hình đầu tiên trong thời kỳ cách mạng thứ hai mà chúng ta còn gọi là cách mạng trí thức hay công nghiệp.
    Con người và đoàn thể
    Những mối quan hệ trong các quốc gia sơ khai là mối quan hệ cá nhân, cụ thể hơn những mối quan hệ giữa các thành viên trong liên minh cai trị là cá nhân, mối quan hệ tuỳ thuộc vào bản sắc của cá nhân. Quốc gia sơ khai ứng xử với từng cá nhân với quyền lợi, đặc quyền và nghiã vụ tùy thuộc vào đặc điểm từng cá nhân. Chính vì thế mà quyền lợi, đặc quyền và nghiã vụ hoàn toàn khác nhau. Những tình trạng này taọ nên sự tương tác luôn tái lập giữa những cá nhân, nó giúp họ để hiểu biết nhau, tin tưởng nhau và thúc đẩy trao đổi. Vì mọi người và mỗi mối quan hệ đều khác nhau, mối tương tác được lập lại sẽ cần thiết trong việc thúc đẩy trao đổi. Hợp tác và trao đổi chấm dứt khi mối quan hệ không đều đặn.
    Con người có hai phần. Thứ nhất, mỗi người có một cơ thể độc nhất, gồm có vóc dáng, diện mạo và thông minh. Thứ hai, mỗi người có một loạt đặc tính liên hệ đến xã hội dựa trên điạ vị, quyền lực, ưu quyền, quyền lợi và nghĩa vụ.[3]
    Xã hội bị chế ngự bởi những mối quan hệ cá nhân, khi đặc tính xã hội của từng cá nhân là riêng biệt. Trái lại, xã hội được cai trị không dựa trên những mối quan hệ riêng tư khi đặc tính xã hội của những giai cấp rộng lớn của cá nhân giống nhau.
    Quốc gia sơ khai
    Các quốc gia phải kiểm soát vấn đề nền tảng của bạo lực. Trong những quốc gia sơ khai, liên minh của những người quyền thế thành hình để giải quyết vấn đề này.[4] Liên minh bảo đảm cho thành viên những đặc quyền, tạo ra quyền lợi thông qua việc ngăn chặn các cách tiếp cận với tài nguyên giá trị hay các tổ chức, rồi họ lại sử dụng đặc quyền này để duy trì trật tự. Bởi vì chống nhau làm giảm bớt quyền lợi nên các thành viên trong trong liên minh này có nhiều khích lệ là không chống nhau để duy trì quyền lợi. Các quốc gia sơ khai giới hạn các cách tiếp cận vào trong các tổ chức và giới hạn cạnh tranh trong tất cả mọi hệ thống. Không làm như vậy thì sẽ mất đặc quyền và như thế sẽ giảm đi động lực không chống phá.
    Chúng tôi gọi hệ thống này là quốc gia sơ khai, vì gần như trong suốt 10.000 năm của lịch sử nhân loại – thực ra mãi cho đến hai thế kỷ sau cùng – quốc gia sơ khai là một giải pháp duy nhất cho vấn đề bạo lực, nó tạo nên một xã hội có tôn ti và thịnh vượng đáng kể.[5] Nếu so với xã hội lo chuyện mưu sinh trước đây, quốc gia sơ khai đem lại tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, và ngay cả đến ngày hôm nay, chúng ta thấy bằng chứng của sự thịnh vượng tích lũy được do những nền văn minh xa xưa. Tuy nhiên, tương phản với hệ thống có được tiếp cận tự do, quốc gia sơ khai có những hậu quả bất lợi đáng kể cho tăng trưởng kinh tế.
    Những mối quan hệ cá nhân tạo nên những đặc điểm thuộc về hai lĩnh vực kinh tế và chính trị học trong các quốc gia sơ khai. Ngay trong liên minh cai trị, tất cả mối giao tiếp là cá nhân. Thí dụ như nhiều thành viên đầy quyền lực đạt được nhiều đặc quyền đáng giá. Theo cách này các quốc gia sơ khai thất bại trong việc phân phối phúc lợi, tạo cơ nguy động loạn. Khi mối quan hệ quyền lực không đem lại quân bình trong phân phối quyền lợi, những người có nhiều quyền hơn dường như muốn dành phần hơn. Nếu không làm được họ cố gắng tranh đấu để đạt được. Đặc trưng của mạng lưới bao che là nối kết những người cô thế với những người đầy quyền bính. Bất cứ người nào vô quyền cố tìm cách được kết nạp vào trong tổ chức quyền lực trong trường hợp động loạn bộc phát. Mối quan hệ cá nhân này cũng có đặc tính hầu hết là quan hệ kinh tế. Cách chính thúc đẩy trao đổi kinh tế là lập đi lập lại mối tương tác. Những thể chế cho nhà nước pháp quyền, thí dụ như toà án, chỉ bắt đầu trong những quốc gia sơ khai trưởng thành, và các thể chế này hầu hết dành cho các tổ chức hơn là cho các cá nhân.
    Những quốc gia sơ khai được ổn định nhưng không thuần tĩnh lặng. Quốc gia này thường thích nghi khi hoàn cảnh thay đổi. Những biến động khác nhau – biến cố do thay đổi thời tiết, thay đổi dân số, biến động giá cả, tân trang kỹ thuật hay biến cố quân sự, – tất cả có ảnh hưởng đến vận mệnh đến các thành viên trong liên minh. Khi có một vài thành viên nhiều quyền và các thành viên khác ít quyền hơn, thì sự liên kết này phải được điều chỉnh về đặc quyền và đặc lợi. Không làm như vậy sẽ gây động loạn, khi những đặc quyền và đặc lợi của những thành viên không còn phù hợp với quyền lực. Việc này đe doạ họ dùng bạo lực mà họ tin rằng là để dành phần chia sẻ sòng phẳng. Vì thế giới đang chuyển hoá, do đó, quốc gia sơ khai phải điều chỉnh triệt để hơn một cách thường xuyên trong lĩnh vực đặc quyền, đặc lợi và liên minh cai trị. Điều này thường liên kết với việc truất hữu tài sản và đặc quyền mà giới lãnh đạo bảo đảm cho người khác.
    Đặc trưng của quốc gia sơ khai
    Đề cương của NWW phân biệt ba loại quốc gia sơ khai, nó tùy thuộc vào phương cách mà các tác giả này xử lý đối với các tổ chức và những sự phức tạp thể chế. Trong những quốc gia sơ khai mong manh, một tổ chức duy nhất hỗ trợ cho nhà nước chính là nhà nước, liên minh nắm quyền. Những quốc gia này ít có sự khác biệt nhau và vì thế mà ít có chuyên môn hoá và trao đổi kinh tế. Quốc gia sơ khai mong manh nghèo và dễ phát sinh động loạn, thể chế có ít tầm vóc và những kết ước khả tín mà Chad, Iraq, Mozambique, Somalia và Sudan là thí dụ.
    Quốc gia sơ khai cơ bản hỗ trợ cho hàng loạt các tổ chức, tất cả có liên hệ chặt chẽ với nhà nước. Những tổ chức này tạo những chuyên môn hoá cao độ, thí dụ như thu thuế, hoạt động tôn giáo và những chức năng kinh tế chuyên môn hoá, kể cả hoạt động khoáng sản và ngọai thương. Quốc gia sơ khai cơ bản có mức độ quy mô về thể chế để hỗ trợ tổ chức nhà nước, các quốc gia có thể kiên cường để chống lại mọi biến động hơn là những quốc gia sơ khai mong manh. Những quốc gia này có một phạm vi rộng của những thể chế công, thí dụ như luật thừa kế cho những nhà lãnh đạo mới hoặc luật điều tiết tỷ lệ thuế suất, hoặc là phân chia những thiệt hại do các cuộc chinh phục. Để đạt được mức độ mà những quốc gia có được những công trình này, đó là do những công nghiệp nhà nước điều khiển. Tất cả mọi vấn đề này kìm chế đưọc tiềm tàng những tranh chấp có bạo động. Những luật lệ nhằm thể chế hóa những quyết định về vấn đề này làm giảm đi nguy cơ cho động loạn bộc phát. Các quốc gia sơ khai cơ bản của đế quốc Atzec, đế quốc Carolinge thời Trung cổ, Iraq dưới thời Saddam Hussein, Liên Xô cũ và Ai Cập là những thí dụ.
    Cuối cùng, những quốc gia sơ khai trưởng thành phát triển những tổ chức tư nhân phức tạp mà nó hiện hữu tách biệt với nhà nước. Những tổ chức thương nhân hoặc những doanh nghiệp tư nhân có thể hiện hữu và sinh hoạt độc lập với những doanh nghiệp quốc doanh. Cùng song hành là một hệ thống luật tư pháp và phương cách chấp pháp luật hợp đồng nhằm hỗ trợ cho những tổ chức này. Tuy nhiên, những quốc gia sơ khai trưởng thành giới hạn cách tiếp cận tới những doanh nghiệp tư nhân như là một phần trong tiến trình tạo lập đặc lợi. Chỉ những thành viên của liên minh cai trị mới có cơ hội tiếp cận với tổ chức tư này, và đây là một đặc quyền đáng giá. Những quốc gia sơ khai trưởng thành có nhiều khả năng đề kháng trước tình hình thay đổi hơn là quốc gia sơ khai cơ bản. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng có nhiều khủng hoảng và điều chỉnh liên minh cai trị định kỳ về mọi quyền lợi và đặc quyền. Tình trạng nước Anh vào thế kỷ XVII, Argentina hiện nay, Ba Tây, Mexico và Ấn Độ là những thí dụ.
    Sự thăng tiến của quốc gia sơ khai từ giai đoạn mong manh đến cơ bản làm cho nhà nước trở nên thịnh vượng hơn. Sự cường thịnh có nhiều lý do. Thứ nhất, tầm vóc tổ chức, mức độ chuyên môn hoá và trao đổi phong phú hơn qua sự thăng tiến này. Thứ hai, mức độ của động loạn giảm đi qua sự thăng tiến này và có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sự thịnh vượng. Một cách trực tiếp thì mức độ thấp làm thịnh vượng ít bị hủy diệt hơn. Một cách gián tiếp thì số lượng các trao đổi có tiềm năng sinh lợi càng nhiều hơn sẽ xãy ra, vì các phe nhóm sẽ mất đi trao đổi khi bạo động bùng nổ; họ muốn có nhiều trao đổỉ khi nguy hiểm bạo lực giảm thiểu.
    Tuy thế, nhu cầu của tất cả mọi quốc gia sơ khai khi giới hạn cách tiếp cận để kiểm soát bạo lực sẽ tất yếu làm hạn chế cách tiếp cận các quyền lợi luật định và tổ chức. Những giới hạn này, tự nó, lại giới hạn cạnh tranh kinh tế. Các quốc gia này cũng giới hạn cạnh tranh trong chính sách, giảm đi cách đề xuất những ý tưởng mới và phương tiện để giải quyết những khó khăn đa dạng trong chính trị và các lĩnh vực khác mà mọi xã hội phải đương đầu.
    Mở rộng tiếp cận
    Mở rộng tiếp cận làm cho có cách thâm nhập công khai tới các tổ chức kinh tế và chính trị. Do đó, các hệ thống này biểu hiện cạnh tranh chính trị và kinh tế. Cạnh tranh này là trọng tâm cho một trật tự chính trị và ngăn ngừa bạo lực. Trái ngược với quốc gia sơ khai, tất cả mọi công dân trong hệ thống được tiếp cận công khai có khả năng kết ước tạo ra những tổ chức và sử dụng tòa án để chấp pháp những hợp đồng của tổ chức. Nhờ thế, mở rộng tiếp cận tạo nên và duy trì một xã hội dân sự cường thịnh. Cạnh tranh và mở rộng tiếp cận trong một hệ thống kinh tế thúc đẩy cạnh tranh và mở rộng tiếp cận trong hệ thống chính trị, và ngược lại.
    Những quan điểm cơ bản trong khoa học kinh tế và chính trị thiếu nhận thức về cách mở rộng tiếp cận, vì chỉ tập trung nghiên cứu trong một hệ thống. Các nhà kinh tế cố gằng tìm hiểu sự ổn định kinh tế bằng cách tập trung về đặc điểm quân bình của những thị trường mà không tham khảo đến hệ thống chính trị, bỏ qua vấn đề quyền tư hữu, hệ thống luật pháp và thi hành hợp đồng, và ổn định kinh tế vĩ mô là những kết quả của những chọn lựa chính trị và dân chủ. Những nhà khoa học chính trị nghiên cứu về những đặc điểm của những hệ thống dân chủ trong một hệ thống mở rộng tiếp cận, nhưng họ xem đây là điều đã có sẳn, họ không giải thích làm sao dân chủ duy trì thị trường cạnh tranh và dân chủ có được tại nhiều nước đang không có dân chủ.[6]
    Mở rộng tiếp cận được duy trì một phần là nhờ có hệ thống niềm tin vào sự bình đẳng và kết hợp. Vào thế kỷ XIX, những niềm tin này thể hiện qua việc nối kết dân chúng trong một hệ thống chung là luật pháp, thị trường và dân chủ, nơi mà giới lãnh đạo trước đây loại dân chúng ra khỏi. Trong thế kỷ XX, những niềm tin này bao gồm bình đẳng trước luật pháp, không dựa vào quen biết cá nhân, để việc chấp hành nguyên tắc nhà nước pháp quyền được áp dụng chung cho mọi công dân, không phân biệt ai. Hơn nữa, những niềm tin này có thực tại mới trong phạm vi của nhiều chính sách và những sản phẩm công ích được tạo ra và chia sẻ chung, thí dụ như giáo dục, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, người già và tai nạn lao động cho công nhân, và cung ứng về cơ sở hạ tầng trong một quy mô lớn. Mặc dù mọi người sống trong một nước không nhất thiết phải là công dân mới có quyền sử dụng này, nhưng phải chấp nhận một phần lớn là dành cho họ. Tuy thế, để đạt được sự mở rộng tiếp cận, mọi công dân đều được bình đẳng, nhà nước đối xử với họ không trên căn bản thiên vị.
    Bình đẳng, kết hợp mọi người dân và chính sách nhằm phân phối chung sẽ làm hạ thấp hơn mọi yêu sách trong việc tái phân phối đang yếu kém, nên việc làm này có thể tác hại đến việc mở rộng tiếp cận. Những phương tiện mà ngườì ta được quyền hưởng qua cách tiếp cận mở rộng, – sản phẩm công ích, bảo hiểm xã hội và cơ sở hạ tầng –, tất cả bổ sung thị trường cạnh tranh và làm giá cả hạ thấp một cách đáng kể hơn là chỉ có thuần tuý phân phối. Quan sát này cùng song hành với lập luận rằng tất cả mọi hiến pháp thành công trong việc giới hạn những phần tạo ra quyền lực. Vì các phe nhóm quyền thế ít bị đe dọa bởi chế độ đương quyền, các hiến pháp giới hạn phần quyền lực và bị lệ thuộc vào các khuynh đảo, khi các phe nhóm hỗ trợ khuynh đảo nhằm bảo vệ chính mình.
    Mở rộng tiếp cận duy trì cạnh tranh chính trị qua hình thức của hệ thống chính đảng cạnh tranh. Sự thành công của cạnh tranh tùy thuộc vào mở rộng tiếp cận không chỉ cho chính đảng mà còn cho các tổ chức. Mở rộng tiếp cận tới các tổ chức hỗ trợ các xã hội dân sự, cho phép người dân huy động và bảo vệ quyền lợi khi bị đe doạ. Tất cả mọi hình thức của các tổ chức này, cơ quan thiện nguyện, giáo hội, thể thao, doanh nghiệp là những phương tiện có tiềm năng chính trị cho việc huy động mọi quyền lợi trước mọi đe dọa chính trị. Chính đảng không phải chỉ lo tổ chức bầu cử, họ còn giám sát lẩn nhau. Đối lập chính trị là điều kiện chủ yếu cho một nền dân chủ thành công. Không phải chỉ có đối lập đề ra những kế hoạch thay thế, mà lực lượng đối lập là mối đe doạ đáng tin làm cho chính quyền phải thích ứng chính sách của họ trước tình hình mới. Cạnh tranh về lý tưởng và chính sách tạo điều kiện cho việc mở rộng tiếp cận có mức độ hiệu năng thích nghi, quốc gia sơ khai không có kết quả này.
    Cách mở rộng tiếp cận duy trì những thị trường cạnh tranh. Nhờ thế mà những xã hội này tạo ra sự tăng trưởng kinh tế lâu dài. Những thị trường cạnh tranh có những cơ chế phản ứng mạnh bạo nhằm giới hạn khả năng của hệ thống chính trị trong cách tiếp cận mở rộng để tạo nhiều quyền lợi. Cạnh tranh thị trường làm suy giảm những đặc quyền. Quyền lợi tài chính tạo nên những động lực cho chính quyền tìm cách giới hạn những cách tạo nên đặc quyền. Những chương trình quy mô nhằm tạo đặc quyền gây những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế và có những phản ứng trước mắt: kinh tế suy thoái làm giảm mức thu nhập thuế nhằm hỗ trợ cho chương trình tái phân phối và sản phẩm công ích; và nền kinh tế xuống dốc ảnh hưởng trực tiếp đến cử tri. Lịch sử chứng minh là cả hai loại hiệu ứng này tạo cho cử tri chống lại nhà cầm quyền trong những nền dân chủ ổn định. Tài nguyên di động và cạnh tranh quốc tế thúc đẩy những hiệu ứng này.
    Cuối cùng, chúng ta xem mối quan hệ giữa cách mở rộng tiếp cận và sự phát triển của chính quyền. Căn cứ vào niềm tin về bình đẳng và kết hợp, những chính sách về an sinh xã hội có nghiã là gia tăng đáng kể về công phí để tài trợ cho các chương trình này. Các chương trình này tạo khả năng mở rộng cách tiếp cận đem những quyền lợi cho dân chúng không dựa vào quen biết cá nhân; các quốc gia sơ khai thiếu khả năng đối xử dân chúng một cách khách quan và gặp nhiều khó khăn trong việc phân phối các sản phẩm công ích. Tương tự như vậy, sự kết hợp trong hệ thống có mở rộng tiếp cận tạo cung ứng những cơ sở hạ tầng trong hình thức những sản phẩm công ích địa phương và dịch vụ (đường sá, điện, điện thoại, chất thải và đổ rác) và giáo dục công cộng, tất cả đều đòi hỏi công phí tốn kém. Mở rộng tiếp cận cần có những chính quyền quy mô hơn là chính quyền ở các nước sơ khai, một phần lớn bởi vì chính quyền cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ công ích hơn cho người dân. Nói chung, hệ thống mở rộng tiếp cận cần có chính quyền rộng lớn hơn bởi vì tín nhiệm, dân tin chính quyền cung ứng những sản phẩm công ích nhiều cho dân hơn là hoang phí các chi xuất cho bao che. Chính vì thế mà dân sẵn lòng chi xuất cho dịch vụ chính phủ nhiều hơn dân trong một nước còn sơ khai.
    Các quốc gia sơ khai chống mở rộng tiếp cận
    Các quốc gia sơ khai có một vài thể chế tương tự khi mở rộng tiếp cận, thí dụ như chính đảng, bầu cử, thị trường và hệ thống tư pháp. Tại sao có khác biệt nhau trong cách tiếp cận mở rộng này? Câu trả lời là các quốc gia sơ khai này có những tiếp cận giới hạn với các tổ chức, thiếu cạnh tranh và thiếu một nhà nước có tính cách bền vững.
    Cách tiếp cận hạn chế và tạo ra nhiều đặc quyền làm cản trở thị trường. Các quốc gia sơ khai có thể có một vài thị trường, nhưng thường có những rào cản gây phiền toái hơn là trong một hệ thống có mở rộng tiếp cận. Hệ thống luật pháp tại các quốc gia này thường thiếu cách chấp pháp cho luật hợp đồng hay trọng tài trong tranh chấp giữa các cá nhân và tổ chức dựa vào nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Thực vậy, hệ thống tư pháp của các quốc gia sơ khai này chỉ là những tổ chức tạo ra tham nhũng. Cuối cùng, vì thiếu một nhà nước ổn cố có nghĩa là nhà nước tự cản trở thị trường với hành vi chuyên chính. Như Haber và các tác giả khác minh chứng trong trường hợp Mexico, chính quyền thường bảo đảm những đặc lợi quá mức và đặc quyền trong ngân hàng, chỉ truất hữu những ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng và tái lập trong thời kỳ mới. Không có khả năng tôn trọng quyền tư hữu trong những quốc gia sơ khai thành một hệ thống ổn định nên nhà nước thoả hiệp quá mức với thị truờng.
    Tương tự như vậy, một vài quốc gia sơ khai trưởng thành tổ chức bầu cử qua nhiều thập niên, thí dụ như Mexico từ năm 1930 và Chi Lê trước năm 1973. Nhưng ở đây, các cuộc bầu cử này khác biệt một cách có hệ thống với những nước có mở rộng tiếp cận. Như đã đề cập, chế độ cầm quyền có thể thoả hiệp về khả năng cạnh tranh của đối lập trong nhiều cách khác nhau. Cách tiếp cận tổ chức giới hạn cản trở xã hội dân sự, tạo thoả hiệp với dân khi trình bày quan điểm, thiếu một hệ thống tư pháp theo nhà nước pháp quyền làm thay đổi tận cội rễ pháp chế trong những đất nước này. Sự khiếm khuyết này tạo thêm khó khăn cho cơ chế lập pháp trong việc thông qua các luật để kiểm soát hành chánh, do đó mà không có phương cách chấp pháp cho các loại luật này. Điều này cho phép chính quyền bị hành pháp khống chế, giảm hiệu năng của phân quyền và khả năng lập pháp để kiểm soát hành pháp.
    Một vấn đề khác đối với các quốc gia sơ khai là không có khả năng phân phối phúc lợi dựa trên tiêu chuẩn khách quan. Điều này làm cản trở khả năng cung ứng những sản phẩm công ích, tạo thêm nhiều khó khăn đề ra chính sách phổ cập nhất cho việc mở rộng tiếp cận để bổ sung cho thị trường: những sản phẩm công ích của bảo hiểm xã hội, giáo dục và cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên.
    Cuối cùng, chúng ta hãy tham khảo những gì mà Hayek (1960) và North (2005) gọi là hiệu năng thích nghi, nghĩa là khả năng của nhà nước đáp ứng trước những biến cố khác nhau. Mọi quốc gia đối đầu nhiều vấn đề và khủng hoảng. Họ phải ứng xử như thế nào? Đầu tiên, vì mở rộng tiếp cận có những phương tiện tốt hơn để kiểm soát động loạn, bạo lực ít cơ hội bùng nổ khi khủng hoảng xảy ra. Do thế, người dân ít cần đến tự vệ. Ngược lại, nơi bạo lực xảy ra hay có thể xãy ra, dân chúng hay đoàn thể trong các nước sơ khai này có thể phản ứng tốt hơn khá nhanh chóng trước viễn cảnh của bạo lực bằng cách tự vệ để không bị tổn thương, nếu các phe nhóm khác dùng bạo lực. Những phản ứng này có nghĩa là tiềm tàng động loạn gây cho xã hội thêm bất ổn.
    Thứ hai, mở rộng tiếp cận quyền lực biểu hiện cạnh tranh về mặt lý tưởng. Các chính đảng cạnh tranh về các giải pháp khi khủng hoảng, và cách mở rộng tiếp cận tổ chức thuộc phạm vi xã hội dân sự có nghĩa là cá nhân, đoàn thể và tổ chức đề ra những ý tưởng mới một cách độc lập mà toàn xã hội có thể thảo luận. Các chính đảng đối lập các nhóm lợi ích có nhiều động lực mạnh để theo dõi, phê phán và đề xuất những giải pháp thay thế cho những giải pháp của nhà cầm quyền, Do đó, mở rộng tiếp cận tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các quốc gia sơ khai trong việc loại bỏ những ý tưởng xấu hay không được huởng ứng.
    Thứ ba, vì để có khả năng tạo những kết ước khả tín hơn, cách mở rộng tiếp cận có nhiều điều kiện hơn tạo nhiều kết ước để đương đầu khủng hoảng. Thực vậy, lịch sử của việc mở rộng tiếp cận chứng minh có đủ loại những kết ước để giải quyết khủng hoảng, xin đan cử một vài ví dụ: thành lập nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp 1959, các Thoả hiệp năm 1820, 1833, 1850 và 1877 của Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX và nhiều luật Cải cách khác nhau tại nước Anh vào thế kỷ XIX.
    Nội dung của đoạn này có hai điểm. Thứ nhất, các quốc gia sơ khai có một số thể chế tương tự khi mở rộng tiếp cận như thị trường, hệ thống bầu cử và hệ thống tư pháp. Nhưng các thể chế này hoạt động một cách khác biệt trong các quốc gia sơ khai bởi vì giới hạn cách tiếp cận, thiếu yếu tố nhà nước bền vững và không thể cung ứng phúc lợi cho ngưòi dân trên căn bản khách quan. Thứ hai, những hệ thống tiếp cận mở rộng không hoàn chỉnh và trong thực hiện tất cả quốc gia có mở rộng tiếp cận tạo ra đặc lợi đáng kể. Nhưng – để so sánh với các quốc gia sơ khai – cơ chế cạnh tranh của hệ thống tiếp cận mở rộng hoạt động tương đối tốt đẹp và cung ứng những phương tiện cho việc tăng trưởng kinh tế lâu dài và xã hội vững vàng hơn để chống lại những vấn đề dị biệt và khủng hoảng.
    Sự chuyển tiếp từ tiếp cận giới hạn đến mở rộng
    Viễn cảnh của NWW định nghiã lại tiến trình phát triển kinh tế và chính trị như là một chuyển tiếp tiếp cận từ mức độ giới hạn đến mở rộng. Sự chuyển tiếp này là một tiến trình gian nan, và chỉ có một số quá ít quốc gia thành đạt sự chuyền tiếp này. Tôi ít khi sử dụng tư liệu này, tôi chỉ muốn mô tả một cách vắn tắt vì đã trình bày chi tiết trong chương 5 và 6 của công trình NWW.
    Vì sự chuyển tiếp bắt đầu với các nước sơ khai, thời kỳ đầu của sự chuyển tiếp phải phù hợp với trình độ lý luận của các nước sơ khai. Một số các nước sơ khai bắt đầu đi từ tư thế này khi mà hàng loạt các thay đổi hướng việc duy trì cách mở rộng tiếp cận. Ngay trong các nước sơ khai, một số điều kiện có thể phát sinh tạo phát triển cho những mối quan hệ không cần quen biết giữa các giới lãnh đạo. Khi việc này xảy ra, giới lãnh đạo có thể tìm ra quyền lợi mình khi thể chế hoá mối quan hệ này.
    NWW phân chia tiến trình chuyển tiếp thành hai phần, điều kiện chuẩn bị và chuyển tiếp.
    Bước chuẩn bị thứ nhất: uy lực pháp quyền cho lãnh đạo
    Một vài quốc gia sơ khai trưởng thành thể chế hoá mối quan hệ giữa giới lãnh đạo, các đặc quyền được điều tiết bằng cách chuyển thành quyền lợi luật định cho họ. Hay nói một cách khác hơn, những đặc quyền này chuyển từ quen biết cá nhân đặc biệt qua tình trạng khách quan và được áp dụng chung cho cả giới lãnh đạo. Như sẽ được thảo luận trong chi tiết trong phần dưới đây, luật canh nông tại Anh thời trung cổ có dẫn chứng. Vào thế kỷ XI, quyền hữu đất đai thuộc về nhà vua khi lãnh chuá địa phương từ trần. Trong khi thương thảo việc trả tiền, việc này tùy thuộc vào giá trị của đất và quyền lực của người thừa kế, người thừa kế có thể mua lại quyền tư hữu đất. Qua thời gian, tiến trình trở thành tiêu chuẩn hoá thành tiền lệ phí. Tương tự như vậy, cạnh tranh giữa các hệ thống tòa án khác nhau tại nước Anh trong việc thu nhập lệ phí đưa tới việc tòa án phải canh tân, thay đổi luật lệ tốt hơn để phục vụ cho quyền lợi lãnh đạo. Quan trọng hơn, luật pháp thành hình để bảo đảm điền chủ, quyền kiểm soát đất đai giữa các thừa kế khác nhau khi họ chết, kể cả khả năng các điều kiện bảo đảm quyền sở hữu đất đai, (nếu điều kiện này không còn, đất sẽ thuộc về người thừa kế khác).[7]
    Bước chuẩn bị thứ hai: nhà nước vĩnh cửu
    Hầu hết các quốc gia sơ khai đều phải chết theo ý nghĩa khi liên minh cai trị và lãnh đạo thay đổi, những khía cạnh căn bản của nhà nước cũng thường chết theo, đây cũng là luật cho sự chọn lựa chính trị. Những nhà nước này có khả năng giới hạn trong việc đề ra những kết uớc khả tín nhằm tôn trọng các loại quyền lợi luật định và luật lệ khác nhau để ràng buộc các liên minh và lãnh đạo kế nhiệm, nhờ đó lãnh đạo mới duyệt xét triệt để các bản chất của thể chế, quyền lợi và chính sách. Ý tưởng về tính vĩnh cửu tạo nên những khía cạnh của nhà nước vượt qua khỏỉ cuộc đời của các quan chức đương quyền, để các thể chế không còn tùy thuộc vào bản sắc của các quan chức đang nắm các thể chế.
    Một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong tính vĩnh cửu là tạo ra những tổ chức sống bền bỉ, những tổ chức sống lâu hơn cuộc đời của các cá nhân đứng ra thành lập tổ chức. Sự đối tác, một hình thức chính của tổ chức kinh tế trong suốt thời kỳ lịch sử cho đến giửa thế kỷ XIX, đòi hỏi tổ chức này phải giải thể hay tổ chức lại khi một thành viên từ trần hay tự nguyện rời khỏi tổ chức. Lập ra doanh nghiệp với những phần hùn có thể chuyển nhượng và cho phép các cổ đông chuyển quyền này cho người thừa kế giải quyết được vấn đề, làm cho những tổ chức sống thọ hơn. Do đó, những doanh nghiệp cho phép tập trung quản lý những nguy hiểm chính và có nhiều khả năng mở rộng phạm vi thời gian hơn là chỉ lo cho đối tác.
    Bước chuẩn bị thứ ba: Củng cố kiểm soát trước động loạn và quân sự
    Bước chuẩn bị thứ ba là buớc khó khăn nhất để hiểu và thành đạt. Nếu không củng cố kiểm soát chính trị từ các nguồn gốc khác nhau của bạo lực, kể cả quân lực, thì các bước chuẩn bị khác không thể thực hiện được. Cả nguyên tắc nhà nước pháp quyền và những kết ước khả tín đều không tồn tại khi một bè cánh dùng bạo lực để buộc người khác theo ý họ. Các thảo luận về nhà nước pháp quyền ít đề cập đến vấn đề này. Hiện nay khi phê phán tình trạng này chúng ta biết quá ít về việc củng cố được thực hiện như thế nào.
    Bước chuyển tiếp
    Bước chuyển tiếp xảy ra khi một số đông dân chúng đủ để trở thành công dân trong ý nghĩa nhà nước phải đối xử với đa số theo cách đồng nhất và khách quan. Cùng lúc, tiến trình này phải khởi động khi cung cấp cho người dân cách tiếp cận với những tổ chức thuộc về chính trị và kinh tế, bảo đảm cho họ khả năng cạnh tranh như họ muốn trong hai hệ thống này. Tại Hoa Kỳ, tiến trình này xảy ra trong nhiều thế hệ, trải dài từ thời thuộc điạ, qua thời lập hiến cho đến thế kỷ XIX. Thực vậy, ý tưởng về cạnh tranh đảng phái với một chính đảng đối lập hợp pháp trong chính trị đã không thành hình cho mãi đển giửa thế kỷ XIX, vào khoảng thập niên 1840. Tương tự như vậy, luật doanh nghiệp cho phép bất cứ người nào cũng có quyền lập ra doanh nghiệp bắt đầu xảy ra vào thập niên 1840. Biến cố này cũng xảy ra tại Anh không lâu sau Hoa Kỳ, tại Pháp bắt đầu vào thập niên 1880.
    Các tranh luận trong việc tạo lập nhà nước pháp quyền
    Học giới dùng thuật ngữ uy lực pháp quyền trong nhiều ý nghĩa khác nhau với nhiều ngữ cảnh khác nhau, nhản hiệu này bao gồm nhiều điều tốt đẹp, thí dụ như cai trị hữu hiệu, dân chủ và nhân quyền. Theo mục tiêu của chương này, tôi tập trung vào hai khiá cạnh chủ yếu của nhà nước pháp quyền, thứ nhất là tính cách khách quan của luật pháp, tính chính xác hay có thể tiên đoán được của luật pháp, bao gồm việc không có hành vi độc tài của nhà nước chống cá nhân, tính trong sáng và đòi hỏi nhà nước phải đối xử với cá nhân được bình đẳng trước pháp luật. Thứ hai, khía cạnh năng động của nhà nước pháp quyền đòi hỏi nhà nước có khả năng tôn trọng pháp quyền trong tương lai cho dù tạo ra sự thay đổi các quan chức.
    Với định nghiã này thì các quốc gia sơ khai có nhiều khó khăn chủ yếu trong khi tạo lập nhà nước pháp quyền. Thứ nhất, định nghĩa này tương phản với nhà nước sơ khai mà đặc trưng nhất là bị cai trị do mối quan hệ cá nhân. Trong các nước sơ khai, bản sắc cá nhân xác định họ được đối xử như thế nào. Cụ thể hơn, nhà nước đối xử với cá nhân và phe nhóm có quyền thế hoàn toàn khác biệt với cá nhân và phe nhóm cô thế. Thí dụ như đặc quyền của công tước A khác hẳn vói công tước B và C – về mặt pháp lý lẫn thực tế – và hiệp sĩ đối xử khác nhau với công tước, không ai chú ý đến nông dân.
    Thứ hai, các quốc gia sơ khai có khó khăn khi tạo ra nhà nước pháp quyền với đặc tính là luật pháp có thể tiên đoán. Vì những quốc gia này được xây dựng quanh liên minh cai trị; khi những nhu cầu và mối quan hệ quyền lực của liên minh thay đổi, luật lệ, chính sách quyền lợi và đặc quyền thay đổi theo. Tương tự như vậy, thiếu tính trường cửu sẽ gây khó khăn cho các quốc gia sơ khai kết ước về những luật lệ, thể chế và chính sách lâu dài.
    Thứ ba, các quốc gia sơ khai thuờng hành xử một cách độc tài. Thái độ này phản ảnh cách lý luận của liên minh cầm quyền của các quốc gia sơ khai. Thí dụ như khi thời vận của những thành viên trong liên minh cầm quyền lên và xuống, nhà lãnh đạo điều chỉnh những đặc quyền của họ, thường thi tái phân phối các quyền này cho các thành viên khác. Từ quan điểm của cách mở rộng tiếp cận, sự chọn lưạ này có vẻ như độc đoán, chính sách và quyền hạn dường nhự tùy thuộc vào sư chọn lựa của nhà lãnh dạo, không bị ràng buộc vào pháp luật mà tùy thích. Bản sắc và đặc điểm quyền lực của từng cá nhân và phe nhóm là chủ yếu cho thái độ của các quốc gia sơ khai. Thái độ này đối nghịch với nhà nước pháp quyền, phản ảnh những năng động trong lý luận của liên minh cai trị tại các quốc gia sơ khai.
    Điểm cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, nhà nước pháp quyền liên hệ đến thành tố năng động, đối với tính chính xác cho pháp luật không phải chỉ có trong hiện tại mà còn ảnh hưởng tương lai. Chúng ta coi đặc điểm nhà nước pháp quyền được đảm bảo trong một hệ thống tiếp cận mở rộng, nhưng những người sống trong các quốc gia sơ khai không thể làm được điều này.[8] Vấn đề năng động đặt ra nhiều quan tâm khác.
    Thứ nhất, từ quan điểm kinh tế và chính trị chúng ta hãy xét đến vấn đề truất hữu. Các nhà đầu tư không quan tâm những gì mà luật lệ tạo ra cho hôm nay – thí dụ như quyền tư hữu và tỷ lệ thuế suất – nhưng là những gì mà luật này đem lại trong tương lai. Doanh thu theo luật lệ hôm nay không chắc là doanh thu trong tương lai, đặc biệt nhất là khi chính quyền hành sử một cách thời cơ để áp dụng chính sách truất hữu trên những giá trị đầu tư. Thí dụ, nông dân ở Ghana lo sợ đầu tư trường kỳ khi trồng cây cà phê, dù đem lợi do thuế suất ưu đãi trong hiện nay, nhưng sẽ bị mất đi trong tương lai, nếu chính quyền tăng thuế suất khi cây lớn và bắt đầu có trái.
    Thứ hai, hậu quả chính trị có liên quan tới vấn đề thay đổi liên minh cầm quyền và lãnh đạo, các quốc gia sơ khai có quá ít thể chế để ràng buộc những liên minh mới và lãnh đạo vào trong luật lệ hiện tại. Điều này là đặc biệt nhất trong các chế độ toàn trị. Vấn đề này liên hệ mật thiết đến việc xây dựng một nhà nước sống bền vững và sẽ được trình bày trong phần sau.
    Khái niệm về một kết ước khả tín đem lại câu trả lời cho cả hai vấn đề này. Nhà nước không thể đơn thuần công bố luật và tạo quyền luật định theo tiêu chuẩn khách quan; đối với lãnh đạo hay những người kế nhiệm, họ có thể thay đổi luật lệ trong tương lai. Tạo lập nhà nước để tôn trọng luật pháp hiện tại và tương lai đòi hỏi những thể chế với hai đặc điểm. Thứ nhất, thể chế buộc nhà nước cam kết, – các quan chức, chính khách và các giới hành chánh – phải tôn trọng pháp luật và quyền lợi luật định. Thứ hai, tất cả những nhân vật chủ yếu trong xã hội cam kết là tôn trọng luật Hiến pháp. Đặc biệt nhất là bất cứ ai có thể dùng bạo lực và khả năng khuynh đảo chế độ phải có cách thúc đẩy làm cản trở họ. Tương tự như vậy, những người đang nắm quyền có nhiều khích lệ để tôn trọng luật pháp, kể cả tôn trọng quyền của người đối kháng, và nếu trong một xã hội dân chủ, phải từ bỏ quyền lực khi thất cử. Những khích lệ này quan hệ chặt chẽ đến những kết ước khả tín cần thiết cho một quốc gia trường cửu và khía cạnh năng động của nhà nước pháp quyền. Điều không may là các nhà nước sơ khai né tránh loại kết ước khả tín này và chỉ có ở những nước đang khởi đầu thời kỳ chuyển tiếp.
    Sự thành hình đặc biệt nhà nước pháp quyền tại phương Tây
    Sự thành hình nhà nước pháp quyền trùng hợp với sự chuyển tiếp từ các quốc gia sơ khai trưởng thành tới cách mở rộng tiếp cận. Các quốc gia sơ khai chỉ có khả năng giới hạn trong việc du nhập nhà nước pháp quyền, họ không thể tạo ra những kết ước khả tín quy mô về những thể chế và luật lệ để mang kỳ vọng về tính chính xác hay khách quan của luật pháp nhằm đem lại đối xử bình đẳng cho đa số dân chúng. Trong khi nhà nước pháp quyền đòi hỏi nhà nước đối xử với người dân công tâm, thì nhà nước sơ khai đối xử người dân dựa theo quen biết và thiên vị. Các quốc gia sơ khai nhấn mạnh quyền lực, và khi quyền lực thay đổi, không phải chỉ có thành viên trong liên minh cai trị phải thích nghi mà phải kể đến những đặc quyền, đặc lợi, thể chế và chính sách cũng đổi. Sự thích nghi này có thể nhận ra trong sự thay đổi các liên minh trong thế kỷ XVII tại nước Anh, khi các vị vua trong điều đại Stuart tái phân phối đặc quyền và đặc lợi trong các phe nhóm lẫn nhau, việc này cũng có trong các nhà nước sơ khai hiện nay như Liên Xô dưới thời Putin và Venezula dưới thời Hugo Chavez.
    Các quốc gia sơ khai không thể duy trì quyền lợi khách quan cho một số đông dân chúng trong khi họ phải được đối xử bình đẳng trước luật pháp. Quốc gia sơ khai hiện nay không thể ràng buộc với chế độ tương lai. Cải cách quyền lợi trong các quốc gia sơ khai thất bại khi lãnh đạo cần điều chỉnh liên minh để đáp ứng tình thế thay đổi. Do đó, ngay khi các chế độ hiện nay tại các nước sơ khai tạo ra cải cách thích hợp, nhưng họ laị không thể tự cam kết hay những người kế nhiệm chế độ có thể duy trì các cải cách này.
    Tuy nhiên, khi các quốc gia sơ khai khởi đầu chuyển tiếp, họ bắt đầu bước chuẩn bị. Cả ba bước chuẩn bị là trọng tâm cho sự hình thành uy lực pháp quyền. Bước chuẩn bị thứ nhất là uy lực pháp quyền cho lãnh đạo, biến những đặc quyền lãnh đạo thành đặc quyền theo luật định cho họ. Chúng ta hãy xem qua lịch sử tại nước Anh thời trung cổ.[9] Ngay sau khi William xâm lăng vào năm 1066, nhà vua đã phân phối quyền tư hữu đất đai vùng Normandy cho thuộc hạ. Việc nắm quyền không làm thay đỗi vị thế của các điạ chủ đương quyền, nhưng thay vào đó luật buộc các địa chủ đương quyền phải đóng thuế và chia phần huê lợi cho người mới được quyền. Khi những người hữu quyền chết, quyền tư hữu đất thuộc về nhà vua. Nhà vua có thể trao lại quyền tư hữu cho người thừa kế của sở hữu chủ nguyên thủy, khi họ chịu trả lệ phí. Nhưng thay vì thế, nhà vua có thể tái phân phối quyền tư hữu đất đai. Thí dụ, nếu như tài sản của sở hữu chủ nguyên thủy bị suy sụp, (cũng có thể nói là người thừa kế là nhà lãnh đạo yếu kém) trong khi những người khác trỗi dậy (có thể nói là họ giúp cho nhà vua nhiều và hưởng đặc ân), nhà vua cũng có thể giao đất cho người khác thay vì cho người thừa kế. Bằng cách này, lập luận cho việc duy trì liên minh cai trị trong các quốc gia sơ khai lập lại sự sung dụng quyền sở hữu đất đai, đây là việc lập lại một hệ thống đặc quyền cho người có thế lực hơn là đề ra một loại quyền theo luật định. Nước Anh vào thời kỳ này là một loại quốc gia sơ khai mong manh, vì ít có tổ chức nào khác ngoài nhà nước.
    Qua thời gian, khi mối quan hệ ổn cố, những thể chế và tổ chức mới có quan hệ với nhà nước tăng lên. Dù nhà vua tìm cách giử sự uyển chuyển về quyền sử dụng đất, những lãnh chuá quyền uy có những quan tâm chung đến việc ổn định luật lệ. Hơn nữa, tài sản tăng lên khi những quyền luật địnhnày càng ổn cố, mọi người, kể cả nhà vua, có thể sung túc hơn, nếu luật lệ càng vững chắc hơn. Và chính thế, qua thời kỳ dài, quyền thừa kế trở nên an toàn hơn.
    Một kịch bản tương tự cũng xảy ra đối với nhiều khiá cạnh khác, nhưng có liên quan đến đất đai. Một thí dụ khác khi ta nghiên cứu về cách đặt kế hoạch cho tài sản theo ý muốn. Mặc dù người thừa kế có thể hưởng quyền đất đai vào thời kỳ trung cổ của nước Ạnh, luật không cho phép điền chủ uyển chuyển chia đất cho nhiều người thừa kế hoặc bảo đảm được hưởng quyền trong tình trạng đặc biệt, thí dụ như không hội đủ điều kiện này, đất sẽ trao cho người thừa kế khác. Ở đây, từ việc thay đổi quyền luật định một cách an toàn và uyển chuyển cho lãnh đạo cho đến việc quy định tài sản theo ý muốn mất nhiều thế kỷ. Cuối cùng, quyền sử dụng đất đai ổn định dần qua thời gian, nhưng ổn định một cách đáng kể nhất là từ khi Anh trở thành một quốc gia sơ khai trưởng thành vào thế kỷ XVII và bắt đầu vào thời kỳ chuẩn bị.
    Một thí dụ cuối cùng khi ta nghiên cứu về quyền mua bán các cổ phần doanh nghiệp. Thoạt đầu, cổ phần doanh nghiệp là đặc quyền có liên hệ với một doanh nghiệp duy nhất được lập ra tìm mối sinh lợi trong một cơ hội đặc biệt, thí dụ như trường hợp East India Company hay Bank of England. Khi doanh nghiệp thành lập, người nắm cổ phần có khích lệ để phát triển các quyền mua bán các cổ phần và muốn mở rộng các quyền làm chủ cổ phần qua một nhóm cổ đông rộng lớn hơn, làm như thế thì giá trị cổ phần tăng lên. Nói một cách khác, dù những doanh nghiệp này bắt đầu tạo lập là tình trạng cá nhân và tự phát, nhưng doanh nghiệp này mang đến những động lực tạo ra thị trường bảo chứng khách quan nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và thanh khoản của chủ tư bản.
    Mỗi trường hợp minh chứng sự chuyển hoá từ đặc quyền dành cho lãnh đạo thành quyền lợi luật định. Mọi trường hợp có liên quan đến chuyển hoá của nhà nước để nhà nước tạo ra một hệ thống nhằm đẩy mạnh quyền này và đạt được nhà nước pháp quyền cho lãnh đạo.
    Tình trạng của bước chuẩn bị thứ hai là trọng tâm cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền, để cho nhà nước và tổ chức sống vĩnh cửu. Điều đáng tiếc là các điểm chỉ trích nhà nước pháp quyền không được đề cập đến nhiều trong học giới, vì một phần họ thiếu nghiên cứu về đề tài duy trì nhà nước pháp quyền qua thời gian.
    Nói đơn giản hơn, vì không có một nhà nước vĩnh cửu, việc này cho phép chính giới của nhà nước sơ khai tương lai coi thường luật pháp và thể chế quy định cho nhà nước hiện nay. Khi nhà nước sơ khai thích nghi với tình hình thay đổi, họ vi phạm những đặc điểm chủ yếu cùa nhà nước pháp quyền. Chính vì thế mà tính vĩnh cửu là điều kiện hiển nhiên thiết yếu cho nhà nước nhằm duy trì nhà nước pháp quyền. Thực vậy, những nhà hiền triết cổ điển của nhà nước pháp quyền đã diển đạt những cảm xúc rất phù hợp với lập luận này. Theo Aristotle trong tác phẩm Politics, ông kết án việc cai trị vì do con người hơn là do luật pháp quy định, ông có đề cập tới việc thiếu tính hằng cửu này. Tương tự như vây, Locke có nói tới điều này trong tác phẩm Second Treatises:
    “Tự do của con người trong chính quyền là được sống trong một hệ thống luật lệ vững chắc, phù hợp chung cho mọi người trong xã hội, do quyền lực lập pháp tạo nên … và không bị lệ thuộc vào trong ý muốn bất thường, không xác định và chuyên đoán của người khác.”
    Tất cả những tư tưởng này tùy thuộc và tính chính xác của luật pháp, hoàn toàn độc lập vào tính vĩnh cửu của nhà nước.
    Vì lãnh đạo của quốc gia sơ khai, đại diện cho liên minh cầm quyền, ít phải đối đầu với vấn đề kết ước khả tín hơn là lãnh đạo ở những nước có cách mở rộng tiếp cận, họ có thể thay đổi luật lệ và thể chế khi thấy không phù hợp. Cựu Tổng thống Vladimir Putin đã làm việc này một cách có hệ thống tại Liên Xô, thay đổi một quốc gia sơ khai trưởng thành với một vài tổ chức độc lập của nhà nước để trở lại thành nhà nước sơ khai cơ bản, khi tình trạng sống còn đòi hỏi các tổ chức phải liên hệ chặt chẽ với nhà nước. Một số lớn các tổ chức tư nhân mất đi sự độc lập của mình. Tương tự như vậy, một số các thể chế chính trị trước đây đã có được vị thế kiểm soát và quân bình khiêm nhường về quyền lực của cựu Tổng thống Boris Yeltsin không còn hoặc yếu đi, kể cả Quốc Hội Liên Xô, các thống đốc, báo chí và xã hội dân sự. Không có hệ thống kiểm soát này cho phép Putin cách ly các phần tử đối lập và kiểm soát dễ dàng Liên Xô, kể cả việc ông từ chức Tổng thống một cách hình thức và cho phép người kế vị, Dmitry Medvedev, được bầu vào chức vụ Tổng thống. Vì các thể chế này thiếu tính vĩnh cửu, nên có thể bị giải thể. Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela đã thấy vấn đề tương tự trong thời kỳ chuyển hoá của Venezuela cũng như Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwe. Trong thập niên 1930, Adolf Hitler cũng khởi động tương tự gây chuyển hoá nhiều thảm khốc hơn cho chế độ Weimar, một nhà nước sơ khai trưởng thành trở thành chế độ Đức Quốc Xã, một nhà nước sơ khai cơ bản. Những nhà lãnh đạo này đạt được mục tiêu nhằm đáp ứng với sự thay đổi tình thế, thí dụ như suy thoái hay gia tăng đáng kể thu nhập cho nhà nước,[10] để cho phép họ cũng cố địa vị bằng cách loại bỏ đặc quyền của các thành viên khác của liên minh, mà sự hỗ trợ của họ không còn cần thiết nữa cho việc sống còn của chế độ.
    Tạo tính vĩnh cửu đòi hỏi những kết ước khả tín khác nhau mà lãnh đạo và liên minh cầm quyền có nhiều khích lệ phải tôn trọng thể chế và quyền luật định. Những động lực tạo ra do những kết ước khả tín có hàm ý những thể chế và quyền lợi không tùy thuộc vào bản sắc của các quan chức chính quyền hay những thành viên của liên minh cầm quyền. Khi lãnh đạo, các giới chức chính quyền hay các liên minh thay đổi, thì các thể chế nhà nước và quyền công dân vẫn tồn tại và các yếu tố thuộc về nhà nước pháp quyền có thể được duy trì.
    Khi tính trường cửu là một khía cạnh mới nhất của nhà nước pháp quyền, tôi muốn nêu lên một vài dẫn chứng của khái niệm này. Thứ nhất, chúng ta xét đến tình trạng của bước chuẩn bị thứ hai, nhà nước vĩnh cửu, của nước Anh, trong thời kỳ Cách Mạng Vinh Quang vào năm 1688–9, đây là một trong số những nước chuyển động đầu tiên. Cuộc Cách Mạng này không phải chỉ là khuynh đảo nhà vua này và lập vị vua khác, mà cũng xét lại hiến pháp khi giới lãnh đạo Anh từng bị phân hoá giải quyết sự dị biệt lúc họ tranh đấu qua nhiều trong thế kỷ (kể cả nội chiến chua chát trong thập niên 1640, xử trảm nhà vua vào năm 1649, thành lập chế độ cộng hòa đại nghị nhưng thất bại, tiếp theo là sự hồi phục chế độ hoàng gia vào năm 1660). Lãnh đạo, dù bị phân hóa, giải quyết được một vài dị biệt bằng cách đặt ràng buộc cho quân quyền, người đứng đầu trong liên minh lãnh đạo, khi nào được phép hành sử. Trong trường hợp đặc biệt, luật của Quốc hội và kiểm soát của Quốc hội về thuế khóa – cả hai vấn đề được tranh cải trong suốt thế kỷ trước – trở thành bất khả xâm phạm. Thành quả Cách Mạng Vinh Quang được coi như giải pháp về thuế lợi tức. Luật công bố là bất cứ vị vua nào xem thường luật của Quốc hội có cơ nguy bị truất phế. Sự tương thuận mới tạo nên một kết ước khả tín về sự ràng buộc của nhà vua với luật lệ mới.
    Dựa vào sự đe dọa của giới lãnh đạo cùng đoàn kết chống lại nhà vua, giải pháp Cách Mạng có một khía cạnh mới của nhà nước trường cửu. Những luật lệ của Quốc hội ràng buộc nhà vua như là người đứng đầu trong liên minh cai trị nhà nước. Quan trọng hơn, giải pháp này ràng buộc tất cả các vị vua trong tương lai.
    Các đại biểu Quốc hội khi thương thuyết một giải pháp cách mạng thường nhìn lại quá khứ, cố tìm cách giải quyết các vấn đề của thế kỷ trước. Nhưng đặt nhà nước trong tính vĩnh cửu, những thay đổi thể chế có những hậu qua quan trọng hướng về tương lai.
    Hậu quả của tính vĩnh cửu được nhận ra trong ba dẫn chứng quan trọng. Thứ nhất, khi chúng ta xét đến nợ công. Trước thời kỳ Cách Mạng Vinh Quang, nợ công là mối trao đổi cá nhân giữa nhà vua và người cho vay. Có quyền tối thượng và đứng trên luật pháp, nhà vua có tự quyền trả cho chủ nợ hay không. Nếu nhà vua muốn hạ thấp lãi suất, triển hạn hay không trả nợ, đó là quyết định kín đáo cá nhân. Hậu quả là nhà vua vay theo mức độ, người cho vay chỉ cho mượn trong quỹ có giới hạn. Sau thời kỳ Cách Mạng, vấn đề nợ mới trở thành luật của Quốc hội. Về mặt pháp luật, điều này có nghĩa là thay đổi điều kiện nợ đòi hỏi có luật mới của Quốc Hội. Thí dụ như nhà vua tự ý đơn phương thay đổi điều kiện trả nợ, như không trả lãi suất, nhà vua sẽ vi phạm luật của Quốc hội. Luật mới tạo ra một cái giá quan trọng cho nhà vua khi muốn thay đổi điều kiện mượn nợ: coi thường luật pháp của Quốc hội nhà vua có cơ nguy bị khuynh đảo. Tuy thế, luật mới thúc đẩy nhà vua tôn trọng luật pháp, trả nợ vua được tín nhiệm hơn. Khi trả nợ uy tín nhà vua tăng lên, mang kết quả là tín dụng dành cho chính quyền gia tăng gấp bội. Nợ công gia tăng trong thời gian ngắn (1689–97) từ 5% đến 40% so với TSLQG. Số nợ này cho phép Anh ngăn chận Pháp trong chiến tranh bắt đầu với Cách Mạng Vinh Quang, ngăn ngừa Pháp việc tái lập nhà vua thoái vị (và còn nhiều việc khác).
    Điểm thứ hai và có lẽ là chủ yếu nhất trong nhà nước pháp quyền khi chúng ta xét đến nền tư pháp độc lập. Sự độc lập này là một thể chế khó khăn nhất cho các quốc gia sơ khai ngày nay thực hiện. Mặc dù một vài quốc gia đang phát triển công bố là nền tư pháp độc lập trong hiến pháp, chỉ một số ít quốc gia có thể duy trì được điều này và hầu hết các quốc gia đang phát triển thoả hiệp sự độc lập này khi tính độc lập này không phù hợp.[11]Thực vậy, các vị vua của triều đại Stuart vào thế kỷ XVII đã cách chức nhiều chánh án chống họ, nổi tiếng nhất là Bộ trưởng Tư pháp Coke (1616–17) và Crew (1627). Hoàng gia chịu trách nhiệm cá nhân trong việc điều hành triều chính hằng ngày, vì thế mà họ trả lương cho chánh án. Khi chánh án phục vụ theo ý thích của nhà vua, các vị vua triều Stuart thường dùng quyền để tạo ảnh hưởng trong các phán quyết của chánh án. Cuối cùng, sự đe doạ bị đuổi việc tạo cho nhiều chánh án bất mãn. Sau thời kỳ Cách Mạng, các chánh án trở nên độc lập hơn đối với Hoàng gia. Năm 1701 Quốc hội thông qua một đạo luật quy định bảo đảm tính độc lập của các chánh án đối với Hoàng gia. Từ đó tính vĩnh cửu bảo vệ độc lập tư pháp. Quốc hội, những đại biểu cho liên minh cầm quyền, tìm cách bảo vệ các chánh án bằng cách thông qua luật nhằm công khai công nhận sự độc lập của các chánh án đối với Hoàng gia. Sự áp đặt của Hoàng gia đối với chánh án từ đây bị xem là vi phạm luật Quốc Hội và có nguy cơ bị khuynh đảo. Việc này làm cho chánh án càng độc lập hơn. Khi nghiên cứu về những biến cố, Klerman và Mahoney đưa ra bằng chứng thống kê cho thấy tầm quan trọng của đạo luật này.
    Điểm thứ ba có ảnh hưởng quan trọng đến nhà nước trường tồn là tạo những tổ chức sống lâu dài. Những tổ chức này làm thịnh vuợng đáng kể cho xã hội. Thí dụ tính trường cửu cho phép các công ty bảo hiểm tập trung quản lý được một số lượng lớn các loại nguy hiểm để làm giảm bớt bảo hiểm về nguy hiểm cho cá nhân và doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp tập trung tư bản tạo các tổ chức đầu tư lâu dài hơn so với đời sống của các thành viên đối tác. Vì sự đối tác phải thương thuyết trở lại khi một đối tác viên từ trần, họ sẽ gặp nhiều phiền toái khi phải bắt đầu huy động một số vốn lớn từ những nhà đầu tư khác.
    Nói chung, tính vĩnh cửu là chủ yếu trong tiến trình tạo ra một chân trời thời gian lâu dài cho xã hội. Như chúng ta biết rõ, triển vọng ngắn hạn tạo cho lãnh đạo những quyết định gây hậu quả thiệt haị kinh tế. Thiếu một chân trời lâu dài cản trở khả năng cho việc đầu tư trường kỳ, điểm chính cho tăng trưỏng kinh tế dài hạn. Nói đơn giản hơn, những nhà đầu tư không thể có một viễn kiến và tạo những đầu tư lâu dài, nếu nhà nước không trường thọ và có triển vọng ngắn hạn. Một nhà nước không sống trường thọ sẽ tạo những tổ chức sống đoản thọ.
    Do đó, tạo tính vĩnh cửu là đặc điểm chính nhà nước pháp quyền. Đó là một thành tố thiết yếu tạo nên nhà nước vượt qua luật lệ dựa trên cá nhân, nơi mà thể chế và chính sách của nhà nưóc sơ khai tùy thuộc vào bản sắc của liên minh cầm quyền và người lãnh đạo đất nước. Tạo sự vĩnh cửu đòi hỏi những kết ước khả tín để thể chế hoá những cơ chế chính trị và xã hội nhằm tạo nên những khích lệ cho chính giới và người dân tôn trọng luật lệ. Việc này không chỉ dành cho chính giới hiện tại mà còn cho tương lai. Rõ ràng đây là phần chủ yếu của việc thoả mãn hai điều kiện về định nghĩa về nhà nước pháp quyền đã đề ra ở trên.
    Bước chuẩn bị thứ ba, kiểm soát quân đội phải được củng cố, đó chính là một điều kiện tiên quyết khác cho nhà nước pháp quyền. Thực vậy, NWW lập luận rằng hai bước chuẩn bị khác không thể được duy trì nếu điều kiện thứ ba không thành tựu. Không kiểm soát quân đội chặt chẽ cho phép giới này tiếp cận những tiềm năng để hủy hoại những gì mà họ thích, nếu không nói họ làm gì mà họ thích, ít nhất là khi tình hình đem lại cho họ sự thắng thế. Đến khi nào mà loại can thiệp quân sự này có thể xảy ra, nhà nước pháp quyền không có giá trị. Nhưng giới chức có quyền sử dụng bạo lực có khả năng tránh luật, và nhà nước pháp quyền sẽ không hoàn chỉnh. Mặc dù đây là điều kiện quan trọng nhất trong ba bước chuẩn bị, nhưng chúng ta biết quá ít về bước chuẩn bị này.
    Những ảnh hưởng
    Sự thành hình nhà nước pháp quyền có liên hệ chặt chẽ với sự chuyển tiếp từ quốc gia sơ khai đến mở rộng tiếp cận. Mỗi bước trong ba giai đoạn chuẩn bị biểu hiện sự khởi đầu của chuyển tiếp là cần thiết cho việc thành hình nhà nước pháp quyền. Các quốc gia sơ khai có nhiều khó khăn trong việc thiết lập và duy trì những thể chế có khả năng duy trì nhà nước pháp quyền. Các quốc gia này không có khả năng phân phối phúc lợi dựa trên tiêu chuẩn khách quan. Thiếu tính trường cửu có nghĩa là nhà nước không có thể kết ước những chính sách lâu dài để có thể chuyển hoá sâu rộng về thể chế và chính sách, hoặc theo sau có những khuynh đảo thảm khốc, thí dụ như Chi Lê (1973), nhiều khủng hoảng tài chính trầm trọng của Argentina (2001) và Thái Lan (1997) hoặc những chuyển hoá lâu dài và khôn khéo hơn tại Liên Xô, Zimbabwe, Venezuela, Kenya và Nam Phi hiện nay. Mỗi chuyển hoá phản ảnh sự thiếu vắng tính hằng cửu trong các quốc gia sơ khai này, cho phép giới lãnh đạo điều chỉnh mọi thể chế, chính sách và quyền lợi để nhằm duy trì sự ổn định chính trị, khi nhu cầu của các nhóm liên minh cầm quyền thay đổi (hoặc đôi khi chỉ thuần là tu chỉnh của sự ổn định chính trị, khi đối đầu những đe doạ của tình trạng bất ổn trầm trọng hơn). Những đảo lộn triệt để chính sách thường đi kèm theo, đó là những sự thay đổi làm thiệt hại cho đầu tư và kinh tế, nó cũng có thể kết liễu tự do dân chủ trong một sớm một chiều. Khi tất cả thường xãy diển, những thể chế phác hoạ để phát huy nhà nước pháp quyền gây thiệt hại.
    Tại sao luật lệ, quyền lợi luật định, và thể chế hỗ trợ cho nhà nước pháp quyền tại các nước đã phát triển không thể du nhập vào các nước đang phát triển?
    Hệ thống đặc quyền và đặc lợi tại các quốc gia sơ khai không tự nhiên mà phát sinh bởi vì người ta tham lam, gian ác hy tham nhũng. Thay vào đó, đặc quyền và đặc lợi phát sinh bởi vì đó chính là giải pháp cho vấn đề bạo lực. Đem đặc lợi cho cá nhân hay phe nhóm đầy quyền thế có cách tiếp cận với bạo lực thúc đẩy họ kết hợp với những thành viên khác của liên minh cầm quyền. Nếu so sánh với sự bất ổn, tất cả mọi thành phần trong xã hội được hưởng lợi khi ổn định tái lập.
    Những nhà cải cách đến với thế giới chậm tiến với tất cả những thiện ý tốt đẹp, đó là những nhà kinh tế cổ vũ cho cải cách kinh tế, nhà đấu tranh dân chủ đề cao bầu cử và dân chủ, những nhà luật học ca ngợi cải cách luật pháp và những đặc quyền của công dân. Những nhà cải cách này lập luận rằng những cải cách mà họ đề xuất làm cho người dân cải thiện. Nhưng họ đã lầm. Lý do là vì những cải cách những thể chế và chính sách này đến từ một thế giới có hệ thống mở rộng tiếp cận. Để theo đuổi những chương trình của họ, họ phải tìm cách du nhập một phần của cách tiếp cận các thể chế trong các nước sơ khai mà không hiểu tại sao các quốc gia sơ khai có những cách tiếp cận khác nhau một cách có hệ thông, và đặc biệt các quốc gia này thất bại trong việc mở ra cách tiếp cận này.
    Những cải cách này luôn thất bại vì hai lý do: động loạn và thiếu vững bền. Tôi sẽ lần lượt xét hai vấn đề này.
    Những nỗ lực cải cách thất bại khi tìm hiểu vai trò bạo lực trong khi tạo hình quốc gia sơ khai
    Những nỗ lực cải cách không quan tâm đến vấn đề bạo lực, hệ thống kinh tế và chính trị của các quốc gia sơ khai để giải quyết. Những hệ thống đặc quyền, đặc lợi và tiếp cận giới hạn không là chuyên chế, hệ thống này phục vụ mục tiêu đáng giá và thiết yếu, nếu phải quá tốn kém, đó là những phương tiện kiểm soát vấn đề bạo lực. Du nhập những thể chế có mở rộng tiếp cận, thí dụ như thị trường, bầu cử và hệ thống luật pháp, không thể tạo hệ thống mở rộng tiếp cận. Khuôn mẫu cải cách này đã được thử nghiệm hàng trăm lần và không thành công. Vấn đề là các cải cách này tìm cách phá bỏ hệ thống đặc quyền và cách tiếp cận giới hạn, chính thế mà các cải cách này đe dọa bạo lực và bất ổn. Đúng ra, thay vì đem lại tốt đẹp hơn như ý định của nhà cải cách, ngược lại, họ làm cho mọi người tồi tệ hơn.
    Nghiên cứu về cải cách thị trường chúng ta thấy những đặc quyền trong thị trường đang có là do một phần trong một hệ thống đặc quyền rộng lớn hơn và những đặc lợi dành cho lãnh đạo là để họ có động lực từ bỏ bạo lực. Cải cách thị trường tháo gở những rào cản nhằm loại bỏ những đặc lợi. Cải cách cổ vũ mở rộng cách thâm nhập thị trường sẽ loại bỏ các đặc lợi này. Cả hai cải cách thay đổi những động lực duy trì sự hợp tác của lãnh đạo khi vó nguy cơ động loạn bộc phát, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Hiệu ứng tương tự cũng nãy sinh từ những cải cách bầu cử làm gia tăng cạnh tranh chính trị và cải cách luật lệ, đe doạ thay đổi mọi đặc quyền để làm cho xã hội đoàn kết hơn.
    Vì những cải cách đe dọa xã hội với bất ổn, người dân trong xã hội này chống lại cải cách. Nghịch lý là không phải chỉ những người có huởng lợi trực tiếp chống lại cải cách mà còn phải kể đến cả những người bị bóc lột bởi những người hưởng đặc lợi trong các nước sơ khai này. Lý do là vì thà bị bóc lột trong một xã hội bình yên còn hơn là sống trong hỗn loạn. Vì lý do này mà không có một thể chế với cách mở rộng tiếp cận, thí dụ như thị trường, dân chủ hay hệ thông luật pháp có thể du nhập trực tiếp vào các quốc gia đang phát triển khi còn trong tình trạng sơ khai. Đó chính là lý do tại sao, dù với hàng trăm tỷ đô la, với những thiện chí tốt đẹp nhất, và với những tư vấn phát triển tốt nhất từ các Ngân hàng Thế giới, Qũy Tiền tệ Quốc tế và Chưong trình Viện trợ Phát triển của Hoa Kỳ tương đối không thành đạt.[12]
    Dân chủ và bầu cử được coi như là một cách kiểm soát chủ yếu chính quyền trong một hệ thống với cách mở rộng tiếp cận. Mặc dù một vài các quốc gia sơ khai trưởng thành duy trì bầu cử trong những thời kỳ chính, thí dụ như Argentina, Brazil, Chi Lê, Ấn Độ, Liên Xô và Venezuela, những cuộc bầu cử tại các nước này hầu như không kiểm soát được tham nhũng, lạm dụng của chính quyền, bảo vệ dân quyền, hoặc một cách khái quát hơn, thúc đẩy nhà nước pháp quyền. Thực vậy, các quốc gia này cản trở khả năng của đối lập cạnh tranh, thí dụ như tự do báo chí, giới hạn cách tiếp cận tới các tổ chức để các phe nhóm không tổ chức trong việc hỗ trợ chính đảng đối lập hay những ứng viên, hoặc trực tiếp ngăn trở những ứng viên cạnh tranh (đôi khi họ phải vào tù).
    Những người nghiên cứu về dân chủ chỉ bắt đầu tìm hiểu điều kiện dân chủ hoạt động trong một hệ thống mở rộng tiếp cận. Hầu hết các nền dân chủ mới thành hình thất bại, và chúng ta chỉ biết được một vài điều tại sao một vài nền dân chủ thành công trong khi hầu hết các nền dân chủ khác thất bại. Tuy nhiên, một điều kiện chung là tất cả mọi thể chế dân chủ thành công dường như đạt được việc giảm bớt một phần về xung đột chính trị. Lý do này thể hiện ở Chi Lê năm 1973, Tây Ban Nha năm 1936 hay Kenya năm 2007–8. Khi mức độ xung đột lên cao, quyền lợi của các nhóm đầy quyền thế bị đe doạ bởi chính quyền dân cử hợp pháp, nhóm này hỗ trợ cho các khuynh đảo hay các phong trào bạo động để phái hoại dân chủ. Tuy nhiên, những hiến pháp dân chủ giới hạn mức độ xung đột để làm cho dân chủ được sống còn, bởi vì hiến pháp ít tạo ra điều kiện cho khuynh đảo và bạo lực thành hình.
    Một nguyên tắc tương tự áp dụng trong một cách khác, đôi khi còn đuợc gọi là thành tích thảm thương, khi các quốc gia sơ khai khởi động việc cung ứng những sản phẩm công ích điạ phương đáng giá, thí dụ cấp nước cho dân, việc này tạo ra chính quyền tùy thuộc vào mức độ yểm trợ của dân điạ phương. Không hỗ trợ cho chính quyền họ không được cấp nước. Trong trường hợp này, dân có quyền tham gia vào bầu cử, nhưng không thể hành xử quyền tự do chọn lựa một cách trọn vẹn, vì chính quyền đe doạ trừng phạt nếu hỗ trợ cho đối lập. Trong một công trình nghiên cứu ở Mexico vào giữa thập niên 1990, chính quyền điạ phương nhận trung bình 80% ngân sách từ trung ương, địa phương thất baị trong cuộc bầu phiếu cho Đảng đương quyền là Institutional Revolutionary Party, gọi tắt theo tiếng Tây Ban Nha là PRI, vì nhận từ một quỹ một phần tư ít hơn. PRI dùng kỹ thuật tài trợ để lôi kéo cử tri hỗ trợ họ trong suốt một thời kỳ dài ngự trị trong chính trị của Mexico (1930–2000). Tương tự như vậy, Rodriguez và Ward chứng tỏ rằng khi hai thị trưởng đối lập đầu tiên được bầu trong địa phương của Mexico vào năm 1983, họ bị cắt ngân sách đến 50%. Hệ thống này cùng lúc là thành tích nhưng thảm thương, vì buộc nguời dân, dù ủng hộ đối lập hơn, lại phải hỗ trợ cho chế độ đương quyền tham nhũng.
    Trái lại, mở rộng tiếp cận sẽ cung ứng những sản phẩm công ích địa phương trên căn bản quyền công dân không thiên vị, không dựa trên căn bản hỗ trợ chính trị. Cung ứng dịch vụ khách quan làm hạ thấp mức độ quyền lực và ngăn ngừa chế độ đương quyền huy động dân chúng bằng cách không cung cấp những sản phẩm và dịch vụ công ích đáng giá. Vì thế mà những cuộc bầu cử tại các quốc gia sơ khai không hữu hiệu như tại các nước có mở rộng tiếp cận và các cuộc bầu cử này không đạt đưọc lý tưởng dân chủ.
    Thiếu tính trường cửu
    Trọng tâm trong việc tạo lập nhà nước pháp quyền là xây dựng một quốc gia trường cửu mà những thể chế, luật lệ và chính sách không tùy thuộc vào bản chất của quan chức đương quyền hay liên minh cầm quyền. Vấn đề của các quốc gia sơ khai tại các thế giới đang phát triển là hầu hết không có tính trường cửu. Chúng ta hãy xét đến quốc gia sơ khai được thể chế hoá ở mức độ cao nhất, theo khung nghiên cứu của NWW thì đây là quốc gia sơ khai đạt được mức độ trưởng thành. Các quốc gia sơ khai trưởng thành có hiến pháp quy định rõ hệ thống phân quyền với bầu cử, pháp chế, tổng thống và nền tư pháp độc lập. Vấn đề là những thể chế không hoạt động như hiến pháp quy định hoặc có hệ thống mở rộng tiếp cận. Hầu hết các quốc gia sơ khai trưởng thành, thí dụ như Argentina, Brazil, Chile, Ấn Độ, Mexico, Liên Xô và Venezuela đã có kinh nghiệm về sụp đổ hiến pháp hay thay đổi các thể chế hiến định trong ba thập niên vừa qua. Thiếu một hệ thống mở rộng tiếp cận tới các tổ chức có nghĩa là thiếu đi xã hội dân sự để hỗ trợ kiểm soát các giới chức chính trị. Lập pháp không thể kiểm soát hành pháp nếu không có nền tư pháp hoạt động – vì không có thể chế nào lập ra để chấp hành những ràng buộc của lập pháp dành cho hành pháp – các giới chức tư pháp nhũng lạm của các quốc gia sơ khai cản trở hệ thống phân quyền.
    Thiếu tính trường cửu phản ảnh việc không có những kết uớc khả tín ràng buộc các giới chức chính trị tôn trọng những thể chế chính trị và những quyền lợi luật định mà họ bảo vệ. Khi các thể chế và các quyền này không còn phù hợp, các giới chức bỏ qua, lạm dụng hoặc huỷ bỏ các luật này, như tôi đã đề cập đến Liên Xô dưới thời Putin. Trong những năm gần đây, một số lớn các quốc châu Mỹ La tinh, kể cả Chavez của Venezuela và Tổng thống Carlos Menem ở Argentina, đã thách thức những toà án tối cao của họ, hoặc là trực tiếp bằng cách xem thường các luật lệ, hoặc là cũng giống như các vị vua trỉều đại Stuart, cách chức các chánh án khi không phán quyết thuận lợi cho họ, hoặc đơn gỉản hơn, họ chèn ép các chánh án bất mãn để tìm cách có những luật lệ mà họ thích. Tổng thống Ấn Độ đã làm như vậy trong thập niên 1970 và cũng có quá nhiều nhà lãnh đạo châu Phi làm tương tự.
    Cùng với việc thiếu bước chuẩn bị cho các điều kiện khác, thiếu tính trường cửu tại các quốc gia sơ khai giải thích tại sao hầu hết mọi nổ lực trong hơn bốn thập niên qua về việc du nhập thị trường, bầu cử và các thể chế tư pháp đã thất bại để kích hoạt cho thị trường, dân chủ và nền tư pháp độc lập tại các nước đang phát triển. Những cải cách này có thể kéo dài trong một vài năm, nhưng cải cách này không thể duy trì. Khi các quốc gia sơ khai này lâm vào tình trạng khủng hoảng, hiển nhiên, sẽ rơi vào thất bại.
    Tôi xin trưng dẩn điểm này với việc thất bại của dân chủ. Thí dụ, nhà cầm quyền từ chối kết quả bầu cử (hay họ lưà đảo để còn nắm quyền) chống đối việc nắm quyền bằng cách sử dụng bạo lực. Trong mỗi trường hợp này nhà nước pháp quyền không phục vụ như là luật pháp cơ bản của xã hội. Nhiều thí dụ khác là sụ sụp đổ của nền Đệ nhị Cộng hoà Tây Ban Nha năm 1936 rơi vào nội chiến, khuynh đảo thảm khốc tại Chi Lê năm 1973 và gian lận bầu cử của PRI năm 1998.
    Những biến động gần đây tại Kenya minh chứng điểm này. Nhiều quan sát viên nghĩ rằng Kenya đã thoát khỏi ngõ cụt, ra khỏi tình trạng độc tài tàn bạo của Daniel arap Moi để đạt được dân chủ qua hàng loạt các bước tiến từ đầu thập niên 1990 cho đến đầu thập niên 2000. Những tổ chức mới và xã hội dân sự phát triển. Hàng loạt các cải cách và tăng trưởng kinh tế theo sau để đến năm 2007 Kenya được xem như là biểu tượng hy vọng cho vùng Hạ Sahara của châu Phi. Nhưng nhiều tiến bộ không đạt được sau những cuộc bầu cử vào cuối năm 2007. Một phần bởi vì sự bám quyền quá cao, đảng cầm quyền tổ chức bầu cử gian lận, từ chối nhượng quyền. Kết quả là động loạn lan rộng.
    Những tiến bộ của Kenya tiếp theo thoái hoá chứng minh vấn đề năng động của nhà nước pháp quyền, điểm đã nhấn mạnh trong chương này. Các quốc gia sơ khai có thể hiện qua những cải cách định kỳ, dân chủ và tăng trưởng kinh tế, nhưng vì thiếu tính cách trường cửu, nên có nghĩa là khi tình hình khó khăn hơn thì nhà cầm quyền hay kẻ cô thế dùng bạo lực, coi việc phá vỡ luật lệ như là phương tiện bảo vệ quyền lợi truớc tình trạng đe doạ đang lan rộng. Duy trì nhà nước pháp quyền không có nghĩa chỉ thuần là việc lo cho luật pháp hôm nay, mà phải làm sao cho tính trường cửu và kết ước khả tín thành hình và để cho luật pháp được duy trì trong tương lai.
    Làm sao phân biệt được các quốc gia sơ khai hiện nay với những chuyển tiếp nổi danh trong lịch sử?
    Sự hiện diện của một hệ thống tiếp cận mở rộng trong thế giới đương đại làm thay đổi vấn đề phát triển và thành hình nhà nước pháp quyền. Điều hiển nhiên nhất là khi sự hiện hữu phong phú của hệ thống mở rộng tiếp cận đem lại sự hiểu biết về cách mà ngưòi ta có thể thành đạt những gì mà trong những thời kỳ chuyển tiếp trước đây thất bại. Nhưng nhiều tinh tế và nghịch lý hơn, sự hiện diện của một hệ thống tiếp cận mở rộng kết hợp với trào lưu toàn cầu hóa làm giảm đi những đòi hỏi về nhu cầu nhà nước pháp quyền tại nhiều quốc gia sơ khai ngày nay.
    Lý do là vì giới lãnh đạo và giai cấp trung lưu có thể ủy nhiệm những kết ước khả tín về việc lập hệ thống tiếp cận mở rộng bằng cách nắm giữ các tài sản ngân hàng có hệ thống này hơn là giữ tại nhà; và khi đối tác với các công ty liên quốc, họ cho những đặc quyền để bảo vệ đầu tư như là một hình thức thu hút đầu tư quốc nội.
    Kết luận
    Đặc điểm của nhà nước pháp quyền – tạo tính chính xác và bình đẳng luật pháp để tránh sự lạm dụng chuyên quyền – đòi hỏi không phải là tinh thần thượng tôn luật pháp như là những lập luận cổ điển để nhấn mạnh, nhưng là những thành tố năng động để luật pháp được tôn trọng cho hiện tại và tương lai. Do đó, để duy trì nhà nước pháp quyền, nhà nước phải sống thọ, điều này có nghĩa là thể chế của nhà nước phải sống lâu hơn các quan chức tạo ra thể chế, từ đó mà bản sắc cá nhân của các quan chức không là vấn đề. Để có khả năng này cần đòi hỏi có một hình thức phù hợp của những kết ước khả tín, nó đem lại động lực khích lệ cho các quan chức tôn trọng thể chế này và các quyền lợi luật định mà họ bảo vệ, để cho việc thay đổi các quan chức không làm thay đổi quan trọng cho thể chế và các quyền luật định
    Viễn tượng này trình bày các nước đang mở mang có nhiều khó khăn trong việc du nhập nhà nước pháp quyền. Hơn nữa, họ còn đề kháng quyết liệt những cố gắng để bảo đảm cho uy lực pháp quyền. Họ giải quyết vấn đề động loạn bằng cách bảo đảm đặc quyền và đặc lợi cho các thành viên đầy quyền thế. Họ thích ứng trước sự thay đổi tình thế bằng cách đổi cách phân chia đặc quyền. Thí dụ, có những thay đổi quan trọng trong trường hợp theo sau những khủng hoảng thường đòi hỏi những thích nghi triệt để trong độc quyền, thể chế và chính sách. Những thích nghi này thường đi kèm theo những bất ổn hay đe dọa động loạn. Chính quyền sụp đổ, khuynh đảo xảy ra, quyền lợi thay đổi, tài sản bị truất hữu, hiến pháp bị thay đổi hay không tôn trọng một cách độc đoán và chính sách thay đổi. Quốc gia sơ khai yểu tử. Việc thiếu tính trường cửu có nghĩa là những quốc gia này không có những kết ước khả tín cần thiết nhằm đem lại cho chính giới khích lệ tôn trọng luật hiến định, gây khó khăn trong viêc duy trì quyền lợi và thể chế.
    Ngay cả khi chấp nhận mọi quyền hiến định về dân chủ, phân quyền, quyền cá nhân, các quốc gia này không thể tạo một nhà nước vĩnh cửu để có thể duy trì những điều khoản này trong một quá trình dài. Vấn đề với phần lớn các cải cách là họ thử du nhập luật lệ, quyền lợi và thể chế từ một hệ thống tiếp cận mở rộng thẳng vào trong các quốc gia sơ khai. Những thử nghiệm này hầu hết đều thất bại, vì không thể thay đổi những cấu trúc cơ bản và những khích lệ của quốc gia sơ khai. Khi đối đầu với khủng hoảng, quốc gia sơ khai không thể nào tránh được những chuyển hoá khốc liệt để xét lại thể chế, luật lệ và chính sách, gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
    Để đạt được uy lực pháp quyền, các quốc gia sơ khai phải bước vào thời kỳ chuyển tiếp từ hệ thống tiếp cận giới hạn qua đến mở rộng.[13] Điều này có nghĩa là đầu tiên các quốc gia sơ khai mong manh phải đạt được tình trạng cơ bản, từ cơ bản để trưỏng thành, rồi từ trưỏng thành bắt đầu chuyển tiếp đi vào các bước chuẩn bị. Chỉ có giai đoạn phát triển này là quốc gia có khả năng tạo ra cơ sở cho tổ chức và thể chế cho nhà nước pháp quyền.
    Theo cách nhìn này thì kết luận ở đây là một ý kiến bi quan. Bài viết này đề xuất tạo ra nhà nước pháp quyền liên hệ đến việc chuyển tiếp từ hệ thống tiếp cận bị giới hạn sang mở rộng, việc này quá khó khăn. Các quốc gia sơ khai đã chế ngự lịch sử và biểu hiện một phần lớn các quốc gia này đang tồn tại hiện nay. Dù hiện diện từ hơn 10.000 năm nay, chỉ có một số ít quốc gia sơ khai đã thành đạt trong việc chuyển hóa này, mà hầu hết tập trung tại châu Âu.
    B. R. W.


    Chú thích
    [1] Tác giả đặc biệt cảm tạ các bình luận và thảo luận bổ ích của Lee Cabatingan, Magaret Levi, Robert Nelson, Douglas North, Jed Stiglitz, John Wallis và Steven Webb.
    [2] North và các tác giả khác (2007) phác thảo một vài ảnh hưởng của khung nghiên cứu cho các về vấn đề tăng trương kinh tế.
    [3] Hơn thế, luật pháp có thể quy định tư cách pháp nhân của các tổ chức để các đoàn thể có được vị thế trong pháp luật. Tư cách pháp nhân tạo cho khả năng có quyền lợi và nghĩa vụ. Luật pháp phương Tây từ thời La Mã đã công nhận tư cách pháp nhân như là một sự phối hợp của hai đạc điểm này.
    [4] Trong chương này, tôi sử dụng từ quyền lực để đề cập đến những người kiểm soát các tổ chức có khả năng sử dụng cưởng chế và bạo lực.
    [5] Một vào quốc gia cổ thời, thí dụ như Cổ thành Athens và Cộng hoà La Mã đã bắt đầu chuyển tiếp, nhưng không kết thúc để chuyển sang hệ thống mở rộng tiếp cận.
    [6] Hầu hết những nền dân chủ tân lập đều thất bại. Mức độ mở rộng hệ thống tiếp cận có thể duy trì dân chủ ổn định, nhưng có điểm khác biệt giữa các nền dân chủ này. Thư tịch không giải thích các trường hợp nào và tại sao như vậy. Xem thêm chi tiết tại Weingast (2006).
    [7] Các chủ đề này cực kỳ phức tạp, cả về các hình thức khác nhau của quyền luật định (chia quyền tư hữu cho các nhóm khác nhau, đặt nhiều điều kiện khác nhau trong loại tài sản khác nhau), các hình thức khác nhau cho các loại luật và những trường hợp tương tự như vậy. Xem thêm NWW, chương 3.
    [8] Thành tố năng động không luôn bảo đảm cho trong hệ thống tiếp cận mở rộng. Cách đối xử của chính quyền Bush với nghi can khủng bố cho thấy là trong mức độ hạn hẹp thì các luật lệ này có thể thoả hiệp khi hệ thống tiếp cận mở rộng gặp những tình trạng khó khăn.
    [9] Thảo luận về quyền tư hữu đất đai thời trung cổ tại nước Anh dựa vào chương 3 của NWW.
    [10] Những trường hợp này lan rộng hàng loạt như North (1981, chương 1) đề cập khi thay đổi trong giá cả tương đối, thay đổi dân số, tai hoạ thiên nhiên, bộc phát chiến tranh và phát minh những kỹ thuật mới.
    [11] Huy động ảnh hưởng trong ngành tư pháp là đặc điểm chung tại các quốc gia sơ khai của thế giới đang phát triển hiện nay, kể cả Chavez tại Venezuela, cựu Tổng thống Carlos Menem của Argentina, cựu Tổng thống Pervez Musharraf của Pakistan, cựu Tổng thống Indira Gandhi của Ấn Độ và Putin của Liên Xô.
    [12] Easterly (2001) đưa ra những đánh giá thảm thương về chương trình viện trợ phát triển và sự thất bại toàn bộ.
    [13] North và các tác giả khác (2007) đã triển khai sâu rộng các ý tưởng về sự chuyển tiếp này.
    Nguồn: http://phiatruoc.info/tai-sao-cac-nuoc-dang-phat-trien-to-ra-de-khang-truoc-uy-luc-phap-quyen/
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org