Mao Vu Thức
Võ Sư Phạm dịch
Tiến trình cải tổ chính trị ở Trung Hoa và thực trạng
Trải qua 160 năm tính từ cuộc Chiến tranh Thuốc phiện, chúng ta đã vật lộn qua vô vàn con đường quanh co khúc khuỷu để đuổi theo sự nghiệp hiện đại hoá. Nhiều triệu con người mang lý tưởng cao đẹp đã chết cho công cuộc đó và đã bị những kẻ chống lại hiện đại hoá giết hại, song con số người chết vì những cuộc xung đột nội bộ lại còn nhiều hơn thế. Con người ai ai cũng có những mục tiêu như nhau, thế nhưng theo cung cách tiếp cận của họ khác nhau mà đã diễn ra những cuộc đấu tranh điên cuồng giữa họ với nhau, kết quả là con số thương vong đếm không kể hết. May thay, những cái chết đó đều không vô ích. Nó dạy cho nhân dân Trung Hoa một bài học vô giá. Cuối cùng là, sau khi kết thúc Cách mạng Văn hoá, nhân dân đã dần dần bắt đầu con đường mới tiến hành cải cách chính trị. Sau hơn hai chục năm đấu đá, cuối cùng thì tình hình Trung Hoa đã đến chỗ tương đối bình thường. Hai mươi năm vừa trôi qua khác với một trăm năm trước ở điều này: cho dù có người nhìn hiện đại hoá bằng con mắt cộng sản chính thống triệt để và có những người khác nhìn hiện đại hoá bằng con mắt tư bản tự do triệt để, song họ không đánh nhau như trong quá khứ chỉ vì bất đồng chính kiến. Ngược lại, luận điểm của đôi bên đều xây dựng, và cuối cùng đã dẫn họ đi theo cùng một hướng đến một con đường đúng. Ngày nay, chúng ta đang khởi đầu nền kinh tế thị trường, dân chủ và luật pháp đã được ghi vào hiến pháp, và điều quan trọng nhất là vào cuối năm 2001 Trung Hoa đã được gia nhập WTO, điều đó có nghĩa là Trung Hoa chấp nhận các thực hành theo quy ước quốc tế và chấp nhận những đường ray nối liền các hệ thống khác nhau. Thế nhưng, liệu Trung Hoa có thể hoàn toàn thành công trong một thể chế dân chủ hoá và hiện đại hoá? Ở đây vẫn còn quá nhiều điều chưa có gì là chắc. Ánh rạng đông đang toả tới chúng ta nhưng mặt trời vẫn chưa nhô lên khỏi đường chân trời.
Về việc cải cách chính trị, chúng ta không thể
nói rằng chuyện đó hoàn toàn không có. Chúng ta được hưởng thụ vô số quyền tự
do cá nhân khác hẳn với 25 năm trước và cũng có ngày càng nhiều điều nhằm bảo vệ
quyền con người, những thứ đang ngấm dần vào đầu óc nhân dân. Cái ý thức bảo vệ
quyền lợi cá nhân cũng được nâng cao mạnh mẽ. Còn xa Trung Hoa mới là nhà nước
pháp quyền, nhưng điều đó đã được rất nhiều người chú ý tới. Ý thức hệ của nhân
dân không như trước nữa. Không có những thay đổi như thế thì chắc là không thể
có những cải cách kinh tế. Đó chính là cái ánh sáng ta nhìn thấy khi trời hừng
đông. Thí dụ như, trong quá khứ các trước tác khoa học xã hội của phương Tây được
dịch ra với chủ ý để phê phán. Dần dần thì chỉ một số phần trong đó bị phê mà
thôi. Giờ đây thì không còn thấy những lời lẽ khó nghe và nhàm như thế nữa. Thực
ra nếu như Trung Hoa cứ tiếp tục được như 25 năm qua thì dân chủ và pháp quyền
có khả năng hoàn thiện được. Điều sống còn cho Trung Hoa là duy trì thực trạng ổn
định và tiếp tục cải tổ nhằm khắc phục những bất ổn trong tương lai là những thứ
còn tiềm tàng ngăn cản công cuộc cải cách.
Phía trước chúng ta, đâu là trở ngại thách thức to lớn hơn cả? Có thể đó là hệ thống chính trị nước ta. Mặc dù môi trường chính trị hiện thời tốt đẹp hơn nhiều so với 25 năm trước, song vẫn chưa có những thay đổi quyết liệt trong hệ thống. Nhân dân vẫn không biết mình sẽ đi về đâu và làm cách nào đi tới đó. Bước đi nào là khả thi và an toàn cho tất cả các bên? Điều gì có thể gây tai hại cho cải cách chính trị và làm cách nào tìm mọi cách mà tránh? Mặc dù đã có vô số cuộc thảo luận về cải cách chính trị (chủ yếu trên Internet), song số lượng những lời ta thán và bất mãn vẫn rất lớn so với những gì có thể đem ra phân tích một cách lạnh lùng khách quan. Có những cách nhìn xa trông rộng, nhưng lại thiếu phương tiện thực hiện. Có những quan điểm khác thì không đáng kể và phạm vi hẹp, có thể bị mọi người bỏ qua; song chúng ta không được quên rằng đôi khi cải cách lại bắt đầu bằng những điều tưởng chừng như không quan trọng.
Những chuyện sống còn bậc nhất cho công việc cải cách bao gồm cái thái độ ta cần có khi tranh luận, mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ, và cuối cùng là phản ứng của các quan chức đối với những điều nhân dân thảo luận về cải cách. Sẽ là cần thiết phải làm sáng tỏ đôi điều như vậy.
Đâu là cơ sở cho cải cách chính trị đối với tất cả mọi người?
Trước hết, tôi tin rằng cải cách chính trị là một sự kiện to tát đối với toàn thể đất nước: nó không chỉ liên quan đến chính phủ, mà cả đến nhân dân. Từ đó đòi hỏi mọi người cùng tham gia vào và nói lên quan điểm của mình. Trước khi diễn ra mọi chuyện, ta cần đạt tới đồng thuận về những gì nên và không nên. Đây có lẽ là bước đi quan trọng nhất và khó khăn nhất. Nếu tranh luận bình tĩnh và có lý có lẽ thì cuối cùng có thể đạt mục đích. Như trên kia đã nói, cuộc cải cách 20 năm trước đầy những tranh chấp và khác biệt về quan điểm, nhưng may sao các vấn đề kinh tế được mở ra đúng lúc và không có những va chạm mạnh. Nếu không như thế, hẳn là Trung Hoa đã bị chế ngự vì xung đột nội bộ và không khi nào đạt được tiến bộ về kinh tế. Cải cách chính trị cũng không khác. Nếu nhân dân thảo luận bình tĩnh và có lý có lẽ điều gì nên làm và điều gì nên tránh thì hẳn là đã thực hiện được một nửa nhiệm vụ rồi. Kể từ khi ông Đặng Tiểu Bình đề xuất cải cách chính trị 20 năm trước, việc thảo luận về chuyện đó gần như chẳng đạt tới cái gì cả. Ngược lại, không khí lại căng thẳng, người nào cũng giữ miếng với nhau. Nếu cứ tiếp tục như thế, thì cải cách chính trị lại đi vào lối cụt. Do đó chúng ta cần xoá bỏ căng thẳng và tạo ra không khí thích hợp cho thảo luận.
Hầu hết mọi người nhận thấy trở ngại này thuộc về tự do ngôn luận. Có thể đúng là vậy, nhưng cũng không hoàn toàn vậy, bởi vì nói thế hàm ý đổ tội cho chính phủ đã cấm tranh luận và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Song chính phủ cũng có những mối quan tâm riêng của mình. Do ảnh hưởng của lối cai trị phong kiến hai nghìn năm qua ở Trung Hoa, nhân dân tương đối ít được giáo dục thế nào là dân chủ. Đại bộ phận nhân dân tin vào một nền cai trị nhân đức của một minh quân và không nhận thấy đời sống chính trị dân chủ là tốt đẹp. Nếu ông vua chuyên quyền và tham nhũng, thì nhân dân sẽ nổi loạn. Trong lịch sử Trung Hoa, không ai thực sự trải nghiệm cuộc sống một công dân. Nông dân thì hoặc là ngoan ngoãn hoặc là nổi loạn. Ngay các nhà trí thức cũng không khác thế - chỉ có hoặc là ngưỡng mộ nhà vua hoặc là bêu xấu chính quyền. Nhân dân tìm cách khai thác những cách nào để có thái độ có trách nhiệm tạo ra một lực lượng xã hội tích cực và xây dựng. Nhân dân hy vọng có tự do ngôn luận và trông mong được bắt đầu tranh luận để thúc đây cải cách chính trị, chứ không thích ngồi xem hai phe tranh cãi với nhau. Thế nhưng, xét theo những điều thấy được trên internet xoay quanh cải cách chính trị, có thể thấy đụng độ rất có thể xảy ra. Do đó, điều kiện tiên quyết cho tự do ngôn luận là một không khí tranh luận bình tĩnh và có lý có lẽ. Nếu không chúng ta sẽ lại chỉ lo vào chuyện bề nổi mà không bao giờ đến được cốt lõi của vấn đề.
Phê phán phải bắt đầu từ thiện ý khiến người khác dễ chấp nhận hơn. Kêu ca và nói cho hả giận cũng là một cách, nhưng thảo luận nghiêm túc một giải pháp thì lại hoàn toàn khác. Phần lớn những gì ta có thể tìm kiếm được trên Internet về cải cách chỉ là những điều kêu ca, thậm chí chửi bới. Nói cho hả giận thì có thể tha thứ được, nhưng nếu ai ai cũng thảo luận cải cách chính trị theo cách ấy, thì không khí bao trùm sẽ là sự hỗn độn và không thể đi tới đâu hết. Chúng ta cần biết rằng tự do ngôn luận không có nghĩa là coi thường hậu quả. Dù được chấp nhận hay không thì mỗi một từ đem dùng cũng đều để lại hậu quả. Chúng ta chỉ nên nói những từ ngữ có thể tạo ra những kết quả tốt, khiến nghi ngờ nhau thành ra giàn xếp được với nhau và dần dà đem lại sự tin cậy lẫn nhau. Về lý thuyết, tự do ngôn luận ta có thể nói bất kỳ điều gì. Nhưng để tạo ra những kết quả xây dựng ta chỉ nên nói những từ ngữ nào có trách nhiệm, lịch sự, phù hợp với tinh thần dân chủ và mở đường cho các bên tham vấn nhau. Thảo luận trong nhân dân phải dựa trên các nguyên tắc đó, và Đảng Cộng sản nên tạo ra những chỗ cho các cuộc thảo luận có ích lợi và vô hại đó.
Tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng, tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản nằm trong sự đánh bại Quốc dân đảng (Dân tộc chủ nghĩa) không được lòng dân. Nhưng trải qua 30 năm tiếp theo, hệ quả từ theo đuổi “Đại nhảy vọt” và chuyên chính vô sản, đã có khoảng 20 triệu người chết đói trong ba năm đại đói kém. Sau đó, Cách mạng Văn hoá đẩy cả nước vào cảnh thống khổ. Tính hợp pháp của Đảng Cộng sản đã mất. May sao vào năm 1978 ông Đặng Tiểu Bình ra lệnh mở cửa nền kinh tế và bắt đầu cải cách. Mười lăm năm thành công đó đã tái lập tính hợp pháp cho chính quyền hiện thời. Có người có thể không đồng ý với quan điểm này, nhưng chí ít đó là điều quan trọng nhất, vì đó là khởi điểm cho cuộc cải cách chính trị hiện thời để xét xem liệu Đảng Cộng sản có hợp pháp không. Đòi hỏi bằng chứng về thành công của cải cách và mở cửa, thì câu trả lời là có. Tạo ra tất cả những đổi thay bạo liệt như thế mà không có sai lầm gì thì là điều không thực tế. Sự thách thức lúc này là thúc giục Đảng Cộng sản nhận các sai phạm đó và ngăn ngừa những sai phạm to lớn trong tương lai. Không ai có thể bảo đảm rằng những sai phạm to lớn lại chắc chắn tránh được, nhưng có thể tránh được nếu có nhiều sinh hoạt chính trị dân chủ.
Giờ đây vẫn còn rất nhiều người nhìn nhận tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản theo khuôn khổ chiến thắng Quốc dân đảng trong Chiến tranh giải phóng và cách tư duy dưới thời Mao Trạch Đông. Đó là quan điểm sai lầm to lớn. Nếu như tính hợp pháp có cơ sở là chính những thứ chúng ta cần thay đổi thì không có khả năng thúc đẩy cải cách chính trị xa hơn nữa, và kết quả sẽ là tự mâu thuẫn mình. Nếu chúng ta sa lầy vào những lý thuyết quá “đát” ấy, thì sẽ chẳng khi nào bắt đầu cải cách cho được. Thí dụ, nếu như thuê mướn nhân công bị coi là bóc lột, thì liệu vấn đề thất nghiệp có giải quyết nổi không? Lại lấy thí dụ khác nữa, về bản chất thì hàng nghìn khẩu hiệu Mác-xít nói rằng “nổi loạn là hợp lý”. Nếu đúng như vậy, thì có cần cải cách nữa không? Nếu ta không bỏ những lối suy nghĩ lầm lẫn đó đi, làm sao có thể có tiến lên cho nổi? Đó có thể là điều khó khăn, nhưng cần phải phân biệt giữa quá khứ và hiện tại để mà tiến lên. Một thí dụ hay đó là việc xét lại hiến pháp. Trong hiến pháp có rất nhiều vấn đề, nhưng nay đã bắt đầu xét lại và đang tạo ra những điều kiện cho mai sau. Chậm thôi, nhưng có thể đó là lý tưởng.
Chỉ sau khi giải quyết được vấn đề tính hợp pháp thì mới có thể bắt đầu cải cách. Khi đó Đảng Cộng sản sẽ chẳng còn lo lắng gì hết và sẽ cho phép nhân dân tham gia vào thảo luận chuyện cải cách. Nếu như vấn đề về tính hợp pháp của Đảng Cộng sản cứ bị nêu đi nêu lại, thì chuyện thảo luận sẽ chỉ tập trung chú ý vào những vấn đề quá khứ và không vào những giải pháp đang đặt ra. Chúng ta phải bắt đầu từ thực tại và nâng cao nó dần từng bước. Chỉ đạt được sự đồng thuận như vậy thì mới tiến hành được cuộc thảo luận về cải cách chính trị. Từ đó, không chỉ chuyện tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản sẽ được chấp nhận, mà nhân dân cũng cần hiểu rằng có được tính hợp pháp là nhờ hoàn thành được cuộc cải cách và mở cửa vang dội toàn cầu có từ 25 năm trước.
Mở rộng cơ sở tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản
Ban lãnh đạo chính quyền Cộng sản được nhân dân chấp nhận, nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng Cộng sản có thể thành độc quyền. Những thành viên cả ở trong Đảng và không trong Đảng phải có quyền biểu đạt ý kiến quan điểm của mình, tham gia vào cuộc thảo luận và tham gia vào những công việc nhà nước. Hiện thời thì Ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản có ý đồ độc quyền nắm việc nhà nước, làm khó dễ cho việc biểu đạt bất cứ ý kiến quan điểm độc lập nào. Bất kỳ tin tức và bài viết nào thảo luận về quyền con người, về bầu cử, về tham nhũng, về độc lập tư pháp, về vụ Lục Tứ (4 tháng 6, vụ Thiên An môn) hoặc về Pháp Luân Công, vân vân, tất thảy đều bị coi là nguy hiểm. Ngay cả những gợi ý hoặc đề nghị chính sách có giá trị khoa học cao hiếm khi có thể được quyền đem công bố. Cái kênh dẫn lời của ai đó đến tai chính quyền hoàn toàn bị chặn lại; điều này cực kỳ không có lợi cho cải cách chính trị. Để bắt đầu, chúng ta cần làm cho các gợi ý tích cực, thân thiện và xây dựng này có cơ hội được công bố. Còn với các ý kiến không thân thiện, đối địch thì giờ đây có thể cứ dùng các phương pháp cũ. Cuối cùng thì mọi ý kiến hợp lý và không chửi bới đều có thể đem công bố. Sau này, thậm chí cả những lời kêu ca và oán trách cũng có thể có cơ hội được lắng nghe. Nếu như cả những ý kiến tốt và xấu đều bị ngăn chặn không cho công bố, mọi cuộc thảo luận đều bị độc quyền, thì làm cách gì để coi đó là của một xã hội dân chủ cho được?
Những người không là đảng viên Cộng sản nên được phép làm giám đốc điều hành. Hiện nay, tỷ lệ các bộ trưởng và thứ trưởng không là đảng viên thậm chí còn ít hơn dưới thời ông Mao Trạch Đông. Quản lý một quốc gia mà làm như kiểm soát một Đảng thì thật rất bất bình thường. Nếu chúng ta không khắc phục được điều này, thì dân chủ và pháp quyền chỉ là những khẩu hiệu rỗng. Liệu quốc gia có nên tiếp tục được điều hành kiểu như điều hành Đảng Cộng sản, hay là chúng ta sẽ theo điều 2 trong hiến pháp nói rằng “mọi quyền hành đều thuộc về nhân dân”? Cần phải suy nghĩ kỹ về điểm này không chút mập mờ hoặc chao đảo. Nếu không sẽ chẳng có thay đổi gì cả. Bước đi thứ nhất ấy là cơ cấu nhân sự ở cấp thấp nhất của chính quyền cần phải được thay đổi. Nên không có phân biệt gì hết giữa trong Đảng và ngoài Đảng ở cấp thôn, thị xã và phường, và nhân dân cần được thu nhận vào làm việc dựa theo năng lực không có phân biệt đối xử. Các người lãnh đạo các xí nghiệp và tổ chức phi chính phủ (thí dụ Công đoàn) cũng cần được đối xử tương tự như vậy. Hiện nay, có nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự mà nguyên nhân là do phân biệt giữa đảng viên và không đảng viên. Đồng thời tỷ lệ đảng viên trong số các đại biểu Đại hội nhân dân (Quốc hội – ND) và Hội nghj Chính trị Hiệp thương Nhân dân cũng cần dần dần giảm đi. Cần phải biết rằng việc phân chia quyền lực cũng có nghĩa là phân chia trách nhiệm. Đây là bước ngoặt để có thể mở rộng cơ sở tính hợp pháp của chính quyền.
Khoan dung là bản chất toàn bộ tiến trình cải cách chính trị
Thành công của cải cách chính trị và ổn định cuộc sống của mọi người, hai phương diện đó phụ thuộc vào tính khoan dung của xã hội. Đổi lại chính sách “đấu tranh giai cấp hàng tháng hàng ngày”, chúng ta đã có 25 năm ổn định. Song nếu đem so sánh với các nước phát triển, chúng ta vẫn còn rất kém khoan dung. Ngoài ra, nếu các bên đều khoan dung và tôn trọng nhau thì sự kiện ngày 4 tháng Sáu đã không xảy ra đến nỗi ấy. Để nâng cao tinh thần khoan dung, chúng ta phải hành động theo nhiều cách. Trước hết chúng ta phải xác lập tính khoan dung trong triết học của luật pháp và phải tạo ra tấm gương như thế. Giáo dục cần nhấn mạnh rằng việc trừng phạt chỉ là biện pháp bổ sung. Chúng ta cần từ bỏ lối trừng phạt “nặng nhất, nhanh nhất và nghiêm nhất”. Hiện nay, số lượng tội phạm bị xử tử hình hàng năm có lẽ vào khoảng 10.000 ca. Nếu xem xét trình độ thu nhập và giáo dục của những người này, có lẽ phần lớn họ thuộc tầng lớp thấp nhất. Xã hội nên nhận phần nào trách nhiệm về những sai phạm của họ, vì họ không có đủ trình độ giáo dục, ít được hỗ trợ trước rủi ro, và có được quá ít sự thiện cảm. Mặt khác, những quan chức ăn của đút hàng triệu đồng thì lại có thể không bị xử tội. Rõ ràng là ở đây có mối quan hệ giữa tội phạm và bất công xã hội. Vậy thì vì sao những người ở dưới đáy lại bị trừng phạt nặng đến thế? Tại sao lại không có khoan dung đối với nhóm người không có đặc quyền đặc lợi gì hết? Kết án tử hình để lại cho cá nhân con người cả một đống vấn đề xã hội. Hẳn là chẳng có ai trông nom con cái hoặc giúp đỡ cha mẹ họ. Kết quả là, lại có nhiều người trở thành cùng khốn suốt quãng đời còn lại. Dưới thời Mao Trạch Đông, có câu rằng “nếu có tội có thể bị xử tử hình mà không cần thiết tử hình thì cho được sống”. Vậy thì tại sao ngày nay chúng ta lại coi việc xử tội chết nhẹ nhàng đến thế? Tôi xin gợi ý chúng ta giảm dần tội tử hình cho tới khi giảm đến hoặc dưới một phần mười số tội đó hiện thời. Nhân dân Trung Hoa vốn có truyền thống một dân tộc khoan dung, nhưng Cách mạng Văn hoá đã tiêu diệt truyền thống ấy. Chúng ta có cả nghìn năm lịch sử văn minh và nên trở thành mẫu mực về khoan dung cho thế giới nhìn vào.
Trung Hoa đã cải thiện rất nhiều trong việc đối xử với tù nhân chính trị. Trước hết, chúng ta bãi bỏ cái gọi là những tội phản cách mạng, rất mơ hồ về khái niệm. Hai, và đây là điều quan trọng bậc nhất, kể từ khi có cải cách và mở cửa, đã không có án tử hình cho tù nhân chính trị nữa. Đây là thay đổi căn bản so với quá khứ. Thế nhưng, vẫn còn những tội gọi là “xúc phạm về chính trị” ngay cả khi chính quyền không thừa nhận điều đó. Tiếp theo, chính quyền cần thay đổi thái độ cư xử với tù nhân chính trị chỉ phạm tội về chính trị thôi. Có thể họ không thể được miễn trù xử phạt ngay lập tức, nhưng thời hạn cầm tù nên và có thể rút ngắn nhiều hơn. Thời trước, những người xúc phạm chính trị có danh tiếng đều bị xử đến hơn 10 năm tù ngồi thôi và chỉ một số ít bị án chung thân. Về lý thuyết, hoàn toàn không nên xử tội những người xúc phạm về chính trị. Đã có tiến bộ khi sự trừng phạt được thay từ tử hình sang chung thân. Cũng sẽ là tiến bộ nếu trong tương lai sẽ thay hạn tù dài ngày bằng hạn ngắn ngày hơn. Nếu Đảng Cộng sản tuyên bố ân xá cho tù nhân chính trị, thì tính hợp pháp của Đảng sẽ cao lên, thể chế quốc tế của Đảng sẽ được nâng cao hơn và nhất là sẽ tạo ra được một không khí khoan dung hơn cho cuộc thảo luận về cải cách chính trị.
Dân chủ hoá là tiến trình từ từ và không thể nôn nóng vì thành tích
Dân chủ hoá nên là một tiến trình chậm đòi hỏi ba hoặc bốn thập niên. Thế nhưng có những nhà hoạt động tim nóng và đầu nóng mong muốn cuộc cải cách chỉ qua đêm là tiến hành xong. Họ nghĩ rằng dân chủ hoá không liên quan gì hết đến công việc giáo dục và nâng cao văn hoá của nhân dân, và việc tiến hành dần dần chỉ biện bạch cho việc Đảng Cộng sản làm chậm công việc phân phối quyền lực.
Nếu như tiến trình dân chủ hoá được tung ra khi nhân dân chưa được chuẩn bị kỹ thì khi đó nhân dân chỉ có thể có dân chủ dưới quyền sai khiến của một lãnh tụ, và cái gọi bằng đại dân chủ hoá sẽ chỉ đem lại cái kết quả chúng ta từng thấy trong quá khứ - chế độ độc tài. Cách mạng Văn hoá đúng là một trò hề. Lãnh tụ Mao Trạch Đông xới nó lên và nhân dân tham gia vào. Mọi người đem trí tưởng tượng và động cơ của mình tham gia hoàn toàn vào cuộc chơi do ông Mao hướng dẫn. Cách mạng Văn hoá được Mao phát động và lãnh đạo nên ông ta có thể chịu hoàn toàn trách nhiệm riêng, nhưng khi hàng chục triệu nhân dân cũng đóng góp vào đó, thì chúng ta không thể nói rằng quần chúng không chia sẻ chút gì phần trách nhiệm. Nếu Mao muốn phát động phong trào đó ở bên Hoa Kỳ, thì hẳn sẽ chẳng có sự đáp ứng to lớn đến thế, và khả năng thành công của ông ta có thể là số không. Điều này cho thấy chức năng am hiểu dân chủ của nhân dân tới đâu thì sẽ tác động đến hành động của họ tới đó. Kiểu nhân dân nào thì sẽ quy định kiểu chính quyền đó cho họ. Do đó, chính quyền chỉ là tấm gương phản chiếu của nhân dân. Nhân dân mà chỉ ngoan ngoãn hoặc nổi loạn thì không thể có chính quyền dân chủ. Dân chủ hoá mãi mãi là một tiến trình học tập cho mọi người. Chỉ có một tinh thần khoan dung mới có thể đem nhân dân và dân chủ đến với nhau.
Có thể chấp nhận được sự tiến bộ từ từ chừng nào nó không dừng lại. Song, sự vật không thể quay lui. Dân chủ hoá của Trung Hoa phải được hoàn thành theo cách này không chỉ vì đó là một tiến trình cùng nhau học hỏi mà đó còn là tiến trình ít đắt giá hơn cả và có thể được cả chính quyền lẫn nhân dân dễ dàng chấp nhận. Nếu cách nhìn này được mọi người tham gia vào tiến trình chấp nhận thì sẽ xoá được những căng thẳng xã hội. Tất cả đều có lợi cho dân chủ hoá và cải cách của nước Trung Hoa.
Phía trước chúng ta, đâu là trở ngại thách thức to lớn hơn cả? Có thể đó là hệ thống chính trị nước ta. Mặc dù môi trường chính trị hiện thời tốt đẹp hơn nhiều so với 25 năm trước, song vẫn chưa có những thay đổi quyết liệt trong hệ thống. Nhân dân vẫn không biết mình sẽ đi về đâu và làm cách nào đi tới đó. Bước đi nào là khả thi và an toàn cho tất cả các bên? Điều gì có thể gây tai hại cho cải cách chính trị và làm cách nào tìm mọi cách mà tránh? Mặc dù đã có vô số cuộc thảo luận về cải cách chính trị (chủ yếu trên Internet), song số lượng những lời ta thán và bất mãn vẫn rất lớn so với những gì có thể đem ra phân tích một cách lạnh lùng khách quan. Có những cách nhìn xa trông rộng, nhưng lại thiếu phương tiện thực hiện. Có những quan điểm khác thì không đáng kể và phạm vi hẹp, có thể bị mọi người bỏ qua; song chúng ta không được quên rằng đôi khi cải cách lại bắt đầu bằng những điều tưởng chừng như không quan trọng.
Những chuyện sống còn bậc nhất cho công việc cải cách bao gồm cái thái độ ta cần có khi tranh luận, mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ, và cuối cùng là phản ứng của các quan chức đối với những điều nhân dân thảo luận về cải cách. Sẽ là cần thiết phải làm sáng tỏ đôi điều như vậy.
Đâu là cơ sở cho cải cách chính trị đối với tất cả mọi người?
Trước hết, tôi tin rằng cải cách chính trị là một sự kiện to tát đối với toàn thể đất nước: nó không chỉ liên quan đến chính phủ, mà cả đến nhân dân. Từ đó đòi hỏi mọi người cùng tham gia vào và nói lên quan điểm của mình. Trước khi diễn ra mọi chuyện, ta cần đạt tới đồng thuận về những gì nên và không nên. Đây có lẽ là bước đi quan trọng nhất và khó khăn nhất. Nếu tranh luận bình tĩnh và có lý có lẽ thì cuối cùng có thể đạt mục đích. Như trên kia đã nói, cuộc cải cách 20 năm trước đầy những tranh chấp và khác biệt về quan điểm, nhưng may sao các vấn đề kinh tế được mở ra đúng lúc và không có những va chạm mạnh. Nếu không như thế, hẳn là Trung Hoa đã bị chế ngự vì xung đột nội bộ và không khi nào đạt được tiến bộ về kinh tế. Cải cách chính trị cũng không khác. Nếu nhân dân thảo luận bình tĩnh và có lý có lẽ điều gì nên làm và điều gì nên tránh thì hẳn là đã thực hiện được một nửa nhiệm vụ rồi. Kể từ khi ông Đặng Tiểu Bình đề xuất cải cách chính trị 20 năm trước, việc thảo luận về chuyện đó gần như chẳng đạt tới cái gì cả. Ngược lại, không khí lại căng thẳng, người nào cũng giữ miếng với nhau. Nếu cứ tiếp tục như thế, thì cải cách chính trị lại đi vào lối cụt. Do đó chúng ta cần xoá bỏ căng thẳng và tạo ra không khí thích hợp cho thảo luận.
Hầu hết mọi người nhận thấy trở ngại này thuộc về tự do ngôn luận. Có thể đúng là vậy, nhưng cũng không hoàn toàn vậy, bởi vì nói thế hàm ý đổ tội cho chính phủ đã cấm tranh luận và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Song chính phủ cũng có những mối quan tâm riêng của mình. Do ảnh hưởng của lối cai trị phong kiến hai nghìn năm qua ở Trung Hoa, nhân dân tương đối ít được giáo dục thế nào là dân chủ. Đại bộ phận nhân dân tin vào một nền cai trị nhân đức của một minh quân và không nhận thấy đời sống chính trị dân chủ là tốt đẹp. Nếu ông vua chuyên quyền và tham nhũng, thì nhân dân sẽ nổi loạn. Trong lịch sử Trung Hoa, không ai thực sự trải nghiệm cuộc sống một công dân. Nông dân thì hoặc là ngoan ngoãn hoặc là nổi loạn. Ngay các nhà trí thức cũng không khác thế - chỉ có hoặc là ngưỡng mộ nhà vua hoặc là bêu xấu chính quyền. Nhân dân tìm cách khai thác những cách nào để có thái độ có trách nhiệm tạo ra một lực lượng xã hội tích cực và xây dựng. Nhân dân hy vọng có tự do ngôn luận và trông mong được bắt đầu tranh luận để thúc đây cải cách chính trị, chứ không thích ngồi xem hai phe tranh cãi với nhau. Thế nhưng, xét theo những điều thấy được trên internet xoay quanh cải cách chính trị, có thể thấy đụng độ rất có thể xảy ra. Do đó, điều kiện tiên quyết cho tự do ngôn luận là một không khí tranh luận bình tĩnh và có lý có lẽ. Nếu không chúng ta sẽ lại chỉ lo vào chuyện bề nổi mà không bao giờ đến được cốt lõi của vấn đề.
Phê phán phải bắt đầu từ thiện ý khiến người khác dễ chấp nhận hơn. Kêu ca và nói cho hả giận cũng là một cách, nhưng thảo luận nghiêm túc một giải pháp thì lại hoàn toàn khác. Phần lớn những gì ta có thể tìm kiếm được trên Internet về cải cách chỉ là những điều kêu ca, thậm chí chửi bới. Nói cho hả giận thì có thể tha thứ được, nhưng nếu ai ai cũng thảo luận cải cách chính trị theo cách ấy, thì không khí bao trùm sẽ là sự hỗn độn và không thể đi tới đâu hết. Chúng ta cần biết rằng tự do ngôn luận không có nghĩa là coi thường hậu quả. Dù được chấp nhận hay không thì mỗi một từ đem dùng cũng đều để lại hậu quả. Chúng ta chỉ nên nói những từ ngữ có thể tạo ra những kết quả tốt, khiến nghi ngờ nhau thành ra giàn xếp được với nhau và dần dà đem lại sự tin cậy lẫn nhau. Về lý thuyết, tự do ngôn luận ta có thể nói bất kỳ điều gì. Nhưng để tạo ra những kết quả xây dựng ta chỉ nên nói những từ ngữ nào có trách nhiệm, lịch sự, phù hợp với tinh thần dân chủ và mở đường cho các bên tham vấn nhau. Thảo luận trong nhân dân phải dựa trên các nguyên tắc đó, và Đảng Cộng sản nên tạo ra những chỗ cho các cuộc thảo luận có ích lợi và vô hại đó.
Tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng, tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản nằm trong sự đánh bại Quốc dân đảng (Dân tộc chủ nghĩa) không được lòng dân. Nhưng trải qua 30 năm tiếp theo, hệ quả từ theo đuổi “Đại nhảy vọt” và chuyên chính vô sản, đã có khoảng 20 triệu người chết đói trong ba năm đại đói kém. Sau đó, Cách mạng Văn hoá đẩy cả nước vào cảnh thống khổ. Tính hợp pháp của Đảng Cộng sản đã mất. May sao vào năm 1978 ông Đặng Tiểu Bình ra lệnh mở cửa nền kinh tế và bắt đầu cải cách. Mười lăm năm thành công đó đã tái lập tính hợp pháp cho chính quyền hiện thời. Có người có thể không đồng ý với quan điểm này, nhưng chí ít đó là điều quan trọng nhất, vì đó là khởi điểm cho cuộc cải cách chính trị hiện thời để xét xem liệu Đảng Cộng sản có hợp pháp không. Đòi hỏi bằng chứng về thành công của cải cách và mở cửa, thì câu trả lời là có. Tạo ra tất cả những đổi thay bạo liệt như thế mà không có sai lầm gì thì là điều không thực tế. Sự thách thức lúc này là thúc giục Đảng Cộng sản nhận các sai phạm đó và ngăn ngừa những sai phạm to lớn trong tương lai. Không ai có thể bảo đảm rằng những sai phạm to lớn lại chắc chắn tránh được, nhưng có thể tránh được nếu có nhiều sinh hoạt chính trị dân chủ.
Giờ đây vẫn còn rất nhiều người nhìn nhận tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản theo khuôn khổ chiến thắng Quốc dân đảng trong Chiến tranh giải phóng và cách tư duy dưới thời Mao Trạch Đông. Đó là quan điểm sai lầm to lớn. Nếu như tính hợp pháp có cơ sở là chính những thứ chúng ta cần thay đổi thì không có khả năng thúc đẩy cải cách chính trị xa hơn nữa, và kết quả sẽ là tự mâu thuẫn mình. Nếu chúng ta sa lầy vào những lý thuyết quá “đát” ấy, thì sẽ chẳng khi nào bắt đầu cải cách cho được. Thí dụ, nếu như thuê mướn nhân công bị coi là bóc lột, thì liệu vấn đề thất nghiệp có giải quyết nổi không? Lại lấy thí dụ khác nữa, về bản chất thì hàng nghìn khẩu hiệu Mác-xít nói rằng “nổi loạn là hợp lý”. Nếu đúng như vậy, thì có cần cải cách nữa không? Nếu ta không bỏ những lối suy nghĩ lầm lẫn đó đi, làm sao có thể có tiến lên cho nổi? Đó có thể là điều khó khăn, nhưng cần phải phân biệt giữa quá khứ và hiện tại để mà tiến lên. Một thí dụ hay đó là việc xét lại hiến pháp. Trong hiến pháp có rất nhiều vấn đề, nhưng nay đã bắt đầu xét lại và đang tạo ra những điều kiện cho mai sau. Chậm thôi, nhưng có thể đó là lý tưởng.
Chỉ sau khi giải quyết được vấn đề tính hợp pháp thì mới có thể bắt đầu cải cách. Khi đó Đảng Cộng sản sẽ chẳng còn lo lắng gì hết và sẽ cho phép nhân dân tham gia vào thảo luận chuyện cải cách. Nếu như vấn đề về tính hợp pháp của Đảng Cộng sản cứ bị nêu đi nêu lại, thì chuyện thảo luận sẽ chỉ tập trung chú ý vào những vấn đề quá khứ và không vào những giải pháp đang đặt ra. Chúng ta phải bắt đầu từ thực tại và nâng cao nó dần từng bước. Chỉ đạt được sự đồng thuận như vậy thì mới tiến hành được cuộc thảo luận về cải cách chính trị. Từ đó, không chỉ chuyện tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản sẽ được chấp nhận, mà nhân dân cũng cần hiểu rằng có được tính hợp pháp là nhờ hoàn thành được cuộc cải cách và mở cửa vang dội toàn cầu có từ 25 năm trước.
Mở rộng cơ sở tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản
Ban lãnh đạo chính quyền Cộng sản được nhân dân chấp nhận, nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng Cộng sản có thể thành độc quyền. Những thành viên cả ở trong Đảng và không trong Đảng phải có quyền biểu đạt ý kiến quan điểm của mình, tham gia vào cuộc thảo luận và tham gia vào những công việc nhà nước. Hiện thời thì Ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản có ý đồ độc quyền nắm việc nhà nước, làm khó dễ cho việc biểu đạt bất cứ ý kiến quan điểm độc lập nào. Bất kỳ tin tức và bài viết nào thảo luận về quyền con người, về bầu cử, về tham nhũng, về độc lập tư pháp, về vụ Lục Tứ (4 tháng 6, vụ Thiên An môn) hoặc về Pháp Luân Công, vân vân, tất thảy đều bị coi là nguy hiểm. Ngay cả những gợi ý hoặc đề nghị chính sách có giá trị khoa học cao hiếm khi có thể được quyền đem công bố. Cái kênh dẫn lời của ai đó đến tai chính quyền hoàn toàn bị chặn lại; điều này cực kỳ không có lợi cho cải cách chính trị. Để bắt đầu, chúng ta cần làm cho các gợi ý tích cực, thân thiện và xây dựng này có cơ hội được công bố. Còn với các ý kiến không thân thiện, đối địch thì giờ đây có thể cứ dùng các phương pháp cũ. Cuối cùng thì mọi ý kiến hợp lý và không chửi bới đều có thể đem công bố. Sau này, thậm chí cả những lời kêu ca và oán trách cũng có thể có cơ hội được lắng nghe. Nếu như cả những ý kiến tốt và xấu đều bị ngăn chặn không cho công bố, mọi cuộc thảo luận đều bị độc quyền, thì làm cách gì để coi đó là của một xã hội dân chủ cho được?
Những người không là đảng viên Cộng sản nên được phép làm giám đốc điều hành. Hiện nay, tỷ lệ các bộ trưởng và thứ trưởng không là đảng viên thậm chí còn ít hơn dưới thời ông Mao Trạch Đông. Quản lý một quốc gia mà làm như kiểm soát một Đảng thì thật rất bất bình thường. Nếu chúng ta không khắc phục được điều này, thì dân chủ và pháp quyền chỉ là những khẩu hiệu rỗng. Liệu quốc gia có nên tiếp tục được điều hành kiểu như điều hành Đảng Cộng sản, hay là chúng ta sẽ theo điều 2 trong hiến pháp nói rằng “mọi quyền hành đều thuộc về nhân dân”? Cần phải suy nghĩ kỹ về điểm này không chút mập mờ hoặc chao đảo. Nếu không sẽ chẳng có thay đổi gì cả. Bước đi thứ nhất ấy là cơ cấu nhân sự ở cấp thấp nhất của chính quyền cần phải được thay đổi. Nên không có phân biệt gì hết giữa trong Đảng và ngoài Đảng ở cấp thôn, thị xã và phường, và nhân dân cần được thu nhận vào làm việc dựa theo năng lực không có phân biệt đối xử. Các người lãnh đạo các xí nghiệp và tổ chức phi chính phủ (thí dụ Công đoàn) cũng cần được đối xử tương tự như vậy. Hiện nay, có nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự mà nguyên nhân là do phân biệt giữa đảng viên và không đảng viên. Đồng thời tỷ lệ đảng viên trong số các đại biểu Đại hội nhân dân (Quốc hội – ND) và Hội nghj Chính trị Hiệp thương Nhân dân cũng cần dần dần giảm đi. Cần phải biết rằng việc phân chia quyền lực cũng có nghĩa là phân chia trách nhiệm. Đây là bước ngoặt để có thể mở rộng cơ sở tính hợp pháp của chính quyền.
Khoan dung là bản chất toàn bộ tiến trình cải cách chính trị
Thành công của cải cách chính trị và ổn định cuộc sống của mọi người, hai phương diện đó phụ thuộc vào tính khoan dung của xã hội. Đổi lại chính sách “đấu tranh giai cấp hàng tháng hàng ngày”, chúng ta đã có 25 năm ổn định. Song nếu đem so sánh với các nước phát triển, chúng ta vẫn còn rất kém khoan dung. Ngoài ra, nếu các bên đều khoan dung và tôn trọng nhau thì sự kiện ngày 4 tháng Sáu đã không xảy ra đến nỗi ấy. Để nâng cao tinh thần khoan dung, chúng ta phải hành động theo nhiều cách. Trước hết chúng ta phải xác lập tính khoan dung trong triết học của luật pháp và phải tạo ra tấm gương như thế. Giáo dục cần nhấn mạnh rằng việc trừng phạt chỉ là biện pháp bổ sung. Chúng ta cần từ bỏ lối trừng phạt “nặng nhất, nhanh nhất và nghiêm nhất”. Hiện nay, số lượng tội phạm bị xử tử hình hàng năm có lẽ vào khoảng 10.000 ca. Nếu xem xét trình độ thu nhập và giáo dục của những người này, có lẽ phần lớn họ thuộc tầng lớp thấp nhất. Xã hội nên nhận phần nào trách nhiệm về những sai phạm của họ, vì họ không có đủ trình độ giáo dục, ít được hỗ trợ trước rủi ro, và có được quá ít sự thiện cảm. Mặt khác, những quan chức ăn của đút hàng triệu đồng thì lại có thể không bị xử tội. Rõ ràng là ở đây có mối quan hệ giữa tội phạm và bất công xã hội. Vậy thì vì sao những người ở dưới đáy lại bị trừng phạt nặng đến thế? Tại sao lại không có khoan dung đối với nhóm người không có đặc quyền đặc lợi gì hết? Kết án tử hình để lại cho cá nhân con người cả một đống vấn đề xã hội. Hẳn là chẳng có ai trông nom con cái hoặc giúp đỡ cha mẹ họ. Kết quả là, lại có nhiều người trở thành cùng khốn suốt quãng đời còn lại. Dưới thời Mao Trạch Đông, có câu rằng “nếu có tội có thể bị xử tử hình mà không cần thiết tử hình thì cho được sống”. Vậy thì tại sao ngày nay chúng ta lại coi việc xử tội chết nhẹ nhàng đến thế? Tôi xin gợi ý chúng ta giảm dần tội tử hình cho tới khi giảm đến hoặc dưới một phần mười số tội đó hiện thời. Nhân dân Trung Hoa vốn có truyền thống một dân tộc khoan dung, nhưng Cách mạng Văn hoá đã tiêu diệt truyền thống ấy. Chúng ta có cả nghìn năm lịch sử văn minh và nên trở thành mẫu mực về khoan dung cho thế giới nhìn vào.
Trung Hoa đã cải thiện rất nhiều trong việc đối xử với tù nhân chính trị. Trước hết, chúng ta bãi bỏ cái gọi là những tội phản cách mạng, rất mơ hồ về khái niệm. Hai, và đây là điều quan trọng bậc nhất, kể từ khi có cải cách và mở cửa, đã không có án tử hình cho tù nhân chính trị nữa. Đây là thay đổi căn bản so với quá khứ. Thế nhưng, vẫn còn những tội gọi là “xúc phạm về chính trị” ngay cả khi chính quyền không thừa nhận điều đó. Tiếp theo, chính quyền cần thay đổi thái độ cư xử với tù nhân chính trị chỉ phạm tội về chính trị thôi. Có thể họ không thể được miễn trù xử phạt ngay lập tức, nhưng thời hạn cầm tù nên và có thể rút ngắn nhiều hơn. Thời trước, những người xúc phạm chính trị có danh tiếng đều bị xử đến hơn 10 năm tù ngồi thôi và chỉ một số ít bị án chung thân. Về lý thuyết, hoàn toàn không nên xử tội những người xúc phạm về chính trị. Đã có tiến bộ khi sự trừng phạt được thay từ tử hình sang chung thân. Cũng sẽ là tiến bộ nếu trong tương lai sẽ thay hạn tù dài ngày bằng hạn ngắn ngày hơn. Nếu Đảng Cộng sản tuyên bố ân xá cho tù nhân chính trị, thì tính hợp pháp của Đảng sẽ cao lên, thể chế quốc tế của Đảng sẽ được nâng cao hơn và nhất là sẽ tạo ra được một không khí khoan dung hơn cho cuộc thảo luận về cải cách chính trị.
Dân chủ hoá là tiến trình từ từ và không thể nôn nóng vì thành tích
Dân chủ hoá nên là một tiến trình chậm đòi hỏi ba hoặc bốn thập niên. Thế nhưng có những nhà hoạt động tim nóng và đầu nóng mong muốn cuộc cải cách chỉ qua đêm là tiến hành xong. Họ nghĩ rằng dân chủ hoá không liên quan gì hết đến công việc giáo dục và nâng cao văn hoá của nhân dân, và việc tiến hành dần dần chỉ biện bạch cho việc Đảng Cộng sản làm chậm công việc phân phối quyền lực.
Nếu như tiến trình dân chủ hoá được tung ra khi nhân dân chưa được chuẩn bị kỹ thì khi đó nhân dân chỉ có thể có dân chủ dưới quyền sai khiến của một lãnh tụ, và cái gọi bằng đại dân chủ hoá sẽ chỉ đem lại cái kết quả chúng ta từng thấy trong quá khứ - chế độ độc tài. Cách mạng Văn hoá đúng là một trò hề. Lãnh tụ Mao Trạch Đông xới nó lên và nhân dân tham gia vào. Mọi người đem trí tưởng tượng và động cơ của mình tham gia hoàn toàn vào cuộc chơi do ông Mao hướng dẫn. Cách mạng Văn hoá được Mao phát động và lãnh đạo nên ông ta có thể chịu hoàn toàn trách nhiệm riêng, nhưng khi hàng chục triệu nhân dân cũng đóng góp vào đó, thì chúng ta không thể nói rằng quần chúng không chia sẻ chút gì phần trách nhiệm. Nếu Mao muốn phát động phong trào đó ở bên Hoa Kỳ, thì hẳn sẽ chẳng có sự đáp ứng to lớn đến thế, và khả năng thành công của ông ta có thể là số không. Điều này cho thấy chức năng am hiểu dân chủ của nhân dân tới đâu thì sẽ tác động đến hành động của họ tới đó. Kiểu nhân dân nào thì sẽ quy định kiểu chính quyền đó cho họ. Do đó, chính quyền chỉ là tấm gương phản chiếu của nhân dân. Nhân dân mà chỉ ngoan ngoãn hoặc nổi loạn thì không thể có chính quyền dân chủ. Dân chủ hoá mãi mãi là một tiến trình học tập cho mọi người. Chỉ có một tinh thần khoan dung mới có thể đem nhân dân và dân chủ đến với nhau.
Có thể chấp nhận được sự tiến bộ từ từ chừng nào nó không dừng lại. Song, sự vật không thể quay lui. Dân chủ hoá của Trung Hoa phải được hoàn thành theo cách này không chỉ vì đó là một tiến trình cùng nhau học hỏi mà đó còn là tiến trình ít đắt giá hơn cả và có thể được cả chính quyền lẫn nhân dân dễ dàng chấp nhận. Nếu cách nhìn này được mọi người tham gia vào tiến trình chấp nhận thì sẽ xoá được những căng thẳng xã hội. Tất cả đều có lợi cho dân chủ hoá và cải cách của nước Trung Hoa.
Mao Vu Thức (Mao Yushi), 75 tuổi,
là uỷ viên điều hành Viện Kinh tế học Unirule (Unirule
Institute of Economics), một trung tâm tư duy chiến lược ở Bắc Kinh. Ông
cũng là phó giáo sư Kinh tế học ở nhiều trường đại học Trung Hoa. Năm 1986, Mao
viếng thăm nói chuyện tại Đại học Harvard và năm 1990 là giáo sư thỉnh giảng tại
Đại học Queensland, Australia. Tiểu luận này của ông do Mao Shangbin dịch sang
tiếng Anh.
Nguồn:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3101&rb=0402