Tình hình tự do của Việt Nam 2017 theo Freedom House

Posted on
  • Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018
  • by
  • Nặc danh
  • in
  • Nhãn:
  • Minh Anh
    Freedom House là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có nhiệm vụ theo dõi tình hình dân chủ tự do trên toàn cầu. Từ năm 1972, Freedom House đưa ra báo cáo hàng năm về Tình hình tự do trên Thế giới, trong đó có Việt Nam.
    Freedom House đánh giá tình hình dân chủ tự do của một nước dựa vào việc đo đạc hai tiêu chí là Tự do Chính trịTự do Dân sự. Trên cơ sở đo đạc đó, phân chia mức độ tự do của các nước theo thang điểm 1÷7, với 1 là tự do nhất và 7 là ít tự do nhất, và phân loại các nước thành 3 dạng như sau:
    1.   Điểm trong khoảng 1÷2.5, thì được xếp hạng tự do.
    2.   Điểm trong khoảng 3÷5.5, thì được xếp hạng tự do một phần.
    3.   Điểm trong khoảng 5.5÷7, thì được xếp hạng không tự do.
    Kết quả đánh giá của Freedom House cho Việt Nam năm 2017 như sau:
    Việt Nam được xếp hạng KHÔNG TỰ DO – NOT FREE, với điểm tự do chính trị là 7/7 và tự do dân sự là 5/7, và điểm chung là 6/7 (tức nằm trong khoảng 5.5÷7).
    Tại sao Freedom House lại xếp hạng tự do chính trị ở Việt Nam năm 2017 là 7/7, tức không có tự do chính trị. Theo Freedom House:
    1.   Người đứng đầu chính phủ, nhà nước và quốc hội Việt Nam không được bầu lên thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tất cả các chức vụ trên do Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) sắp đặt, bầu cử chỉ là hình thức để hợp pháp hóa sự sắp đặt đó.
    2.   Do CPV độc quyền về mặt quyền lực (Điều 04 Hiến pháp), nên người dân Việt Nam không có quyền tổ chức thành các đảng chính trị để tham gia tranh cử. Các tổ chức hình thành như vậy thường bị bắt giữ, bỏ tù.
    3.   Chính quyền Việt Nam không chịu trách nhiệm giải trình trước người dân, mà trước CPV. Chính quyền không hoạt động trên nguyên tắc công khai, minh bạch. Các chiến dịch chống tham nhũng mang tính chọn lọc, nhắm vào các đối thủ chính trị.
    Tương tự, tự do dân sự ở Việt Nam năm 2017 là 5/7, tức tự do một phần. Theo Freedom House:
    1.   Việt Nam không có truyền thông tự do. Dù hiến pháp quy định người dân có quyền tự do ngôn luận.v.v..,tuy nhiên, những ai lên tiếng về các vấn đề xã hội thường bị đe dọa, quấy rầy, tấn công bạo lực và thậm chí bỏ tù. Nhà nước kiểm soát toàn bộ truyền thông, báo chí và xuất bản.
    2.   Việt Nam không có tự do tôn giáo. Tất cả các tôn giáo nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Các nhóm chống lại sự chi phối này như các tín đồ Công Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài hay Tin Lành thường bị bắt giữ, đánh đập và quấy rối.
    3.   Việt Nam không có tự do học thuật. Giới giảng dạy đại học ở Việt Nam chỉ được phép tuyên truyền các quan điểm chính trị của CPV, không được phép phê phán chính quyền. Các sinh viên tham gia các hoạt động nhân quyền thường bị đuổi học.
    4.   Việt Nam không có quyền tự do lập hội. Các tổ chức hình thành phải xin phép cơ quan nhà nước, và chịu sự giám sát của nhà nước. Các tổ chức liên quan đến các quyền dân sự, chính trị thường bị cấm, những ai tham gia vào các tổ chức như vậy bị xem là thù địch, và đối mặt với rủi ro tấn công bạo lực và bỏ tù.
    5.   Việt Nam không có hệ thống tư pháp độc lập. Phần lớn thẩm phán là thành viên CPV, và họ chịu sự chi phối của CPV, nhất là trong vụ án liên quan đến các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền.
    Nhận xét tổng thể của Freedom House về Việt Nam năm 2017 như sau:
    ‘Việt Nam là nhà nước độc đảng, với sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) trong nhiều thập kỉ. Dù có một số ứng viên độc lập được cho phép tham gia tranh cử Quốc hội, song trong thực tế đa số bị cấm. Các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và các hoạt động dân sự của người dân.v.v...bị giới hạn nghiêm ngặt. Chính quyền ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc người dân sử dụng internet và mạng xã hội’.
    Cũng trong năm 2017, việc bắt giữ, kết án hình sự và tấn công các nhà báo, bloggers, các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục diễn ra khốc liệt hơn, với hơn 100 người đã bị kết án vì phê phán chính quyền, đi biểu tình, hay tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo mà nhà nước cấm.

    Tài liệu:
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org