Trong bài trước,
Phân
loại Chế độ Chính trị, chúng ta đã tìm hiểu cách phân chia (lý thuyết) các
dạng chế độ chính trị trên thế giới. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu cách
đo đạc mức độ dân chủ tự do trên thực tế tại các quốc gia, qua đó xếp hạng chế
độ chính trị của các quốc gia này.
Hiện nay trên thế
giới, có phương pháp đo đạc khác nhau như Polity
IV, Economist Intelligence Unit’s
(EIU), Democracy-Dictatorship (DD),
và Freedom
House. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu phương pháp của Freedom House, bởi
các báo cáo hàng năm của nó được các nhà khóa học chính trị, nhà báo, và các
nhà làm chính sách dùng để đánh giá tình hình dân chủ trên thế giới.
Freedom House là
một tổ chức phi chính phủ quốc tế, được thành lập năm 1941 tại Mỹ. Nó có nhiệm
vụ theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về
tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công
dân tại các quốc gia trên thế giới.
Từ năm 1972,
Freedom House đưa ra báo cáo hàng năm về Tình hình tự do trên Thế giới (hiện có báo cáo về 194 quốc gia và 14
vùng lãnh thổ), ngoài ra nó còn đưa
ra các báo cáo khác như báo cáo về Tự do
Báo chí, Tự do Internet.
Biểu tượng của Freedom House
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH
GIÁ CỦA FREEDOM HOUSE
Freedom House
đánh giá tình hình dân chủ tự do của một nước dựa vào việc đo đạc hai tiêu chí
là Tự do Chính trị và Tự do Dân sự.
Mức độ Tự do
Chính trị được đo bằng 10 câu hỏi, mỗi câu được cho từ 0÷4 điểm, tập
trung vào về ba mảng:
A.
Tiến
trình bầu cử
1. Người
đứng đầu nhánh hành pháp có được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử tự do
và công bằng hay không?
2. Các
nghị sĩ có được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng hay
không?
3. Luật
và hệ thống bầu cử có công bằng hay không?
B.
Mức
độ đa nguyên chính trị và sự tham gia của người dân
1. Người
dân có quyền tổ chức các đảng phái, các nhóm chính trị đối lập hay không?
2. Có
triển vọng thực tế cho các đảng, tổ chức đối lập huy động sự ủng hộ và có thể giành được quyền lực thông qua bầu cử hay không?
3. Lựa
chọn chính trị của người dân có bị thao túng bởi các thế lực quân đội, tôn
giáo, giới đầu sỏ hay bất cứ tổ chức nào khác hay không?
4. Các
nhóm thiểu số về văn hóa, sắc tộc, tôn giao có đầy đủ các quyền chính trị hay không?
C.
Vận hành chính quyền
1. Người
đứng đầu chính phủ và các nghị sĩ có thực quyền (hay do thế lực khác) quyết định
các chính sách của chính quyền hay không?
2. Chính
phủ có tham nhũng hay không?
3. Chính
phủ có chịu trách nhiệm với cử tri khi cầm quyền hay không, và nó có được vận hành một cách công khai và minh bạch hay không?
Mức độ Tự do
Dân sự được đo bởi 15 câu hỏi, mỗi câu cũng được cho từ 0÷4 điểm, tập
trung vào bốn mảng:
D. Tự do biểu đạt và tự do tín ngưỡng
1. Truyền
thông có tự do và độc lập hay không?
2. Các
thiết chế và tổ chức tôn giáo có được tự do thực hành đức tin hay không?
3. Có
tự do học thuật hay không, hệ thống giáo dục có bị định hướng bởi chính trị hay
không?
4. Các cuộc thảo
luận cá nhân có được tự do do và thoải mái hay không?
E.
Quyền
hội họp và lập hội
1. Có
tự do hội họp, biểu tình hay thảo luận công khai hay không?
2. Các
tổ chức phi chính phủ có được tự do hay không?
3. Liên
đoàn lao động, tổ chức nông dân có được tự do hay không?
F.
Pháp
quyền
1. Tư
pháp có độc lập hay không?
2. Nguyên
tắc pháp quyền có được áp dụng rộng rãi trong các vụ án dân sự và hình sự hay
không? Cảnh sát có chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền dân sự hay
không?
3. Có
sự bảo vệ chống lại sự khủng bố chính trị, bỏ tù không có cơ sở, hay tra tấn
hay không?
4. Luật,
chính sách, và các thực tiễn có đảm bảo đối xử bình đẳng với các nhóm người
khác nhau hay không?
G. Tự trị cá nhân và quyền cá nhân
1. Công
dân có được tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú, nghề nghiệp hay không?
2. Công
dân có quyền sở hữu tài sản, mở doanh nghiệp tư nhân hay không? Các hoạt động
kinh doanh tư nhân có bị quấy rối vô lý bởi quan chức chính quyền, lực lượng an
ninh, các tổ chức tội phạm hay không?
3. Cá nhân có được tự do lựa chọn bạn đời, và quy mô gia
đình.... hay không?
4. Có
sự bình đẳng về cơ hội hay không, cũng như có tồn tại sự bóc lột kinh tế qua mức hay
không?
Điểm tối đa cho tiêu
chí Tự do Chính trị (10 câu hỏi) là 40, và tiêu chí Tự do Dân sự (15 câu hỏi)
là 60. Từ điểm này, sẽ được chuyển qua thang điểm 1÷7 như sau:
Theo thang điểm 1÷7, thì 1 là tự do nhất, và 7 là ít tự do nhất. Trên cơ sở đó, Freedom House phân loại các quốc gia thành 3 dạng như sau:
- Tự do (Free) (1÷2.5) – tương ứng với các nền dân chủ tự do.
- Tự do một phần (Partly Free) (3÷5.5) – tương ứng với các nền dân chủ dân chủ bầu cử,
và một số dạng độc tài bầu cử.
- Không tự do (Not Free) (5.5÷7) – tương ứng với các chế độ độc tài khác.
Xếp hạng các nước
theo Freedom House từ năm 1972 đến 2005 thể hiện như hình bên dưới.
Xanh: tự do; Hồng nhạt: tự do một
phần; Đỏ: không tự do
GS Larry Diamond đã đưa ra tương quan giữa cách phân loại chế độ của Freedom House với các phân loại đơn giản dựa trên bầu cử, như được trình bày trong bài Phân loại Chế độChính trị. Trong đó, chế độ dân chủ tự do (1-2), chế độ dân chủ bầu cử (2-4), chế độ độc tài cạnh tranh (3-5), chế độ độc tài đảng thống lĩnh (4-6), chế độ độc tài đóng (5-7).
Bảng phân chia các dạng chế độ
chính trị Châu Á, Phi, Trung Đông.
-
(*)
Các chế độ trung gian giữa dân chủ bầu cử và độc tài cạnh tranh
-
Số
trong (a,b) là số điểm tương ứng với điểm Tự do chính trị và Tự do dân
sự theo đánh giá của Freedom House năm 2001.
VÍ DỤ VỀ VIỆT
NAM
Dưới đây là đánh
giá về tự do chính trị dân sự của Việt Nam năm 2016 (báo cáo đưa ra vào đầu năm
2017) theo Freedom House.
Theo Freedom House thì Việt Nam được xếp vào dạng Không tự do, với điểm của Tự do chính trị 7/7, và Tự do Dân sự là 5/7.
Nhận xét tổng thể của Freedom House về Việt Nam năm 2016 như sau: “Việt Nam là nhà nước độc đảng, với sự chi phối của Đảng CS trong nhiều thập kỷ. Dù một số ứng viên độc lập được cho phép tham gia bầu cử Quốc hội, song hầu hết bị cấm. Tự do biểu đạt, tôn giáo, và dân sự hết sức giới hạn.”
Cụ thể, điểm cho Tự do chính trị là 3/40. Trong đó điểm của:
-
Tiến
trình bầu cử là 0/12 (không thỏa mãn tiêu chí nào về
bầu cử, nên không được điểm nào)
-
Đa
nguyên chính trị và sự tham gia của người dân là 1/16
- Vận hành của chính quyền là 2/12
Điểm cho Tự do Dân sự là 17/60. Trong đó điểm của:
-
Tự
do biểu đạt và tự do tín ngưỡng là 4/16
-
Tự
do hội họp và lập hội là 1/12
-
Pháp
quyền là 4/16
-
Tự
trị cá nhân và quyền cá nhân là 8/16
Chi tiết giải thích tại sao Việt Nam lại ở mức điểm như vậy có thể đọc theo link báo cáo của Freedom House về Việt Nam ở bên dưới.
Tài
liệu đọc thêm
-
Đánh
giá tình hình tự do trên thế giới, trong đó có Việt Nam theo Economist
Intelligence Unit (EIU).
Tài
liệu tham khảo
-
Larry Diamond. Thinking About Hybrid Regimes
-
Larry Diamond. In Search of Democracy