Tranh luận về Cách mạng Pháp

Posted on
  • Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Cách mạng Pháp, sự kiện chính trị vĩ đại nhất của thế kỉ 18, đã truyền cảm hứng cho vô số các nhà tư tưởng chính trị. Trong bài này và ba bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng về mặt triết học của nó. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu sự tranh luận giữa các tác giả trong thế giới nói tiếng Anh: Một người Anh là Richard Price đã xuất bản một khảo luận trong đó xem cuộc cách mạng là một sự thể hiện các nguyên tắc chính trị của Anh; trong khi đó Edmund Burke, cha đẻ của tư tưởng bảo thủ trong nền chính trị Anh Mỹ, lập luận chống lại Price khi cho rằng cách mạng là một sự vi phạm các nguyên tắc chính trị của Anh. Còn Thomas Pain, người viết những cuốn sách mỏng về chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ, ủng hộ cách mạng và chống lại Burke. Và Mary Wollstonecraft cũng có quan điểm tương tự như Paine. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc chiến của các cuốn sách mỏng (của các tác giả kể trên), một cuộc tranh cãi trí tuệ đầu tiên về ý nghĩa của cách mạng.
    Cách mạng Pháp
    ·       Cách mạng Pháp là sự kiện chính trị quan trọng nhất ở cuối thế kỉ 18, có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với Cách mạng Mỹ. Điều làm cho cuộc cách mạng này có ảnh hưởng như vậy là nó làm cho chủ nghĩa cấp tiến ngày càng gia tăng, cuối cùng dẫn đến sự thất bại của nó.
    ·       Bắt đầu vào tháng 6 và tháng 7 năm 1789, giai cấp tư sản và công nhân ở Pháp nổi dậy chống lại Vua Louis XVI, bãi bỏ các đặc quyền đặc lợi phong kiên và các đặc quyền đặc lợi của Giáo hội công giáo và thiết lập một nền quân chủ lập hiến. Sau đó, vào năm 1792 – 1793, một nền cộng hòa được thành lập; các cường quốc châu Âu tấn công Pháp; và vua bị xử tử.
    ·       Năm 1789, Quốc hội Pháp thông qua Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân, ở một mức độ nào đó nó tương tự với Tuyên ngôn độc lậpĐạo luật về các quyền của Mỹ. Nhưng vào năm 1793, đảng Jacobin cấp  tiến nắm quyền kiểm soát và, dưới sự chỉ đạo của Robespierre và Ủy ban an ninh toàn quốc, đã xử tử hơn 10000 người bị nghi là phản quốc trong Thời kì Khủng bố.
    [Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân]
    ·       Những người Jacobin bị thay thế bởi Hội đồng đốc chính (1795), hội đồng này kéo dài cho đến năm 1799, khi Napoleon lên nắm quyền, thiết lập minh là hoàng đế vào năm 1804. Trong giai đoạn này, Pháp chiến tranh hết lần này đến lần khác với các tế lực lớn khác ở Châu âu. Napoleon cuối cùng bị đánh bại vào năm 1815, và vương triều Bounbon được khôi phục.
    Cuộc chiến của các cuốn sách mỏng
    ·       Trong những tháng ngay sau khi cuộc cách mạng nổ ra, các trí thức buộc phải lựa chọn lập trường ủng hộ hoặc chống lại nó. Một cuộc chiến nổi tiếng còn được gọi là cuộc chiến của các cuốn sách mỏng, liên quan đến Richard Price, Edmund Burke, Thomas Paine, và Mary Wollstonecraft.
    ·       Trong tác phẩm Một khảo luận về tình yêu đối với đất nước của chúng ta (1789), triết gia, tu sĩ người Anh Richard Price (1723 – 1791) ca ngợi cách mạng, tin rằng Pháp đã thực hiện được lời hứa của Cuộc các mạng vinh quang 1688 một cách hoàn chỉnh hơn so với Anh. Price chê bai lòng trung thành quá mức đối với vua và tuyên bố rằng vương miện của vua phụ thuộc vào lựa chọn của người dân, những người có quyền lựa chọn người cai trị của họ và sa thải họ nếu họ làm sai.
                                              [Richard Price (1723 – 1791)]
    ·       Những quan điểm này đã khiêu khích cha đẻ của chủ nghĩa bảo thủ hiện đại, Edmund Burke (1729 - 1797). Tác phẩm Các phản tư về Cách mạng Pháp là một phản ứng đối với (các quan điểm của) Price, nhưng nó trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa bảo thủ truyền thống trong nền chính trị Anh Mỹ.
                                              [Edmund Burke (1729 - 1797)]
    ·       Burke phủ nhận cách mạng và bất kì sự tương tự nào của nó với Anh. Ông nói, Anh tự do bởi vì các thiết chế truyền thống của nó.
    o   Ông chấp nhận quan điểm cho rằng sự tự do ở Anh phụ thuộc vào một tập hợp các thiết chế cân bằng lẫn nhau - hoàng gia, quý tộc, Quốc hội, giáo hội, và các quyền truyền thống của người dân.
    o   Nhưng sự cân bằng đúng đắn là kết quả từ các bài học lịch sử, không phải là kết quả của sự suy luận triết học được rút ra từ các quyền tự nhiên. Lịch sử mang lại những sự tự do và các trách nhiệm cho các công dân và người cai trị, bao gồm vua.
    o   Các chuẩn mực chính trị của Anh không được rút ra từ lý tính hay các nguyên tắc triết học; chúng được chứa đựng trong các thực tiễn và thiết chế có từ lâu đời.
    ·       Burke bác bỏ nền dân chủ và chủ nghĩa cộng hòa cho Anh. Ông phủ nhận quan điểm cho rằng chính quyền phải phụ thuộc vào một sự đồng thuận công khai - một cuộc bầu cử. Tất cả mọi người có các quyền nhưng không phải là quyền tự nhiên; họ có các quyền mà truyền thống Anh đã trao cho người dân từ lâu đời. Đúng là người dân “có” quyền lực tối cao. Nhưng người dân muốn được cai trị và không muốn thấy những người cai trị của họ được lựa chọn như “những người đầy tớ”, như Price mô tả họ.
    ·       Burke cũng phủ nhận sự bình đẳng về mặt pháp lý. Các giai cấp khác nhau có địa vị pháp lý khác nhau. Đúng là mọi người có quyền bình đẳng nhưng “không bình đẳng ở mọi thứ”. Mỗi giai cấp có các đặc quyền truyền thống của nó, các đặc quyền này đi cùng với nghĩa vụ và bổn phận.
    ·       Burke đặc biệt chỉ trích các nhà lý thuyết khế ước xã hội. Xã hội không phải là sản phẩm của sự lựa chọn ở một khoảnh khắc nào đó. Nếu có một “khế ước” giữa mọi người, thì nó phải vĩnh viễn, không được diễn đạt ra, và bao gồm cả người chết và người chưa sinh ra trong nó.
    ·       Điều mà Burke bác bỏ mạnh mẽ nhất là nỗ lực của các nhà trí thức để cải cách xã hội theo các nguyên tắc suy luận trừu tượng, mà không liên quan đến truyền thống.
    o   Sự cai trị của “lý tính”, như nó được hiểu bởi những người ủng hộ các mạng, thực sự là một dạng chuyên chế. Nghĩa là, các nhà tư tưởng ghế bành không thể dùng một tập hợp nhỏ “các nguyên tắc duy lý” để cải cách toàn bộ xã hội.
    o   Ý nghĩa văn hóa của quyền uy là quan trọng, ngay cả khi chúng không được giải thích một cách duy lý, chúng phải được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
    ·       Bản chất của chủ nghĩa bảo thủ của Burke có thể được miêu tả như sau: Quyền uy, địa vị, và bất bình đẳng là tốt lành khi xứng đáng và hợp pháp. Đời sống xã hội trở nên khả thi bởi văn hóa đã làm thuần hóa các sự kiện tàn nhẫn của quyền lực và tự nhiên. Phục tùng người tao nhã và biết vâng lời là một đức hạnh, và mỗi người sẽ tìm thấy sự tôn trọng trong mối quan hệ bất bình đẳng đó. Con người tư sản mới muốn quy giản chúng ta tới sự bình đẳng của động vật và cởi bỏ đi những thứ vốn làm cho đời sống có thể chung sống được cũng như trở nên đáng trân trọng.
    ·       Burke là người bảo thủ nhưng không cứng nhắc, ông tin rằng sự thay đổi là không thể tránh được. Chủ nghĩa bảo thủ của ông nỗ lực duy trì những thứ tốt đẹp của xã hội hiện tại. Ông ủng hộ Cách mạng Mỹ, tin rằng vua (Anh) đã vi phạm các quyền truyền thống của người Mỹ. Ông cũng không tán thành sự đối xử của công ty Đông ấn với Ấn độ. Và ông chấp nhận quan điểm của Smith về kinh tế và sự đáng mong muốn của thương mại tự do so với chủ nghĩa bảo hộ.
    Thomas Pain
    ·       Giống như Jefferson, Thomas Paine (1737 – 1809) là người ái mộ nước Pháp. Sự phê phán của ông đối với Burke nằm trong tác phẩm Các quyền của con người (1791). Nguồn gốc thực sự của các quyền là Thượng đế và tự nhiên; lịch sử là không liên quan. Khế ước xã hội là một hiến pháp dựa trên sự đồng thuận, và chính quyền là công cụ theo sau của nó.
    [Thomas Paine (1737 – 1809)]
    ·       Quyền tự nhiên là cố hữu trong con người, đó là “quyền đối với sự tồn tại của anh ta” – điều này phù hợp với lý tính – đối lập với chính quyền, thứ xuất hiện từ “sự mê tín hay chinh phạt”. Các quyền dân sự gắn liền với con người vốn có cơ sở trong quyền tự nhiên. Quốc hội, là quốc gia và nắm giữ mọi quyền. Tất cả các quyền cha truyền con nối và các dạng chính quyền hỗn hợp là vi phạm một cách phi lý các quyền của quốc gia.
    ·       Có lẽ cốt lõi trong sự khác nhau giữa Paine và Burke là ông tin rằng lý tính và lịch sử là xung đột. Paine cho rằng, Burke về cơ bản là người ủng hộ sự không duy lý, tin vào cảm xúc, tình cảm và các ngẫu nhiên của lịch sử hơn là sự suy luận. Theo Paine, truyền thống là xấu xa, nó không thể ràng buộc các thế hệ tương lai bởi vì mỗi thế hệ có sự tự do theo luật tự nhiên của mình.
    o   Quan điểm duy lý, khai sáng đặt quyền lực vào tay người sống để lựa chọn về đâu là người và chính sách tốt nhất sẽ cai trị trong tương lai của họ. Giống như Jeffeson, Pain tin rằng quá khứ đã chết và không nên đè nặng lên người sống. Tự do và tính liên tục của lịch sử là xung khắc với nhau (tự do là tuyệt đối, không phụ thuộc vào lịch sử).
    o   Nguồn gốc của các quyền, vốn là cơ sở của chính quyền, không ở trong lịch sử mà thượng đế đã đặt chúng vào trong bản chất của chúng ta. Mọi người là bình đẳng bởi vì họ có địa vị như nhau với thượng đế và “có được sự tồn tại từ thượng đế”. Không thế hệ nào sở hữu quyền hay sức mạnh có tính ràng buộc đối với thế hệ sau. Không thể có kiểu quyền lực kế thừa, của vua hay quý tộc hay của một quyết định lịch sử nào.
    Mary Wollstonecraft
    ·       Mary Wollstonecraft (1759 -1797), một nhà văn, nhà giáo dục độc lập, xuất bản tác phẩm Sự khẳng định các quyền của con người vào năm (1790) như một sự phản ứng đối với Burke. Sau đó vào năm 1972 bà cho xuất bản tác phẩm Sự khẳng định các quyền của phụ nữ.
    [Mary Wollstonecraft (1759 -1797)]
    ·       Trong tác phẩm đầu, lý lẽ của Wollstonecraft chủ yếu lấy từ truyền thống cộng hòa tự do, đó là một sự kết hợp giữa các cam kết cho tự do và các cam kết cộng hòa cho đức hạnh của sự tự cai trị. Bà ủng hộ Cách mạng Pháp. Bà nói, Burke là người bất nhất, ông phải lên án tất cả các cuộc cách mạng chống lại quyền lực cha truyền con nối, song ông lại không làm như vậy. Bình đẳng, giáo dục phổ quát, và phân chia đất đai kế thừa và tài sản giáo hội, và sự độc quyền giáo dục sẽ tái phân phối lại toàn bộ tài sản và làm cho Anh trở thành Vườn địa đàng.
    ·       Tác phẩm thứ hai của Wollstonecraft nhận được sự quan tâm lớn hơn bởi vì tính độc đáo của nó. Trong nó, bà chỉ ra rằng một nửa chủng tộc người bị phủ nhận các quyền mới của nam giới. Phụ nữ dù được giáo dục cũng không có tự do hay độc lập. Đây là một sự vi phạm đối với cả về quyền và lợi ích công. Nó phá hoại xã hội, làm cho phụ nữ là người vợ, người mẹ, và người công dân thấp kém.
    o   Lý lẽ của bà khá đơn giản. Chỉ có một thượng đế và, do đó, một hệ thống các đức hạnh cho hình ảnh của Thượng đế (nhân loại) trên trái đất. Nam và nữ phục vụ cùng một thượng đế và phải tìm cách khuân đúc chính họ theo các tiêu chuẩn tương tự. Mọi con người phải được dạy sự trung thực, chăm chỉ, can đảm, độc lập, tri thức, và sự hi sinh.
    o   Nhưng trong hệ thống hiện tại, phụ nữ bị ngăn cản một cách có hệ thống khỏi sự giáo dục về tinh thần và sự độc lập và thay vào đó được giáo dục để trở nên phụ thuộc và ngoan ngoãn. Sự khắc sâu ghi nhớ tính nhu mì ngăn chặn sự đam mê cho các ý tưởng, công bằng xã hội, hay sự sáng tạo nghệ thuật.
    o   Chúng ta đang giáo dục một nửa chủng tộc người không phát triển các khả năng của họ để đóng góp cho xã hội. Sự giáo dục sai lầm này làm chậm sự tiến bộ của nhân loại, làm cho sự nuôi dạy trẻ con một mình của người phụ nữ là không đầy đủ, làm cho hôn nhân của họ, một khi ngọn lửa lãng mạn của thời kì đầu mất đi, chẳng còn lại gì.
    Nguồn: The Modern Political Tradition: Hobbes to Habermas
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org