Các di sản của Cách mạng Pháp -Từ cánh hữu đến cánh tả

Posted on
  • Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Cuộc họp của các đẳng cấp (5/5/1789)
    Sự ảnh hưởng phân cực về mặt chính trị của Cách mạng Pháp đã thiết lập nên phổ quan điểm chính trị của Châu âu vào cuối thế kỉ 19. Ở phía cánh hữu là những người ủng hộ cho chủ nghĩa bảo hoàng và quyền lực truyền thống của nhà thờ; ở phía cánh tả là những người vô chính phủ và những người xã hội chủ nghĩa. Những người cộng hòa tự do, ủng hộ chủ quyền nhân dân, tự do cá nhân, quyền tư hữu và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đứng ở giữa. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nhà tư tưởng chính của cánh hữu và cánh tả, những người đã tạo ra một chủ nghĩa bảo thủ cực đoan hơn (so với chủ nghĩa bảo thủ của Burke) và một chủ nghĩa xã hội vô chính phủ.
    Cánh hữu
    ·       Ngoài Burke, các phản ứng bảo thủ khác với cuộc cách mạng đến từ các nhà phản cách mạng đứng trên nền tảng chính trị thần quyền.
    o   de Lamennais (1782–1854) và de Bonald (1754–1840) là những người theo chủ nghĩa truyền thống tôn giáo, ủng hộ thuyết giáo hoàng nắm quyền tuyệt đối, nghĩa là, chấp nhận thẩm quyền chính trị tối cao của giáo hoàng và một sự khôi phục lại thẩm quyền trước cách mạng của Giáo hội công giáo.
    o   Lamennais nhấn mạnh rằng nhà nước không thể trung lập với các vấn đề tôn giáo và Vatican phải có một số thẩm quyền đối với nhà nước bởi vì tôn giáo là cần thiết cho một trật tự chính trị đúng đắn.
    ·       Có lẽ quan điểm bảo thủ nổi bật nhất đến từ Maistre (1753–1821). Ban đầu, Maistre đồng cảm với sự cải cách tiến bộ, nhưng vào năm 1789, ông đi đến ủng hộ việc khôi phục lại nền quân chủ và một sự cân bằng quyền lực giữa các đẳng cấp truyền thống.
    Maistre (1753–1821)
    o   Lý lẽ ủng hộ cho chủ nghĩa bảo thủ của Maistre là cấp tiến hơn nhiều so với của Burke. Đối với ông, tất cả những gì từ tự nhiên là xấu xa và dẫn đến đổ máu. Con người, giống như các loài động vật khác, phải giết kẻ khác để sống. Con người có thể bị kiểm soát và làm cho trở nên khoan dung chỉ bởi sự quy phục tâm hồn anh ta cho Thượng đến và thể xác anh ta cho nhà nước, thứ vốn cai trị bằng bạo lực và sức mạnh. Quyền lực kì cùng bắt nguồn từ Thượng đế, và khi con người thay đổi kế hoạch của mình – như bằng cuộc cách mạng – thì nó chỉ có thể tạo ra các kết quả kinh khủng, trái ngược, chẳng hạn như Thời kì khủng bố (ở Pháp).
    o   Đối với Maistre, trật tự của thế giới, vốn được quy định bởi một Thượng đế toàn năng. Và lý tính con người là yếu đuối; do đó, những thứ quan trọng không thể được đặt trên nó. Quyền lực, sự sợ hãi, và truyền thống sẽ thay thế cho lý tính; trật tự sẽ chẳng tồn tại nếu không có chúng. Đây là một sự phản Khai sáng hết sức dữ dội. Maistre có lẽ là người phê phán hùng hồn nhất đối với lý tính cũng như vai trò rộng rãi của nó trong các vấn đề của con người ở thế kỉ 18.
    o   Trong khi,  Maistre tin vào pháp trị và hòa bình, thì ông nhấn mạnh rằng sự dàn xếp của truyền thống – trong đó con người đầu hàng, và phục tùng quyền uy – là cần thiết. Không có nó, thì sẽ dẫn đến các kết quả man rợ và chết chóc. Lý lẽ về các chính sách thực tiễn của Maistre không khác mấy so với Burke, nhưng ngôn từ của ông thì cực đoan hơn.
    ·       Chắc chắn rằng một trong những đặc trưng của chủ nghĩa bảo thủ là không ưa thích gì chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa bảo thủ mong muốn ngăn chặn không cho tái tạo lại xã hội bằng các nguyên tắc cấp tiến hay tự do. Song các nhà bảo thủ có quan điểm khác nhau về gia đoạn xã hội và dạng xã hội mà họ mong muốn giữ gìn hay qua trở lại.
    o   Như đã nhận xét, Burke là nhà bảo thủ của nền quân chủ lập hiến hiện đại, tự do nhất ở Châu âu. Nhưng Maistre, Lamennais, de Bonald và các nhà bảo thủ lục địa khác chỉ có một chế độ cũ, một xã hội lãnh đạo bởi giới tinh hoa để hướng đến.
    o   Cùng với de Bonald và Lamennais, Maistre ủng hộ cho một tập thể bảo thủ mang tính tự nhiên với sự kết hợp giữa quyền lực của vua, Giáo hội công giáo, và tầng lớp giàu có cai trị cha truyền con nối. Quan điểm này không hoàn toàn biến mất cho đến giữa thế kỉ 20.
    Cánh tả
    ·       Chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong và sau Cách mạng Pháp. Chủ nghĩa vô chính phủ là một tầm nhìn về sự bình đẳng kinh tế xã hội mà không có sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước đối với các phương tiện sản xuất.
    ·       Từ rất lâu trước Cách mạng Pháp, Burke, khi đáp trả lại các tác phẩm chống Giáo hội Anh của Bolingbroke, đã cho xuất bản tác phẩm A Vindication of Natural Society (1756). Trong đó, ông cho rằng nếu các lý lẽ chống lại giáo hội của Bolingbroke có cơ sở, thì chúng có cơ cở tương tự trong việc chống lại chính quyền. Phần chính của cuốn sách của Burke chửi rủa chống lại chính quyền như là nguồn gốc của chiến tranh, xấu xa, và tham nhũng, song đó là một sự trào phúng, như sau đó ông thừa nhận.
    ·       Tác phẩm Vindication của Burke được đọc bởi William Godwin (1756–1836), nhà lý thuyết chính trị vô chính phủ đầu tiên. Trong tác phẩm Enquiry Concerning Political Justice (1793). Godwin đồng ý với giọng điệu mỉa mai chống lại nhà nước của Burke.
    William Godwin (1756–1836)
    o   Godwin nhìn chung là một nhà công lợi hay một người theo chủ nghĩa kết quả, có nghĩa rằng quy tắc đạo đức tối hậu là thúc đẩy lợi ích của xã hội. Giống như một vài nhà tư tưởng Khai sáng khác, ông tin vào khả năng có thể hoàn thiện của con người. Nhưng sự tốt lành về mặt đạo đức của bất cứ sự đóng góp nào của một hành động cho xã hội chỉ có thể đến từ sự quyết định tự do của cá nhân trên cơ sở lý trí của riêng anh ta. Sự hành động theo mệnh lệnh của cá nhân không phản ánh sự tốt lành về mặt đạo đức; do đó, tất cả sự kiểm soát về mặt chính trị làm xói mòn đời sống đạo đức của xã hội.
    o   Godwin nói thêm rằng mọi điều xấu xa vĩ đại trong cuộc đời con người đều đến từ chính quyền, bao gồm chiến tranh và bất bình đẳng tài sản, bởi vì chính quyền chủ yếu phục vụ bảo vệ tài sản của người giàu. Nếu không có chính quyền, con người sẽ bình đẳng và có khả năng cải thiện về mặt đạo đức, vốn là mục đích của sự tồn tại của chúng ta. Một mình lý tính con người là đủ để hướng dẫn cho các hành vi của họ.
    o   Các quan điểm của Godwin cũng đồng nghĩa với việc bác bỏ hôn nhân và tôn giáo nhà thờ, và bất cứ thiết chế đạo đức nào được củng cố bởi luật thực định. Chủ nghĩa cá nhân đạo đức là mấu chốt đối với Godwin, sự tự chủ của các nhân và sự tự hướng dẫn về mặt đạo đức của những người nông dân độc lập là yếu tố làm nên một xã hội lý tưởng.
    o   Godwin cũng bác bỏ khế ước xã hội. Thiên vị là mất đạo đức; sự khoan dung phổ quát hướng đến mọi người là một quy luật đạo đức duy lý.
    o   Godwin không ủng hộ cách mạng bạo lực; ông hi vọng rằng chính quyền chắc chắn sẽ biến mất khi con người tiến bộ thông qua sự tự quyết tự do và quân bình.
    ·       Pierre-Joseph Proudhon (1809–1865), người Pháp, là người đầu tiên tự gọi mình là một người vô chính phủ. Trong tác phẩm What Is Property? (1840), Proudhon nói rằng tư hữu là trộm cắp và giết người, hoàn toàn không phù hợp với các quyền tự nhiên bình đẳng của con người, và do đó, là tự mâu thuẫn.
    Pierre-Joseph Proudhon (1809–1865)
    o   Proudhon phân biệt tư hữu với sự sở hữu đơn thuần, ám chỉ hành động chiếm một mảnh đất hoặc sử dụng các công cụ nhằm đáp đứng các nhu cầu của gia đình. Ông thừa nhận quyền của người sống để sống, làm việc và có các tài sản. Tuy nhiên, quyền tư hữu – được hiểu như quyền để làm bất cứ điều gì mình mong muốn với một tài sản – là sai lầm, không công bằng và làm cho xã hội trở thành một hệ thống phi lý, bất bình đẳng.
    Chủ nghĩa xã hội thời kì đầu
    ·       Trong lĩnh vực kinh tế chính trị, hầu như tất cả những người vô chính phủ đều theo quan điểm xã hội chủ nghĩa, nhưng họ bác bỏ chủ nghĩa xã hội nhà nước, nghĩa là, sở hữu nhà nước các phương tiện sản xuất. Một số nhà xã hội chủ nghĩa thời kì đầu không phải là những người vô chính phủ nhưng cũng không hoàn toàn là chủ nghĩa xã hội nhà nước: Robert Owen, Charles Fourier, Louis Blanc, và Henri de Saint-Simon tất cả đều cố biện minh và thiết lập các thị trấn thương mại nhỏ, phi tập trung, và do công nhân kiểm soát, với một mức bộ bình đẳng cao và sở hữu chung về lợi nhuận nhưng không nhất thiết là hoàn toàn bình đẳng.
    o   Mỗi người thử phác thảo ra một tầm nhìn về một xã hội nhỏ và phi tập trung; họ phê phán thuế, lương, và lợi nhuận, họ tin rằng tất cả chúng tạo ra sự khác biệt về tài sản và làm cho con người phụ thuộc vào nhau.
    o   Họ không hoàn toàn bác bỏ tư hữu theo nghĩa các tài sản của cá nhân, hộ gia đình. Sự biện minh là mang tính đạo đức và dựa vào luật tự nhiên: mỗi cá nhân là người phán quyết về đúng và sai và có thể sống một đời sống đạo đức và tôn giáo trước Thượng đế chỉ nếu có sự độc lập về kinh tế và sự phán quyết về cuộc đời anh ta là của riêng anh ta.
    ·       Tóm lại, vào giữa thế kỉ 19 và sau đó, những cải cách thường được gọi là “chủ nghĩa xã hội”: liên đoàn thương mại, chia sẻ lợi nhận và sở hữu chung bởi công nhân – bất cứ thứ gì có thể đặt phương tiện sản xuất ở một mức độ nào đó vào tay công nhân.
    Phổ quốc tế từ cảnh hữu đến cánh tả
    ·       Trung tâm của các hoạt đông cách mạng thế kỉ 19 ở châu Âu là Pháp. Sau sự thất bại của Napoleon vào năm 1815, vương triều Bourbon được khôi phục với Louis XVIII, sao đó được kế nhiệm bởi em trai ông Charles X. Cuộc cách mạng tháng 7 năm 1830 lật đổ Charles và thiết lập nền quân chủ lập hiến mà khá giống với Anh dưới thời Louis – Philippe, một người thuộc dòng họ Bourbon khác.
    ·       Các mạng và các hệ quả của nó, gồm các cuộc chiến của Napoleon, thiết lập một phổ quốc tế với chủ nghĩa bảo thủ đứng ở phía cảnh hữu, một số dạng chủ nghĩa xã hội ở phía cánh tả, và một sự trộn lẫn giữa cộng hòa tự do và cộng hòa dân sự ở giữa.
    o   Sau đó, vào năm 1848, xảy ra một cuộc cách mạng quốc tế trải rộng từ các bang của Đức, Áo, Hungary, Balan, và nhiều nước khác, trong đó chủ nghĩa xã hội và giai cấp lao động đóng vai trò quan trọng. Ở Pari, điều này kết thúc với việc bầu Louis Napoleon Bonaparte làm tổng thống của cộng hòa thứ hai; sau đó ông tự tuyên bố mình là Hoàng đế Napoleon III sau cuộc đảo chính năm 1851.
    o   Cách mạng năm 1870 dẫn đến sự thoái vị của Louis Napoleon và sự ra đời Công xã của công nhân Paris năm 1871 ở Pari, nơi mà lá cở đỏ xã hội chủ nghĩa tung bay trong hai tháng. Sau cuộc chiến trên diện rộng ở trong khu vực lao động ở Paris, Công xã bị đàn áp tàn bạo. Cuối cùng, Nền cộng hòa thứ ba được thiết lập, và nó kéo dài cho đến khi Đức chiếm đóng Pháp năm 1940.
    ·       Chủ nghĩa xã hội nhà nước trong hình thức của chủ nghĩa Mác cuối cùng đã xuất hiện như một đảng chống tư bản, chống giáo hội ở hầu hết mọi nước. Nhưng những người vô chính phủ vẫn ở đâu đó, đặc biệt là ở Nga, với các đại biểu như Mikhail Bakunin (1814–1876) và Pyotr Kropotkin (1842–1921).
    ·       Nhà vô chính phủ xã hội chủ nghĩa nổi tiếng nhất mang khuynh hướng tôn giáo, song chống lại giáo hội, đó là nhà tiểu thuyết vĩ đại của người Nga Leo Tolstoy (1828–1910), tác giả của Chiến tranh và Hòa bình, và Anna Karenina. Chủ nghĩa hòa bình vô chính phủ của Tolstoy được miêu tả đầy đủ trong tác phẩm Vương quốc của Thượng đến là ở trong các bạn.
    Leo Tolstoy (1828–1910)
    o   Cơ sở của tư tưởng của ông là một sự diễn giải duy lý về Kito giáo. Không hành động bạo lực nào là hợp pháp, thậm chí hành động tự bảo vệ, bởi vì các hành động bạo lực luôn luôn xấu xa.
    o   Nhà nước và giáo hội là các tổ chức thế tục được xây dựng trên bạo lực. Chúng là mất đạo đức về nguyên tắc. Nhà nước đưa những kẻ xa lạ vô tội giết những người xa lại vô tội trên cơ sở của những lời nói dối ái quốc, và giáo hội sẽ ủng hộ hoặc cầu phúc cho các nỗ lực chiến tranh. Chủ nghĩa hòa bình của Tolstoy thúc đẩy ông đi đến chủ nghĩa vô chính phủ.
    Cuối cùng, chúng ta lại thấy chủ nghĩa vô chính phủ bạo lực. Bakunin ở Nga bắt đầu viết về bạo lực, và Georges Sorel (1847–1922) ủng hộ “chủ nghĩa công đoàn – vô chính phủ” bạo lực với quyền lực giải toán các liên đoàn lao động. Tuyên truyền về các chiến công, như nó kêu gọi, dẫn đến những cuộc ám sát. Do đó, thuật ngữ vô chính phủ trong thế kỉ 20 hàm ý một điều mà tương tự với một dạng chủ nghĩa xã hội phản chắc không đảng phái.
    Nguồn: The Modern Political Tradition: Hobbes to Habermas
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org