Smith và cuộc cách mạng thị trường

Posted on
  • Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Bị thúc đẩy bởi sự thành công về thương mại của Hà lan và Anh, một số nhà tư tưởng cho rằng một xã hội thương mại với những nhà sản xuất tư lợi là tốt đẹp, dù nó trái ngược với các đức hạnh truyền thống, cổ điển, và Ki tô giáo. Trong miêu tả nổi tiếng của mình về chủ nghĩa tư bản, Adam Smith cho rằng chỉ một nền kinh tế thị trường tự do mới có thể mang lại ‘sự giàu có phổ quát', cũng như khuyến khích các phẩn chất khôn ngoan. Smith miêu tả về ‘một bàn tay vô hình’ hướng dẫn cho sự tư lợi cá nhân tạo ra lợi ích chung. Trong khi ủng hộ cho thương mại tự do và chính sách không can thiệp của chính phủ, thì Smith cũng chuẩn đoán các vấn đề của chủ nghĩa tư bản và bảo vệ cho một số hành động của chính phủ. Tuy nhiên sau này, Thomas Malthus đưa ra một dự đoán gây bối rối rằng nguồn cung thực phẩm sẽ đề ra một sự giới hạn vĩnh viễn đối với sự tiến bộ. Trong bài này, chúng ta tìm hiểu về kỉ nguyên của triết học kinh tế.
    Nền kinh tế thị trường và trật tự có ích
    ·       Ít nhất là bao lâu còn có các thành phố, các siêu thị, thì sẽ còn những nơi mà người sở hàng hóa và người cung cấp các dịch vụ tiến hành giao dịch với với những người muốn hàng hóa và dịch vụ của họ theo một cách tương đối tự do.
    o   Nhưng hầu hết các nền kinh tế trong lịch sử đều được vận hành bởi truyền thống, trong đó lao động, sản xuất, và tiêu dùng được quy định bởi thực tiễn truyền thống. Một cách quản lý nền kinh tế khác là thông qua các hành động và sự kiểm soát của nhà nước: chính quyền thiết lập giá cả và các mục tiêu sản xuất.
    o   Trong một nền kinh tế thị trường, cả truyền thống lẫn nhà nước không quản lý lương, giá cả, và việc lựa chọn và sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào. Không ai quản lý chúng; chúng là kết quả của vô số các tương tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
    o   Hệ thống này xuất hiện từ thời Thời kì cải cách, và vào thế kỉ 18, nó phát triển hoàn chỉnh ở Anh. Đó là khởi đầu của nền kinh tế hiện đại.
    ·       Cũng có một khía cạnh triết học ở điều này, đó là ý tưởng cho rằng trật tự (mà) có lợi là kết quả của các hoạt động tự do, và không được kế hoạch trước. Điều này là vô lý đối với Plato, Aristotle, hay Aquinas. Đối với họ, trật tự tốt lành đòi hỏi một sự thiết kế trí tuệ. Thậm chí tệ hơn nữa là ý tưởng cho rằng thị trường tự do hàm ý rằng các hành động không được thiết kết trước để tạo ra sự tốt lành, như các hành động tư lợi, thậm chí tham lam lại là tốt lành, vì những gì nó tạo ra là hữu ích.
    ·       Điều này được ủng hộ bởi một vài tư tưởng thế kỉ 18, bao gồm Bernard de Mandeville (1670 -1733), người xuất bản cuốn sách tiêu đề: Fable of Bees: Or, Private Vices, Publick Benefits. Mandeville cho rằng các tư tưởng khổ hạnh, và tôn giáo có hại cho xã hội bởi vì sự thiêng liêng khuyến khích người ta giảm bớt các ước muốn và các tham vọng trần tục. Trái lại, lợi ích công, chẳng hạn các phương pháp sản xuất mới, được tạo ra bởi sự xấu xa tư lợi, chẳng hạn như tham vọng, tham lam, bất lương.
    ·       Một người ủng hộ khác, vốn là nhà tư tưởng khai sáng nổi tiếng nhất trong số họ, Francois Marie Arouet, hay còn được gọi là Voltaire (1694 - 1778). Trong tác phẩm Letters Concerning the English nation, ông cho rằng thương mại khuyến khích mối quan hệ kinh tế hòa bình giữa các kẻ thù về văn hóa và tôn giáo.
    ·       Các tác phẩm nổi bật nhất về xã hội thương mại đến từ các tác giả Khai sáng Scotlen thế kỉ 18, bao gồm Hutcheson (194 174), Furguson (1723 181), Hume (1711 177), và Smith (1723 1790).
    o   Giống như Hume, đối với Smith, mọi đạo đức của con người đều bắt nguồn từ sự đồng cảm đối với người khác, đặc biệt là khả năng của chúng ta để đặt chính mình (một cách đồng cảm) vào vị trí người khác. Kì cùng, chúng ta nhìn chính mình từ lập trường của một “người quan sát vô tư”.
    o   Điều này cho phép Smith giải thích về sự khác nhau giữa hai nhóm đức hạnh chính: đức hạnh của sự tự chủ, chẳng hạn danh dự, được ủng hộ bởi những người Khắc kỉ La mã, và đức hạnh tử tế của người Ki tô giáo, chẳng hạn sự khoan dung. Đối với Smith, cái trước xảy ra khi tác nhân có thái độ của người khán giả, và cái sau, khi khán giả đóng vai trò của người chịu đựng.
    o   Trong tác phẩm Theory of the Moral Sentiments (1759), trước tiên Smith chú ý đến tình yêu sự phù hợp với mục đích của các công cụ, tình yêu “hệ thống” của con người. Ông chỉ ra rằng những người phát minh theo đuổi một sự phù hợp như vậy ngay cả khi họ bị đánh lừa về các lợi ích thực tế của chúng. Sự vị kỉ và cần cù của số ít, “được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình” sẽ mang lại lợi ích rộng lớn hơn. Thượng đế, hay tự nhiên dường như đã xắp xếp mọi thứ theo cách mà sự chăm chỉ của các cá nhân tư lợi thường phục vụ cho một mục đích mà họ không hề dự định trước: mang lại lợi ích cho toàn bộ xã hội.
    Của cải của các quốc gia
    ·       Năm 1776, Smith xuất bản cuốn An inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations. Ở đây, ông miêu tả các cơ chế trung tâm của thị trường tự do như sự thúc đẩy trao đổi và sự phân chia lao động. Sự thúc đẩy trao đổi là xưa cũ, nhưng sự phân chia lao động hay sự chuyên biệt hóa là một sự phát triển hiện đại mà đã mang lại hiệu quả sản xuất to lớn.
    [Tác phẩm Của cải của các quốc gia vẫn còn là một trong những phân tích hoàn chỉnh nhất về các lợi ích và rủi ro của nền kinh tế thị trường tự do.]
    ·       Trong phân tích của Smith về trao đổi tự do, cung và cầu dẫn dắt giá cả thị trường hướng đến làm cho chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở mức thấp nhất.
    o   Khi cung tăng so với cầu, người tiêu dùng mặc cả để hạ giá xuống, người sản xuất rời bỏ thị trường (hiện tại) để chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác, từ đó cung giảm và giá có xu hướng đi lên một lần nữa; trái lại, khi cầu tăng so với cung, người sản xuất sẽ tăng giá sản phẩm, người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng hoặc dùng các sản phẩm khác, giá cả có xu hướng đi xuống.
    o   Khi cung và cầu cân bằng, giá cả thị trường và giá cả thực bằng nhau. Trong điều kiện cạnh tranh tự do – điều mà Smith gọi là “tự do hoàn hảo”  - không có sự độc quyền hay sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hướng đến giá cả thực.
    o   Bởi vì giá cả thực là giá thấp nhất mà nhà sản xuất còn có thể tiếp tục sản xuất, nên điều này cũng có nghĩa là một sản lượng lớn nhất có thể được tạo ra. Nhiều người hơn có thể trang trải để mua hàng hóa. Lúc này, hoạt động sản xuất gia tăng sẽ đưa tiền vào tay người lao động.
    ·       Smith phân loại các nhân tố hay thành phần của sản xuất, và từ đó các thành phần của giá cả - như máy móc, lao động, và đất đai.
    ·       Ông cũng phât biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Nước hữu ích hơn kim cương nhiều nhưng lại có một giá trị thị trường thấp hơn nhiều. Smith chấp nhận lý thuyết giá trị lao động. Giá trị của một thứ là lượng lao động đòi hỏi để tạo ra thứ đó cho thị trường; như trong trường hợp này, nước dễ kiếm được hơn kim cương.
    ·       Smith ca ngợi sự tốt lành của xã hội thương mại, trong đó mọi người là người buôn bán sức lao động của anh ta. Giống như Voltair, ông tin rằng thương mại mang lại hòa bình, tự do và thịnh vượng. Và giống như các nhà tư tưởng thế kỉ 18 khác, ông thừa nhận xã hội thương mại là một giai đoạn mới trong lịch sử con người.
    ·       Sự biện minh của Smith cho thị trường tự do rõ ràng dựa trên nền tảng công lợi, mà không phải trên nền tảng quyền tự nhiên. Thị trường mang lại sự hiệu quả hơn, phổ biến sự giàu có và thúc đẩy các đức tính hòa bình dù gây ra sự bất bình đẳng và phân chia lao động.
    ·       Smith đặc biệt bảo vệ thương mại tự do, cũng như chống lại thuyết trọng thương. Một quan điểm phổ biến ở châu Âu thời đó là thương mại phải được kiểm soát cho các mục đích của quốc gia, điều này dẫn đến tạo ra chủ nghĩa trọng thương. Smith chỉ ra rằng thuế suất đối với hành nhập khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước không mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội; nó chỉ bảo vệ một số ít các nhà sản xuất và công nhân của họ song lại khiến cho toàn bộ người tiêu dùng phải trả một giá cao hơn cho hàng hóa mà đáng ra họ không phải.
    Các giới hạn và mối đe dọa của thị trường tự do
    ·       Smith hoàn toàn ý thức về các giới hạn và mối đe dọa của một nền kinh tế tự do. Ông thừa nhận rằng một vài vấn đề xã hội không thể được quản lý bởi thị trường, bao gồm quân sự, tòa án, công trình công cộng, và một số thị trường, như các thiết chế tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm.
    ·       Ông cũng nhận ra rằng thị trường tự do gia tăng sự bất bình đẳng khi tạo ra một số nhà sản xuất giàu có. Nhưng đây là cái giá của sự giàu có phổ quát.
    ·       Đối với Smith, mối đe dọa lớn nhất của thị trường là sự phân chia lao động sẽ phá hủy tinh thần của người công nhân với sự đồng điệu nhàm chán của các công việc nhỏ nhặt ngày một tăng. Ngăn chăn hậu quả này đỏi hỏi phải có sự giáo dục công.
    Bẫy Malthus
    ·       Trong tác phẩm Một nghiên cứu về nguyên tắc của dân số (1789), Malthus (1766 –1834), một nhà kinh tế người Anh, nêu lên một sự bác bỏ đáng sợ đối với niềm tin lạc quan của Khai sáng đối với sự tiến bộ không ngừng. Ông chỉ ra rằng khả năng của trái đất để gia tăng nguồn cung thực phẩm thông qua nông nghiệp bị giới hạn bởi đất đai có thể đưa vào sử dụng. Nguồn cung thực phẩm có chỉ tăng với cấp số cộng. Tuy nhiên, mỗi khi có sự gia tăng thực phẩm lại tạo ra sự gia tăng dân số, song dân số lại tăng theo cấp số nhân.
    ·       Malthus cho rẵng bất cứ sự gia tăng đối với nguồn cung thực phẩm sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số mà sẽ vượt xa nguồn cung thực phẩm, gây ra nạn đói và chết chóc, cho đến khi sự gia tăng dân số cân băng với sự gia tăng tự phẩm. Ông đưa ra luận điểm này để nói rằng cần phải kiểm soát dân số, hoặc bằng cách giới hạn nguồn cung thực phẩm hoặc bằng các phương pháp xã hội như trì hoãn việc kết hôn và sinh con trong giới lao động phổ thông. Kết luận “ảm đạm” này sau đó được gọi là Bẫy Malthus.
    ·       Trong thực tế, con người bị giới hạn bởi bẫy Malthus cho đến thế kỉ 18. Từ đó về sau, rõ ràng rằng năng suất nông nghiệp không bị giới hạn theo cấp số cộng. Đất đai tuy giới hạn, song nguồn cung thực phẩm có thể gia tăng do sự cải thiện về thương mại và kĩ thuật trong nông nghiệp. Sự phát triển có những giới hạn, song chúng không như những gì Malthus nghĩ.
    Tác động tư tưởng của Mô hình thị trường tự do
    ·       Tác động tư tưởng và triết lý của mô hình kinh tế thị trường tự do là không thể ước tính được. Thứ nhất, nó giới thiệu ý tưởng về trật tự tự phát: trật tự tốt hành hay có lợi có thể nảy sinh từ vô số các tương tác cục bộ không chịu sự chỉ huy từ trung tâm. Nếu một ý tưởng mới lạ nằm ở trung tâm của hiện đại, thì đó là ý tưởng này.
    ·       Với việc chấp nhận thị trường, sự bác bỏ các tư tưởng về đức hạnh vốn chi phối lý thuyết chính trị trước Machiavelli và Hobbes được thúc đẩy hơn nữa. Sự tự lợi là tốt lành, và thậm chí tính hám lợi là có lợi. Những điều nay không tồn tại trong tư tưởng truyền thống trước đó.
    ·       Cuối cùng, Smith thừa nhận rằng không chỉ mong muốn mạnh mẽ cho việc buôn bán và trao đổi hàng hóa mà sự phân chia lạo động vốn làm tăng nhanh khả năng sản xuất cũng là một yếu tố mới và sẽ nằm ở trung tâm của sự phát tiển kinh tế và xã hội hiện đại. Theo Durkheim, nhà xã hội học người Pháp, thì sự phân chia lạo động là một cách hoàn toàn mới để nối kết con người thành một toàn thể xã hội. Và tất cả những điều này sẽ biến đổi và làm phức tạp hơn quan niệm mà con người có về chính họ, về xã hội, và về mục đích của cuộc đời.
    Nguồn: The Modern Political Tradition: Hobbes to Habermas
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org