Sáu trường hợp
trên được phân tích theo ba câu hỏi:
1)
mức độ mà các nguyên tắc giải trình
trách nhiệm và pháp quyền được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn
ra?
2)
mức độ mà bản sắc quốc gia được thiết lập
trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
Mỗi trong sáu
trường hợp đại diện cho các mô hình phát triển chính trị khác nhau. Các mô hình
này được minh họa trong bảng dưới.
Anh
|
Pháp
|
Mỹ
|
|
Bản sắc quốc
gia
|
Bản sắc quốc
gia gắn với quốc gia, chứ không phải với vua. Phát triển một bản sắc quốc gia
mạnh
|
Người cai trị
có địa vị nổi bật, lòng trung thành với người cai trị được yêu cầu (quân chủ
chuyến chế). Phát triển một bản sắc quốc gia không hoàn chỉnh
|
Có sự phân
chia chính trị giữa các khu vực của quốc gia. Bản sắc quốc gia dần phát triển
sau nội chiến.
|
Sự biến đổi chế
độ phong kiến/xã hội
|
Giai cấp quý tộc
bị tư sản hóa (trở thanh giai cấp tư sản). Chế độ phong kiến biến mất (tầng lớp
nông dân bị xóa bỏ do việc rào đất)
|
Quý tộc phụ
thuộc vào vua (đặc biệt Louis XIV và các vua sau đó). Nông nghiệp dựa nhiều
vào sức lao động (trồng nho, lúa mỳ); cần một lượng lớn lao động, giai cấp
nông dân vẫn còn tồn tại mạnh. Chế độ phong kiến chỉ bị xóa bỏ một phần bởi
Cách mạng Pháp.
|
Chế độ phong
kiến duy trì ở miền Nam. Nông nghiệp đòi hỏi nhiều sức lao động. Di sản bán
phong kiến vẫn duy trì ở miền Nam
|
Thiết chế hóa
|
Người cai trị
cam kết với một số hình thức đại diện và trách nhiệm giải trình trước khi
Cách mạng Công nghiệp diễn ra.
|
Chuyển sang chế
độ chuyên chế: không giải trình trách nhiệm cũng không pháp quyền.
|
Cam kết với một
số hình thức đại diện và giải trình trách nhiệm trước khi công nghiệp hóa diễn
ra.
|
Đức
|
Nhật
|
Nga
|
|
Bản
sắc quốc gia
|
Có sự
chia rẽ về chính trị; sự khác biệt lớn
giữa các khu vực. Cảm quan về bản sắc dân tộc yếu.
|
Chia rẽ về
chính trị, sự khác biệt phong kiến mạnh. Tuy nhiên, bản sắc quốc gia khá phát
triển.
|
Đế chế được
xây dựng trước khi hình thành khái niệm dân tộc; Trung thành với Tsar được ưu
tiên. Bản sắc dân tộc hiện nay vẫn còn là chủ đề tranh cãi.
|
Sự
biến đổi chế độ phong kiến/xã hội
|
Biến đổi giới
hạn. Giai cấp quý tộc vẫn còn ảnh hưởng trong giới quân sự và trong khu vực phía
Đông (Phổ).
|
Biến đổi giới
hạn. Quý tộc vẫn còn mạnh.
|
Quý tộc củng cố
trật tự phong kiến cũ. Chế không phong kiến không biết mất trước khi công
nghiệp hóa diễn ra; công nghiệp hóa do chính quyền lãnh đạo.
|
Thiết
chế hóa
|
Chế độ quân chủ
phản kháng lại việc giải trình; có một truyền thống mạnh về việc tuần theo
nhà nước; nguyên tắc giải trình hay pháp quyền không được chấp nhận.
|
Chế độ phong
kiến và một số hình thức giải trình giới hạn của Shogun và Hoàng Đế. Tuy
nhiên, sự đại diện phổ thông không tồn tại trước khi công nghiệp hóa xảy ra.
|
Không có bất cứ
sự thiết chế hóa nào hình thành dưới thời Tsar; nguyên tắc giải trình và pháp
quyền không được chấp nhận.
|
-
Trường hợp Anh minh họa cho mô hình nơi
mà trước khi công nghiệp hóa diễn ra, bản sắc chính trị quốc gia đã được phát
triển qua đó kết nối người dân lại với nhau.
o Dù
sự phát triển của một chính quyền tập trung mạnh sớm đóng góp cho sự phát triển
này của bản sắc quốc gia, song vào cuối thế kỷ XVII, bản sắc dân tộc Anh không
đơn thuần tương đương với việc trung thành với nhà vua, mà nó đồng nhất với cộng
đồng quốc gia rộng lớn hơn. Điều này có nghĩa rằng các lực lượng ly tâm mà công
nghiệp hóa tạo ra sẽ bị chặn lại bởi cảm quan về cộng đồng và bản sắc quốc gia
chung kết dính người Anh lại với nhau.
o Thứ
hai, cấu trúc xã hội phong kiến đã thay đổi văn bản trước khi công nghiệp hóa
diễn ra; tầng lớp nông dân đã bị phá hủy bởi việc rào đất và tầng lớp quý tộc bị
biến thành một tầng lớp tư sản nông thôn mang tinh thần thương mại. Điều này có
nghĩa rằng các gia cấp xã hội thù địch nhất với quá trình hiện đại hóa đã bị vô
hiệu hóa một cách hiệu quả.
o Thứ
ba, sự phát triển của các nguyên tắc giải trình trách nhiệm và tham gia dẫn đến
sự phát triển của nguyên tắc pháp quyền và xã hội dân sự xảy ra trước công nghiệp
hóa. Hơn nữa, các thiết chế tham gia (quốc hội và các cuộc bầu cử) đã tồn tại.
Do đó, khi yêu cầu cho sự tham gia tăng cao xuất hiện trong thế kỷ XIX (do công
nghiệp hóa tạo ra), tất cả những gì cần làm là mở rộng địa hạt chính trị - mà
không phải tái xây dựng lại địa hạt này.
-
Trường hợp Pháp đại diện cho một mô hình
nơi mà sự biến đổi không hoàn tất trong thời kì tiền công nghiệp hóa khiến cho
con đường đi đến dân chủ không ổn định.
o Một
mặt, Pháp đã phát triển một số cảm quan về bản sắc dân tộc, ít nhất trong giới
trí thức. Tuy nhiên, như Macridis chỉ ra, bản sắc này phần nào phân mảnh, với văn
hóa chính trị Pháp được đặc trưng bởi mức độ bất mãn rộng lớn thay vì đồng thuận.
o Hơn
nữa, dù Cách mạng Pháp xóa bỏ một phần chế độ phong kiến với việc phá bỏ nền
quân chủ và giai cấp quý tộc, song giai cấp nông dân vẫn còn là một lực lượng
phản hiện đại, phản dân chủ lớn ở thời điểm đó trong nền chính trị Pháp.
o Cuối
cùng, dù một truyền thống về chính quyền giới hạn và giải trình trách nhiệm kì
cùng đã phát triển sau đó trong thế kỷ XIX, những truyền thống này không kéo
dài. Sự phụ thuộc của xã hội vào triều đình trước đó có nghĩa rằng các nguyên tắc
giải trình và chính quyền đại diện được phát triển tương đối yếu ở thời điểm
quá trình hiện đại hóa kinh tế diễn ra trong nửa sau thế kỉ XIX. Điều này có
nghĩa rằng hệ thống Pháp chỉ được chuẩn bị một phần trước khi nó chuyển sang hệ
thống dân chủ khi công nghiệp hóa diễn ra.
-
Trường hợp Mỹ đại diện cho một ví dụ
khác về hệ thống chỉ được chuẩn bị một phần – đặc biệt bản chất không hoàn chỉnh
của bản sắc quốc gia Mỹ trước Nội chiến. Nội chiến, với mức độ bạo lực như đã xảy
ra, mang đến sự khởi đầu cho việc tạo ra một “liên minh” hoàn chỉnh hơn và một
bản sắc quốc gia mà qua đó mở đường cho sự mở rộng của dân chủ. Mặt khác, cũng
như với các nền dân chủ ở trên, các thiết chế giải trình trách nhiệm, đã tồn tại
trước khi sự mở rộng kinh tế và thay đổi xã hội xảy đến do quá trình công nghiệp
hóa tạo ra. Do đó, quá trình dân chủ hóa của Mỹ ít bạo lực, và êm thuận hơn so
với trường hợp Pháp.
-
Không như Anh, Pháp, và Mỹ; Đức, Nga và
Nhật không có các thiết chế dân chủ trước khi quá trình mở rộng kinh tế và công
nghiệp hóa diễn ra. Trong trường hợp Đức, ba chuyển biến tiền công nghiệp này
thậm chí ít hơn nhiều so với trường hợp của Pháp. Chỉ có một cảm quan yếu về bản
sắc quốc gia, với một mức độ phân mảnh và khác biệt cao tồn tại ở các khu vực
khác nhau của Đức. Thứ hai, dù có một sự thay đổi hạn chế đối với trật tự phong
kiến diễn ra trong khu vực phía Tây, đặc biệt dọc sông Rhine, song chế độ phong
kiến vẫn mạnh ở phía Đông (Phổ). Cuối cùng, không có truyền thống về trách nhiệm
giải trình và sự tham gia của người dân trước đó.
-
Nhật cũng có một bản sắc quốc gia không
hoàn chỉnh ít nhất theo nghĩa nghĩ một nhà nước dân tộc, vẫn còn khá phong kiến
cho đến gần đây, dù đã có một số mức độ về giải trình của Hoàng đế và sự tự trị
tương đối của tầng lớp lãnh chúa trong thời kì Tokugawa. Điều này có nghĩa rằng
ở Đức cũng như ở Nhật, những sự chuẩn bị về thể chế cho những thách thức mà
công nghiệp hóa tạo ra mới chỉ diễn ra một phần, và vẫn còn khá yếu ớt.
-
Trường hợp Nga đại diện cho cực đối lập
với trường hợp của Anh. Với Nga, không có một bản sắc quốc gia rõ ràng dưới thời
Tsar. Hơn nữa, không giống như Đức, trật tự phong kiến hầu như không có thay đổi
gì vào giữa thế kỷ XIX, và chắc chắn cho đến cả đầu thế kỉ XX. Cuối cùng, với bản
chất của chế độ chuyên chế Nga, khi mọi quyền lực đều tập trung vào một nhà độc
tài duy nhất, không nguyên tắc giải trình, pháp quyền hay tham gia nào được
phát triển. Khi các nguyên tắc như vậy bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX,
chúng chỉ được giới quân chủ chấp nhận một cách miễn cưỡng và bị làm cho xói
mòn ngay sau đó. Nhưng các hành động do dự như vậy khiến cho những điều chỉnh
chế độ sau này trở nên quá muộ. Các lực lượng xã hội (mà côn nghiệp hóa tạo ra)
kỳ cùng sẽ phá hủy chế độ quân chủ ở mức độ lớn hơn nhiều so với các nỗ lực yếu
ớt để ngăn chặn chúng.
(hết
phần 8)
Nguồn: John
T. Ishiyama. Comparative Politics