Minh Anh
Mục tiêu của các
phương pháp bầu cử tỉ lệ là tạo ra kết quả tỉ lệ - tức là số ghế tương ứng với
số phiếu - nếu một đảng giành được 10% số
phiếu, thì sẽ giành được 10% số ghế; tương tự, 20% số phiếu, thì sẽ giành được 20%
số ghế.v.v…
Nhìn chung, người
ta chia phương pháp bầu cử tỉ lệ thành hai dạng chính là: phương pháp đại diện
tỉ lệ theo danh sách (list PR) và phương pháp lá phiếu duy nhất có thể chuyển
nhượng (STV).
Tất cả các phương
pháp này có hai đặc điểm chung: Thứ nhất, chúng áp dụng cho đơn vị bầu cử nhiều
đại diện, điều này đơn giản vì nếu áp dụng cho đơn vị bầu cử một đại diện, thì do
chỉ có một ghế đại diện, nên không thể phân chia ghế này cho các đảng theo tỉ lệ
số phiếu mà các đảng giành được. Và thứ hai, chúng sử dụng một hạn ngạch
(quota) hoặc một ước số (divisor) để xác định ai là người được bầu trong các
đơn vị bầu cử.
Ưu
điểm
Nhìn chung, phương
pháp này có ưu điểm so với các phương pháp đa số:
-
Thứ nhất, tạo ra kết quả bầu cử tỉ lệ
hơn. Điều này giúp tránh được hiện tượng dưới/hoặc quá tỉ lệ như thấy trong các
phương pháp đa số. Sẽ không còn hiện tượng một đảng giành được một số lượng phiếu
bầu đáng kể song lại chỉ giành được một số ít ghế; hoặc một đảng chỉ giành được
đa số tương đối phiếu bầu, song lại giành được đa số tuyệt số ghế trong quốc hội.
Và vì vậy, kết quả bầu cử sẽ công bằng hơn.
-
Thứ hai, các đảng nhỏ nhiều khả năng sẽ có
chân trong quốc hội hơn, tỉ lệ số phiếu mà họ giành được. Điều này sẽ khuyến khích
cử tri không cần phải bỏ phiếu chiến lược, mà có thể bỏ phiếu theo sở thích thực
sự của mình. Nhìn chung, từ hai lý do trên, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong hệ
thống PR thường cao hơn so với các hệ thống đa số.
-
Thứ ba, một số học giả cho rằng phương
pháp này thích hợp hơn với các xã hội có sự chia sẽ sâu sắc về tôn giáo và sắc
tộc. Việc áp dụng phương pháp tỉ lệ khiến cho mọi nhóm có chân trong quốc hội,
theo tỉ lệ số phiếu của mình, và qua đó hình thành các chính phủ liên minh,
chia sẻ quyền lực, hợp tác cùng giải quyết các vấn đề đảm bảo quyền lợi của tất
cả, sẽ làm cho hệ thống chính trị trở nên ổn định hơn so với việc một nhóm đa số
nằm quyền và gạt các nhóm thiểu số ra khỏi đời sống chính trị mà các phương
pháp bầu cử đa số thường tạo ra.
Nhược
điểm
Phương pháp này
có một số nhược điểm sau:
-
Thứ nhất, có xu hướng tạo ra các chính
phủ liên minh với một số vấn đề cố hữu.
o Rất
khó bắt các đảng trong chính phủ liên minh chịu trách nhiệm cho các chính sách
của chính phủ, bởi có quá nhiều đảng có chân và tiếng nói trong quá trình làm
chính sách. Và ngay cả khi biết một đảng nào đó chịu trách nhiệm cho một chính
sách nào đó, và nếu chính sách này dở, thì cũng không thể trừng phạt đảng đó, bởi
trong kì bầu cử kế tiếp dù họ có thể mất đi một sự ủng hộ nhất định, song họ vẫn
có thể có chân trong chính phủ liên minh.
o Một
vấn đề khác đó là các chính phủ liên minh thường kém ổn định hơn so với các
chính phủ đa số một đảng mà các phương pháp bầu cử đa số tạo ra.
-
Thứ hai, cho phép các đảng nhỏ, cực đoan
có chân trong quốc hội. Sự tồn tại của các đảng cực đoan như vậy có thể làm xói
mòn nền dân chủ, như từng xảy ra trong quá khứ với đảng Nazi trong nền cộng hòa
Weimar.
-
Thứ ba, các đảng nhỏ mà phương pháp PR tạo
ra có một vai trò lớn trong quá trình hình thành chính phủ và nhận được sự nhượng
bộ lớn hơn nhiều so với số ghế mà họ có. Điều này là vì các đảng lớn luôn cần họ
để hình thành chính phủ hoặc thông qua một chính sách nào đó.
-
Thứ tư, sự liên hệ giữa người đại diện
và cử tri thường yếu, bởi vì có nhiều người đại diện trong một đơn vị bầu cử,
và nhiều khi cử tri không biết được ai đang đại diện thực sự cho đơn vị bầu cử
của họ.
Tài
liệu tham khảo:
- Principles
of Comparative Politics, Matt Golder và các tác giả.