Dân chủ hóa 1: Một cách diễn giải dựa trên lịch sử

Posted on
  • Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018
  • by
  • nguyenminh
  • in
  • Nhãn:
  • Minh Anh lược dịch
    Dân chủ hóa hiểu đơn giản là quá trình các xã hội phát triển hướng đến dân chủ. Dù các học giả khác nhau nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau trong sự phát triển này, song hầu hết tất cả đều đồng ý về vai trò quan trọng của công nghiệp hóa. Họ cho rằng, công nghiệp hóa có một sức mạnh tàn phá khi nó tạo ra các lực lượng xã hội mới có thể lật đổ trật tự chính trị hiện hành.
    Chẳng hạn, công nghiệp hóa tạo ra các giai cấp xã hội tiến bộ như giai cấp tư sản và giai cấp vô sản công nghiệp, những lực lượng dẫn dắt con đường xây dựng xã hội hiện đại. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra sự xung đột chính trị trong lòng trật tự cũ – khi các lực lượng xã hội mới yêu cầu cho sự tham gia vào trật tự chính trị hiện hành, và thách thức quyền cai trị của giới tinh hoa truyền thống (giới quý tộc đất đai).
    Những xung đột này có thể được giảm bớt hay gia tăng, qua đó làm cho quá trình dân chủ hóa trở nên thuận lợi hay đau đớn, phụ thuộc vào những chuyển biến xã hội xảy ra trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra. Đó là những chuyển biến về xã hội (cấu trúc giai cấp), chuyển biến về chính trị (tương quan quyền lực giữa các lực lượng), và sự phát triển bản sắc quốc gia.
    Về chuyển biến xã hội, thì những người như Barrington Moore cho rằng điểm mấu chốt để hiểu tiến trình phát triển chính trị (và sự xuất hiện của cả chế độ dân chủ và phi dân chủ trong thế kỷ XX) là liệu hệ thống kinh tế xã hội phong kiến đã biến đổi trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra hay chưa. Đối với Moore, công nghiệp hóa tạo ra các lực lượng xã hội (như giai cấp tư sản và gia cấp vô sản công nghiệp) mở đường cho việc xây dựng xã hội hiện đại.
    Tuy nhiên, nếu các tàn tích của trật tự cũ vẫn còn, thì sự chuyển dịch sang hiện đại trở nên khó khăn hơn. Thực vậy, có hay không việc xuất hiện của dân chủ kì cùng phụ thuộc vào liệu trật tự cũ đã bị quét đi trước cú sốc công nghiệp hóa hay chưa. Về cơ bản, Moore cho rằng chế độ phong kiến được tạo nên từ các giai cấp xã hội “phản hiện đại”: giới lãnh chúa phong kiến tìm cách bảo vệ đặc lợi của mình trên cơ sở sở hữu đất đai, và giới nông dân, yêu mến cho sự độc lập và đất đai riêng của mình, nhưng không thách thức cơ sở của xã hội phong kiến. Họ càng là một lực lượng xã hội quan trọng, thì càng khó khăn hơn cho sự phát triển dân chủ diễn ra.
    Về chuyển biến chính trị, tập trung vào quan hệ giữa vua và người dân. Từ cách nhìn này, nhân tố chính giải thích cho sự phát triển của dân chủ ở Châu Âu nằm ở sự đấu tranh cho quyền tối cao giữa vua và quý tộc (tiền công nghiệp hóa).
    -       Nếu vua “thắng” và thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế, thì nguyên tắc “giải trình trách nhiệm” và pháp quyền vốn quan trọng với sự phát triển của dân chủ, không được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra.
    -       Mặt khác, nếu vua “thua” và quý tộc thắng, thì nguyên tắc giải trình trách nhiệm được thiết lập trước khi công nghiệp hóa diễn ra. Các nước đã thiết lập nguyên tắc pháp quyền và giải trình trách nhiệm trước thì việc chuyển đổi sang dân chủ diễn ra dễ dàng hơn trong giai đoạn công nghiệp hóa so với các nước chưa thiết lập các nguyên tắc này trước.
    Và về sự phát triển của bản sắc quốc gia, nhìn chung, sự tồn tại của một cảm quan mạnh về cộng đồng ràng buộc người dân lại với nhau vượt lên trên giai cấp và các phân chia xã hội khác, qua đó làm giảm bớt các khuynh hướng ly tâm, chia rẽ do công nghiệp hóa tạo ra. Từ cách nhìn này, người công nhân Pháp và người quý tộc Pháp có thể nghĩ về chính họ trước tiên là người Pháp, thay vì những xung đột gia cấp giữa họ; Và cảm quan về bản sắc quốc gia mạnh sẽ làm dịu bớt đối với các áp lực chia rẽ do công nghiệp hóa và hiện đại hóa tạo ra. Tuy nhiên, nếu cảm quan về bản sắc đó yếu hoặc không tồn tại, thì áp lực chia rẽ mà hiện đại hóa tạo ra sẽ trở nên rõ ràng, khiến cho quá trình dân chủ hóa trở nên trắc trở hơn.
    Từ đây, ba câu hỏi quan trọng giải thích tại sao quá trình dân chủ hóa xảy ra tương đối không đau đớn ở một số quốc gia Châu Âu song lại đau đớn ở một số quốc gia khác:
    -         Mức độ mà các nguyên tắc giải trình trách nhiệm và pháp quyền được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
    -         Mức độ mà bản sắc quốc gia được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
    -         Và mức độ mà trật tự xã hội cũ bị xóa bỏ trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
    Những câu hỏi này sẽ được dùng để giải thích quá trình dân chủ hóa xảy ra ở sáu nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga và Nhật. Dù lịch sử của mỗi nước có những nét riêng biệt, quỹ đạo đi đến hiện đại của sáu nước này tạo thành sáu mô hình khác nhau qua đó một quốc gia trở thành nền dân chủ:
    -       Anh điển hình cho con đường chuyển đồi dần dần.
    -       Mỹ đại diện cho một dạng dân chủ hóa ít ổn định hơn, bị ngắt quãng bởi một cuộc nội chiến lớn.
    -       Lịch sử Pháp được trưng bởi các giai đoạn dân chủ hóa nhanh chóng theo sau bởi các giai đoạn thụt lùi.
    -       Đức dân chủ rất muộn sau này và nỗ lực dân chủ đầu tiên của nó bị bóp nghẹ bởi chủ nghĩa Phát xít.Và điều này tương tự cũng đúng với Nhật.
    -       Kinh nghiệm dân chủ của Nga chỉ vừa mới bắt đầu và lịch sử của nó được đặc trưng bởi các giai đoạn cai trị độc tài và toàn trị kéo dài.
    Chúng ta cũng xem xét ba câu hỏi trên cho mỗi nước, để hiểu được tại sao quá trình dân chủ hóa của chúng lại diễn ra như vậy. 
    (hết phần 1)
    Nguồn: John T. Ishiyama. Comparative Politics

     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org