Trong ba ngày 10-12/06/2018, trên
toàn quốc đã xảy ra các cuộc biểu tình quy mô lớn thể hiện sự phản đối hai dự
luật là Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh mạng.
Trong các cuộc biểu tình này, đã xảy ra
hai sự kiện quan trọng:
-
Đã xảy ra bạo loạn ở Bình Thuận và Công
Ty Pouchen Sài gòn.
-
Các đại biểu bỏ phiếu thông qua Dự luật
An ninh mạng (Dự luật Đặc khu đã bị hoãn lại trước đó do áp lực của người dân).
Khi bạo lực xảy ra ở hai địa điểm
trên, chúng ta thấy lực lượng an ninh có vẻ chịu trận, họ thường chủ động để cho
người dân tấn công.
Một điều quan trọng, trong thời điểm
khủng hoảng quốc gia, thường thì các nhà lãnh đạo đất nước sẽ xuất hiện trấn
an. Tuy nhiên, chúng ta thấy không một ai, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, hay Thủ
tướng xuất hiện trấn an người dân, kêu gọi ngừng bạo lực, và sẽ trực tiếp gặp
dân để đối thoại.
Mọi người luôn hỏi tại sao họ lại
không xuất hiện, tại sao họ im lặng?
Và một điều quan trọng là, trong thời
gian này, các đại biểu quốc hội chuẩn bị cho việc thông qua Dự luật An ninh mạng,
một dự luật mà chính quyền Việt Nam quyết tâm thông qua dù gặp nhiều sự phản đối
(và một khi thông qua nó thì họ có thể dễ dàng thông qua Dự luật Đặc khu, và nhiều dự luật khác trong tương lai).
Kết quả là Dự luật đã được thông
qua với tỷ lệ 86,86%.
Vấn đề là, phần đa người dân bình
thường đều hiểu sự nguy hại của dự luật đối với tự do của họ, thì không lẽ đại
biểu quốc hội lại không. Nhưng tại sao họ vẫn bấm nút thông qua?
Đại biểu Lưu
Bình Nhưỡng phát biểu sau khi thông qua dự luật:
"Những hình ảnh lan truyền
trên Facebook từ Bình Thuận được chia sẻ ngay trên tài khoản của tôi và các đại
biểu Quốc hội mà chúng tôi không hề biết. Cho tới khi thấy hình ảnh những chiến
sĩ cảnh sát cơ động như thế thì những người dân - vốn trước đó thờ ơ với việc
biểu tình - cũng đã phải thốt lên rằng tại sao những kẻ đứng đằng sau xúi giục
bà con biểu tình, đập phá lại có thể tàn ác đến thế".
"Cho tới giờ tôi vẫn băn khoăn
về một số điểm của Luật An ninh mạng, nhưng giữa được và mất, tôi cho rằng luật
này ra đời vẫn được hơn rất nhiều. Quan trọng nhất là luật bảo vệ sự an nguy của
Tổ quốc, khi Tổ quốc bình yên và được bảo vệ thì dẫu có những sai sót ở đâu đó,
chúng ta vẫn có cơ hổi để sửa sai."
Đó chính là lý do khiến ông quyết định
ấn nút thông qua Dự luật.
Cũng ngay sau đó, lực lượng an ninh
đã được huy động và kiểm soát hoàn toàn các điểm nóng biểu tình ở Bình Thuận, Công
Ty Pouchen Sài gòn, và cả trên toàn quốc.
Kết quả chung cuộc là: chính quyền
đã thắng, khi Dự luật đã được thông qua; nhân dân dù lúc đầu phấn khởi song cuối
cùng họ cũng bị kiểm soát; còn bạo lực là do thế lực thù địch kích động, và vì
vậy tăng cường trấn áp các thành phần được cho là kẻ thù.
Một mũi tên trúng rất nhiều đích. Và thử hỏi ai là người được lợi nhất?
Có lẽ đó là lý do tại sao chính quyền im lặng?
Và nếu vậy, thì dường như tất cả bị dắt mũi: nhân dân, đại biểu quốc
hội, và ngay cả các thành phần 'phản động'?