Hệ thống đại nghị: Trộn lẫn quyền lực

Posted on
  • Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:

  • Giới thiệu
    Về mặt chức năng thì quyền lực chính quyền có thể được chia thành: hành pháp – thực thi luật, lập pháp – ban hành luật, và tư pháp – giải thích luật. Đối với hầu hết các nền dân chủ trên thế giới, nhánh tư pháp tách riêng đứng độc lập, và thường những người đứng đầu nhánh này được bổ nhiệm suốt đời. Mục đích là để cho họ không bị chi phối bởi công chúng hay giới chính trị gia, qua đó giữ cho phán xét của họ được công chính.
    Trong khi đó nhánh hành pháp và lập pháp chịu sự chi phối của công chúng, được tổ chức bầu cử định kì; và tương quan quyền lực cũng như sự kết hợp giữa hai nhánh này tạo ra các dạng chính phủ khác nhau, mà ở đây chúng ta quan tâm đến ba dạng chính là: đại nghị, tổng thống, và bán tổng thống.

    Chế độ đại nghị: Mô hình Westminster
    Nếu bạn hỏi người Mỹ định nghĩa về dân chủ, nhiều người sẽ bắt đầu với nguyên tắc ‘tách rời quyền lực’. Tuy nhiên, mô hình dân chủ hiện đại lâu đời nhất trên thế giới không tách rời giữa hành pháp và lập pháp, và thường được gọi là mô hình đại nghị hay hình Westminster, bởi nó bắt nguồn từ Anh. Lijphart coi mô hình đại nghị (của Anh) là dạng thuần túy nhất trong mô hình dân chủ ‘đa số’ của ông, bởi quyền lực tập trung vào một chỗ, và về mặt thể chế, nó tạo ra rất ít người chơi phủ quyết (có khả năng phủ quyết các quyết định của nhau).
    Nhìn chung, việc trộn lẫn quyền lực giữa nhánh hành pháp và lập pháp có thể khiến cho nhánh hành pháp cực kì quyền lực.
    -         Trong mô hình này, thủ tướng không chỉ là người đứng đầu nhánh hành pháp, mà còn là thành viên của cơ quan lập pháp.
    -         Thủ tướng là người lãnh đạo đảng đa số hoặc liên minh đa số ở quốc hội. Thủ tướng không được bầu chọn trực tiếp mà được chỉ định sau cuộc bầu cử quốc hội; và đảng giành được đa số trong quốc hội có quyền chỉ định thủ tướng.
    -         Trong thực tế, khi các công dân bỏ phiếu bầu quốc hội, thì họ biết ai là ứng viên thủ tướng của mỗi đảng, và vì vậy khi họ bỏ biểu cho ứng viên/hay đảng mà họ thích, thì một cách dán tiếp họ đang bỏ phiếu cho lãnh đạo đảng đó trở thành thủ tướng.
    -         Thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội. Nếu đa số quốc hội không còn tin tưởng thủ tướng, thì quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm nhằm buộc thủ tướng từ chức. Lúc đó, đảng cầm quyền trong quốc hội có thể lựa chọn một vị lãnh đạo mới trở thành thủ tướng, hoặc thủ tướng sắp từ chức có thể đề nghị người đứng đầu nhà nước kêu gọi một cuộc bầu cử quốc hội mới. Hệ thống đại nghị thường không có nhiệm kì cố định, và trong khi quốc hội có thể lật đổ thủ tướng, thì thủ tướng cũng có thể giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử mới.
    o   Chẳng hạn, ở Anh, nhiệm kì tối đa cho phép giữa hai cuộc bầu cử liên tiếp là 5 năm, nhưng thủ tướng có thể kêu gọi bầu cử sớm để tận dụng thuận lợi bầu cử từ vị thế đang lên của đảng mình hoặc đảng chiếm đa số có thể thay thủ tướng nếu nó không còn tín nhiệm anh ta nữa.
    Hệ thống đại nghị tách rời hai chức năng hành pháp.
    -         Hệ thống này có một ‘người đứng đầu nhà nước song không hành pháp’, và đại diện cho quốc gia về mặt biểu tượng. Các nước không có một vị vua kiểu cha truyền con nối (như Anh, Nhật) thì có thể bầu chọn một người đứng đầu nhà nước, được gọi là ‘tổng thống’. Trong hầu hết trường hợp, vai trò của tổng thống, giống như vai trò của nữ hoàng Anh, tương đối hạn chế và mang tính lễ nghi.
    -         Nhìn chung, các chức năng hành pháp quan trọng được trao cho người đứng đầu chính phủ, hay thủ tướng. Trong một số trường hợp, hiến pháp trao cho người đứng đầu nhà nước quyền lực pháp lý quan trọng trong những hoàn cảnh đặt biệt; có nghĩa rằng trong khi ‘thực’ quyền đối với các vấn đề hàng ngày nằm trong tay thủ tướng, thì trong những thời điểm khủng hoảng, xung đột; người đứng đầu nhà nước có thể can thiệp để ổn định đất nước. Điều này thường xảy ra khi quốc hội không thể chọn thủ tướng sau một cuộc bầu cử gây chia rẽ, không lực lượng nào đủ khả năng để hình thành chính phủ.
    Khi thủ tướng là lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong quốc hội và đảng bỏ phiếu như một khối (điều phổ biến trong chế độ đại nghị), thì thủ tướng là người cực kì quyền lực. Bất cứ dự luật nào ông muốn thông qua tự động sẽ được quốc hội thông qua.
    Quan hệ thủ tướng với quốc hội trở nên khó khăn hơn khi đảng của anh ta không chiếm đa số trong quốc hội. Trong hoàn cảnh này, thủ tướng đứng đầu một chính phủ liên minh, trong đó ít nhất hai đảng đối thoại về một thỏa thuận nhằm nắm quyền chung. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhiều khả năng xảy ra hơn trong chính phủ liên minh bởi nếu một đảng trong liên minh không hài lòng với các chính sách của thủ tướng, thì có thể rời bỏ liên minh, khiến cho liên minh mất đi đa số.
    Các đảng nhỏ hơn trong liên minh thường trở thành người chơi phủ quyết (có thể phủ quyết các quyết định của thủ tướng hoặc đảng đa số); thủ tướng phải đảm bảo rằng ông có sự ủng hộ của các đảng trước khi đưa ra các dự luật tới quốc hội; một điều đòi hỏi một quá trình thảo luận kéo dài.
    Thủ tướng bổ nhiệm các bộ trưởng khác vào nội các, nhưng để có một quan hệ gần gũi với quốc hội, những cá nhân này không thể là bất kì người nào mà thủ tướng muốn.
    Nội các, đặc biệt là nội các liên minh, có chức năng kiểm soát thủ tướng. Các bộ trưởng nội cũng phải là thành viên quốc hội, và trong chính phủ liên minh, thủ tướng phải tư vấn các đảng khác trong liên minh về việc phân phối ghế trong nội các. Bình thường mọi đảng trong liên mình, và chắc chắn các đảng lớn nhất, nhận được tỉ lệ trong nội các tương ứng số ghế trong quốc hội.
    Nội các thường là nơi các đối thoại quan trọng nhất về chính sách diễn ra. Dù mọi thành viên nội các đến từ cùng một đảng hay là từ các đảng khác nhau trong liên minh, thì một khi họ đồng ý về các điều khoản của một dự luật, nó phải được thông qua dễ dàng, như trường hợp Anh cho thấy. Trường hợp Ấn Độ, giống như trường hợp Israel, cho thấy sự vận hành trong thực tế của hệ thống đại nghị phụ thuộc nhiều vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, và xã hội trong đó nó vận hành.
    NguồnIntroducing Comparative Politics: Concepts and Cases in Context
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org