Độc tài độc đảng là gì
Độc tài độc đảng
là chế độ trong đó một đảng kiểm soát toàn bộ tiến trình chính trị. Các đảng
khác có thể được phép hoạt động, thậm chí cạnh tranh bầu cử và giữ các chức vụ
chính trị, song chúng không có quyền lực đáng kể.
-
Một đặc trưng của chế độ độc độc đảng
(khiến nó khác với chế độ độc tài cá nhân) đó là nó có một đảng được tổ chức tốt,
tự trị, có khả năng kiểm soát các nhà lãnh đạo khiến họ không thể tập trung quyền
lực để trở thành các nhà độc tài cá nhân.
-
Trong chế độ độc tài độc đảng, đảng kiểm
soát hầu mọi thiết chế chính trị như quốc hội, chính phủ cũng như chi phối đời
sống xã hội thông qua mạng lưới các tổ chức của đảng, cũng như truyền thông.
Ngay cả quân đội cũng phục tùng đảng.
-
Các quan chức đảng quyết định hết các
chính sách, trước khi chúng được hợp pháp hóa thông qua các cơ quan dân cử như
quốc hội. Bản thân quốc hội cũng bao gồm đa số thành viên của đảng.
Trong chế độ độc
tài độc đảng, lãnh đạo nhà nước thường là lãnh đạo đảng, người được bầu bởi một
ủy ban trung ương hay bộ chính trị.
Các công cụ để duy trì
chế độ độc tài độc đảng
Chúng ta cùng
tìm hiểu một số công cụ mà chế độ độc tài độc đảng sử dụng để duy trì chế độ
khiến nó trở thành chế độ có tuổi thọ lâu dài hơn các chế độ độc tài khác.
Ưu
tiên của giới chóp bu (tinh hoa) độc tài
Ưu tiên chính của
giới chóp bu trong chế độ độc tài độc đảng là nắm giữ quyền lực, và làm mọi
cách để đảm bảo điều này.
-
Dù có sự cạnh tranh trong giới chóp bu về
lợi ích, song giới này hiểu rằng CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH, nên họ đồng thời hợp tác với
nhau để duy trì sự tồn tại của chế độ.
-
Rõ ràng khi chế độ không còn, các lợi
ích của giới chóp bu cũng mất đi, đồng thời cũng rất khó cho giới này có chỗ đứng
trong chế độ kế tiếp, nên bảo vệ chế độ đồng nghĩa với bảo vệ lợi ích của mình.
Ưu tiên nắm giữ
quyền lực này khiến cho chế độ độc tài độc đảng ổn định hơn chế độ độc tài quân sự,
bởi chế độ sau ưu tiên sự thống nhất quân đội hơn là nắm quyền; và khi mà việc nắm quyền gây chia rẽ trong quân đội, họ thường chọn từ
bỏ quyền lực.
Chiến lược
dung nạp
Chiến lược này
mang nhiều hình thức
-
Chẳng hạn cho phép công chúng tham gia
vào tiến trình chính trị (như tham gia vào các cổ chức của đảng, đi bỏ phiếu)
khiến cho người dân cảm thấy họ có tiếng nói trong các vấn đề chính trị, qua đó
gia tăng tính chính danh của chế độ.
-
Chế độ độc tài độc đảng cũng có thể mở rộng
sự ủng hộ của mình bằng cách kết nạp nhiều thành phần khác nhau trong xã hội
vào đảng nhất có thể. Thông qua việc tham gia vào đảng, họ có thể tiếp cận với
các lợi ích như chức vụ trong chính quyền, cơ hội thăng tiến, và các lợi lộc đi
kèm. Khi quyền lợi của họ gắn chặt với quyền lợi của đảng, họ trở nên ủng hộ đảng
cũng như không cố gắng lật đổ nó. Chiến lược kết nạp này giải thích tại sao một
số chế độ độc tài độc đảng thực sự có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn trong
xã hội.
-
Bên cạnh đó, một số chế độ độc tài độc đảng
còn cho phép các đảng đối lập tồn tại và tham gia các cuộc bầu cử như ở Botswana, Mexico, Đài Loan (trước đây). Bằng
cách làm như vậy, chế độ độc tài đảm bảo rằng hoạt động của phe đối lập luôn nằm
trong ranh giới của chế độ (hơn là quay ra tìm cách lật đổ chế độ).
Kháng
lại nạn phe cánh
Trái với nhiều dạng
chế độ độc tài khác, phe cánh không phải là nguồn gây mất ổn định cho chế độ độc
tài độc đảng. Tình trạng phe cánh trong đảng có thể có lợi cho chế độ nếu chúng hợp tác với nhau,
ngay cả khi có sự bất đồng về chính sách.
Phe cánh trong
chế độ độc tài độc đảng khá phổ biến, ngay cả trong các chế độ lâu đời.
-
Chẳng hạn, ở Việt Nam, trong đảng luôn tồn
tại nhiều phe cánh khác nhau cạnh tranh quyền lực và chính sách với nhau. Và cuộc
chiến phe cánh quá phổ biến đến nỗi chúng trở thành phương tiện để tạo ra một sự
cạnh tranh chính trị nhất định trong đảng.
Dù nạn phe cánh
có thể bị xem là một dấu hiệu của sự suy yếu của chế độ, tuy nhiên trong thực tế
chúng giúp đảng giải quyết các xung đột tốt hơn.
-
Ví dụ của Botswana minh họa thêm cho điều
này. Tranh chấp liên tục giữa hai phe cánh trong Đảng dân chủ Botswana (BDP), phe do Kwelagobe lãnh đạo và phe do Merafhe lãnh đạo, khiến cho nhiều nhà
quan sát nghĩ rằng nó sẽ sụp đổ. Hai phe này có quan điểm khác nhau về nhiều vấn
đề từ chiến lược của đảng cho đến kiểu cách lãnh đạo. Tuy nhiên, BDP vẫn được tổ
chức đủ tốt để tiếp tục duy trì quyền lực, không phe phái nào cố gắng ly khai
khỏi đảng, bởi các thành viên đảng đều chia sẻ mục tiêu tối thượng là duy trì
quyền lực.
Giải
quyết được vấn đề kế nhiệm
Các chế độ độc
tài độc đảng thường thiết lập rất tốt các quy tắc hướng dẫn cho việc kế nhiệm.
-
Bởi vì điều này, các nhà lãnh đạo lần lượt
thay thế nhau mà không gây ra nhiều xáo trộn trong hệ thống chính trị. Điều này
trái ngược với chế độ độc tài độc đảng, do việc tập trung quyền lực vào tay một
người, cũng như các thiết chế khác bị làm cho suy yếu, nên mỗi khi đối mặt với
vấn đề kế nhiệm, chế độ luôn có nguy cơ rơi vào mất ổn định và sụp đổ.
-
Các chế độ độc tài độc đảng được thể chế
tốt để đối mặt với vấn đề này, và vì vậy khiến cho nó bền vững hơn.
Ví dụ về chế độ độc tài
độc đảng của Trung Quốc
Đảng Cộng sản
Trung Quốc (CCP) đã cai trị Trung Quốc trong hơn 60 năm. Dù đảng tìm cách cho
thấy nó là một thể thống nhất, song bên trong nó luôn đầy những cuộc chiến phe
phái. Sự thống nhất về ý thức hệ, hay kỷ luật đảng mạnh cũng không thể ngăn chặn
được điều này.
Sự chia rẽ trong
đảng có từ thời Mao Trạch Đông, người đã cai trị Trung Quốc từ năm 1949 cho đến
khi chết năm 1976.
-
Là một người cha lập quốc, Mao nhận được
sự tôn trọng lớn từ quan chức cũng như công chúng, và được tôn sùng ở Trung Quốc.
-
Dù Mao cực kì quyền lực, song điều này
không có nghĩa rằng giới chóp bu đảng luôn ủng hộ các quyết định của ông. Các
phe cánh đã phát triển từ rất sớm trong những ngày đầu của chế độ, và là một
tác nhân kiểm soát quyền lực của ông. Khi Mao cố gắng để loại bỏ những người bất
đồng với mình, ông thường không thể làm được bởi những đối thủ của ông đã xây dựng
nhóm ủng hộ riêng của mình có thể thách thức ông. Bất chấp mức độ chi phối của
Mao đối với chế độ, song ông phải phụ thuộc vào đảng để có thể duy trì quyền lực.
Nạn phe cánh
mang lại sự ổn định cho Trung Quốc, khi nó cung cấp giải pháp cho các chính trị
gia, dù chống đối lẫn nhau, song vẫn có thể tồn tại cùng nhau trong bộ máy đảng.
-
Điều này khiến cho các chính trị gia,
các phe phái bất mãn không rời bỏ đảng và tham gia phe đối lập.
-
Phe cánh cũng cho phép tạo ra một sự cân
bằng quyền lực trong chế độ. Tất cả các bên dù xung đột với nhau, song phải đối
thoại với nhau, và tuân thủ nguyên tắc đồng thuận. Hiện nay, các phe cánh cũng ngày càng đan cài
vào nhau, vì vậy làm giảm bớt xung đột.
-
Phe cánh cũng cho phép đa dạng các
khuynh hướng chính trị ảnh hưởng đến quá trình làm chính sách. Dưới ô của CCP,
đa dạng các lực lượng nắm giữa các chức vụ khác nhau trong đảng. Và bởi vì các
phe cánh thay nhau nắm quyền, nên có một sự phản hồi liên tục về chính sách cho
phép CCP điều chính chính sách cũ và tạo ra các chính sách mới. Kết quả là
chính sách của CCP trở nên thực dụng và ổn định, khi các quyết định đạt được chậm hơn.
Nạn phe cánh có nghĩa rằng các chính sách ở Trung Quốc đến từ sự tranh chấp, và sự ổn định được
duy trì thông qua các cuộc tranh chấp liên tục (giữa các phe cánh).
Tài
liệu tham khảo
-
Natasha M. Ezrow, Erica Frantz. Dictators and Dictatorships: Understanding
Authoritarian Regimes and Their Leaders