Độc
tài cá nhân là gì
Độc
tài cá nhân là chế độ trong đó một cá nhân kiểm soát toàn bộ tiến trình chính
trị; anh ta chi phối quân đội, bộ máy nhà nước và đảng cầm quyền (nếu nó tồn tại).
Không
có thiết chế tự trị nào tồn tại độc lập bên ngoài nhà lãnh đạo; chẳng hạn dù
anh ta có thể liên minh hoặc tạo ra một đảng chính trị, song nó chỉ đơn thuần
là công cụ của anh ta.
-
Nó khác với chế độ độc tài quân sự và độc
tài độc đảng ở chỗ quân đội và đảng không có vai trò gì trong quá trình làm
chính sách hay quyết định nhận sự kế nhiệm; thay vào đó nhà độc tài kiểm soát mọi
quyết định chính sách cũng như việc phân phát các chức vụ chính trị.
-
Anh ta có thể cai trị hết sức tùy tiện và
đưa ra các chính sách hết sức quái gở. Chẳng hạn, Hastings Banda của Malawi cấm
phụ nữ mang quần nót; Francisco Macias Nguema của Equatorial Guinea cấm bán thuốc
tây; hay Muammar al-Gaddafi của Libya thay đổi lịch cũng như tên tháng trong
năm bằng tên những người mà ông tự nghĩ ra.
-
Và anh ta thường tập trung xung quanh
mình một nhóm các cá nhân để hỗ trợ cho việc cai trị, bao gồm bạn bè và thành
viên gia đình. Cán cân quyền lực giữa nhà độc tài và nhóm này thường lệch hẳn về
phía nhà độc tài; do đó, có rất ít sự kiểm soát quyền lực đối với nhà độc tài.
Dù
chế độ độc tài cá nhân có tuổi thọ khá dài (so với độc tài quân sự), song do cấu
trúc tập trung quyền lực vào trong tay một cá nhân của nó khiến cho nó khó tồn
tại khi nhà độc tài qua đời. Chính điều này khiến nó không bền vững bằng chế độ
độc tài độc đảng, vốn được thiết kế tốt hơn cho vấn đề kế nhiệm.
Các
chế độ này khi sụp đổ thường không thể chuyển tiếp sang một chế độ dân chủ. Bởi
vì nhà độc tài đã phá bỏ hết các thiết chế nhà nước, xã hội để tập trung quyền
lực cho mình nên khi nó sụp đổ, không có gì chống đỡ cho xã hội; khiến cho thường
rơi vào bạo loạn, và theo sau đó là một chế độ độc tài mới.
Các
công cụ duy trì chế độ độc tài cá nhân
Chúng
ta cùng tìm hiểu các công cụ mà nhà độc tài cá nhân sử dụng để duy trì quyền lực
của mình.
Đàn áp
Đàn
áp là công cụ được sử dụng phổ biến trong chế độ độc tài cá nhân. Mục đích là tạo
ra sự sợ hãi và tuân phục.
Do
tập trung mọi quyền lực trong tay và không bị giới hạn, nên khi đối mặt với những
mối đe dọa từ những người bất đồng hay những người thách thức quyền lực của
mình, các nhà độc tài thường đàn áp tàn bạo.
Bên
cạnh đó, không chỉ giống như các chế độ độc tài khác là sử dụng bạo lực chống lại
người dân, chế độ độc tài cá nhân còn sử dụng bạo lực chống lại giới chóp bu (cũng
như giới tinh hoa), vốn được nhà độc tài coi là mối đe dọa nhất đối mình. Thanh
lọc giới chóp bu đã là một hiện tượng phổ biến trong các chế độ độc tài cá
nhân.
-
Chẳng hạn, trong thời cai trị của mình, Idi
Amin của Uganda được cho là đã giết từ 100000 ÷ 600000 trí thức, những người được
ông coi là mối đe dọa tiềm tàng của mình.
-
Tương tự như vậy, khi Hussein nắm quyền
vào năm 1979, ông tập hợp tất cả các quan chức cao cấp, và chỉ ra 21 người mà
ông coi là phả bội, sau đó hành quyết họ trước mặt các quan chức khác. Bất cứ
cá nhân nào đề nghị điều mà Hussein không thích có thể bị giết.
Gây
ra nỗi sợ hãi ở khắp nơi là điều mà nhà độc tài muốn để bảo vệ quyền lực của
mình.
Phát triển một mạng lưới bảo trợ
Khi
nhà độc tài cá nhân không đang sử dụng nỗi sợ hãi để đảm bảo lòng trung thành của
giới chóp bu, thì anh ta đang sử dụng chính sách bảo trợ.
Anh
ta thiết lập xung quanh mình một mạng lưới thân tín gồm gia đình, bạn bè và đối
tác; và dùy trì sự trung thành của họ thông qua việc phân phát các nguồn lực của
nhà nước mà anh ta kiểm soát.
-
Kích thước của mạng lưới bảo trợ thường
được giữ sao cho nhỏ nhất có thể, và các nguồn lực chỉ được tập trung phân phát
cho các cá nhân có vai trò quan trọng đối với sự sống còn của chế độ.
-
Và bởi vì kích thước của mạng lưới bảo
trợ nhỏ, nền dù kinh tế khó khăn cũng không nhất thiết gây mất ổn định cho chế
độ độc tài cá nhân, bao lâu ngân quỹ vẫn còn đủ để chi trả cho những cá
nhân/nhóm quan trọng này.
Bằng
việc kiểm soát và phân phát các nguồn lực cho những người hỗ trợ mình, các nhà
độc tài cá nhân khiến cho những người này phụ thuộc vào chế độ, và từ đó trung
thành với chế độ.
Sùng bái cá nhân
Các
nhà độc tài cá nhân sử dụng sùng bái cá nhân để tạo ra sự ủng hộ cho chế độ.
Thông
qua sùng bái cá nhân, nhà lãnh đạo hóa thân vào nhà nước, khiến cho sự phân biệt
giữa nhà nước và lãnh đạo bị xóa nhòa, và vì vậy số phận của nhà nước chính là số
phận của nhà lãnh đạo tối cao. Điều này khiến cho nhà lãnh đạo có thể tập trung
quyền lực.
-
Những người ủng hộ coi nhà độc tài như
“siêu nhân, tin tưởng mù quáng vào anh ta, đi theo anh ta vô điều kiện, và trao
cho anh ta sự ủng hộ nhiệt thành”.
-
Anh ta cũng thường được mô tả lãng mạn
hóa như vị cứu tinh của nhân dân, làm cho người dân cảm thấy phụ thuộc vào chế
độ. Điều này dẫn đến một sự trung thành vô điều kiện với anh ta.
-
Truyền thông đóng vai trò quan trọng
trong việc mở rộng sùng bái cá nhân. Bằng việc phủ khắp không gian công cộng
các thông điệp nhấn mạnh các phẩm chất ưu việt của nhà độc tài, các nhà độc tài
khiến công chúng ủng hộ mình mà không cần sử dụng bạo lực; bởi lúc đó xã hội thực
sự đi đến tin rằng “nhà lãnh đạo sở hữu các khả năng kiệt xuất, và là vị cứu
tinh của đất nước”.
Chia để trị
Để
ngăn chặn hình thành các nhóm thách có thể thách thức chế độ, các nhà độc tài
cá nhân thường sử dụng chiến lược chia để trị, nhằm giữ cho giới chóp bu cạnh
tranh với nhau trong khi không để cho cá nhân nào trở nên quá quyền lực.
-
Để làm như vậy, anh ta thường xuyên luôn
chuyển chức vụ từ người này sang người kia, thuê và sa thải cá nhân theo cách tạo
ra sự nghi kị và cạnh tranh trong giới chóp bu, qua đó khiến cho họ không thể cố
kết thành một nhóm.
-
Mối đe dọa từ quân đội đặc biệt nguy hiểm
cho nhà độc tài cá nhân. Do đó, để cho quân đội không đảo chính, nhà độc tài cá
nhân chia quân đội thành nhiều lực lượng và có thể tạo ra một lực lượng bán
quân sự có chức năng đối trọng với quân đội.
-
Các nhà độc tài cá nhân cũng làm suy yếu
hơn nữa mối đe dọa từ quân đội bằng nhiêu cách như kiểm soát sự thăng tiến
trong quân đội, làm suy giảm thỏa thuận chia sẻ quân lực giữa các phe cánh
trong quân đội, buộc các quan chức quyền lực phải nghỉ hưu sớm.
Tất
cả những điều này nhằm kiểm soát và ngăn chặn không cho bất cứ cá nhân/lực lượng
nào có thể cố kết được nhiều quyền lực và trở thành một mối đe dọa cho nhà độc
tài cá nhân.
Ví
dụ về chế độ Joseph Mobutu ở Congo
Joseph
Mobutu chi phối nền chính trị Congo trong hơn 30 năm cho đến khi bị lật đổ
trong cuộc Chiến tranh Congo Thứ nhất. Ông trở thành tổng thống của Congo sau
cuộc đảo chính không đổ máu vào năm 1965; và đã nhanh chóng giải tán hết các
thiết chế nhà nước thông qua ban bố tình trạng khẩn cấp.
Với
lực lượng trong tay, Mubutu cố quyền quyền lực của mình bằng cách xử tử các đối
thủ chính trị, các thành phần ly khai, những người âm mưu đảo chính, và các đối
thủ tiềm tàng khác. Một số vụ giết chóc này xảy ra công khai. Ông cho rằng ông
đang tạo ra “ví dụ ngoại mục” để đảm bảo “kỷ luật cho chế độ”. Ông nhanh chóng trở
thành nguồn ra quyết định duy nhất ở Congo; và tin rằng các quyết định của mình
phải được phục tùng vô điều kiện.
Một
trong những điểm mạnh của Mubutu là ông hiểu được ý nghĩa của chủ nghĩa biểu tượng
trong chính trị. Mubutu thúc đẩy việc sùng bái cá nhân bằng cách đảm bảo rằng
hình ảnh của mình ở mọi nơi. Các quan chức chính phủ bị buộc gắn bức hình của
ông lên ve áo của họ và được yêu cầu mang bộ trang phụ phong cách Mobutu thay
vì trang phục phương Tây. Để tăng cường việc sùng bái cá nhân, ông cũng tạo ra
triết lý Mobutu, trong đó chứa đựng hình ảnh một nhà ái quốc thân thương mà người
dân tuân phục. Ông trao cho mình danh xưng như Người cha của Dân tộc, và Vị cứu
tinh của Nhân dân.
Mobutu
cũng rất mưu mô trong việc kiểm soát giới chóp bu và các lực lượng quan trọng
trong xã hội. Ông phân chia các lực lượng nào mà có thể thách thức ông và trao
thưởng cho cá nhân, nhóm ủng hộ ông. Ông cân nhắc trong việc đàn áp hoặc hợp
tác với phe đối lập theo cách mà củng cố quyền lực của mình, trong khi kích
thích có chủ ý sự chia rẽ khu vực và sắc tộc ở Congo nhằm khiến cho phe đối lập
luôn trong tình trạng chia rẽ.
Mobutu
đặc biệt giỏi trong việc áp dụng chính sách chia để trị với quân đội. Ông kiểm
soát quân đội và bổ nhiệm các chức vụ với người của ông, bao gồm họ hàng, thân
hữu và các thành viên bộ lạc Ngbandi của ông. Bởi vì cấu trúc quân đội không được
thể chế hóa hay có tổ chức, nên Mobutu quay vòng các vị trí quan chức thường
xuyên, và khuyến khích họ báo cáo trực tiếp với ông về các hoạt động đáng nghi.
Ông tạo ra cảm giác sợ hãi trong quân đội khi thanh lọc hơn 10% các quan chức
tiềm năng nhất vào năm 1978. Ông cũng khai thác sự phân chia sắc tộc khu vực
trong quân đội để ngăn không cho nó trở thành một lực lượng thống nhất có thể
đe dọa quyền lực của ông. Để kiểm soát hơn nữa quyền lực quân đội, Mobutu tạo
ra “đội bảo vệ” 10000 người theo lệnh của một trong những thân tín nhất của
ông, tướng Kpama Baramato. Mobutu giữ cho quân đội yếu để ngăn nó không thể tiến
hành đảo chính bởi ông không bao giờ chắc chắn về lòng trung thành của nó.
Ông
cũng sử dụng các chiến thuật tương tự với các quan chức cấp cao trong chính phủ.
Ông liên tục quay vòng các thành viên chính phủ và nội các để cho không ai trở
nên quá quyền lực và làm cho quan chức cảm thấy sự không chắc chắn về tương lai
chính trị của mình. Các quan chức chính phủ thường xuyên được nhắc nhở rằng nhiệm
kì của họ là tạm thời và phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn của Mobutu.
Mobutu
thành công trong việc kiểm soát các mối đe dọa trong nước, và chỉ mất chức do yếu
tố bên ngoài. Đó là năm 1997 khi ông đi điều trị ở nước ngoài, các phe phái nổi
loạn thuộc tộc Tutsi kết hợp với các lực lượng chống đối khác cùng với Rwanda
đã đánh chiếm Congo khiến ông phải đi lưu vong.
Tài liệu tham khảo
- Natasha M. Ezrow, Erica Frantz. Dictators and
Dictatorships: Understanding
Authoritarian Regimes and Their Leaders