Biên
dịch: Dương Trường Phúc
Hiệu
đính: Lê Hồng Hiệp
Sự
bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình này.
Trên
một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện
một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh
nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc
nửa đêm.
Trong
tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt
đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc
chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia.
Với
việc bắt giữ Kem Sokha, Hun Sen đã tăng cường đàn áp, phơi bày sự bất an của
mình trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào tháng 7 năm 2018. Ông công khai lo lắng
về khả năng xảy ra một cuộc “Cách mạng màu” kiểu Trung Á và lo ngại rằng một
chiến thắng áp đảo của phe đối lập có thể báo hiệu sự chấm hết cho ba thập niên
cầm quyền của mình.
Ông
đã ra lệnh cho người dân gọi mình là “Thủ tướng tối cao quang vinh và tổng chỉ
huy uy quyền”, tuyên bố sẽ tiếp tục giữ chức thủ tướng “ít nhất 10 năm nữa” và
công khai đe doạ nội chiến sẽ lại xảy ra nếu đảng cầm quyền của ông không thắng
cử “ở mọi giai đoạn”. Với nguồn gốc là một cựu chỉ huy Khmer Đỏ, tổ chức đã gây
ra nạn diệt chủng với hàng triệu người chết trong những năm 1970, thì đây không
phải là những lời đe dọa suông.
Trong
nhiều thập niên đã qua, khuynh hướng độc tài của Hun Sen bị hạn chế bởi sự phụ
thuộc viện trợ phương Tây của nước này, điều thường gắn liền với các tiêu chuẩn
về quản trị tốt và chuẩn mực về dân chủ. Nhưng sự đầu tư hàng tỷ đô la do nhà
nước bảo trợ từ Trung Quốc trong những năm gần đây đã cho phép ông ta dung túng
các khuynh hướng chính trị thực sự của mình.
Để
buộc Kem Sokha tội phản quốc vào ngày Thứ Ba (05/09), chính quyền Hun Sen đã
đưa ra bằng chứng là đoạn video của vị lãnh đạo phe đối lập từ năm 2013, trong
đó Kem Sokha nói với những người ủng hộ đảng mình rằng ông rất thích sự hỗ trợ
và tư vấn của Mỹ. Với những lời lẽ đã được công bố rộng rãi trong bốn năm qua
đó, Kem Sokha bị kết án “thông đồng với người nước ngoài” (nhằm lật đổ chính
quyền) và phải đối mặt với 30 năm tù giam.
Lời
thề của Hun Sen chống lại những “con rối của ngoại quốc” khá buồn cười nếu xét
sự lệ thuộc của ông vào Bắc Kinh – và vị thế của Campuchia như là một quốc gia
vệ tinh trên thực tế của Trung Quốc. Thật dễ hiểu là trong khi quốc tế lên án
cuộc đàn áp tuần này, nước duy nhất thể hiện sự ủng hộ “nỗ lực duy trì an ninh
và ổn định quốc gia” của Hun Sen chính là Trung Quốc.
Các
nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm một phần cho sự
thoái lui của tiến trình dân chủ và nhân quyền ở Campuchia, quốc gia vốn nổi bật
như một ví dụ điển hình cho sự thất bại của tiến trình xây dựng dân chủ kiểu
phương Tây.
Sau
một loạt các lợi ích và hoạt động vào đầu những năm 1990, phương Tây phần lớn
đã lãng quên Campuchia. Việc xây dựng các thể chế dân chủ ở quốc gia bị tàn phá
này thường được giao phó cho các tổ chức phi chính phủ có hảo ý nhưng thiếu nguồn
lực của phương Tây.
Do
tập trung chú ý vào Trung Đông sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9
năm 2001, Hoa Kỳ đã thường bỏ qua các lợi ích của mình ở Châu Á. Điều đó dẫn đến
việc Campuchia trở thành ví dụ nổi bật nhất của việc một quốc gia Đông Nam Á dần
xa lánh một phương Tây tử tế để xích lại gần hơn với Trung Quốc. Các ví dụ khác
bao gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan, tất cả đều quyết định cần phải ve
vãn Bắc Kinh nhiệt tình hơn và công khai chối từ Washington.
Việc
Trung Quốc khăng khăng hỗ trợ các chế độ tham nhũng và xấu xí như chế độ Hun
Sen chỉ có thể có tác dụng trong ngắn hạn. Cuối cùng, nó có thể phản tác dụng.
Nhà lãnh đạo lâu năm nhất của châu Á không thể cai trị mãi mãi. Cầm quyền càng
lâu, sự phẫn nộ chống lại ông cũng như những ông chủ Trung Quốc bảo trợ cho ông
ta sẽ ngày càng lớn.