Thuật ngữ miệt thị "chế độ đạo tặc" được áp
dụng cho một chính phủ bị nhiễm độc bởithói tham lam và tham nhũng lan tràn
và được cầm đầu bởi một người đã sử dụng chính phủ để làm giàu cá nhân và tư lợi.
Trong khi các hậu tố "-ocracy" thường ngụ ý một hình thức của chính
quyền, thì kleptocracies không phải là một hình thức chính quyền, mà là nhiều
chính quyền nên về cơ bản bị tha hóa tới mức mà rất khó, nếu không muốn nói là
không thể, cứu vãn được nữa.
Thông thường thì, tình trạng này phát sinh trong các
chính quyền độc tài. Chính phủbán mình cho tham nhũng do họ không hề có trách
nhiệm và người đứng đầu chính phủ thường bổ nhiệm bạn bè, các thành viên gia
đình, và các cộng sự gần gũi vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ để duy trì
sự kiểm soát. Điều này thiết lập một tầng lớp thống trị, mà không có trách nhiệm,
các thành viên của chính phủ có thể tự do lạm dụng ngân quỹ của chính phủ.
Trong một chế độ đạo tặc, phần lớn nguồn thu của chính
phủ rơi vào trong tay các quan chức, và không được sử dụng cho các dự án công
trình công cọng, phúc lợi, và các hoạt động khác. Các cơ quan Chính phủ thường
hoạt động rối loạn do ngân sách hạn chế và được lãnh đạo bởi những người thiếu
trình độ. Các tổ chức cứu trợ mà nỗ lực cung cấp hỗ trợ ỏa đất nước này có thể
bị thất vọng khi nhìn thấy tất cả trợ giúp bịchuyển hướng vì lợi ích cá nhân,
những người lãnh đạo quốc gia bán viện trợ nhân đạo cho người bỏ thầu cao nhất
thay vì cho phép nó được phân phối vì lợi ích của dân chúng.
Hối lộ là thường cần thiết để thực hiện cáccông việc
khác nhau, từ nhận được giấy phép xây dựng để mở một doanh nghiệp mới. Người
càng có nhiều tiền bạc, càng có thể thăng tiến cao trong chế độ đạo tặc,bằng
cách bôi trơn đường đi nước bước với các quan chức cấp cao, và điều này, đến lượt
nó, sẽ tạo ra nhiều tiền hơn cho họ khi họ nhận hối lộ và quà cáp từ những ngườiđang
phấn đấu giành một vị trí trong chínhquyền. Chẳng có gì lạ khi nhìn thấy hệ thống
tư pháp tan vỡ khi người ta chỉ đơn giản là từ chối tham tham gia tố tụng hoặc
hối lộ đểhọ khỏi phải bị pháp luật trừng phạt.
Đối với các công dân bình thường, sống trong một chế độ
đạo tặc có thể được đánh dấu bằng những khó khăn cùng cực. Sức không, tiền
không, người dân có thể gặp khó khăn khi thực hiện những công việc cơ bản.Thiếu
thốn các dịch vụ công có thể dẫn đến các vấn đề như rác thải không được thu
gom, đường không trải nhựa và duy tu kém, hạn chế tiếp cận với chăm sóc y tế,
và các vấn đề khác. Công dân phản đối chính sách của chính phủ hoặc cố gắng gây
sự chú ý đến các vấn đề với chính phủ có thể trở thành tù nhân chính trị và có
thể đối mặt với hình phạt như xử tử vì tội phản quốc. Bầu cử tự do thường không
có mặt trong một chế độ đạo tặc và một số quốc gia thậm chí có thể không bận
tâm tổ chức bầu cử giả tạo, cho phép các nhà lãnh đạo vẫn được tại vị trong nhiều
thập kỷ và chuyển giao quyền lực cho con cái họ.
Các dước dưới chế độ đạo tặc bao gồm
- Châu Á: Indonesia, Pakistan và Ả Rập Saudi
- Châu Âu: Nga
- Châu Phi: Ai Cập và Nigeria
- Bắc Mỹ: Mexico, Nicaragua và Panama
Nguồn:http://gocsan.blogspot.com/2016/08/what-is-kleptocracy-che-o-ao-tac-la-gi.html