Sự khác biệt giữa thể chế Cộng hòa và Dân chủ là gì?

Posted on
  • Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Theo định nghĩa, thể chế cộng hòa là một hình thức đại diện của chính quyền đượcquy định theo hiến chương, hoặc hiến pháp, và một thể chế dân chủ là một chính phủ được quy định theo ý muốn của đa số. Mặc dù hai hình thức chính quyền này thường bị dùng lẫn, nhưng chúng khá khác nhau. Sự khác biệt chính giữa thể chế cộng hòa và thể chế dân chủ là hiến chương hoặc hiến pháp giới hạn quyền lực trong thể chế cộng hòa, thường là để bảo vệ quyền của cá nhân chống lại mong muốn của đa số. Trong một nền dân chủ thực sự, đa số quyết định mọi trường hợp, bất chấp bất kỳ hậu quả nào gây ra cho cá nhân hoặc cho những người không thuộc về đa số khi xử lý một vấn đề.

    Biến thể
    Một nhầm lẫn khác về sự khác biệt giữa hai hình thức của chính quyền này là một sựthực rằng, trong thực tế, có rất nhiều biến thể của mỗi thể chế. Ví dụ, dân chủ đại diện là thể chế trong đó, giống như thể chế cộng hòa, các quan chức được bầu vào bỏ phiếu thay mặt cho người dân trên hầu hết các vấn đề, thay vì tất cả các công dân phải bỏ phiếu về mọi vấn đề. Hơn nữa, một nền dân chủ lập hiến là một nền dân chủ đại diện trong đó quyền lực của chính phủ bị hạn chế bởi hiến pháp. Về bản chất, đây là thể chế cộng hòa, do đó, cho với mục đích thực tế, sự khác biệt giữa thể chế cộng hòa và dân chủ lập hiến phần lớn thường là khác biệt về ngữ nghĩa.

    Chính phủ nhân dân
    Trong cả hai hình thức chính quyền, các quyết định được thực hiện bởi nhân dân hoặc đại diện của họ chứ không phải bởi một vị vua. Người đứng đầu nhà nước, trong hầu hết các trường hợp, được gọi là tổng thống được nhân dân bầu lên, trực tiếp hoặc gián tiếp. Các đại diện chính quyền trong cả hai loại chính phủ cũng được người dân bầu ra. Trong nền dân chủ trực tiếp, mà người dân tự bỏ phiếu về tất cả các vấn đề, thì các quan chức chính phủ hoặc người đại diện chỉ đơn thuần thực hiện ý muốn của đa số chứ không được bỏ phiếu thay mặt cho người dân.

    Bảo vệ Quyền của cá nhân
    Một nền dân chủ thật sự là rất hiếm vì những tiềm năng khiến cho nó để trở thànhcái có thể được gọi là "quy tắc đám đông."Điều này xảy ra khi đa số đưa ra những quyết định có lợi cho đa số mà hy sinh quyền lợi của thiểu số. Ví dụ, một nhóm sắc tộc, tôn giáo, hay kinh tế xã hội, bao gồm hơn 50% dân số cử tri có thể - về mặt lý thuyết - bỏ phiếu cho những lợi ích nào đó của chính nhóm này hoặc để đàn áp hoặc hạn chế những lợi ích của nhóm thiểu số.Trong một nền dân chủ thật sự, không có quyền lực pháp lý để bảo vệ cho thiểu số.

    Tuy nhiên, trong thể chế cộng hòa hoặc dân chủ lập hiến, hiến chương hoặc hiến pháp thường đảm bảo một số quyền lợi cho cá nhân, hoặc các nhóm thiểu số. Điều này ngăn cản các quyền không bị lấy đi hoặc xâm phạm bởi ý muốn của đa số. Sự bảo vệ này là cơ bản của hình thức chính phủ cộng hòa.

    Nguồn:http://gocsan.blogspot.com/2013/02/what-is-difference-between-republic-and.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org