Tư bản Thân hữu/bè phái là gì?

Posted on
  • Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: , , ,
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu/bè phái là tình trạng trong đó những người tham gia vào nền kinh tế có gốc gác từ chủ nghĩa tư bản lại kiếm được và thao túng sự ưu ái từ một hoặc nhiều cơ quan chính phủ. Những ưu ái này thường không dựa trên chất lượng hoặc công trạng, mà thay vào đó là bởi vì mối quan hệ thường dựa vào vị thế chính trị mà khiến cho cả hai bên tư bản kinh doanh và các quan chức chính phủ đều xác định một mối quan hệ mà giúp đôi bên cùng có lợi. Trong những ví dụ tồi tệ nhất, biến thể của chủ nghĩa tư bản thân hữu gây ra tình trạng thuế thu thập từ các công dân được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ đắt đỏ từ các nhà cung cấp được ưu ái, những người này đến lượt họ lại gây ảnh hưởng đến việc làm ra và áp dụng các luật lệ có tác động đến hoạt động kinh doanh.
    Chức năng cơ bản của chủ nghĩa tư bản thân hữu là tương tự như chủ nghĩa thân hữu. Với chủ nghĩa thân hữu, hai hoặc nhiều doanh nghiệp tạo ra một cách có hiệu quả một mối quan công việc mà giúp đóng cánh cửa thị trường đối với các các công ty cạnh tranh khác. Thông thường, môi trường kinh doanh được tạo ra rất không thuận lợi thành ra các công ty mới không thể nào kết nối với các thị trường mục tiêu và có hiệu quả hơn cả là rút ra khỏi kinh doanh. Với chủ nghĩa tư bản thân hữu, cũng tồn tại cùng một bối cảnh như thế, nhưng bổ sung thêm yếu tố thao túng của một cơ quan chính phủ nhằm duy trì những lượng tiền cho một công ty độc quyền chia sẻ thị trường.
    Nhìn chung, các nam nữ doanh nhân đóng vai trò thân hữu trong các mối quan hệ của chủ nghĩa tư bản thân hữu quan tâm nhiều hơn tới lợi ích cá nhân so với sức khỏe chung của nền kinh tế hay phúc lợi của người tiêu dùng. Họ có thể tìm cách sử dụng các mối quan hệ với chính phủ để bắt đầu các luật thuế mới mà đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh ra khỏi kinh doanh, đồng thời tìm kiếm các khoản giảm thuế mà có thể trợ giúp để giảm toàn bộ gánh nặng thuế của họ. Các nhà tư bả được ưu ái cũng có thể tìm kiếm các ưu đãi đặc biệt khi tiến hành sáp nhập, giành giật các hợp đồng của chính phủ, và chạy giấy phép về hoạt động nội địa hóa bất cứ nơi nào trong phạm vi quốc gia.
    Mặc dù được gọi là tư bản thân hữu, khái niệm này phủ định thực sự các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Bằng cách nỗ lực kiểm soát thị trường, doanh nhân tham gia vào loại hoạt động này ngăn chặn sự phát triển của tự do kinh doanh và đôi khi có thể tạo ra những bối cảnh có hậu quả tiêu cực sâu sắc đối với người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung. Ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, những nỗ lực để thông qua dự luật hạn chế việc sự hoành hành của chủ nghĩa thân hữu và chủ nghĩa tư bản bè phái đã tạo ra một số thành công trong việc ngăn chặn hiện tượng này.
    Tuy nhiên, các tay tu bản thân hữu có thể thường xuyên nhận dạng và thực hiện nhiều cách để phá vỡ những hạn chế của pháp luật nhằm hạn chế các sự cố của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Trong một số trường hợp, chúng có thể thao túng pháp luật như là một phương tiện để đạt được một lợi thế không công bằng với cái giá pahir trả là một công ty hoặc khu dân cư. Vì lý do này, trận chiến để giảm thiểu hoặc loại bỏ chủ nghĩa tư bản thân hữu từ bất kỳ nền kinh tế tư bản nào vẫn là một nhiệm vụ khó khăn.

    Nguồn: http://gocsan.blogspot.com/2013/02/what-is-crony-capitalism-tu-ban-than.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org