Tham nhũng là gì?

Posted on
  • Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: , ,
  • Có một câu châm ngôn cũ thường được áp dụng cho những người có tham vọng chính trị: Quyền lực thường tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối. Trong trường hợp này, thuật ngữ tham nhũng có nghĩa là sự lạm dụng chức vụ công quyền để phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc lợi ích bất hợp pháp hoặc vô đạo đức khác. Tham nhũng chính trị được coi là  tội hình sự, cùng với hối lộ, tống tiền, và tham ô - ba hành vi phạm pháp thường gắn liền với tham nhũng liên quan chức vụ. Một số hình thức tham nhũng có thể nằm ngoài tầm chú ý của pháp lý, chẳng hạn như việc tuyển người thân vào các vị trí chủ chốt, nhưng cũng không thể thoát khỏi sự giám sát của cử tri vào ngày bầu cử.
    Bất cứ khi nào một người chấp nhận một chỉ định chính trị hoặc chiến thắng cuộc bầu cử vào một chức vụ công quyền, người đó phải tuyên thệ để duy trì lòng tin của công chúng. Trong khi điều này ghi trên giấy nghe có vẻ cao quý, thì việc thực thi lời thề này có thể là vấn đề nan giải. Rất ít ứng cử viên chính trị thành công đạt được chức vụ mà không thể hiện một số lời hứa trên đường ra tranh cử. Nhiều lời hứa trong chiến dịch tranh cử là vô hại, chẳng hạn như tài trợ cho một dự luật hoặc vận động hành lang để trợ cấp tài chính cho các trường học. Tuy nhiên, những lời hứa khác, có thể đưa gần hơn đến chỗ vượt qua lằn ranh đạo đức, chẳng hạn như bổ nhiệm người thân hoặc trao các hợp đồng của chính phủ cho những người có đóng góp quan trọng.
    Tham nhũng chính trị đã là một thực tế của cuộc sống hàng ngàn năm nay, bắt đầu với các nỗ lực đầu tiên ở một hình thức dân chủ của chính phủ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hầu như tất cả các đại diện chính trị của các nước này đều xuất thân từ tầng lớp giàu có, mà chắc chắn dẫn đến sự phân biệt giữa những người giàu có quyền thế và những người bất lực hầu như chẳng có gì. Những hạt giống của tham nhũng chính trị đã được gieo trồng ngay sau khi các thành viên viện nguyên lão và các nhà lãnh đạo chính trị khác nhận ra rằng quyền lực và sự giàu có mới có thể bình đẳng. Tham nhũng chính trị thường bắt đầu với sự thiên vị dành cho những người giàu có và thế lực.
    Trong ý nghĩa hiện đại của thuật ngữ này, tham nhũng chính trị là một bệnh ung thư di căn vào sự toàn vẹn cơ thể của Chính phủ. Rất ít công chức bắt đầu sự nghiệp của mình với ý định trở thành tham nhũng, nhưng dần dần phải đầu hàng trước thủ đoạn nham hiểm mà áp lực đồng liêu tạo ra. Được đặt ở một vị trí quyền lực chính trị đáng kể có thể áp đảo được kẻ khác, thì thường phải đối mặt với sự cám dỗ muốn uốn cong hoặc bẻ gãy các quy tắc để nhận được một lợi ích to lớn hơn.
    Tuy nhiên, có một ít chính trị gia lão luyện, mà với họ tham nhũng chính trị là một lẽ tự nhiên. Lịch sử đầy dẫy những ví dụ về các quan chức công  quyền tham nhũng, chẳng hạn như Boss Tweed của thành phố New York và bè cánh chính trị của y tại Hội trường Tammany hồi cuối thế kỷ 19. Các cáo buộc đủ loại, từ hối lộ và đút lót, gian lận, tới gia đình trị, tống tiền và lừa đảo, tất cả đều nhằm vào chính quyền Tweed, nhưng chính các mánh khóe của Tweed về tham nhũng chính trị đã khiến việc thực thi pháp luật phải bất lực trong nhiều năm. Một số thẩm phán và nhân viên thực thi pháp luật đã nhận tiền bí mật của Boss Tweed. Tham nhũng chính trị có thể vẫn luôn luôn là  một mối quan tâm đối với các chính phủ dân chủ, nhưng một số kiểm soát và cân bằng độc lập có thể nhổ tận gốc nạn tham nhũng trước khi nó ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cả thể chế chính trị.
    Nguồn:http://gocsan.blogspot.com/2013/02/what-is-corruption-tham-nhung-la-gi.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org