Kremlin đã kiểm sóat Internet như thế nào

Posted on
  • Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: , ,
  • Evgeny Morozov
    Hiếu Tân dịch
    Nhiều giờ trước khi quan tòa trong phiên gần đây xử Mikhail Khodorkovsky tuyên đọc bản phán quyết mới vào tuần trước, người tù chính trị kiệt xuất nhất nước Nga đã bị tấn công trên không gian ảo.
    Không, website của Khodorkovsky, nguồn tin chính về vụ án cho nhiều người Nga không bị kiểm duyệt. Đúng hơn, nó đã bị tấn công bởi cái gọi là những cuộc tấn-công từ-chối dịch-vụ, với đa số người viếng thăm nhận được thông báo “không tìm thấy trang này”.
    Những cuộc tấn công như thế là một công cụ ngày càng phổ biến để trừng phạt đối thủ, như được chứng tỏ bởi chiến dịch trên mạng chống các công ty như Amazon và PayPal vì đã cư xử tồi đối với WikiLeaks. Gần như không thể nào lần ra dấu vết thủ phạm, những cuộc tấn-công từ-chối dịch-vụ tiến hành thường ít bị báo cáo, vì khó phân biệt chúng với những trường hợp trong đó website bị tràn ngập bởi một số lượng không lồ người vào. Mặc dầu cuối cùng phần lớn các site này vẫn trở lại được, những cuộc tấn-công từ-chối dịch-vụ hiếm khi gây ra công phẫn nhiều như những mưu mô chính thức của chính quyền nhằm lọc thông tin trên internet.
    Trong quá khứ, các chế độ áp bức dựa vào tường lửa internet để ngăn chặn những người bất đồng chính kiến phổ biến những tư tưởng bị cấm của họ; Trung Hoa đặc biệt sáng tạo, trong khi các nước khác như Tunisia và Saudi Arabia luôn theo sát gót. Nhưng những kẻ tấn công trên mạng phục vụ cho Kremlin đã đánh website của Khodorkovsky có thể làm bộc lộ nhiều về tương lai của việc kiểm soát Internet hơn việc Bắc Kinh thực hành áp dụng kiểm duyệt truyền thống vào công nghệ mới.
    Theo kiểu của Nga - cái mà tôi gọi là “kiểm soát xã hội” - không cần đến kiểm duyệt chính thức, trực tiếp nữa. Đội quân công dân mạng thân-chính phủ - thường bao gồm những tay nghiệp dư làm nghề tự do, những thành viên của các phong trào thanh niên thân Kremlin, nhận lấy các vấn đề vào trong tay mình và tấn công những website mà họ không thích, làm cho những người sử dụng không thể truy cập được, ngay cả ở những nước không hề có kiểm duyệt Internet.
    Những cuộc tấn công trên mạng chỉ là một trong những cách ngày càng nhiều trong đó Kremlin chỉ đạo những người ủng hộ nó kiểm soát nội dung trên mạng. Phần lớn những nguồn Internet chủ yếu của nước này đều là sở hữu của những đầu sỏ chính trị thân Kremlin và những công ty do nhà nước kiểm soát. Những site này không ngần ngại làm treo máy những người sử dụng và xóa đi những nội dung post lên blog nếu chúng vượt qua lằn ranh do chính phủ vạch ra.
    Kremlin cũng ráo riết khai thác Internet để tuyên truyền và lôi kéo ủng hộ chính phủ, đôi khi với một sự sốt sắng khôi hài. Mùa hè mới rồi Vladimir Putin đã ra lệnh lắp đặt những camera mạng - phát lên internet trong thời gian thực - để theo dõi tiến độ của các dự án nhà ở mới cho các nạn nhân của những cuộc cháy rừng tàn phá nặng nề. Đây là một kiểu tự quảng cáo quá cỡ, nhưng một số nhà báo hỏi rằng liệu các nạn nhân có máy tính để chứng kiến hành vi cao quý này không (họ không có). Cục an ninh và Cảnh sát Nga cũng được lợi từ việc theo dõi qua mạng, bằng cách dùng các site mạng xã hội ở địa phương để thu thập tin tức tình báo và đo lường tâm trạng của quần chúng.
    Trên thực tế Kremlin thực hiện rất ít kiểm duyệt chính thức Internet, nó thích kiểm soát xã hội hơn là kiềm chế bằng công nghệ. Có một logic nhất định trong việc nó làm thế. Kiểm duyệt thẳng thừng thì làm hỏng hình ảnh của nó với nước ngoài: Những cuộc tấn công ảo là rất mơ hồ nên khó rơi vào báo cáo của các nhà báo nước ngoài về tình hình khí hậu truyền thông đang xấu đi của nước Nga. Bằng cách cho phép những công ty thân Kremlin và các “tổ chức dân phòng” kiểm soát cư dân mạng, chính phủ không phải lo đến những nội dung chỉ trích được post lên blog.
    Một lý do khiến nhiều người quan sát nước ngoài bỏ qua việc Kremlin giật dây những cuộc tấn công từ chối dịch vụ là chúng được dùng cho những biện pháp rõ ràng hơn của kiểm soát Internet. Những âm mưu khắc nghiệt của Trung Hoa thanh lọc Internet - đặc tả bởi tạp chí Wired trong một bài báo năm 1997 với cái tên “Hỏa Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa” đã quay lại sự kiểm duyệt ngặt nghèo đường hàng không bởi chính phủ cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Vào thời kỳ đó có thể chặn lại hay thậm chí cắt đứt ảnh hưởng của các tư tưởng ngoại lai bằng cách làm nghẽn các chương trình phát thanh của phương Tây. Thế nhưng Internet đã chứng tỏ nó không có hình dạng nhất định để có thể chế ngự được nó. Vậy tốt nhất là bấu vào nó càng nhiều càng tốt bằng cách cho phép các công ty tư nhân và các blogger ủng hộ chính phủ lao vào “cuộc chiến còm” (comment warfare) với các kẻ thù của Bộ chính trị.
    Trong khi đó bản thân Trung Hoa lặng lẽ áp dụng nhiều biện pháp đã được thực hành ở Nga. Website của Ủy ban Nobel Na uy chịu tấn công liên tục của sau khi tặng giải thưởng 2010 cho Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Hoa bị cầm tù. Nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc bây giờ được yêu cầu tham gia các khóa huấn luyện truyền thông và sử dụng các kỹ năng của họ để tạo dư luận trên mạng hơn là kiểm duyệt nó.
    Trong đánh giá chính sách tự do Internet của chính phủ Hoa Kỳ - được Hillary Clinton công bố cách đây một năm - người ta thấy ít có dấu hiệu cho thấy các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhận biết những cố gắng ngày càng lớn của các chính phủ độc tài giật dây các lực lượng xã hội để kiểm soát Internet. Cho đến nay, phần lớn những cố gắng của Washington là nhằm vào hạn chế những tác hại gây ra bởi việc kiểm soát công nghệ cao. Nhưng ngay ở đây, tại Washington này việc ấy cũng được làm lỗ chỗ không đều: chỉ mới mấy tuần gần đây Bộ Ngoại giao đã tặng giải thưởng sáng tạo cho Cisco, công ty đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc giúp Trung Hoa xây dựng tường lửa của nó.
    Việc lọc Internet cuối cùng đã biến mất trên phần lớn thế giới được coi như một thành tựu mơ hồ nếu như nó được thay thế bởi một sự bùng nổ các cuộc tấn công ảo, sự tăng nhanh lực lượng giám sát của nhà nước và sự tuôn ra ào ạt tuyên truyền thâm độc của chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách cần thôi đừng nhìn việc kiểm soát Internet chỉ như sự lớn nhanh của việc làm nghẽn các chương trình phát thanh thời Chiến tranh Lạnh, và hãy bắt đầu chú ý vào những đe dọa không-công nghệ đối với tự do trên mạng.
    Nói đến tầm cỡ xã hội của việc kiểm soát Internet cần đến những giải pháp chính trị hơn là những giải pháp công nghệ, nhưng đây không phải là lý do tốt để bám lấy cái ẩn dụ cũ mèm về “Vạn Lý Trường Thành Lửa”
    Evgeny Morozov là học giả thỉnh giảng tại Đại học Stanford và là tác giả của “Ảo giác Mạng: Mặt Tối của Tự do Internet.”
    Nguồn:http://gocsan.blogspot.com/2012/06/how-kremlin-harnesses-internet-kremlin.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org