Nền
tảng của hệ thống chính trị của chúng ta đã bị tan vỡ. Và để sửa chữa nó sẽ cần
nhiều hơn việc bỏ lá phiếu của chúng ta.
Daron Acemoglu
Minh Minh dịch
Sự
thịnh vượng và ổn định của Hoa Kỳ trong hai thế kỷ qua đã được xây dựng trên
danh tiếng vô song về các thiết chế toàn diện của nó. Hoa Kỳ có các bộ luật vốn
bảo vệ sở hữu tư nhân, khuyến khích sự đổi mới, và tạo thuận lợi cho sự vận động
của thị trường trong khi ngăn chặn không cho nó bị độc quyền bởi một số ít người.
Nó có một hệ thống chính trị giúp ngăn chặn sự thống trị của một nhóm người lên
phần còn lại của xã hội, cho phép người dân cất lên tiếng nói về việc họ nên được
cai trị như thế nào, và cho phép hầu hết người Mỹ tiếp cận với giáo dục cũng
như chia sẻ quá trình tạo ra của cải. Các thiết chế này không vận hành chỉ vì
chúng được viết trên giấy tấm giấy da. Hiến Pháp, Tuyên ngôn Nhân quyền, và tất
cả những sự bảo vệ đối với tự do tôn giáo, ngôn luận, và hội họp và những thứ
khác bắt nguồn từ chúng chỉ có một ý nghĩa nào đó bởi tất chúng ta đều đồng thuận tôn
trọng chúng. Tòa án tối cao là một cơ quan đầy quyền lực chỉ bởi chúng ta đã
phát triển các chuẩn mực chính trị khiến cho các tổng thống hầu như không thể vứt
bỏ ý kiến của nó sang một bên khi họ muốn, như những người đứng đầu chính phủ của
nhiều quốc gia khác vẫn thường làm.
Đặc
biệt, hai chuẩn mực được kết hợp để giữ toàn bộ hệ thống với nhau: (1) tôn trọng
pháp luật, cùng với một sự mở rộng quyền của người dân để tổ chức, tham gia vào
các hoạt động chính trị, và (2) đòi hỏi từ người đại diện của họ sự quản trị tốt
và những sự thay đổi xã hội khi cần thiết. Các thiết chế của chúng ta không, và
chưa bao giờ là hoàn hảo. Chúng có thể tạo ra sự bế tắc. Chúng cũng có thể bị
tóm lấy bởi: giới quan liêu khổng lồ của Mỹ, Quốc hội, và thậm chí ngay cả Tòa
án tối cao cũng luôn luôn dễ bị tác động tiêu cực bởi các tác nhân được tổ chức
tốt trong xã hội. Nhưng sự đồng thuận về các chuẩn mực đã củng cố chúng - một sự
kết hợp của sự tôn trọng và kiên định - kì cùng đã mang đến cho các thiết chế
này sự linh hoạt cần thiết để tồn tại ngay cả trong các thời kì với sự bất mãn
phổ biến. Chính sự đồng thuận này đã cho phép Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ nô lệ và giải
phóng những người nô lệ cũ, và tống khứ sự thống trị của các ông trùm kẻ cướp,
giới hạn sự độc quyền, và sau này xây dựng những sự nền tảng mới cho một mạng
an sinh xã hội.
Ngày
nay, các thiết chế và chuẩn mực chính trị cơ bản của chúng ta đang phải đối mặt
với một trong những thời điểm khó khăn nhất mà chúng từng phải đối mặt trong
kỳ nguyên hiện đại. Chính trị Hoa Kỳ đang ở trong một giai đoạn đả phá các tín
điều, và các biểu tượng bị nhắm đến lại là các nền tảng đạo đức của nền dân chủ
của chúng ta.
Đó
là một con đường dẫn đến thảm họa chính trị mà hệ thống của chúng ta mang đến
cho chính nó. Đầu tiên đến từ sự thất bại của việc bỏ quên (một bộ phận xã hội).
Các thiết chế và hệ thống chính trị của chúng ta đứng vững trong suốt ba thập kỷ
qua khi nền kinh tế tạo ra những thành tựu to lớn nhưng hầu hết người Mỹ được
hưởng lợi thì chỉ là một số ít chứ không phải tất cả. Cả sự tiến bộ của công
nghệ mới và sự gia tăng nhanh chóng của thương mại quốc tế làm cho chúng ta
giàu có hơn nhiều so với thế hệ cha mẹ của chúng ta, những cũng tạo ra những sự
méo mó khổng lồ, khi hàng triệu công nhân thấy việc làm của họ bị lấy đi bởi
máy móc tự động, bởi hàng nhập khẩu giá rẻ hay bởi đưa ra bên ngoài. Việc không
có những hành động của những người có quyền lực để làm cho các thành tựu được
chia đều hơn đã khởi đầu cho quá trình phá vỡ các nền tảng của một hệ thống
chính trị vốn dựa trên niềm tin cho rằng một cơn thủy triều đang lên sẽ nâng tất
cả mọi con thuyền.
Tiếp
theo, là sự thất bại của sự ủy nhiệm. Việc các tập đoàn lớn và phố Wall, rót
hàng tỷ USD nhằm tạo ảnh hưởng chính trị thông qua vận động hành lang và các
chiến dịch tài chính, để có một tiếng nói chi phối ở Washington là không mới đối
với bất cứ ai. Tuy nhiên, thật là chói tai khi mà ở giữa cuộc suy thoái nặng nhất
kể từ cuộc Đại suy thoái, chính phủ thực hiện các hành động giải cứu các nhà sản
xuất ô tô và các ngân hàng lớn (đây hầu như chắc chắn là bước đi đúng để ngăn
chặn sự suy thoái kinh tế khỏi biến thành một cuộc đại suy thoái), nhưng lại
cho rằng đó là không thấy cần thiết để giúp đỡ cho hàng triệu hộ gia đình bị thất
nghiệp, bị tịch thu nhà, và mệt mỏi với tương lai không chắc chắn (đó chắc chắn
là một hành động sai lầm cả về kinh tế, và chính trị).
Đỉnh
điểm của tất cả điều này là sự đầu hàng của Đảng Cộng hòa đối với Donald Trump.
Dựa vào sự giúp đỡ của những kẻ tội đồ chính trị khác, những người đã làm phân
cực xã hội và hạ thấp giá trị của sự thảo luận công, Trump đã phá bỏ các di
tích cuối cùng của sự tôn trọng đối với các thiết chế dân chủ Mỹ cũng như một
tinh thần rộng mở trong đời sống công. Ông đã thổi bùng các khuyết điểm trong đời
sống kinh tế, chính trị và xã hội của chúng ta bằng một sức mạnh đặc biệt cộng
với sự thu hút kỳ lạ của tính cách đả phá tín điều của ông và qua đó giải phóng
sức mạnh độc hại đến từ các phong trào dân túy cánh hữu mà ông ve vãn.
Bây
giờ chúng ta đang ở giữa những cơn lốc vốn là hệ quả từ những điều ở trên, vốn
đã hạ gục các luật lệ bất thành văn trong đời sống công của Hoa Kỳ. Các
chiến dịch tranh cử tổng thống đã thấy Trump phỉ báng các đối thủ của mình, phô
trương sự trốn thuế tràn lan của mình, đưa ra những lời kêu gọi gần như công
khai cho các hành động bạo lực, và không ngừng đặt câu hỏi về động cơ của các
thiết chế, chẳng hạn như ngành tư pháp và truyền thông đại chúng, vốn nhằm để
giữ cho các doanh nhân và các chính trị gia vô đạo đức như Trump theo đúng đường
ngay lẽ phải. Ông đã tuyên bố rằng ông sẽ bỏ tù đối thủ của mình nếu được bầu.
Ông thậm chí tuyên bố rằng ông có thể không thừa nhận kết quả bầu cử nếu thất bại.
Để đạt được mục đích, Trump đã chà đạp lên các chuẩn mực vốn bảo vệ những người
yếu thế: phụ nữ, dân tộc thiểu số, tôn giáo thiểu số và người tàn tật. Ông đã
làm tất cả những điều này - và vẫn được chấp nhận như là một ứng cử viên hợp
pháp của Đảng Cộng Hòa.
Trong
cuốn Tại
sao các quốc gia thất bại, James Robinson và tôi cho rằng các thiết chế
toàn diện vần còn có rất nhiều sức mạnh chống đỡ. Chúng đi cùng với sự kiểm
soát cố hữu đối với quyền lực và một độ mở khiến cho chúng khó bị chiếm đoạt.
Tuy nhiên, Trump đã đưa chúng tôi đến bờ vực của sự phá hủy hai chuẩn mực chính
trị mà trên đó hệ thống này hoàn toàn phụ thuộc vào. Việc Trump thể hiện một sự
thiếu tôn trọng pháp luật trắng trợn là rõ ràng. Nhưng, ông cũng chấp nhận, và
thậm chí khuyến khích, quyền của kẻ mạnh để bắt nạt kẻ yếu hơn, và khi làm như
vậy, đã đe dọa đến sự cởi mở vốn được coi là có tính quyết định đối với sự tồn
tại lâu dài của hệ thống chính trị của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể
mong đợi, mà khi không có sự mở này, mọi người tiếp tục đưa ra các yêu cầu về
công bằng với các chính trị gia và các doanh nhân vốn quyền lực hơn họ? Nếu
không có những yêu cầu này, làm thế nào các thiết chế của chúng ta tiếp tục
phát triển để đáp ứng các nhu cầu thay đổi, thay vì sụp đổ?
Có
lẽ một cách không cố ý, Donald Trump đã tạo ra một thử nghiệm quan trọng đối với
hệ thống chính trị của chúng ta. Chúng ta có thể vượt qua được thách thức của
ông không? Chúng ta có thể xây dựng lại không?
Tự
mãn là một điều nguy hiểm: Lịch sử chứa đầy các ví dụ về sự sụp đổ của các thiết
chế vốn một thời dường như rất mạnh mẽ. Các thiết chế toàn diện của Cộng hòa
Venetian, đã bị chiếm đoạt, vào đầu thế kỷ 14, bởi một nhóm đầu sỏ gồm những
thương gia giàu có nhất, họ không còn cho phép những người khác có tiếng nói
trong các quyết định quan trọng của nền cộng hòa và sử dụng quyền lực chính trị
ngày càng tăng của mình để làm giàu hơn cho chính mình – có lẽ đó là một lời cảnh
báo về sự thống trị ngày càng tăng của những người giàu có trong nền chính trị
Mỹ. Cộng hòa La Mã cũng tự hủy diệt thông qua một loạt các cuộc nội chiến trong
thế kỷ thứ I trước Công nguyên, một phần vì một số thành viên của nền cộng hòa
ngừng tôn trọng các chuẩn mực chính trị vốn nằm ở trung tâm của sự sống còn của
nó: đó là, tôn trọng cho sự dân chủ. Khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu
và người nghèo, và quy mô ngày càng tăng và thời gian ngày càng kéo dài của các
chiến dịch quân sự vào cuối thời Cộng hòa La Mã, khiến một số công dân La Mã cảm
thấy bị mất đi quyền hành và dễ dàng chấp nhận những lời hứa của những tên bạo
chúa tương lai.
Có
lẽ chính ví dụ của La Mã mà chúng ta phải thận trọng hơn hết. Việc làm tổn hại
đối với các chuẩn mực tôn trọng nền dân chủ và pháp quyền mà Donald Trump đã tạo
ra và sự suy giảm phôi thai ở lòng tin của công chúng vào các thiết chế sẽ
không được chặn đứng bằng một chiến thắng của Clinton vào hôm thứ Ba. Nhưng điều
quan trọng không kém là không được quên những tội lỗi trước Trump về sự bỏ quên
và sự ủy nhiệm của giới tinh hoa chính trị của chúng ta, bao gồm cả Đảng Dân Chủ.
Họ cũng đóng một vai trò trong việc làm xói mòn lòng tin của công chúng thông
qua việc tạo ra ấn tượng cho rằng hệ thống chính trị của chúng ta không có khả
năng xác định và ứng phó với các vấn đề của thời đại của chúng ta và rằng các
nhà lãnh đạo của chúng ta ít quan tâm đến hoàn cảnh của phần lớn người Mỹ so với
những người đóng góp cho các chiến dịch tranh cử, lợi ích của các doanh nghiệp
lớn, các liên đoàn, và các nhóm lợi ích khác.
Thử
nghiệm mà các thiết chế toàn diện của chúng ta đối mặt là một thách thức khó
khăn, nhưng vẫn không đến mức quá tuyệt vọng. Những thách thức mà Đảng Cộng hòa
của Abraham Lincoln, phong trào tiến bộ, hay Franklin Delano Roosevelt phải đối
mặt không kém nghiêm trọng hơn, và xã hội mà họ sống cũng không kém phân cực
hơn. Nhưng họ có một thứ đi cùng với họ. Họ bắt đầu với một chẩn đoán sáng suốt
của về các vấn đề. Và sau cuộc bầu cử, đây cũng phải là bước đầu tiên của chúng
ta.
Nằm
ở gốc rễ của các vấn đề của chúng ta đó là sự bất lực của chúng ta để tạo ra sự
thịnh vượng được chia sẻ và sự không sẵn lòng của hệ thống chính trị để thảo luận
và giải quyết vấn đề này. Để giải quyết thách thức hiện nay của chúng ta, các
thiết chế của chúng ta cần phải cho thấy rằng chúng có thể làm cho các lợi ích
thu được từ các công nghệ mới và thương mại được chia sẻ rộng rãi hơn; xây dựng
một mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ hơn và hợp lý hơn; cải cách hơn nữa hệ thống
thuế và quyền sở hữu của chúng ta; giảm bớt tệ quan liêu ngày càng tăng mà các
doanh nghiệp nhỏ gặp phải; cải thiện hệ thống giáo dục đang xuống cấp chúng ta;
bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng vốn bị lãng quên từ lâu; và cuối cùng, thừa nhận
một số vấn đề kinh niên nhất mà những người bất lợi nhất của xã hội ta đang đối
mặt, bao gồm cả bạo lực ở các thành phố nội địa của chúng ta và sự quá tải của
các nhà tù của chúng ta. Tất cả điều này cần phải được thực hiện mà không làm
sâu sắc thêm sự phân cực vỗn đã tạo ra cơ sở cho sự đi lên của Donald Trump. Đó là một yêu câu cao, song
không phải là một điều bất khả thi. Và nó sẽ đòi hỏi giới tinh hoa Mỹ thừa nhận
rằng trận chiến bảo vệ nền dân chủ Mỹ sẽ không kết thúc vào ngày thứ ba, bất kể
kết quả của cuộc bỏ phiếu như thế nào.
Nguồn:http://foreignpolicy.com/2016/11/07/american-democracy-is-dying-and-this-election-wont-fix-it/