Việt nam cần tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế!

Posted on
  • Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Nguyên Minh
    Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt nam, tôi cho rằng cần phải tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế, từ y tế, giáo dục, xây dựng, giao thông, điện, khoáng sản….thực thi một nền kinh tế tư nhân thị trường tự do.  
    1. Sự thất bại của kinh tế nhà nước
    Trong lịch sử có ba kiểu tổ chức kinh tế chính: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp, trong đó kết hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.
    -         Kinh tế nhà nước, hay kinh tế kế hoạch được áp dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa, kết quả là nó không những không tạo ra sự thịnh vượng, mà còn mang lại sự nghèo đói cho toàn bộ xã hội.
    -         Kinh tế hỗn hợp được áp dụng ở các nước Tây âu trong giai đoạn 45-75, và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa sau năm 90, dù nó tạo ra một sự phân phối đồng đều hơn về tài sản, song lại làm nền sản xuất bị suy giảm. Nguyên nhân đó là sự không hiệu quả của thành phần kinh tế nhà nước, cũng như sự tồn tại và chi phối của thành phần kinh tế nhà nước làm bóp méo thị trường; kết hợp với đánh thuế cao để chi trả cho phúc lợi xã hội đã làm giảm hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế.
    -         Kinh tế tư nhân, hay kinh tế thị trường tự do, được áp dụng ở Tây âu và trên toàn thế giới sau năm 75, kết quả là nó đã mang lại sự thịnh vượng vật chất cho tất cả mọi người.
    Tại sao kinh tế nhà nước lại thất bại, tại sao một nền kinh tế được kế hoạch, được chỉ huy lại không mang lại thành công, còn nền kinh tế tư nhân, không được kế hoạch, chỉ huy gì cả lại mang lại thành công, mang lại sự xung túc vật chất cho mọi người. Có một số nguyên nhân như sau:
    -         Sự không khả thi của việc kế hoạch hóa. Một đất nước với hàng chục, hàng trăm triệu dân có nghĩa là có hàng chục, hàng trăm triệu nhu cầu khác nhau. Không có một hệ thống kế hoạch hóa nào có thể phản ánh được tất cả các nhu cầu này. Việc duy nhất nó có thể làm được, là quy giảm con người, coi tất cả mọi người có cùng một số nhu cầu như nhau để có thể quy hoạch được. Chính ở điểm này nó đã bóp méo con người, bóp méo xã hội, làm cho một xã hội với đa dạng con người, tích cách, sở thích, nhu cầu thành những con người đơn điệu. Trái lại, thị trường là một cơ chế mà trên đó nó có thể phản ánh được tất cả những điều trên, bất chấp số lượng con người là bao nhiêu, nhu cầu của họ thay đổi như thế nào, bởi đó là bản chất của thị trường, chính vì vậy thị trường có năng lực phản ánh, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của con người.
    -         Sự không hiệu quả của kế hoạch hóa. Chính vì các nhà kế hoạch không thể nắm được tri thức ‘phân tán’ của xã hội, nên họ sẽ không biết phải sản xuất bao nhiêu hàng hóa cho một sản phẩm, mẫu mã như thế nào….còn công dân trong một nền kinh tế kế hoạch thì bắt buộc phải sử dụng những sản phẩm mà đã sản xuất ra, dù có khi họ không có nhu cầu đến nó. Điều này dẫn đến một sự lãng phi vô cùng các nguồn lực. Trái lại trong nền kinh tế thị trường, nhà sản xuất phải cân nhắc xem nhu cầu, thị hiếu của thị trường như thế nào mới quyết định sản xuất. Đồng thời áp lực cạnh tranh khiến họ phải sử dụng hiệu quả nguồn lực, và liên tục đổi mới. Do đó thị trường khiến cho việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
    -         Động cơ lao động. Con người kinh tế luôn bị thúc đẩy bởi động cơ lợi ích, chính vì vậy trong một nền kinh tế kế hoạch, tất cả những nỗ lực nhằm mang lại một lợi ích lớn hơn sẽ không mại lợi ích gì chả bản thân cá nhân đó, bởi vì toàn bộ lợi ích thuộc về cộng đồng, sau đó đem phân bổ cho mọi người. Chính vì vậy trong một nền kinh tế kế hoạch, không ai có động cơ để lao động một cách tích cực. Dẫn đến các nguồn lực không được sử dụng một cách hiệu quả. Đó gọi là bi kịch sở hữu chung. Trái lại, sở hữu tư nhân khắc phục được điều này. Một khi tài sản là sở hữu tư nhân, thì tất cả lời lãi đều thuộc về cá nhân, do đó sở hữu tư nhân buộc các cá nhân chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và khuyến khích cá nhân sử dụng nguồn lực một cách khôn ngoan.
    -         Vấn đề về sự can thiệp của chính quyền. Nhiều người cho rằng sự can thiệp có chọn lọc của chính quyền vào nền kinh tế có thể tạo ra các kết quả tốt hơn. Chính quyền có thể sử dụng thuế cũng các cưỡng bách khác nhằm mang lại lợi ích công, hay ngăn một số dạng thất bại của thị trường như độc quyền. Hoặc chính quyền có thể thực hiện sự tái phân phối thuế trên cơ sở giảm bớt mức lợi ích (vốn có tác dụng ít ỏi) của người giàu, nhưng khi làm như vậy lại tạo ra một mực độ cao hơn về lợi ích tổng thể….nhưng thực tế không phải như vậy: (a) phúc lợi được cung cấp bởi chính quyền ngăn cản cá nhân chịu trách nhiệm cho sự thịnh vượng kinh tế của họ, (2) luật về lương tối thiểu bắt buộc tạo ra sự thiết nghiệp ở người lao động không có kĩ năng, (3) sự ngăn cấm pháp lý tạo ra thị trường chợ đen với giá cả bị thổi phồng, chất lượng thấp…(d) thuế cao khiến cho mọi người lao động và đầu tư ít hơn, và từ đó dẫn đến giảm bớt sự phát triển kinh tế. Như vậy sự can thiệp của nhà nước vào thị trường chỉ bóp méo thị trường, và dẫn đến những tác hại.
    -         Tham nhũng. Một vẫn nạn đối với các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch đó là tham nhũng. Trong một nền kinh tế thị trường tự do, tài sản thuộc về tư nhiên nên không có khái niệm tham nhũng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế kế hoạch, một nguồn lực lớn của xã hội được giao cho các cá nhân quản lý, song do cá nhân không có động cơ để quản lý hiệu quả, và bản chất của con người lại tư lợi, nên họ luôn có khuy hướng lợi dụng việc quản lý nguồn lực để mưu lợi cho mình. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan.
    Do vậy, kinh tế nhà nước, hay kinh tế kế hoạch chắc chắn thất bại. Thực tiễn đã chứng minh sự thất bại của nó, ở khắp nơi trên thế giới. Ở những nơi kế hoạch hoàn toàn như các nước xã hội chủ nghĩa, hay những nơi kế hoạch một phần như Tây âu trong một số giai đoạn nào đó. Sự thất bại này không phải do sự yếu kém của con người, mà là do bản chất cố hữu của nền kinh tế kế hoạch. Và thực tiễn cũng chứng minh là thị trường tự do mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Trong một nền kinh tế thị trường tự do, nhà nước không cần phải làm gì, ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp lý công bằng, và đảm bảo các tác nhân tham gia thị trường tuân thủ luật chơi đó.
    2. Tư nhân hóa ở Việt nam
    Sau khi từ bỏ mô hình kế hoạch hóa, Việt nam thực hiện mô hình kinh tế hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vị thế chủ đạo. Trong hệ thống kinh tế hỗn hợp này, thì hệ thống các tập đoàn, và tổng công ty nhà nước là mũi nhọn trong nền kinh tế, nhằm nâng vị thế nền kinh tế Việt nam trong hệ thống kinh tế quốc tế. Song sự xụp đổ của hệ thống tập đoàn, tổng công ty đã làm phá sản mục đích này, và tôi tin rằng Việt nam không còn khả năng, thời gian để thử nghiệm lại mô hình này một lần nữa, và họ cũng không cần và không nên như vậy. Hiện nay, có thể nói rằng hệ thống kinh tế nhà nước đang trở thành một gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế do tình trạng làm ăn thua nỗ, kém hiệu quả, cũng như tham nhũng. Do đó, đối với Việt nam hiện nay, tốt nhât là nên tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế, càng nhanh càng tốt.
    Tuy nhiên việc tư nhân hóa ở Việt nam diễn ra rất chậm, điều này chủ yếu liên quan đến ý thức hệ của Việt nam. Việt nam mang trong mình ý thức hệ chủ nghĩa xã hội, theo ý thức này thì (1) bình đẳng phải được ưu tiên, và (2) kinh tế quyết định chính trị, có nghĩa là lực lượng nào nắm được kinh tế, thì cũng nắm quyền quyết định chính trị.
    Nhà nước muốn sử dụng nguồn lực thu về từ kinh tế nhà nước để thực chính sách tái phân phối, vốn là trung tâm trong các nước xã hội chủ nghĩa, đó là đảm bảo một mức độ công bằng tương đối về vật chất, quá đó khẳng định tính công bằng của chế độ. Mặt khác, nhiều người cho rằng việc tư nhân hóa, sẽ đẩy kinh tế ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước, chính vì vậy dẫn đến nỗi lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến địa vị lãnh đạo của Đảng.
    1) Thực tế cho thấy, kinh tế nhà nước không đóng góp gì nhiều cho ngân sách nhà nước, mà chỉ làm tăng gánh nặng cho ngân sách. Chính điều này sẽ làm phá sản ý tưởng dùng nguồn lực từ kinh tế nhà nước để tái phân phối. Sự phân phối hiện nay phần nhiều đế từ thuế thu từ khối kinh  tế tư nhân, và bán tài nguyên thiên nhiên. Do đó một nền kinh tế tư nhân thị trường tự do sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội, không những ở phương diện sự thịnh vượng của con người khi tham gia vào nền kinh tế, mà còn ở khía cạnh thuế, nó đóng góp nhiều thuế hơn, do đó cho phép nhà nước có nhiều nguồn lực hơn để phân phối.
    2) Ý tưởng cho rằng lịch sử tiến bộ thông qua sự thay đổi phương thức sản xuất, và giai cấp nào nắm được nguồn lực, thì giai cấp đó lãnh đạo, do đó kinh tế quyết định chính trị, thực chất là một ý tưởng sai lầm. Thực tiễn cho thấy sự phát triển của lịch sử, không hoàn toàn bị chi phối bởi yếu tố kinh tế, giai cấp mà còn rất nhiều yếu tố khác. Sự xụp đổ của Hi lạp cổ đại, sự xụp đổ của Rome, sự đi lên và chi phối của Ki tô giáo, sự phục hưng ở Ý, sự phát triển của Hồi giáo…chẳng liên quan gì đến sự thay đổi phương thức sản xuất, đấu tranh giai cấp gì cả. Do đó, sự thay đổi phương thức sản xuất, hay yếu tố kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự thay đổi xã hội, mà có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thay đổi xã hội như tôn giáo, môi trường, chủng tộc, hay chỉ một phát hiện nào đó, như việc tái phái hiện ra các tác phẩm của Aristotle đã là một nguyên nhân chính cho thời Phục hưng ở Ý.
    Nhà nước là lực lượng độc quyền sử dụng vũ lực trong một vùng lãnh thổ, và tính hợp pháp của nhà nước phụ thuộc vào (1) người dân đồng thuận với sự cai trị, (2) sự cai trị mang lại lợi ích cho người dân. Trong hai yếu tố sau thì yếu tố thứ (2) là quan trọng hơn, có nghĩa là tính hợp pháp sẽ được kiểm tra bởi tính hiệu quả của việc cai trị, nếu anh không cai trị tốt thì anh không còn hợp pháp nữa, cần phải thay thế anh, còn nếu ai cai trị tốt thì anh nên tiếp tục cai trị, có nghĩa là sự cai trị của anh được chấp nhận, như vậy là hợp pháp. Trong hệ thống dân chủ Phương tây, rất nhiều đảng cai trị trong một thời gian dài, như ở Anh, ở Nhật….đơn giản vì họ cai trị tốt, nên người dân luôn bỏ phiếu cho họ, song khi họ cai trị dở thì họ bị thay thế bởi đảng khác. Đảng lãnh đạo Sing cai trị Sing hơn 60 năm nay, song nó vẫn được nhân dân tín nhiệm, đơn giản vì nó cai trị tốt.
    Nói tóm lại, chất lượng cai trị quyết định tính hợp pháp của chế độ, và nhà nước có toàn quyền hợp pháp mà nhân dân giao cho để thực hiện các công việc lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do kinh tế không quyết định chính trị, và tính hợp pháp của việc cai trị phụ thuộc vào năng lực cai trị chứ không phải phụ thuộc vào việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế, do đó không có lý do gì cản trở quá trình tư nhân hóa ở Việt nam. Chính việc làm chậm này, chính việc quản lý không hiệu quả….là nguyên nhân chính làm mất đi tính hợp pháp của việc cai trị. 
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org