Việt nam có nên bãi bỏ trợ cấp y tế, giáo dục

Posted on
  • Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Minh Anh
    Một trong những vấn đề của Việt nam hiện nay đó là chi cho phúc lợi xã hội quá nhiều. Và hai lĩnh vực nhận nhiều trợ cấp nhất đó là y tế, và giáo dục. Điều này dẫn đến tăng chi tiêu công, thâm hụt ngân sách, nợ công. Và cuối cùng, thì người dân vẫn phải trả tất cả các chi tiêu này, vì chẳng có nhà nước nào trên thế giới này làm ra tiền, tất cả tiền đều là tiền thuế của người dân.  
    Mục đích của phúc lợi xã hội là tái phân phối tài sản, nhằm tạo ra một xã hội ‘’bình đẳng’’ về phương diện vật chất. Ý tưởng đằng sau đó là, thông qua sự tái phân phối này, những người có điều kiện kém thuận lợi trong xã hội có điều kiện để cải thiện điều kiện của mình, qua đó vươn lên và không còn phải nhận trợ cấp nữa. Đồng thời, khi họ đã vươn lên rồi, họ lại đóng góp lại cho xã hội, qua đó phúc lợi chung của toàn xã hội sẽ tăng lên.
    Tuy nhiên, mục tiêu này chắc chắn không đạt được, vì những lý do sau:
    -         Sự không hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng các trợ cấp xã hội: chúng ta thấy rằng chất lượng dịch vụ trong ngành ý tế, giáo dục là rất kém, và hầu như không cải thiện trong mấy chục năm qua. Hầu như chẳng ai, nếu có điều kiện, lại muốn sử dụng các dịch vụ công do nhà nước cung cấp.
    -         Tạo ra một bộ máy khổng lồ để cung cấp các dịch vụ công: bộ máy này không hiệu quả, quan liêu, và tiêu tốn một nguồn ngân sách rất lớn.
    -         Tham nhũng trong bộ máy cung cấp dịch vụ công.
    -         Tạo ra một tầng lớp nghèo đói kinh niên, vì những người sử dụng nhiều dịch vụ công thường không có động lực để lao động, luôn chờ đợi sự cung cấp từ người khác.
    -         Không xác định được đúng đối tượng, vì việc cung cấp phúc lợi xã hội một cách đại trà, và thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến một bộ phận không đáng được hưởng phúc lợi sẽ lợi dụng để hưởng phúc lợi xã hội, điều này rõ ràng là phổ biến ở Việt nam. Sinh viên chẳng hạn, gần như sinh viên không lao động gì cả mà hoàn toàn dựa vào tiền của gia đình, và trợ cấp nhà nước. Hoặc có rất nhiều người không thuộc hộ nghèo, nhưng vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo để hưởng các trợ cấp về ý tế, giáo dục…
    -         Việc lấy tiền thuế để chi cho phúc lợi sẽ gia tăng gánh lặng lên người dân và doanh nghiệp, khiến cho động cơ lao động của họ giảm, do đó làm giảm năng lực kinh tế của quốc gia.
    Do đó, tôi nghĩ rằng nhà nước nên bãi bỏ phần lớn trợ cấp cho các lĩnh vực ý tế giáo dục, tư nhân hóa các ngành này vì những lý do sau:
    -         Không mất chi phí để nuôi một bộ máy của những ngành này, loại bỏ được những vấn đề cố hữu ở trên như: sự quản lý kém hiệu quả, tham nhũng, những người hưởng dịch vụ không xứng đáng. Do đó, giảm được một nguồn chi rất lớn cho ngân sách.
    -         Tư nhân hóa sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh, qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, đồng thời giá dịch vụ sẽ giảm xuống. Đó là điều mà Việt nam hiện đang thiếu, do không có một ngành y tế, giáo dục cạnh tranh nên người dân phải mua các dịch vụ công không đáng đồng tiên, đồng thời dịch vụ tư lại rất đắt, chất lượng chưa tương xướng. Và người mua các dịch vụ này vẫn chưa có được cái địa vị là khách hang giống như trong các ngành kinh tế khác. Tư nhân hóa sẽ giải quyết điều này, cạnh tranh sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, và hạ giá thành.
    -         Khi người dân không còn được hưởng trợ cấp, họ sẽ lao động tích cực hơn, quản lý các nguồn lực của mình hiệu quả hơn, do đó nhìn chung tốt hơn cho cả chính họ và quốc gia.
    -         Các doanh nghiệp, người dân phải đóng thuế ít hơn, sẽ có động cơ để lao động nhiều hơn, hiệu quả hơn, do đó làm gia tăng sự thịnh vượng của nền kinh tế.
    Việc bãi bỏ những trợ cấp này là một việc làm rất khó đối với nhà nước, vì hiện nay đó là trọng tâm trong chính sách của quốc gia, trong ý tưởng một xã hội công bằng. Nhưng rõ ràng nó đang gây ra một gánh nặng rất lớn cho quốc gia, và nhà nước đang tiến hành tư nhân hóa ở các lĩnh vực khác, để giảm gánh nặng cho ngân sách, và có lẽ ý tế giáo dục sẽ là những ngành cuối cùng phải tư nhân hóa khi bắt buộc.
    Thực tế rằng mô hình nhà nước phúc lợi ở Tây âu đá sụp đổ vào những năm 70, không phải họ quản lý không tốt, mà đây là một mô hình bất khả thi, nó dẫn đến nợ công tăng cao, năng suất lao động thấp, nhà nước quá tải, và cuối cùng là nghèo đói và bất ổn xã hội.
    Mọi người cần ý thức được rằng, tiền nào cũng là tiền của dân, và do đó trong điều kiện nợ công tăng cao như Việt nam, thì người dân nên tán thành việc nhà nước tư nhân hóa càng sớm càng tốt các ngành y tế giáo dục. Một chính sách dân túy sẽ không duy trì được lâu, vì cuối cùng nhà nước cũng phá sản, và người dân phải gánh chịu điều đó, vì nhà nước không làm ra tiền. Tóm lại, việc tư nhân hóa không phải là việc xấu, người dân phải hiểu điều đó, và do đó chia sẻ trách nhiệm đối với nhà nước.
    Bản chất của phúc lợi xã hội là lấy tiền của người này nuôi người kia, và ở một mức độ nào đó, đó là một sự bất công đối với một bộ phận của xã hội, những người sẽ phải lao động nhiều hơn không những cho chính bản thân họ, mà còn phải đóng góp để nuôi những người mà họ không có quan hệ gì. 
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org