Dân chủ

Posted on
  • Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Franz Oppenheimer
    Bằng dịch
    Tóm tắt: Sự thống trị của một số ít [một tập đoàn-ND] hoặc của một người [chế độ quân chủ-ND] đối với số đông còn lại là di sản văn hóa ngàn đời của nhân loại. Ngược lại, Dân chủ thủa ban đầu không phải là một thế giới quan, không phải là một lý thuyết hay là một hệ tư tưởng, mà là sự phản kháng chống lại tập đoàn cai trị, là cái mà cho đến ngày hôm nay Dân chủ vẫn tiếp tục tranh đấu chống lại. Khái niệm "Dân chủ" thể hiện sự đòi hỏi của dân chúng [Demos] để được cùng tham gia cai trị, nhưng, lý thuyết mà nói, diễn đạt này không rõ ràng, bởi, về mặt logic sự gia tăng việc cùng cai trị một cách rộng rãi sẽ thu hẹp sự cai trị [kratía] hiện hành của nhóm thiểu số. "Thống trị, xưa nay không có gì khác, đó chính là hình thức hợp pháp của sự bóc lột về mặt kinh tế". Theo đó, Dân chủ ở mức hoàn thiện chính là không còn sự thống trị [akratia], điều mà theo Oppenheimer có nghĩa là "một xã hội lý tưởng ở đó mọi sự bóc lột về mặt kinh tế đã bị xóa bỏ". Việc xóa bỏ về mặt chính trị đối với xã hội có giai cấp phụ thuộc vào việc vượt qua vấn đề kinh tế của nó. Tất cả mọi yếu kém của nền Dân chủ đều nảy sinh từ những tàn dư của những tập đoàn cai trị trước thời đại dân chủ.
    ĐẶT VẤN ĐỀ: DÂN CHỦ LÀ GÌ?
    Vâng, trước hết đó là một từ có nguồn gốc ban đầu thuộc vào lĩnh vực trao đổi thông thường và sau này mới trở thành một khái niệm của xã hội học. Và điều này có nghĩa, rằng người nào muốn giải thích, muốn xác định, muốn bàn luận về nó đều vấp phải khó khăn ở ba mặt chính: sự việc, ngôn từ và cá nhân con người [đó].
    Các khó khăn thuộc về bản thân sự việc nhìn chung luôn giống nhau, điều này cũng có thể là đề tài của nghiên cứu khoa học. Chúng có thể nhiều hoặc ít, tùy theo chủ đề sẽ có quy mô lớn hay nhỏ, có độ phức tạp cao hay thấp, dễ hoặc khó tiếp cận: tuy nhiên công việc bao giờ cũng vậy: phải thu thập tất cả mọi số liệu, phải sắp xếp chúng lại, phải kết nối và giải thích.
    Có một loạt các vấn đề không có những khó khăn nào khác ngoài những khó khăn về bản thân sự việc như trên, nhất là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nếu ai đó muốn tiến hành nghiên cứu về các mỏ than ở Spitzenberg, hoặc về về võng mạc của nòng nọc ếch, hoặc về Natriumthiosulfat, thì bản thân người ấy cũng như độc giả biết rõ ngay rằng có ý muốn nói về cái gì. Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề người đọc không dễ gì hiểu được điều tác giả muốn bàn, mặc dù anh ta nói rõ anh ta đang bàn về cái gì, những lúc như vậy bản thân anh ta cũng đang lơ mơ không biết đang giải quyết cái gì, trong khi anh ta nói một cách rõ ràng rằng anh ta biết. Đó thường là trường hợp có liên quan tới vấn đề từ ngữ, những từ hoặc không bao giờ rõ ràng, đơn nghĩa - từ kiểu này có vô số -, hoặc là những từ đã có thời đơn nghĩa rõ ràng, nhưng cùng với sự tiến triển của ngôn ngữ đã được mở ra đến một vùng ngày càng rộng lớn hơn, giống như giọt mực rơi trên tờ giấy thấm mà giờ đây không còn đường ranh rõ ràng nữa. Nếu phải làm việc với những từ kiểu như vậy, ngôn ngữ khoa học cần phải điều chỉnh lại ngôn ngữ thông thường hàng ngày, phải giải thích thật rõ ràng, sẽ sử dụng nghĩa nào của từ đa nghĩa đó; cho dù vậy vẫn tồn tại mối nguy hiểm, khi không chỉ người đọc không nắm chắc được định nghĩa, mà ngay cả tác giả cũng vô tình trở nên nạn nhân của sự đa nghĩa. Đó là những khó khăn về mặt ngôn từ.
    Một số người nghĩ rằng có thể thoát ra khỏi được những khó khăn kiểu như vậy bằng cách quay trở lại với ý nghĩa nguyên thủy ban đầu của từ. Tuy nhiên cách này cũng chỉ giúp được cho rất ít trường hợp nhưng nói chung nó chỉ càng mang lại nhiểu rắc rối hơn thêm. Ví dụ, tôi sẽ chẳng đạt được cái gì nếu biết rằng nghĩa nguyên thủy của từ "Person" [cá nhân] là thiết bị khuếch đại âm thannh trong mặt nạ của diễn viên kịch thời cổ; tôi chỉ rối thêm lên, khi biết rằng "Nation" [dân tộc] xuất phát từ từ nasci, có nghĩa là được sinh ra: những gì chúng ta hiểu về dân tộc ngày nay chẳng còn có chút nào liên quan tới họ hàng dòng tộc. Những khó khăn kiểu này các triết gia gặp phải thường xuyên, vì ở đây các thuật ngữ luôn tiếp nhận các nội dung mới trong suốt hàng ngàn năm phát triển mà không hề hoàn toàn mất đi nội dung cũ. Đó cũng chính là điều mà cái định nghĩa độc địa sau đã nhắm đến: "Triết học là sự lạm dụng triệt để một thuật ngữ được tạo nên chỉ để riêng cho mục đích này."
    Đối với những thứ trong xã hội học tình trạng còn rắc rối hơn. Ở đây, không những thế còn xuất hiện thêm những khó khăn thuộc về cá nhân con người. Bởi vì hầu như tất cả những từ quan trọng đều bị nhấn mạnh theo cảm tính, có đủ kiểu nhấn mạnh tùy theo giai cấp sử dụng nó, khi thì đồng cảm, khi thì ác cảm. Chẳng phải rằng quy luật tối thượng của tâm lý học xã hội đó là bắt buộc cá nhân phải suy nghĩ, đánh giá, phán xét, và hành động theo lợi ích vốn có của nhóm xã hội cụ thể của mình mà không được phép cưỡng lại. Quy luật này, cái trong đời sống quốc tế các chủ nghĩa Sô vanh và hận thù chủng tộc đã dựa vào, và trong đời sống quốc gia là các hận thù giai cấp và hận thù đảng phái, nó đã loại trừ hoàn toàn một sự hiểu biết lẫn nhau đối với đối phương qua những lập luận logic - và hơn nữa nó hầu như luôn loại trừ sự đồng thuận về các khái niệm. Cho dù một từ có thể được định nghĩa rất chính xác, đối với tác giả và đối với người đọc nó luôn có thể vẫn là một từ phụ thuộc cảm tính, một từ đáng yêu hay đáng ghét và sẽ càng trầm trọng hơn nếu đó là một từ chủ chốt, một câu biểu ngữ, hay là một kiểu khẩu ngữ đặc trưng của đấu tranh giai cấp xã hội.
    Một trong những câu biểu ngữ như vậy đó là chữ "Dân chủ" [Demokratie], và nó có từ gần 2500 năm nay, từ thời đại Solon của Athen. Về ngữ nguyên nó có nghĩa là "Sự thống trị của nhân dân"- tuy nhiên biết được điều này cũng chẳng giúp được gì cho chúng ta nhiều hơn, nó cũng tương tự như việc chúng ta biết nguyên nghĩa của từ "cá nhân" [person]; bởi vì cho đến tận ngày hôm nay, và cũng như từ thời Solon, mọi tranh cãi vẫn chỉ xoay quanh việc phải hiểu "nhân dân" cũng như "cai trị" là gì. Ngày nay chẳng bao lâu nữa người ta cần phải dùng đến nó để chỉ về hiến pháp đã từng có hoặc là hiến pháp của hiện tại; người ta cũng đã gọi một nhà nước có một hiến pháp như vậy hoặc tương tự như vậy là một nền Dân chủ. Còn đối với người khác thì đó là một "Thế giới quan", một Lý thuyết chính trị, một Hệ tư tưởng chính trị. Và vân vân.
    Nước đục lại càng dễ thả câu. Và cứ thế, một từ có cái may đa nghĩa như vậy đã được các anh hùng ngõ hẻm trong cuộc đấu tranh chính trị kéo lê qua mọi tầng lớp khố rách áo ôm.
    Về phía mình, nếu bây giờ chúng ta muốn thử xác định xem ý nghĩa ban đầu nào mà những vận dụng khác nhau của từ Dân chủ đã lấy làm cơ sở, chúng ta sẽ dùng đến cái tiểu xảo vốn đã có từ lâu, nghĩa là tìm xem điều ngược lại mà mỗi khi người ta sử dụng đến những khái niệm phức tạp như vậy nó thường xuyên được nghĩ đến hoặc được đưa vào một cách vô tình hay cố ý. Ở đây lúc nào cũng nguyên là một cặp từ, chúng bao trùm cả một vùng sự kiện; và người ta sẽ tìm ra được ranh giới của một trong đó, nếu như người ta xác định được giới hạn của các khái niệm tương liên với nó.
    Vâng, khái niệm ngược lại với Dân chủ [Demokratie] đó là Tập đoàn thống trị [Oligokratie], sự thống trị của một số ít đối với số đông còn lại. Trong khái niệm của nó bao gồm tất cả mọi loại thiểu số (cũng có thể chỉ là một người, trong trường hợp này gọi là Monokratie [Đơn trị]), và đặc biệt ở mọi nơi sự hiến định về mặt luật pháp không có mấy ý nghĩa. Cho dù Đơn trị chỉ là một lãnh chúa gia trưởng, một quân chủ kiểu Cäsar, một chế độ quân phiệt hoặc chế độ quân chủ lập hiến có giới hạn; cho dù Tập đoàn thống trị theo nghĩa hẹp là sự thống trị của một thiểu số đông người, của một dòng họ quý tộc, một chế độ tài phiệt hay là của một bộ máy quan liêu, tất cả mọi cái đó không có ý nghĩa gì đối với khái niệm và cũng như đối với thực tế cho dù họ cai trị có hà khắc hay nhẹ nhàng, phù hợp hay trái ngược với pháp luật và hiến pháp.
    Sự thống trị của tập đoàn [Oligokratie], trong nghĩa rộng nhất này của từ này, cho đến nay đã chế ngự toàn bộ loài người cũng như toàn bộ lịch sử con người dưới các hình thức khác nhau và với những cơ sở thực tế và pháp lý khác nhau. Nó không phải là môt "Thế giới quan", không phải là một "Lý thuyết", không phải là một "Hệ tư tưởng", mà một thực tế đáng kinh ngạc.
    Và "Dân chủ" ban đầu cũng vậy, nó không phải là một Thế Giới Quan, một Lý Thuyết, một Hệ Tư Tưởng, mà không có gì khác hơn là sự phản ứng nảy sinh một cách cần thiết đối lại với cái thực tế đáng kinh ngạc kia, được biểu hiện một cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh: về mặt phê phán đó là Thế giới quan, về mặt logic đó là Lý thuyết hệ, về mặt ước đoán, trước khi đánh giá giá trị, đó là mục đích, về mặt thực tiễn đó là đường lối cải cách hoặc đường lối cách mạng.
    Tuy nhiên một khi phản ứng "dân chủ" bắt đầu thể hiện ở những cách thức đó, thì cũng một quá trình như vậy lập tức được hình thành nên trong Tập đoàn cai trị [Oligokratie]. Nếu như nó cho đến lúc đó chỉ là một thực tế đơn giản, được đưa ra và được chấp thuận một cách ngây thơ, thì giờ đây cũng chính nó sẽ trở thành đối tượng của ý thức và được thiết kế với các hình thức khác nhau: để phản ứng lại, phê phán của phía quý tộc, là thế giới quan quý tộc, đã đứng ra đương đầu với phê phán của phía dân chủ, logic biện minh cho nó đó là lý thuyết, ý muốn được nâng lên thành hệ tư tưởng, hành động, là đường lối của giới quý tộc, sẽ nhắm tới những chiến lược chiến thuật của đối phương mà nó cần đấu tranh.
    Sự thể là như vậy và chính sự hình thành của ngôn từ bản thân nó đã chứng minh cho điều đó. Thoạt đầu, giống như ở khắp mọi nơi, tập đoàn những chủ đất đã ngự trị tại Athen và đã tiến hành một chế độ cai trị hà khắc. Người ta không được phép quên, rằng những "luật lệ hà khắc" chỉ là sự hệ thống hóa lại những điều luật không thành văn hiện hành. Phản ứng xuất hiện. Nó đòi hỏi cái gì? Thay vì sự thống trị của một số ít là sự thống trị của toàn dân: Dân chủ [Demokratie].
    Thế nhưng "Nhân dân" [Demos] là gì? Quan trọng, phải làm rõ điều này. Nó không bao gồm toàn bộ dân cư vùng Attikas, cũng không bao gồm toàn bộ nhũng người trưởng thành, và cũng chẳng bao gồm toàn bộ đàn ông đã trưởng thành, mà chỉ gồm những đàn ông trưởng thành là người tự do. Tầng lớp nô lệ đông đảo không thuộc vào Nhân dân, không được phép dòm ngó tới chính trị. Phải mất rất nhiều thế kỷ, phải trải qua sự sụp đổ của vô số cộng đồng, phải qua sự hình thành một vùng văn hóa Hy-La rộng lớn thì lúc đó mới có thể xuất hiện cái ý tưởng hoàn toàn xa lạ đối với thời cổ đại, đó là: việc tham gia vào điều hành nhà nước không phải là "quyền công dân", mà đơn giản là "quyền con người".
    Tuy nhiên, điều thực tế là khắp mọi nơi ở Hy lạp, ở La mã và ở các thành phố thuộc địa, khái niệm Dân chủ rất hạn hẹp đã chỉ ra rõ ràng hơn bất kỳ một cái gì khác, rằng nó không phải là "Thế giới quan", không phải là một "Hệ tư tưởng", mà chỉ là một sự phản ứng lại. Tập đoàn thống trị đòi hỏi nhất thiết phải có kẻ bị trị và đã áp bức họ, như bất kỳ sự thống trị nào xứng danh với khái niệm đó của nó đều đã có áp bức nhiều hoặc ít. - và phản ứng ngược trở lại đã hình thành nên trong những tầng lớp nhất định của những kẻ bị trị, đó chính là cái mong muốn đơn giản cùng được tham gia cai trị, được thoát ra khỏi tầng lớp bị thiệt thòi về kinh tế, bị hạn chế về quyền chính trị, để trở thành tầng lớp có đầy đủ các quyền chính trị và có đặc quyền về kinh tế.
    Sự việc càng rõ ràng hơn nếu ta xem xét lại cụ thể và kỹ lưỡng những cuộc đấu tranh về Hiến pháp từng được biết đến. Khắp mọi nơi, ở Athen và Korinth, ở Rom và Tarent, ở Florenz và Venedig, ở Frankfurt và Lübeck, ở Anh và Pháp, ở Đức và Nga... giới tư sản giàu có, đại diện của moneyed interest [quyền lợi tài chính], là những thành phần đứng mũi chịu sào trong cuộc đấu tranh giành "Dân chủ" [Demokratie]chống lại Tập đoàn cai trị [Oligokratie] - và ở khắp mọi nơi tiến trình này cho thấy, họ không nhằm đạt tới "sự thống trị của toàn dân" mà chỉ nhằm đạt tới việc chính họ được tham gia vào cai trị. Ngay sau liên minh các giai cấp giành được thắng lợi những nhà tài phiệt, những chủ nhà băng, những chủ công nghiệp lớn, những đại thương gia đã tiến hành hòa giải một cách đặc biệt với những kẻ hưởng lộc nhà nước trước đây, hòa giải với những đại diện của landed interest [quyền lợi đất đai] và cùng với những người này họ tạo nên một Tập đoàn thống trị mới của giới "Thượng lưu" hoặc là của "nuova gente" [con người mới], và từ chối việc tham gia vào cai trị của những người cùng tranh đấu khác xuất thân từ tầng lớp dưới nghèo khó. Và do vì họ thường vẫn tiếp tục sử dụng cụm từ "dân chủ", cho nên cụm từ này đã có một dấu ấn khá kỳ lạ. Giờ đây nó được sử dụng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, để biện minh cho chính những lý thuyết và hành động hoàn toàn trái ngược và để phục vụ cho chính những mục đích cũng hoàn toàn trái ngược.
    Các nhà nước thời cổ đại đã không thể vượt qua được cái điểm nhất định của sự phát triển. Và như vậy chúng đã phải suy vong một cách cay đắng, đúng theo nghĩa đen nhất của từ: về thể chất, suy vong bởi không còn dân, suy vong bởi dân số giảm sút, vì mới đó chúng còn "cai trị", vì trên nền tảng của lao động không tự do không thể nào có được một xã hội lành mạnh. Chế độ nô lệ trong nền kinh tế mở của giao lưu thị trường tư bản tác động vào xã hội như một căn bệnh truyền nhiễm với những tác nhân gây nhiễm có độc lực cực lớn.
    Tuy nhiên các dân tộc hiện đại đã sớm đào thải được những tác nhân gây bệnh độc hại đó và đã phát triển vượt qua những nấc thang mà những dân tộc thời cổ đại có thể còn phải nhọc nhằn leo từng nấc một. Trật tự kinh tế của họ được xây dựng trên lao động tự do, do đó số phận của họ không phải là suy giảm dân số mà ngược lại dân số ngày càng gia tăng, không phải là cái chết mà là cuộc sống. Và cũng chính vì thế mà cuộc đấu tranh cho hiến pháp đã bước lên một mức thang cao hơn. Từng bước, từng bước một ở những nước tiến bộ của văn minh phương Tây quyền bình đẳng trước hết được ghi nhận trong Hiến pháp và sau đó được luật pháp bảo vệ. Tiến xa nhất là những thuộc địa của Anh, cụ thể là Úc và New-Seeland; tiếp đến là Hoa Kỳ, Anh, Pháp và sau đấy một khoảng xa là các nước Trung Âu đang ở những bậc thang thấp hơn của của cuộc tranh chấp diễn ra giống nhau ở khắp mọi nơi, trong khi đó ở Đông Âu và ở Châu Á mới đây chúng ta mới thấy được trận chiến mở màn.
    Và ở đây cho thấy ngày càng rõ ràng hơn, "Dân chủ" cả về khái niệm đã ở trong một quá trình phát triển mạnh mẽ để trở nên một mục đích nhất định. Nếu lúc đầu nó chỉ là một phản ứng tự nhiên, thì sau đó nó thành một phản ứng có ý thức, và giờ đây dĩ nhiên nó muốn trở thành Thế giới quan, thành Lý thuyết, thành Hệ tư tưởng. Khái niệm "Dân chủ" chật hẹp trước đây đã ngày càng mở rộng ra. Từ chỗ chỉ bao gồm một bộ phận nhất định của toàn bộ dân chúng, giờ đây nó có xu hướng bao bồm toàn bộ. Từ khi tầng lớp thứ tư, tầng lớp của những người vô sản không có gì ngoài sức lao động, đã thoát khỏi sự định hướng cưỡng bức của tầng lớp thứ ba, tấng lớp đã phản bội lại họ, và dương cao biểu ngữ là một đảng chính trị của Chủ nghĩa Xã hội, thì tầng lớp thứ tư này, tấng lớp dưới đáy của xã hội, đã thể hiện mình như là nền móng của Kim tự tháp - kể từ đó từ "Dân chủ" trên miệng họ thực sự có nghĩa là sự thống trị của tất cả mọi công dân.
    Điều đó ít nhất về cơ bản cũng đã có trong ý thức của họ. Chỉ có điều quan điểm của họ còn hạn hẹp: họ chỉ nhìn thấy bản thân họ và những nhu cầu của mình, nhưng lại không nhìn thấy bên cạnh mình còn có những tầng lớp khác nữa cùng tồn tại, chúng cũng được phép có những đỏi hỏi tương tự cần phải được đáp ứng. Chẳng hạn, đảng XHDC Đức có xu hướng phát triển mạnh để trở thành đại diện một chiều cho giới lao động công nghiệp, trong khi đó rõ ràng tồn tại giới lao động nông nghiệp, cũng khốn khổ và muốn vươn lên. Và cũng có không thiếu những người Xã hội Chủ nghĩa vẫn còn cản trở việc giải phóng một nửa nhân loại, hay nhiều hơn thế nữa, về mặt luật pháp - chính trị, đó chính là phụ nữ.
    Mặc dù vậy: ý tưởng vẫn tiến tới, liên tục lấn bước và có vẻ như đang trên đà chiếm lĩnh toàn bộ trận địa của mình; việc mọi người trưởng thành của cả hai giới tính "cùng tham gia cai trị" đã trở thành Thế giới quan, trở thành nội dung của Lý thuyết, và trở thành Hệ tư tưởng nhằm đạt đến mục đích của đường lối chính trị trong thực thế.
    Trào lưu không thể nào ngăn cản được này của thời đại, nó là nỗi xấu hổ và đau đớn đối với Tập đoàn cai trị [Oligkraten], là niềm tự hào và phấn khích của những người đồng chí hướng dân chủ; thế nhưng cả hai đều có vẻ như hiếm khi nhận ra được, rằng khái niệm Dân chủ trong quá trình lan tỏa này đã dần mất đi nội dung cũ và được lấp đầy bởi nội dung mới; nhắc lại lời Hegel và Marx: "Lượng đã chuyển hóa thành chất". Phần "nhân dân" [Demos] tạo nên khái niệm dân chủ [sự cai trị của nhân dân] càng mở rộng bao nhiêu, thì phần "cai trị" lại càng thu hẹp lại bấy nhiêu. Và chừng nào thành phần thứ nhất mở rộng ra hết phạm vi của nó, thì lúc đó thành phần thứ hai sẽ biến mất chỉ còn lại là một từ trống rỗng bị tước đoạt mọi nội dung, có thể so sánh với cái bào thai kém may mắn nào đó bị người anh em sinh đôi mạnh khỏe, lớn nhanh hơn, nén chặt vào thành dạ con của người mẹ cho đến cuối cùng, nếu nó còn tồn tại đủ ngày đủ tháng, sẽ được sinh ra trên thế giới này như một "foeti papyracei", bào thai bằng giấy, như là những màng mỏng khốn khổ.
    Một foetus papyraceus kiểu như vậy đến ngày, khi mà Nhân dân [Demos], theo nghĩa rộng lớn nhất của từ này, cất tiếng khóc chào đời, nó, sẽ là "Thống trị"[Kratie], là một từ hóa giấy, một khái niệm cạn kiệt.
    Bởi vì, nếu tất cả mọi người trưởng thành của cả hai giới tính được bổ nhiệm hoàn toàn vào việc "Cùng cai trị": thì thử hỏi còn ai, còn cái gì để họ cai trị? Chẳng lẽ cai trị chính bản thân mình? Hay là cai trị người vị thành niên? cai trị thiên nhiên?
    Ai muốn cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi này, thì điều đó chỉ chứng tỏ người ấy không biết về mặt lịch sử "cai trị", "Kratie", có nghĩa là gì. Và như vậy người ta phải nói cho anh ta biết. Cho dù tất cả các nhà triết học đều cố gắng bằng những phương tiện vô dụng để lý tưởng hóa sự cai trị, thì: Cai trị chưa bao giờ là cái gì khác ngoài hình thức hợp pháp của một sự bóc lột về kinh tế.
    Bởi vì người ta không thể dùng "sự cai trị đối với chính bản thân mình" để bóc lột mình; bởi vì sự bóc lột trẻ em có thể đã xuất hiện một cách đáng buồn ở đâu đó bởi những người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, mà cụ thể là cha mẹ của chúng, những người, bản thân họ cũng bị cai trị một cách hà khắc và bị bóc lột; nhưng sự bóc lột này không bao giờ chính đáng mà luôn chỉ là sự bất công - vì mọi luật pháp và đạo lý trên đời này chỉ cho phép cha mẹ và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng được phép làm những điều trong quyền hạn của mình với điều kiện, chúng phải vì quyền lợi và lợi ích của người được nuôi dưỡng-, và cuối cùng, tự nhiên không thể bị "bóc lột", bởi vì điều này chỉ có thể xảy ra đối với sinh thể có tính đạo đức, và như vậy đã chứng minh được, rằng khi mà Dân chủ phát triển đến độ hoàn thiện thì lúc đó Dân chủ cũng không còn là sự Cai trị [Kratie], mà trở thành Phi Cai Trị [Akratie].
    Và đó là điều lý tưởng của con người, lý tưởng cao nhất, được các nhà tư tưởng lừng danh của họ mơ ước và biện minh. Từ tác phẩm Nhà nước [Politeia] của Platon cho đến Mơ tưởng [Utopia] của Morus và từ câu chuyện của Sevarambier cho đến tác phẩm "Trật tự của tự nhiên" của Quesnay, đến "Nhà nước toàn cầu" của Lessing, đến "Hợp nhất của những con người mong muốn tự do" của Kant, đến "Chủ nghĩa công nghiệp" của St. Simon và đến "Nhà nước tương lai" của Marx, tất cả những điều mơ tưởng ấy đã vun trồng cho Phi Cai Trị trở thành như là một lý tưởng cho nhân loại.
    "Khoan đã!" những nhà thông thạo lịch sử văn chương hô lên. Điều đó đúng đối với Lessing và Kant, nhưng không đúng cho các nhà không tưởng khác. Những người này đều khẳng định cai trị là cần thiết. Ở Platon, Morus, Campanella có sự thống trị của các triết gia, của các thầy tu, ở St. Simon có sự thống trị của các đại doanh nhân, ở Quesnay - người mơ mộng và lý thuyết gia về những kẻ chuyên quyền đã giác ngộ - có sự thống trị không giới hạn của vua, người đồng thời vừa là bác sĩ vừa là người giáo dục dân chúng, và ngay cả ở Marx cũng có một bộ máy quan liêu cồng kềnh điều chỉnh toàn bộ cuộc sống kinh tế, điều chỉnh việc sản xuất và phân phối sản phẩm, đưa người dân tới công việc và cung cấp hàng hóa cho họ.
    Đúng vậy, tuy nhiên tất cả họ đều là tín đồ của "Phi Cai Trị" [Akratie]. Tôi cố tình sử dụng cái từ ít được dùng đến này, bởi vì tôi cần cái từ phổ biến hơn nổi tiếng hơn cho một khái niệm khác, thường hay bị lẫn lộn với khái niệm đầu. Phi Cai Trị [Akratie] không phải là "vô chính phủ" [Anarchie].
    Phi Cai Trị [Akratie] là ý tưởng về một xã hội đã được giải thoát khỏi mọi hình thức bóc lột về kinh tế, Vô chính phủ [Anarchie] là ý tưởng về một xã hội tự do không tồn tại bất kỳ quyền uy [Autority] nào, không tồn tại bất kỳ một bạo lực cưỡng chế hợp pháp nào. Đó là hai thứ rất khác nhau trước hết về mặt khái niệm.
    Những người vô chính phủ sẽ phản bác: "chúng tôi cần gì đến việc bàn luận về khái niệm theo kiểu chẻ tư sợi tóc như thế? Thực tiễn - và đấy mới là cái quan trọng - Phi Cai Trị không có vô chính phủ là điều không tưởng. Ở nơi nào đã tồn tại quyền uy [Autority] ở đó đã có sự bóc lột. Và ở nơi nào sẽ có quyền uy [Autority] ở đó sẽ có sự bóc lột. Chính vì vậy chỉ có một phương tiện để đưa đến Phi cai trị, đó là Vô chính phủ."
    Ý kiến như thế này rất phổ biến, trong bạn bè cũng như trong đối thủ của chúng ta. Ludwig Gumplowicz, người đồng sáng lập ngành xã hội học của Đức, kẻ thù không đội trời chung của vô chính phủ, ông ta cũng đồng ý với những người vô chính phủ về cái giá thiết cơ bản trên và đã thể hiện từ đó một sự bi quan vô cùng đau buồn trong kết luận sau: "Không tồn tại quyền uy [Autority] sẽ không thể có sự chung sống xã hội; hỗn loạn sẽ phát sinh. Tồn tại quyền uy [Autority] mà không có bóc lột là điều không tưởng. Điều này dẫn tới cuộc sống xã hội không có sự bóc lột là điều không tưởng."
    Vấn đề đang đứng trước mắt chúng ta ở đây là rất nghiêm trọng. Nó là một vấn đề nghiêm trọng của loài người. Có phải thực là chúng ta chỉ có một lựa chọn giữa việc vĩnh viễn hóa sự bóc lột một bên và sự tiêu hủy mọi nền văn hóa và mọi sự phồn vinh trong hỗn loạn của cuộc chiến tất cả chống lại tất cả ở bên kia? Liệu chiếc thuyền của nhân loại để tránh khỏi Skylla [nữ quỷ trong thần thoại Hy lạp]lại phải đâm vào Charybdis [tên một nữ quỷ khác]?
    Những người vô chính phủ làm như họ tin, và một số người mơ mộng đã thực sự tin, rằng nhân loại có thể hoàn toàn tự quản mà không cần tới quyền uy [Autority]. Đó thuần túy chỉ là ảo tưởng. Nếu chúng ta suy nghĩ một cách kỹ lưỡng hơn về xã hội phi cai trị, dĩ nhiên chúng ta sẽ tìm ra, rằng nó, chính là "nhà nước toàn cầu" giống như Lessing hình dung, và chỉ cần sử dụng rất ít "quyền uy"[Autority]. Quân đội, công an, nhân viên trại giam, nhân viên tòa án có phần sẽ biến mất hoàn toàn, có phần sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất mà hiện nay không mấy người có thể cho là khả thi. Nhưng sẽ không bao giờ một cộng đồng lớn hơn một xóm lại có thể hoạt động nổi nếu không có luật pháp và các nhà chức trách, những người trong trường hợp cấp thiết đại diện cho quyền lực để giải quyết, để cưỡng chế; [nếu] không có luật hình sự, không có luật trưng thu. Không có luật hình sự chúng ta sẽ rơi vào tình trạng của thời hoang dã với hậu quả vô cùng bất hạnh, đó là tình trạng của hận thù, nợ máu trả bằng máu, của tự xử, là những điều mà các cơ quan đáng kính, bắt đầu ở một mức phát triển cao nào đó của văn hóa và kinh tế sẽ không thể dung thứ; và nếu không có luật trưng thu vì quyền lợi của tất cả mọi người thì những thằng ngốc, những kẻ ngang bướng, những kẻ độc ác sẽ trở thành ông chủ và trở thành những kể bóc lột họ. Và hơn nữa, không có một cộng đồng lớn nào lại có thể hoạt động được nếu không có một lượng tài sản chung nhất định, ít nhất cũng phải có đường đi, cơ sở đào tạo, trường học, cũng có thể có cả nhà thờ nữa - ai là người muốn cấm nhà thờ trong vương quốc vô chính phủ?-; những thứ như vậy cần phải được quản lý, được bảo quản, và để làm điều này phải cần đến những công chức, và phải trả lương cho họ, do đó phải thu thuế. Những điều này, từ lý do công bằng, ở đâu có liên quan đến quyền lợi chung, ở đó mọi người đều phải đóng góp cho dù đó chỉ là khoản tiền bắt buộc. Và ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mọi nhà nước sẽ giải thể và trở thành vô số những tập đoàn sản xuất tự do trên cơ sở tự nguyện: một số nào đó trong chúng sẽ phải là những tập đoàn sản xuất tại địa phương, và đó chính là những cộng đồng có những nhu cầu của một cộng đồng, cần phải có những công chức có thẩm quyền và những phương tiện công. Và dù sao đi nữa, đối với những mục tiêu lớn khó đạt đến, các cộng đồng phải thống nhất lại với nhau để đạt được mục đích chung, những mục tiêu kiểu đó có thể là hệ thống kênh rạch, đập nước, công trình tiêu tưới... Vô chính phủ suy cho cùng đó là sự phân mảnh toàn bộ nhân loại thành những bầy đàn nhỏ, chống đối lẫn nhau, đó là sự hủy diệt mọi sự hợp tác xã hội, có nghĩa là mọi lực lượng sản xuất hàng hóa, và do đó hủy diệt đại bộ phận con người đang sống hôm nay, bởi, trong một sự phân công lao động yếu kém như vậy môt cây số vuông đất đai không đủ để nuôi sống lấy một người.
    Còn đường loại bỏ mọi quyền uy [Autority] và bạo lực cưỡng bức kiểu như thế không phải là con đường đúng; nó như thể, thay vì giảm bớt lại đưa đến sự gia tăng không gì sánh được nỗi thống khổ và của sự mất tự do của con người: bởi vì, có kẻ nào khổ nhục hơn và thiếu tự do hơn là người nguyên thủy, cho dù chính nó đã được Ernst Grosses gọi với cụm từ chính xác "một kẻ vô chính phủ thực tiễn"?
    Vậy thì, có phải điều khẳng định của những người vô chính phủ là đúng, rằng quyền uy [Autority] và bóc lột trong quá khứ đã đi đôi với nhau không thể tách rời và trong mọi tương lai cũng sẽ đi đôi với nhau không thể tách rời?
    Đối với quá khứ, chúng tôi công nhận câu nói trên nói chung là đúng, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh, rằng đây hoặc kia vẫn có thể tìm ra được những ngoại lệ hiếm thấy, và khi quan sát kỹ, tuy rằng chúng không phủ nhận được quy luật chung, nhưng trong giới hạn phạm vi tác động thực sự của nó nó đã phủ nhận. Chúng ta tìm thấy đây đó trong xã hội hoàn toàn tự do những công chức, trong suốt nhiệm kỳ của mình, tuy nắm giữ quyền hạn rất rộng lớn nhưng không bao giờ tơ tưởng tới việc lợi dụng quyền lực đó để kiếm lợi cho bản thân hoặc để mở rộng giới hạn quyền lực của mình. Ở đây tôi nghĩ tới những Hetman được bầu lên trong cộng đồng Kosaken ở Dnjester, là những người trong tình trạng chiến tranh có quyền sinh quyền sát đối với các cử tri, tiếp đến là những thị trưởng, những thủ lĩnh quân sự của tầng lớp nông dân tự do chẳng hạn như của Dithmarschen hoặc của Thụy sĩ trong một vài giai đoạn; và liệu có ai tin được, rằng người Marius, Sulla, và Cäsar, những người đã sống ở Rom trong cuộc chiến Samnite - ngày đó họ đã sống như xưa nay vẫn sống-, lại có thể, cho dù chỉ trong ý nghĩ, tìm cách thay đổi trật tự nhà nước để kiếm lợi cho bản thân, hoặc lạm dụng địa vị hành chính hoặc địa vị dân cử của mình?
    Những trường hợp ngoại lệ đó tự nó chưa chứng mình được, rằng khẳng định của những người vô chính phủ và sự bi quan về mặt xã hội học là sai. Bởi vì chúng rất hiếm hoi và hơn nữa chỉ xảy ra trong một giai đoạn tương đối ngắn. Tuy nhiên như vậy cũng cho phép phỏng đoán, rằng việc quyền uy dẫn đến sự bóc lột, đây đó trong một giai đoạn ngắn vẫn có thể bị các lực lượng đối kháng ở hình thức cá nhân con người hoặc xã hội ngăn cản hoặc kìm hãm.
    Tuy nhiên những trường hợp ngoại lệ như vậy cũng đủ rõ ràng để cho thấy, rằng mối liên quan được khẳng định giữa quyền uy [Autority] và bóc lột không thể là mối liên quan trực tiếp, mà nó được hình thành nên qua các yếu tố trung gian, và những yếu tố này phải liên quan một cách nào đó tới tình trạng kinh tế xã hội của [cấu trúc] nhà nước. Và như vậy xuất hiện vấn đề khoa học, đó là việc phải xác định ra cái yếu tố đó và bằng các phương tiện xã hội học dẫn ra nguyên nhân của chúng. Chỉ từ đó mới có thể nhận ra được, liệu mối liên quan gần như có tính quy luật và thường thấy kia có phải là một "phạm trù nội tại" của đời sống xã hội, có nghĩa là một điều tất yếu không tránh khỏi của tương lai, hay đó là một "phạm trù có tính lịch sử", là hậu quả của những nguyên nhân không tất yếu và có thể tránh được. Những kết luận ngoại suy không chứng mình được gì cả! Thậm chí Aristoteles cũng đã dẫn dắt lịch sử một cách vô lý: ông ta bằng cách ngoại suy đã cho rằng chế độ nô lệ là một phạm trù nội tại của đời sống xã hội tương lai, bởi vì nó đã luôn có trong quá khứ.
    Thực hiện việc nghiên cứu này bây giờ là nhiệm vụ của chúng ta, để tìm ra liệu có thực, rằng Dân chủ theo nghĩa Phi cai trị là một lý tưởng mãi mãi không thể nào đạt đến được của nhân loại.
    * * *
    Mọi khoa học xã hội đều phải xuất phát từ những nhu cầu của con người. Bởi vì xã hội không có gì khác hơn là phương tiện nhỏ nhất để đáp ứng một cách toàn bộ nhất các nhu cầu của các thành viên của nó. Trong các nhu cầu này, những nhu cầu chiếm thứ bậc cao nhất là những nhu cầu mà đối với mỗi một cá nhân chúng có phẩm chất cao nhất, có nghĩa là tính cấp thiết, những nhu cầu này phần nào cũng giống như ở động vật, đó là các nhu cầu về vật chất, trước hết là đồ ăn, sau đến quần áo, công cụ và các thứ sang trọng.
    Vâng, con người có hai phương tiện trái ngược nhau về cơ bản để tạo nên những sản phẩm mà anh ta có nhu cầu. Một trong hai phương tiện đó là lao động khai thác tự nhiên của chính bản thân và ở mức cao hơn đó là sự trao đổi được coi là tương đương các sản phẩm của mình với người khác. Bởi đây là hai hoạt động thiết lập nên kinh tế xã hội nên tôi gọi phương tiện này là "phương tiện kinh tế".
    Phương tiện thứ hai mà con người sử dụng để có được sản phẩm đó là việc chiếm đoạt không có đền bù bằng bạo lực, và cụ thể là bạo lực thân thể hoặc từ việc lạm dụng bạo lực tinh thần bởi các bậc trưởng giáo, trưởng gia hoặc của tập đoàn giám mục. Phương tiện này tôi gọi là "phương tiện chính trị".[1]
    Tại sao lại là "phương tiện chính trị"? Tại vì trong đời sống quốc tế và quốc gia nó thống trị mọi [đường lối] chính trị. Kiểu mẫu nguyên thủy của mọi quan hệ quốc tế đó là chiến tranh, và lúc nào nó cũng có một lý do khác đề che đậy, tuy nhiên chẳng bao giờ ngoài cái lý do chính, đó là sự làm giàu của một dân tộc trên sự thiệt hại của dân tộc khác, hoặc sự chống trả lại một nỗ lực kiểu như vậy. Ngay cả ngày nay người ta vẫn quan sát thấy thậm chí thương mại quốc tế theo cách thức của chủ nghĩa trọng thương cũng được nhiều người coi là phương tiện để tiến hành những cuộc trao đổi không tương đương, có nghĩa là các thương gia của một nước đạt được giá trị thặng dư từ hàng hóa trên sự thiệt hại của các thương gia nước khác.
    Nhưng trên tất cả, đó là việc các phương tiện chính trị cũng kiểm soát những mặt quan trọng nhất trong đời sống quốc gia. Nó tạo nên nhà nước. Nhà nước không có gì khác hơn là phương tiện chính trị đang được triển khai.
    Ý tưởng đó chỉ có hình thức bên ngoài là mới còn nội dung thì rất cũ. Nó đặc biệt phải cám ơn các thiên tài của Pháp về việc đã xây đắp dần nên nó. Phả hệ đi từ Rousseau qua J.B. Say và St. Simon đến Proudon. Người ta đã nhiệt tình tranh đấu để bảo vệ và để chống lại nó; và điều này cũng dễ hiểu, bởi vì có lẽ đó là ý tưởng cách mạng nhất mà người ta có thể nói đến. Đó là đòn bẩy để làm lay chuyển những pháo đài kiên cố nhất như Zwingburg và Bastill.
    Quan điểm đó về nhà nước đã mâu thuẫn một cách gay gắt với triết lý chính trị hiện hành. Theo một số triết gia thì nhà nước lá sự hiện thức hóa ý của đức chúa trời trên trái đất hoặc của của những gì khác đó quý giá trong tương lai. Về điều này cần phải lưu ý, rằng chúng tôi không định chất vấn về mặt thần học hay mục đích luận, rằng nhà nước để làm gì, tại sao nó cần phải phát triển, mà về nhân quả xã hội học, nhà nước là gì, từ nguyên do nào, từ mục đích nào của con người (chứ không phải siêu nhân) mà nó được sinh ra.- Có những triết gia khác đă khẳng định từ thời Epikur, nhà nước là tổ chức, bên ngoài để bảo vệ biên giới, bên trong để bảo vệ luật pháp. Điều này cần phải được phản bác lại, thứ nhất, nó hoàn toàn đúng, nhưng về nội dung còn thiếu nhiều và thứ hai, nó còn rất phụ thuộc vào việc phải xem xét xem luật pháp mà nhà nước cần bảo vệ là loại luật pháp dạng nào.
    Giải thích duy nhất đã đứng vững trước sự kiểm chứng của khoa học về bản chất và nguồn gốc của nhà nước đó là giải thích sau đây bắt nguồn chủ yếu từ Ludwig Gumplowicz-Graz: Nhà nước là một tổ chức pháp lý, một giai cấp bị trị đơn phương bị giai cấp thống trị cưỡng bức bằng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tinh thần với mục đích duy nhất ngay từ ban đầu, đó là khai thác tầng lớp dưới về mặt kinh tế để thu lợi cho tầng lớp trên, và điều này có nghĩa là: theo nguyên tắc phương tiện nhỏ nhất "với công sức ít nhất để liên tục đạt được kết quả lớn nhất".
    Câu viết thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn đó trước hết sẽ được chứng minh bằng phép quy nạp. Lịch sử không biết đến bất kỳ trường hợp được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nào về sự hình thành nhà nước từ lúc ban đầu mà không diễn biến theo hình mẫu như vậy. (Trường hợp các thuộc địa bạo lực thường ẩn khuất khó nhận ra: người sáng lập ra nó đem Hiến pháp từ nước mẹ qua quê hương mới và đó rõ ràng chỉ là bạo lực nguyên thủy giờ đã trở thành luật pháp.)
    Trên hết, hãy để chúng ta chứng minh lập luận của mình bằng phương pháp suy diễn, và cụ thể như sau:
    Ai cũng biết, không thể tranh cãi và không thể bác bỏ được, rằng tất cả các nhà nước trong quá khứ đã và tất cả các nhà nước hiện tại đang là những "nhà nước giai cấp", có nghĩa là một hệ thống phân cấp các tầng lớp khác nhau từ dưới lên trên với những quyền hạn chính trị khác nhau và với những công cụ kinh tế khác nhau.
    Sự phân chia giai cấp cho đến tận khởi đầu thời kỳ hiện đại và đối với nhiều nhà nước cho đến mãi sau điểm khởi đầu đó vẫn dựa trên một luật pháp, rõ ràng không có gì khác hơn là bạo lực thủa xa xưa được ấn định một cách hợp pháp, được hiến pháp và luật pháp bảo vệ và đảm bảo, đó là bạo lực của thanh gươm hoặc của Sách lễ và ghế xưng tội. Chế độ nô lệ thời cổ đại và chế độ nông nô thời trung cổ rõ ràng là phương tiện chính trị được đặt một chiều, được ấn định một cách hợp pháp. Và bởi vì nhà nước thời cổ đại không có gì khác hơn là "những cái vỏ hợp pháp" của chế độ nô lệ, nhà nước thời trung cổ không có gì khác hơn là "những cái vỏ hợp pháp" của chế độ nông nô, thế cho nên đối với hai thời đại lớn này của lịch sử lập luận của chúng ta đã được chứng minh.
    Nhà nước hiện nay thì sao, khi mà trong đó không còn chế độ nô lệ và chế độ nông nô? Và ra sao đối với những nhà nước mà trước hết ở đó "dân chủ" đã chín muồi, đã có phổ thông đầu phiếu, đã có nghĩa vụ quân sự cho tất cả mọi người và đã có sự bình đẳng hoàn toàn trước pháp luật? Liệu có phải chúng cũng là "phương tiện chính trị" đã được triển khai?
    Không nghi ngờ gì, chính chúng là như vậy và điều này có thể chứng minh được một cách chặt chẽ. Việc chúng vẫn còn là "Nhà nước giai cấp", ít nhất là về mặt kinh tế, sẽ không có ai định phủ nhận; và hầu như tất cả đều thừa nhận, rằng chúng ngay cả mặt chính trị cũng vẫn còn ít nhiều là nhà nước giai cấp, có nghĩa là ảnh hưởng của giới giàu có vào lập pháp, vào hành chính và chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại, trong thời chiến và trong thương mại đều lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ số lượng của họ, và ảnh hưởng này không phải lúc nào cũng luôn được thực thi vì quyền lợi của tầng lớp dưới.
    Vâng, chúng tôi khẳng định: ngay cả một nhà nước giai cấp hiện đại, tự do, pháp quyền cũng không có gì khác hơn là phương tiện chính trị đã được triển khai; tất cả mọi phân chia giai cấp chỉ có thể tồn tại dựa trên một hiến pháp và một đạo luật, chúng bảo vệ và chính đáng hóa cái bạo lực ngày xưa; tất cả mọi phân chia giai cấp sẽ phải lập tức chấm dứt, chừng nào đạo luật này tiêu tan. Đạo luật đó chính là đạo luật chốt giữ đất đai [ai cũng có quyền giữ rịt ruộng đất của mình bất kể có cần đến hay không- ND].
    Có lẽ Turgot vĩ đại là người đầu tiên đã khẳng định câu sau, rằng một giai cấp lao động không thể nào sinh ra trước khi "mỗi mảnh đất đã tìm thấy chủ của nó", - và, do vậy trước đó cũng không thể sinh ra kiểu thu nhập không cần lao động và [sẽ không có] tài sản lớn dựa trên đất đai hoặc "tư bản" - bởi vì điều kiện cần cho tất cả những thứ đó là phải có sự tồn tại một giai cấp vô sản, theo ngôn ngữ của Marx đó là những lao động "tự do".
    Việc tất cả đất đai thời Turgot "đã tìm thấy chủ của chúng", là điều rõ ràng, bởi từ lâu lắm rồi đã tồn tại một giai cấp lao động, tồn tại những tài sản lớn và tồn tại những thu nhập không lao động. Nhưng chúng làm thế nào để tìm ra chủ của chúng? Chúng tìm bằng những phương tiện kinh tế, có nghĩa là bằng sự chiếm hữu của những người nông dân, những người tự cày cấy trên ruộng đồng, hoặc bằng những phương tiện chính trị, có nghĩa là bằng sự chiếm hữu của những người, chỉ chốt giữ ruộng đất, để bắt buộc người khác phải chuyển nhượng một phần sản phẩm làm ra cho họ.
    Turgot và không một ai trong số hậu bối của ông ta (có lẽ ngoại trừ nhân vật XHCN người Ireland Thompson ra) đã đặt câu hỏi đó. Họ không hề phát hiện ra, rằng ở đây có thể có lời giải thích kép. Thay vì thế họ kết luận như sau: "Nếu có đủ ruộng đất cho xã hội, thì sẽ không có sự phân chia giai cấp và sự tồn tại của những tài sản lớn. Thế nhưng những thứ đấy đã tồn tại, chứng tỏ rằng không đủ đất đai."
    Đó là một kết luận sai. Nó đã bỏ qua khả năng, rằng đất đai vốn có đủ, thế nhưng do bởi luật sở hữu tài sản có thể ngăn cản những người có nhu cầu sử dụng đất có được đất đai. Nếu kết luận là đúng, thì có nghĩa là hậu quả đối với sự phân tầng xã hội rõ ràng hoàn toàn như nhau, kể cả khi việc chốt giữ đất không tồn tại.
    Bây giờ phải quyết định với câu hỏi này như thế nào? Vâng, hoàn toàn đơn giản, qua tính toán và thống kê. Chúng ta đặt câu hỏi, kinh tế nông nghiệp phải cần bao nhiêu ruộng đất và sau đó xác định xem, lượng người có nhu cầu đất canh tác hiện nay là bao nhiêu và trữ lượng đất canh tác là bao nhiêu. Nếu kết quả cho thấy trữ lượng đất canh tác không đủ, thì như vậy việc phân chia giai cấp với hậu quả của nó là phạm trù phụ thuộc vào thiên nhiên, tất yếu, và không thay đổi của xã hội loài người: và nhà nước giai cấp hiện nay về cơ bản không thể thay đổi. Thế nhưng nếu kết quả cho thấy trữ lượng đất vượt quá nhu cầu, thì có nghĩa là sự phân chia giai cấp với hậu quản của nó phụ thuộc vào vấn đề luật pháp, là hậu quả của sự chốt giữ đất và sau đấy nhà nước hiện nay là phạm trù lịch sử, là sự tạo nên và là vỏ bọc pháp lý của phương tiện chính trị.
    Vâng tính toán cho thấy trường hợp thứ hai là đúng với sự thật, không chút nghi ngờ gì. Toàn bộ tính toán tôi trình bày ở chỗ khác [2]; ở đây tôi chỉ đưa ra một số con số quan trọng.
    Theo những người có thẩm quyền cho biết, một gia đình nông dân tự canh tác, ngay cả ở Đức, cần 1ha đất/đầu người, trung bình vị chi là 5-7ha đất/gia đình. Với diện tích đất này một gia đình có thể sống một cách no đủ: ở miền Đông nước Đức theo số liệu mới nhất nó cho ra khoảng trên 300 Mark mỗi một ha tính theo "thu nhập qua thị trường", tức là sản phẩm được bán ra sau khi đã trừ đi chi dùng cho ăn uống và chăn nuôi. Và con số này chưa phải là con số cực đại có thể đạt đến, nếu tăng cường việc chăn nuôi gia súc sản lượng thu được sẽ còn tăng lên rất nhiểu, như ở Đan Mạch và Pháp đã cho thấy. Một diện tích đất như thế tính trung bình cũng là mức cực đại mà một gia đình nông dân làm ăn bình thường ở Đức ngày nay có thể cần có để chăn nuôi và canh tác: và chúng tôi tự hỏi, một gia đình trong xã hội cần phải có bao nhiêu đất canh tác trước khi tồn tại một giai cấp lao động.
    Vâng, Đức có 34 triệu ha đất canh tác, nhưng chỉ có 17 triệu dân làm nông nghiệp, như vậy lượng đất đó đủ để cho gấp đôi số nông dân tự canh tác hiện nay; tuy nhiên có hơn một nửa nông dân ở Đức hiện nay thuộc vào thành phần vô sản nông nghiệp không ruộng đất, và cũng cỡ một nửa của phần còn lại sở hữu ít hơn 1 ha/đầu người. Nguyên nhân nằm ở từ: chốt giữ đất. Gần một phần tư diện tích đất canh tác thuộc quyền sở hữu của đại địa chủ và hơn một phần tư nữa thuộc sở hữu của trung nông, vô số nông dân không ruộng đất đã phải trả tiền thuê đất đó để canh tác. Như vậy chắc chắn ở Đức có sự chiếm đoạt đất đai bằng phương tiện chính trị, và sự phân chia giai cấp là kết quả của phương tiện chính trị chứ không phải của phương tiện kinh tế.
    Điều này cũng đúng với nước Anh với những đại điền chủ cực lớn, những kẻ đã từng tuyên chiến với Lloyd George [Thủ tướng Anh thời thế chiến I], đúng với Bỉ, Ý, Áo, Nga, Rumani v.v... Không những thế nó cũng đúng với những nhà nước của những điền chủ như Pháp, Thụy sĩ, Hà lan và Hoa kỳ. Khắp mọi đều có thể tồn tại một số lượng nông dân tự canh tác lớn hơn số lượng nông dân hiện nay, và mặc dù vậy khắp mọi nơi đều tồn tại một tầng lớp vô sản nông nghiệp đông đảo và hàng loạt những chủ sở hữu nho nhỏ. Ở nơi những nơi mà một người cần nhiều hơn 1ha/đầu người để canh tác do cường độ thâm canh còn thấp, thì ở đấy mật độ dân số thưa một cách tương ứng. Ở đâu mật độ dân số lớn thì ở đó cường độ thâm canh cũng lớn hơn, điều này dẫn tới diện tích đất cần có cũng nhỏ hơn. Đối với miền tây nước Đức và Pháp, do đất đai màu mỡ hơn, thời tiết thuận lợi hơn và mức độ thâm canh lớn hơn, người ta tính trung bình 0,6ha/đầu người, hay là 3-4ha/gia đình, là vừa đủ cho một cuộc sống độc lập bằng nông nghiệp (tính trung bình, có nghĩa dĩ nhiên là nơi nào đất đai kém màu mỡ và địa thế không thuận lợi sẽ cần nhiền, nơi nào điều kiện thuận lợi hơn sẽ cần ít)
    Điều này chứng tỏ quan niệm ngày xưa của Turgot và những người kế tục ông ta là không đúng khi cho rằng, sự phân chia giai cấp là kết quả của phương tiện kinh tế, và do đó nhà nước giai cấp là phương tiện chính trị đã được triển khai. Không có sự chốt giữ đất có lẽ ngày nay và trong một tương lai không xác định sẽ không có sự phân chia giai cấp, không có giai cấp lao động, không có đại sở hữu ruộng đất và tư bản.
    Những điều này đóng góp gì cho vấn đề của chúng ta? Vâng, những người vô chính phủ khẳng định, rằng, bởi vì nhà nước xưa nay luôn gắn liền với sự bóc lột, cho nên trong tương lai nó vẫn sẽ là như thế. Rằng kết luận kiểu loại suy đơn giản này không đúng đã được chúng ta xác định; và giờ đây chúng ta được phép khẳng định, rằng nó chắc chắn sai, bởi vì nó vận dụng từ "nhà nước" vào hai hiện tượng khác hẳn nhau, thứ nhất là nhà nước giai cấp của qúa khứ và hiện tại và thứ hai là nhà nước phi giai cấp của tương lai, đó là hai hiện tượng trái ngược nhau giống như sự trái ngược về gốc rễ của chúng, một bên là phương tiện chính trị một bên là phương tiện kinh tế.
    Việc trong nhà nước giai cấp của lịch sử nhân loại cho đến nay, tất cả mọi quan chức, mỗi một chức danh như quan tòa, tướng lĩnh, thị trưởng, thủ lãnh địa hạt, đại diện dân chúng v.v... đều dễ bị cám dỗ vào việc lạm dụng quyền lực là điều không mấy khó hiểu đối với chúng ta. Bởi vì khắp mọi nơi giới quan chức đều dựa vào một giai cấp, để qua đó có thể thống trị và cướp bóc giai cấp khác. Marius dựa vào đám đông vô học dốt nát để chống lại giới giàu có, Sulla dựa vào giới giàu có để chống lại đám vô học; luôn luôn có sự chống chọi của số đông này chống lại số đông khác, quyền lực này chống lại quyền lực khác, lực lượng tập thể này chống lại lực lượng tập thể khác.
    Thế nhưng, khi nền dân chủ đạt đến độ hoàn thiện ở mức phi cai trị, nghĩa là xã hội không còn giai cấp về mặt chính trị thì thử hỏi giới quan chức sẽ dựa vào ai để lạm dụng uy quyền của mình bóc lột người khác? Sẽ không còn có mâu thuẫn quyền lợi về mặt giai cấp khi mà ở đó không còn tồn tại giai cấp. Một quan chức rất có thể là tội phạm, chắc chắn như vậy: thế nhưng lúc này không còn có một quyền lực lực nào để có thể bảo vệ được anh ta trước sự giận dữ của công luận; bởi vì giờ đây chỉ còn một công luận, chứ không phải như trong nhà nước giai cấp, có nhiều loại công luận khác nhau tương ứng với số giai cấp. Một quan chức cũng có thể dẫn dắt toàn bộ mọi người đi vào con đường sai lầm; tuy nhiên anh ta không thể cưỡng ép họ phải đi vào con đường đó cũng như không cho phép họ từ bỏ con đường đó. Anh ta một mình chống lại toàn thể, anh ta chỉ mạnh khi anh ta làm theo ý nguyện của mọi người, vì quyền lợi của mọi người, anh ta sẽ bất lực nếu như anh ta định đi ngược lại ý nguyện của họ, chống lại quyền lợi của họ.
    Đấy là kết quả suy xét của chúng ta, và đó cũng là lời giải thích cho những ngoại lệ hiếm hoi mà chúng ta đã đề cập đến. Uy quyền [Autority] sẽ dẫn đến sự bóc lột ở khắp mọi nơi, tại đó Uy quyền [Autority] có thể dựa vào toàn bộ các giai cấp, không chỉ không bị ảnh hưởng bởi sự bóc lột mà còn được lợi từ đó. Đó cũng là điều đã làm thất bại cái được gọi là nền dân chủ như các nhà nước thời cổ đại: tại đây nhà nước giai cấp dựa trên cùng một lúc hai nền tảng, chốt giữ đất và ngoài ra còn có thêm chế độ nô lệ; do vậy đã hình thành nên một sự phân chia giai cấp rất khắc nghiệt, và chỉ riêng điều này đã tạo điều kiện cho những kẻ mị dân và những kẻ kích động xuyên tạc thả sức hoành hoành: chúng luôn dựa vào giai cấp này để chống lại giai cấp khác. Và ở châu Âu hiện đại cơ bản cũng không khác.
    Thế nhưng ở đâu không có cái mắt xích trung gian, đó là sự phân chia giai cấp, thì ở đó Uy quyền [Autority] không thể lạm dụng quyền lực để bóc lột mà không bao giờ và chắc chắn là không thể kéo dài mà không bị trừng phạt.
    Nếu điều điều này là đúng và chúng ta không thấy có thể phản biện được, thì lúc đó lập luận duy nhất mà giới độc quyền cai trị có thể đưa ra để chống lại các đòi hỏi dân chủ đã sụp đổ kể từ khi "ý chúa" không còn là sự biện minh để bảo vệ cho sự thống trị nữa: cái lập luận duy nhất nói trên đó là, dân chủ tất sẽ dẫn đến lộn xộn, đến mất trật tự, hỗn loạn. Điều này có nghĩa đã có sự lẫn lộn giữa phi cai trị [Akratie] và vô chính phủ [Anarchie]. Nhà nước phi giai cấp của tương lai, là một "tập hợp các công dân tự do" (thuật ngữ của tôi) đã được tẩy rửa sạch sẽ mọi tàn dư của phương tiện chính trị, sẽ có những uy quyền [Autority] hành pháp và tư pháp mạnh mẽ nhất, có những công chức với đầy đủ mọi quyền lực mà họ cần thiết, trong thuế khóa, dịch vụ, pháp luật hình sự và trong tòa án - nó sẽ không chút nào vô chính phủ mà lại rất phi cai trị [Akratie].
    GIẢI PHÁP
    "Thôi được", người ta có thể nói, "Dân chủ hoàn thiện theo quan điểm của bạn có thể đạt đến qua việc xóa bỏ tàn dư cuối cùng của phương tiện chính trị, đó là việc chốt giữ đất; sự phân chia giai cấp và nhà nước giai cấp có thể sẽ biến mất, và cộng đồng này sẽ hứa hẹn một sự tồn tại đời đời, bởi nó có thể bổ nhiệm các nhà chức trách mà không còn sợ hãi bị lạm dụng. Tất cả nghe có vẻ rất hay: thế thì hãy chứng minh một cách tổng quát nhất liệu có phải đó là trạng thái rất nên tiến tới? Có đúng là ở đây Thế giới quan đang chống lại Thế giới quan, Hệ tư tư tưởng đang chống lại Hệ tư tưởng, Lý thuyết chính trị đang chống lại Lý thuyết chính trị? Điều gì sẽ chứng minh cho chúng tôi thấy được, rằng quan điểm độc quyền cai trị là xấu và quan điểm dân chủ-phi cai trị là tốt?"
    Một vấn đề quan trọng và một vấn đề mới! Vấn đề của thước đo giá trị trong xã hội học, lúc mà nó đặt ra vấn đề đó cũng chính là lúc xã hội học đang nâng mình lên thành triết lý xã hội. Bởi vì xã hội học là một khoa học về nguyên nhân và tác động, về hiện hữu và trở thành của xã hội loài người, và triết học xã hội là môn khoa học về mục đích và mục tiêu, về thước đo giá trị và thước đo kết quả, về cái cần của xã hội loài người.
    Chúng ta có hai thước đo giá trị, để so sánh giá trị của độc tài cai trị [Oligokratie] với giá trị Dân chủ [Demokratie], đó là thước đo so sánh giá trị bên trong và thước đo so sánh giá trị bên ngoài, tức là so sánh giá trị thực tiễn và giá trị luân lý đạo đức. Giá trị thực tiễn bao quát nhất đó là hiệu quả của chúng đối với xã hội loài người, giá trị đạo đức bên trong đó là đạo lý vốn có trong chúng ta.
    Trước hết chúng ta bàn về đánh giá bên ngoài, tức là về hiệu quả của hai hệ thống chính trị.
    Ở đây chúng ta gặp phải một khó khăn đáng kể; chúng ta đúng là đã có hàng loạt các nền dân chủ không hoàn chỉnh, trong quá khứ và hiện tại, thế nhưng chưa hề có lấy một nền dân chủ thuần túy đúng nghĩa của phi cai trị. Do vậy chúng ta không thể đưa ra được một sự so sánh trực tiếp và có sức chứng minh tuyệt đối, mà chỉ có thể so sánh bằng cách gián tiếp và khẳng định với xác suất.
    Song xác xuất dĩ nhiên không khác xa bao nhiêu so với điều hoàn toàn chắc chắn! Bất cứ điều gì chúng ta có thể đem ra so sánh, cũng dân tộc đó, khi thì ở dưới chế độ độc tài cai trị khi thì ở dưới chế độ dân chủ theo nghĩa thông thường của từ này, nghĩa là một sự cai trị không giới hạn trong một nhóm giai cấp rất nhỏ nào, - hoặc khi chúng ta so sánh những quốc gia khác nhau, một nước có chế độ độc tài còn nước khác có chế độ dân chủ, thì kết quả luôn như nhau: một năng lực tổng hợp của xã hôi vô cùng cao ở tất cả mọi tiêu chuẩn. Ví dụ, chúng ta so sánh nước Pháp thời phong kiến hoặc thời Louis với nước Pháp thời cộng hòa ngày nay, hoặc so sánh nước Đức-Phổ thời quý tộc với nước Đức lập hiến ngày nay ta sẽ thấy một sự khác biệt vô cùng lớn lao về tuổi thọ, về giáo dục tinh thần, về tinh thần công dân, cho đến sản lượng nông nghiệp, gấp ba đến bốn lần, đến nữa là sản lượng kinh doanh, tăng gấp hàng trăm lần!
    Và chúng ta so sánh tiếp, ví dụ như nước Mỹ ngày nay với nước Nga. Chúng ta có hai vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn, có gần như cùng lượng dân số và diện tích, cả hai đều trải dài từ cực Bắc tới vùng cận nhiệt đới, cả hai đều giàu có những tài nguyên tương tự như nhau: sắt, dầu mỏ, than đá, gỗ, vàng v.v... cả hai đều có mạng lưới sông ngòi nối liền các hồ nước ngọt rộng mênh mông như biển cả mà không có nơi nào trên thế giới có được: hai đối tượng, có vẻ như được đấng tạo hóa nhân từ đặt bên cạnh nhau trước chúng ta để chúng ta so sánh xem chế độ độc tài và chế độ dân chủ đã làm được gì, rồi rút ra bài học từ đó. Bất cứ so sánh ở điểm nào, từ văn hóa phi vật thể tới văn hóa vật thể, từ sự giàu có đến sức mạnh, đến hạnh phúc nhân dân thì nền dân chủ của Tân Thế giới vẫn cao vô cùng nhiều so với nền độc tài của Cựu thế giới, nó còn cao nhiều lần hơn nước Pháp mới so với nước Pháp cũ. Những điều đó được khẳng định rõ không có gì hơn là qua tâm trạng người dân: ở Nga đó là sự thất vọng thẫn thờ, là sự nguyền rủa cuộc sống, là mê tín và tôn giáo cực đoan, ở Mỹ là tràn trề lạc quan, là sự khẳng định cuộc sống tươi sáng, là hừng hực lửa và sức mạnh.
    Ngoại trừ nước Phổ đang ở trong chế độ độc tài không nói làm gì, thì chắc chắn vẫn còn vô số những điều đáng tiếc, những ung nhọt, ngay cả ở hai nhà nước dân chủ lớn nhất và tiến bộ nhất: đó là Pháp và Mỹ. Đặc biệt là ở Mỹ, chúng ta phàn nàn về một chế độ tài phiệt thái quá, về tình trạng ăn của đút lót của các quan chức, về việc quốc hội lạm dụng quyền lực để bóc lột người tiêu dùng một cách vô liêm sỉ, về việc khai thác cạn kiệt sức lao động, biến vô số họ thành vật tế thần cho đồng đô la.
    Chắc chắn có không ít những con người thông minh và lương thiện, do bởi những thực tế đau buồn ảnh hưởng tới lý tưởng dân chủ đó mà họ đã tức giận và nghiêng về quan điểm, rằng những sai lệch trầm trọng kiểu như vậy sẽ không thể nào xảy ra được ở nơi mà quyền uy độc tài sắt đá kìm hãm triệt để sự tham lam của những cá nhân.
    Nếu chúng ta định đáp lại những người này, rằng những sai lệch đó có nguyên nhân của nó, bởi vì nền dân chủ vẫn chưa phải là sự phi cai trị [Akratie] hoàn toàn, và rằng nó đặc biệt đã tiếp nhận di sản chốt giữ đất đai của quá khứ và nó đã hợp pháp hóa điều này trong hiến pháp cũng như trong luật pháp của mình, thì việc họ bác bỏ những luận chứng này cũng là điều có lý. Ví dụ như họ có thể nói, rằng ở Mỹ dân chủ ít nhất cũng đã được thực thi về mặt chính trị, cho nên về mặt nguyên tắc đòi hỏi phải có những thành tựu tốt đẹp hơn.
    Người ta có thể phản bác lại chê trách trên bằng phương tiện so sánh rất thông dụng qua thống kê và lịch sử. Người ta có thể chỉ ra, rằng tất cả mọi dân tộc trong lịch sử và trong hiện tại sẽ càng đứng cách xa điểm lý tưởng của năng lực và của hạnh phúc văn hóa chung nếu trong hiến pháp và trong việc phân phối tài sản có ít các yếu tố dân chủ, và sẽ càng gần điểm lý tưởng của năng lực và của hạnh phúc văn hóa chung nếu như có càng nhiều yếu tố dân chủ trong Hiến pháp và trong phân phối tài sản. Người ta có thể chỉ ra, rằng ở các nhà nước độc tài so với Mỹ thường thì việc tham nhũng, những sại lầm kinh tế còn khủng khiếp hơn nhiều, việc khai thác cạn kiệt sức lao động của dân chúng cũng dã man hơn nhiều. Người ta nghĩ tới việc hạ viện Anh bị mua chuộc theo đúng nghĩa của từ này một thời gian rất dài trong quá khứ, thời mà chỉ có một tầng lớp rất nhỏ một mình nắm quyền cai trị. người ta nghĩ tới sự tham nhũng tàn bạo, cho đến giờ vẫn đang tàn phá toàn bộ nước Nga, nghĩ đến sự tham nhũng của nhà nước tôn giáo, nghĩ tới bầu cử gian lận, mua chuộc hàng loạt cử tri thời phong kiến Galicia và Hungari. Và người ta nghĩ đến cái sẽ không bao giờ quay trở lại, ít nhất là ở phương Tây, đó là việc khai thác tàn bạo sức lực dân chúng Anh trong những thập kỷ đầu tiên phát triển tư bản chủ nghĩa, tới tỷ lệ tử vong khủng khiếp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, nghĩ tới việc đè nén dồn ép trạng thái văn hóa của toàn bộ tầng lớp dân chúng phía dưới xuống mức của bộ lạc Hottentote có da màu trắng: tất cả những hiện tượng đó chỉ được giảm nhẹ dần qua tiến trình dân chủ hóa của hiến pháp; người ta nghĩ đến tình trạng nô lệ trẻ em dưới chế độ độc tài quân chủ ở Nam Ý và ở Sicily, nghĩ tới cảnh địa ngục ở những mỏ lưu huỳnh và những đồng lúa cháy đỏ, và, nếu được nhắc tới về tham nhũng, người ta sẽ nghĩ ngay đến Camorra và Mafia. Ngược lại, ở những nước phát triển gần với ý tưởng dân chủ nhất như Canada, Úc, và đặc biệt là New-Seeland, cũng như phần lớn các tổng ở Thụy sĩ cũ, ở Na uy dân chủ, mặc dù ở những nơi đó tài nguyên khan hiếm nhưng mức sống dân chúng cao, văn hóa phát triển, tinh thần công dân sôi nổi, tình trạng sức khỏe và tuổi thọ cho thấy đó là những giống nòi khỏe mạnh.
    Tuy nhiên, tất cả những điều đó có thể là những cơ sở chứng minh mạnh mẽ: nhưng thật sự thuyết phục thì có lẽ là chưa, đặc biệt đối với những người không muốn bị thuyết phục. Một đối thủ ngoan cố có thể giải thích, rằng mọi sự thái quá đều không tốt, một sự thống trị của giai cấp mà không thể kiểm soát được có hại cũng không kém gì một sự thống trị của những kẻ vô học mà không kiểm soát được; sự thật nằm đâu đó ở giữa chúng; điều lý tưởng có lẽ là một sự độc tài mạnh được kiểm chế và một sự đồng cai trị được hạn chế chỉ cho đám đông có học và có tài sản. Các kinh nghiệm từ các thuộc địa chỉ chứng minh, rằng ở đấy các điều kiện thuận lợi được hình thành tại những nơi mà còn có những vùng đất tự do rộng lớn vẫn có khả năng tiếp nhận những thế hệ tiếp theo.
    Đến đây vẫn chưa có gì phân giải, lập luận đối chọi với lập luận. Chính vì vậy mà đây là thời điểm thuận lợi để đưa ra một luận điểm mạnh mẽ và theo tôi là quyết định để chấm dứt sự tranh cãi. Nó cho phép chứng minh được, rằng những khiếm khuyết hiện nay của các nhà nước dân chủ có nguồn gốc không có gì khác hơn là từ những nhà nước độc tài.
    Herbert Spencer đã có lần nói trong Luân lý học, rằng người ta không thể trông chờ có được con người hoàn hảo trong một xã hội chưa hoàn hảo. Điều này cũng đúng cho phạm vi rộng lớn hơn: người ta không thể trông chờ có được nhà nước hoàn hảo trong một xã hội nhà nước chưa hoàn hảo.
    Những ảnh hưởng có tính quốc tế đến sự phát triển của dân chủ cho đến nay chưa bao giờ được xem xét một cách đầy đủ. Tôi muốn đưa ra hai ví dụ "lớn", thường xuyên được đưa ra làm bằng chúng không thể chối cãi được cho sự nguy hại của tự do: đó là sự biến chất của cách mạng Pháp năm 1789 và sự suy đồi của chế độ tài phiệt ở Hoa Kỳ hiện nay.
    Những gì liên quan đến vấn đề thứ nhất, sau khi xem xét cẩn thận mọi sự kiện và mọi nhân vật chúng cho tôi một cảm giác gần như chắc chắn, rằng cách mạng 1789 sẽ không bao giờ đưa tới những ngày kinh hoàng, nếu như những nước làng giềng độc tài không can thiệp vào. Âm mưu cấu kết của giới quý tộc và của triều đình với các vương quốc cùng huyết thống ở nước ngoài, nỗi sợ hãi và sự phẫn nộ do nguy cơ có sự xâm lược của quân đội ngoại quốc gây ra là nguyên nhân chủ yếu giúp cho Marat và Robbespierre có thể tiêm nhiễm suy nghĩ, ý đồ của mình vào trong dân chúng và kích động họ. Rất có khả năng, rằng nếu không có chuyện này thì những phần tử ôn hòa vẫn còn nắm chắc quần chúng trong tay, và như thế có lẽ sẽ không có những tổn thất nghiêm trọng như: kinh tế đình trệ, khủng hoảng tiền tệ và tín dụng với hậu quả là thất nghiệp, đói kém và cùng khổ, và đặc biệt là sự tụ tập đông đảo của đám dân nghèo khó này ở những thành phố lớn cùng với sự hoảng loạn tâm thần do đói, những dòng người cuồn cuộn đi vào thành phố, và họ chính là những phần tử nguy hiểm nhất, dễ bùng phát nhất.
    Nếu một khi những mối quan hệ như vậy đã bị bỏ qua hoặc ít được chú ý tới ngay cả trong sử liệu thực tiễn lớn: thì người ta còn trông chờ gì ở ở đó, nơi mà dòng chảy ngầm to lớn của lịch sử xảy ra, từ từ và lặng lẽ, không ồn ào náo động, không có sự tham gia tác động của các nhân cách "xuất chúng"! Và cũng có thể chỉ ra được, hay có thể chứng minh được, mũi tên thứ hai mà quan điểm độc tài thích nhắm bắn vào quan điểm dân chủ cũng sẽ bật ngược trở lại kẻ nhắm bắn khi nó chạm phải tấm lá chắn hiểu biết về các quan hệ quốc tế. Điều này có nghĩa là tôi muốn nói đến sự tham nhũng ở Mỹ và tệ sùng bái đồng tiền một cách điên cuồng kiểu Mỹ.
    Cho dù người ta bôi đen nhà nước dân chủ bao nhiêu mặc lòng - và những nhà lý thuyết độc tài có trữ hàng tạ màu đen dành cho nó, trong khi cố gắng tô hồng những yếu kém kinh tế của Nga, thì duy nhất nền độc tài vẫn là nguyên do của mọi nguyên do, và dân chủ không có tội lỗi gì ở đó hết.
    Nước Mỹ đi vào lịch sử chỉ với nền dân chủ về mặt chính trị, chứ chưa có dân chủ về mặt kinh tế. Sự tự do trong hiến pháp Washington đã tiến rất xa - nhưng quyền chốt giữ đất đai nhà nước tự do lại nhập khẩu từ nước mẹ, và điều này mở ra khả năng hình thành nên sự phân chia giai cấp, sự kiếm lãi từ địa tô, hình thành nên chủ nghĩa tư bản và tệ sùng bái đồng tiền. Vâng, họ không chỉ vận chuyển qua biển lớn luật pháp mà còn cả thực tiễn chiếm giữ đất từ nước mẹ. "Những người đương thời với Washington đã bán đấu giá công khai đất đai của đất nước", Max Sering đã viết như vậy. Điều kiện đấu giá công khai đất của quốc gia được đặt ra sao cho chỉ có những người giàu nhất của tầng lớp trên mới có thể mua được, hàng kilometer vuông: một sự chiếm giữ đất rõ ràng là có chủ định, ngăn cản những người nghèo, mọi thế hệ thế hệ kế tiếp và cả những người nhập cư sau này tham dự vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận, chỉ với một mục đích nhằm ép họ phải thuê đất và trả địa tô cho chủ đất. Một phương tiện chính trị chính hiệu!
    Song, ý đồ đó vẫn có thể bị thất bại, vì dù sao đi nữa thì cũng đã chứng minh được, rằng trong một nhà nước dân chủ sẽ không thể có sự bóc lột, nếu như sự tăng dân số xảy ra một cách tự nhiên. Đất nước này vô cùng rộng lớn, cho dù với những điều kiện như vậy thì cũng phải mất tới cả trăm năm nữa mới xuất hiện nhu cầu sử dụng đến những vùng đất bị chiếm giữ, và như vậy chuyện đầu cơ kiếm lời qua địa tô sẽ thất bại thảm hại. Bởi lãi và lãi của lãi trên một đô la trong một thế kỷ sẽ trở thành lượng tiền cực lớn, nếu sau này họ có bán đất đi cũng không thể có được một lượng tiền như vậy, và chính vì thế nhiều đại địa chủ phải giành dựt nhau một số ít lượng người thuê đất và dẫn đến trong một thời gian dài lãi suất thuê đất chỉ nhỉnh hơn không một chút. Ở nơi nào dân số không tăng hoặc tăng không tỉ lệ với diện tích đất mới khai phá, thì giá đất không thể tăng vọt bởi sự chiếm giữ đất; điều này chúng ta nhận thấy ở nước Pháp hiện nay, lãi suất thuê đất gần nhưng đứng nguyên một chỗ, mặc dù vậy sản lượng trồng trọt và chăn nuôi liên tục tăng lên; và ta cũng nhận thấy điều đó ở trong thị trường nhà ở tại khu vực Gross-Berlin, nơi mà giá thuê nhà từ 20 năm nay chỉ có giảm, ít nhất cũng theo theo tỷ lệ với mức tiện nghi, bởi sự cạnh tranh của nhiều địa phương tự quản đã tạo nên nhiều đất xây dựng hơn là bản thân sự gia tăng dân số mạnh mẽ cần đến.
    Mặc dù vậy ở Mỹ đầu cơ qua chiếm giữ đất vẫn thành công rực rỡ. Tại sao lại có thể như thế được? Bỏi vì sự gia tăng dân số không hề chậm, mà còn cực kỳ nhanh, không chỉ do sự tăng dân số tự nhiên, mà còn do lượng nhập cư cực nhiều và tỉ lệ sinh sản cực lớn của nhóm này. Hiện tượng nhập cư này là nguồn gốc của ngạch làm ăn dựa vào địa tô và của chủ nghĩa tư bản; việc chiếm giữ đất chỉ là điều kiện cho nó. Sự nhập cư ồ ạt này đến từ đâu? Từ những nước độc tài ở châu Âu! Từ những nước của chủ nghĩa phong kiến và của sự chiếm giữ đất thái quá, trước hết từ nước Anh của thời khi còn chưa có chút gì để gọi là dân chủ ở mức chưa hoàn thiện, trong đó chủ yếu là những con người bất hạnh bị một tầng lớp cai trị nhỏ bé ở Irland bòn rút một cách ghê gớm nhất; tiếp đến là từ Đức, và trong đó chủ yếu là những người bị một tầng lớp phong kiến nhỏ bé ở miền Đông bóc lột thậm tệ; rồi đến là từ Ý, từ Nga và Hungary, Galizia và Rumany v.v... tóm lại là từ tất cả những chế độ độc tài của thế giới cũ.
    Khoảng 25 triệu người nhập cư, gần như toàn bộ đều thuộc vào tầng lớp dưới, chủ yếu là những người trong độ tuối có sức khỏe và đặc biệt là trong độ tuổi sinh đẻ mạnh nhất, họ đã hòa vào dòng chảy nhập cư duy nhất vào nước Mỹ một cách liên tục và ngày càng sôi động khởi đầu từ đầu thế kỷ 19, đó là cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại cho đến thời điểm này. Chính những người này và vô số những hậu duệ của họ đã tôn vinh mọi kiểu đầu cơ của những bậc hành hương "dân chủ" tiền bối, đã tạo nên những giá trị đất đai vô cùng to lớn, cái buộc họ phải trả lãi hàng năm. Nhà nước giai cấp của cựu lục địa đã tạo nên nhà nước giai cấp của tân lục địa! Chế độ độc tài tại quê nhà đã tước đi niềm vui quê hương của họ, bởi vì khắp mọi nơi đều là những tầng lớp dưới, tầng lớp của những người công nhân và nông dân nghèo khó không ruộng đất, đã vượt qua biển lớn tới đây, chứ không phải là những nhà quý tộc, những thương gia và những quan chức.
    Giá như luật đất đai của chế độ độc tài không tiếp tục tồn tại thì bản thân nền dân chủ sẽ đủ sức hấp thụ dòng người cuồn cuộn đó một cách trơn tru và dễ dàng. Thế nhưng sự thể đã như vậy cho nên đã xảy ra những tắc nghẽn nghiêm trọng, đặc biệt từ khi công cuộc chiếm giữ đất đai vượt biển sang đây. Giờ đây phải mất một, hai thế hệ thì những người nhập cư và hậu duệ của họ mới có cơ Mỹ hóa và hòa nhập một cách đầy đủ để có thể thoát khỏi vòng kiểm tỏa của chủ nghĩa tư bản: song, trong những cuộc truy hoan chủ nghĩa hám tiền đã tự vỗ béo mình bằng những con người mới đến này, những "động vật không có linh hồn", đặc biệt gần đây nhất là những người tị nạn đến từ Mexico và Nga, những cu li được dạy dỗ thành nô lệ, không thông thạo ngôn ngữ phong tục tập quán của quê hương mới, vô số họ đã bị nó nuốt chửng trong cuộc khai thác bừa bãi một cách thô bạo khủng khiếp.
    Thế nhưng cái gì là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản này, cái gì là nguồn gốc của tính hám tiền chưa từng thấy và của sự tham nhũng một cách công khai khủng khiếp liên quan đến nó?
    Không có gì khác hơn chính là sự nhập cư ồ ạt từ chính những quốc gia độc tài ở châu Âu! Chủ nghĩa tư bản sẽ không thể tồn tại nếu không có đông đảo nguồn lao động tự do, tức là những công nhân vô sản, để sử dụng. Không có sự nhập cư ổ ạt trước đây của những người lao động đó có lẽ ở nước Mỹ chẳng bao giờ có thể nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản; không có nguồn nhập cư một cách liên tục đó chủ nghĩa tư bản sẽ nhanh chóng sụp đổ! Các bạn hãy tưởng tượng xem, rằng chỉ trong vòng một thập kỷ, hay chỉ cần trong vòng năm năm nếu dòng nhập cư cứ mỗi một năm khoảng 1 triệu cu li dạt vào bờ biển Đai Tây Dương không còn nữa, và hỏi xem, cái gì sẽ xảy ra với chủ nghĩa tư bản Mỹ và cái gì sẽ xảy ra với hiện tượng tham nhũng! Khi đó lương công nhân do nguồn cung lao động giảm sẽ phải tăng lên mạnh và ngày càng tăng lên, bởi vì khi lương tăng lên sẽ làm tăng cầu về các sản phẩm sản xuất và cuối cùng có nghĩa là sẽ tạo nên cầu về lực lượng lao động. Các công đoàn, ngay bây giờ vốn đã mạnh mẽ, sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, sẽ giáng những đòn chí tử vào các quỹ tín thác. Lợi nhuận suy giảm, bởi lương công nhân tăng lên, và lại càng suy giảm hơn nữa bởi công đoàn đã làm chủ tình hình. Đội quân thất nghiệp dự bị được huy động hết, những cửa hàng sử dụng nhân công rẻ mạt, những khu nhà ổ chuột sẽ vắng bóng người: các ông chủ của Tammany-Hall còn tìm đâu ra được hàng loạt cu li đói nghèo tuyệt vọng, bán lá phiếu cử tri của mình giá 1 đô la? Và làm thế nào mà các đầu nậu có thể còn dồn góp được hàng triệu đô la để mua phiếu bầu, nếu như lợi nhuận giảm sâu đến thế?
    Thế còn tham nhũng ở Mỹ và chủ nghĩa hám tiền ở đó là cái gì?
    Đơn giản đó chỉ là hậu quả của việc nền "Dân chủ" của Mỹ vẫn chưa phải là sự phi cai trị hoàn toàn, và chính vì thế nó đã và vẫn chưa có khả năng để tiêu hóa sự nhập cư vô cùng ồ ạt của những cu li từ châu Âu một cách đủ nhanh về chính trị lẫn kinh tế. Hãy tưởng tượng phát kiến của Washinton và Franklin trong sự cách biệt hoàn toàn với các mối liên hệ quốc tế của nó, khi đó nó sẽ hoạt động một cách trơn tru không thể chê trách, cho dù có sai lầm trầm trọng trong Hiến pháp, đó là luật đất đai phi dân chủ.
    Trong quan điểm này có phải đúng như là truyền thuyết về sói và cừu không, nếu như ngày nay giới độc tài cáo buộc những người dân chủ đã khuấy đục nguồn nước công trong quốc gia? Nó [giới độc tài] đứng ở đầu nguồn dòng chuyển định mệnh của đám đông dân chúng di cư, chỉ mình nó là nguyên nhân gây vẩn đục - thế mà nó lại đổ lỗi cho con cừu đứng ở cuối nguồn! Đúng là một sự xấc xược không biết ngượng đối với nền dân chủ, khi mà đòi nó [nền dân chủ] trong vòng một thế kỷ phải khắc phục được nền đất ô nhiễm của toàn bộ nền văn hóa thế giới gây ra do bởi hàng ngàn năm sử dụng bạo lực và do việc sử dụng một cách tàn nhẫn các phương tiện chính trị! Đòi hỏi nó phải phù phép vô số triệu người nô lệ và kẻ làm thuê trong nháy mắt trở thành những công dân! Những gì mà nền dân chủ Mỹ đã làm được trong hoàn cảnh này phải thừa nhận đó là một công trình vĩ đại vô song.
    Liệu bây giờ người ta đã hiểu ra, tại sao những con người của cuộc cách mạng vĩ đại 1789 đã phải đưa cuộc chiến vượt ra ngoài biên giới? Chính vì họ đã hiểu, rằng một nền dân chủ không thể giữ được sức khỏe, chừng nào từ những ổ dịch của các nền độc tài láng giềng đám vi trùng gây bệnh vẫn còn tiếp tục thâm nhập qua biên giới. Nếu như trong một xã hội nhà nước chưa hoàn thiện không thể cho ra được một nhà nước hoàn thiện, thì như vậy nhiệm vụ của nền nhân chủ đã được đặt ra một cách rõ ràng: nó phải trở nên một nền dân chủ vũ trang, để về lâu về dài chấn chỉnh và giữ gìn an ninh thế giới và như vậy cho cả chính mình. Vệ sinh chính trị quốc tế, đó là chương trình của thời gian trước mắt.
    Tạm như thế đã đối với sự đánh giá về nền dân chủ theo tiêu chuẩn thứ nhất của chúng ta, tức là đánh giá theo thành quả thực tế.
    Bây giờ sự việc sẽ diễn ra thế nào trong phiên xử thứ hai trước tòa thượng phúc thẩm của nhân loại xét theo đạo đức luật.
    Nói chung, tranh luận giữa chính thể độc tài và dân chủ được cảm nhận như là cuộc tranh luận giữa hai quan điểm tương đương với nhau về đạo đức, tương tự như cuộc tranh luận về quan điểm giữa những người ủng hộ Darwin và những người ủng hộ Lamarck hoặc như giữa những người theo trường phái duy vật với những người theo trường phái duy tâm trong triết học. Sự bất phân thắng bại này càng thể hiện rõ ràng hơn, nếu ta quan sát cuộc tranh luận dưới ánh sáng của xã hội học, khoa học này trong nghĩa hẹp của nó được hiểu là khoa học phản ánh thực tại thuần túy, liên kết nhân quả. Nó chỉ cho chúng ta thấy, rằng ngay từ thủa ban đầu của đời sống nhà nước trong đó đồng thời đã tồn tại cả hai lý thuyết về nhóm dân hay là lý thuyết về giai cấp đứng đối nghịch với nhau: "Chủ nghĩa không thể bãi miễn" [Legitimismus] độc tài ở phía trên và "Luật tự nhiên" dân chủ ở phía dưới, đó là hai lý thuyết tương đương với nhau, chúng luôn thể hiện những đường nét đặc trưng không thay đổi trong mọi nhà nước ở mọi thời đại, ở mọi vùng miền và ở mọi chủng tộc. Khắp mọi nơi, chủ nghĩa không thể bãi miễn đã biện minh cho sự cai trị và bóc lột, rằng nhóm ông chủ thuộc loại người hoặc chủng tộc tốt hơn nhóm thần dân. Ai trong họ cũng có năng khiếu chèo chống nhà nước do mình tạo nên vượt qua mọi thác ghềnh một cách an toàn; vâng, sự cai trị của họ là phương tiện duy nhất, đảm bảo cho nhóm dân phía dưới tránh khỏi những thiệt hại nghiêm trọng nhất; bởi nhóm này gồm những phần tử nghèo hèn, ngu ngốc, tính cách yếu đuối, một khi tầng lớp ông chủ buông lỏng dây cương nhất định sẽ bùng phát cuộc chiến mọi người chống lại mọi người.
    Ngược lại, quan niệm luật tự nhiên của giai cấp dưới cho rằng, khắp mọi nơi sự kiêu ngạo quý tộc và nòi giống của giới độc tài là một sự xấc xược nực cười và nó khẳng định tầng lớp dưới ít nhất cũng có khả năng không kém để lãnh đạo nhà nước; chỉ có sự thực thi đầy đủ dân chủ mới có thể đem lại hạnh phúc cho toàn thể dân chúng, điều mà chính thể độc tài khó có thể làm được.
    Nếu người ta đặt hai quan điểm này đối diện với nhau, cảm giác ban đầu sẽ là không biết ủng hộ bên nào. Về mặt đạo đức chúng dường như đồng giá trị, cả hai đều thể hiện tính ích kỷ giai cấp về nguyên tắc. Và chính vì thế mà người ta thường nghe thấy luật tự nhiên bị gọi một cách miệt thị là "triết lý của lũ nô lệ".
    Tuy nhiên khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn ta nhận thấy, rằng cả hai nhận thức quả nhiên có sự khác biệt tại một điểm cơ bản: chủ nghĩa không thể bãi miễn là một lý thuyết chính trị đặc quyền [cho một số] và luật tự do là một lý thuyết chính trị mở [cho tất cả]. Cái trước thì chối bỏ quyền cùng được quyết định và quyền tự chủ của đa số dân chúng - cái sau có thể có lẽ không chấp nhận giới quý tộc, nhưng những người ủng hộ giới này không bao giờ nảy sinh ý nghĩ, ngày nào đó ngọn giáo sẽ trở mũi và quyền công dân của giới quý tộc có thể bị tước bỏ.
    Sự khác biệt này nảy sinh từ sự khác nhau một cách sâu xa về bản chất của hai quan điểm. Chủ nghĩa không thể bãi miễn của tầng lớp độc tài đi ngược lại luật đạo đức còn luật tự nhiên hiện thực hóa luật này.
    Chính tại đây, nơi không còn là chỗ để nói đến mối liên kết giữa nguyên nhân và hậu quả, mà là nơi nói về thước đo giá trị và đánh giá giá trị, ở đó khoa học phản ánh thực tế của xã hội học đã nhường tiếng nói cho khoa học về nghĩa vụ và trách nhiệm, đó chính là triết học xã hội. Trước đám đông thính giả cuộc tranh luân lịch sử vĩ đại một mình nó đã chiếm lĩnh diễn đàn và đó là điều chúng ta quan tâm tới. Cuộc tranh luận rành mạch đến mức chúng ta đủ tự tin để cho đối thủ tự quyết định lấy.
    Bởi trong mỗi một con người ngay cả đối với những kẻ độc tài, trừ khi anh ta mắc bệnh về tinh thần hoặc cảm xúc, thì lúc nào luật đạo đức cũng lên tiếng một cách to tát và rõ ràng như là một mệnh lệnh phải làm: "Hãy hành động sao cho hành động của bạn là phương châm của mọi hành động", hoặc "đừng làm những gì với người khác điều mà mình không muốn người khác làm đối với chính mình." Quy luật đạo đức này vẫn bị xâm phạm một cách thường xuyên trong đời sống hàng ngày, từng giờ từng phút, tất cả chúng ta đều biết thế; hàng ngày không biết có bao nhiêu người bị cướp bóc, bị bóc lột, bị làm hại, bị làm nhục: nhưng những cái đó không bao giờ xảy ra không có sự luồn tránh cái mệnh lệnh đạo đức kia. Có nghĩa là: không có ai, ngoại trừ anh ta là một kẻ bệnh hoạn, dám cả gan coi chuyện cướp bóc, bóc lột, phá hoại và áp bức là điều tốt, là hợp lý, mà lúc nào khi làm chuyện đó anh ta cũng phải tìm ra được một lý do để biện minh, nếu như anh ta không tuân thủ cái mệnh lệnh đạo đức đó. Anh ta sẽ không thừa nhận hành vi bị phê phán là hành vi vi phạm đạo đức, hoặc anh ta sẽ, giống như những người theo trường phái Nietzscher và xã hội học Darwin, khẳng định, sự bóc lột hiện nay là sự cần thiết cay đắng, một sự hy sinh không tránh khỏi cho hạnh phúc lớn hơn trong tương lai, chẳng hạn như để tạo ra những siêu nhân [những con người mới] hoặc để hoàn thiện hóa giống nòi; - hoặc cuối cùng anh ta sẽ khẳng định, đó là sự lựa chọn đau đớn giữa hai cái xấu, một bên là sự vô chính phủ hỗn loạn và bên kia là sự thống trị với mọi áp bức và bóc lột nảy sinh cùng với nó: tuy nhiên không bao giờ có một ai, chúng tôi nhắc lại một lần nữa, sẽ dám khẳng định, rằng sự bóc lột bản thân nó không phải là điều tệ hại, mà là một điều tốt.
    Không một ai, ngay cả những kẻ độc tài dữ tợn nhất và kể cả những người theo thuyết không thể bãi miễn cũng không dám. Và chúng ta không cần nhiều hơn thế để đi đến quyết định cho cuộc tranh cãi, ngoài sự nhất trí rất khiên cưỡng này của tất cả mọi đối thủ của chúng ta đối với nguyên tắc của chúng ta. Họ không thể không thừa nhận, rằng độc tài đứng trước luật đạo đức bất kỳ hoàn cảnh nào cũng là một điều tệ hại, và đành phải bằng lòng với điều giải thích rằng đó đáng tiếc là một điều tệ hại cần thiết. Và họ cũng không thể không thừa nhận, rằng nền dân chủ hoặc đúng hơn: sự phi cai trị đứng trước luật đạo đức trong mọi hoàn cảnh luôn là một điều lý tưởng; chỉ có điều họ sẽ nói, rằng đáng tiếc đó là cái lý tưởng không bao giờ đạt đến được.
    Chính vì vậy, đó là lý do tại sao chúng ta có quyền phản kháng lại với tất cả mọi sức mạnh của mình, nếu như người ta tìm cách nói với chúng ta rằng trong cuộc tranh đấu giữa Độc tài và Dân chủ "Lý tưởng đứng ra chống lại Lý tưởng". Không có gì có thể sai lầm và nguy hiểm hơn thế. Không còn gì để nghi ngờ chuyện Độc tài đã vi phạm luật đạo đức, và không có gì để nghi ngờ nền dân chủ hoàn thiện thỏa mãn luật đạo đức. Cái trước là sự bất công đối với những gì được ghi trong Hiến pháp và pháp luật, cái sau là công lý hoàn toàn; cái trước là quyền lực của phương tiện chính trị, cái sau là quyền lực của phương tiện kinh tế; cái trước là bạo lực và sự tước đoạt không đền bù, cái sau là công việc ôn hòa và giao lưu hợp lý.

    Nhiều con người ưu tú nhất của thời đại chúng ta đã lung lay niềm tin vào dân chủ, lung lay niềm tin vào tương lai của hạnh phúc và công bằng, họ đắng cay đau đớn vì điều này. Tôi tin tưởng sâu sắc, rằng sự nghi ngờ và thất vọng đó không hề có cơ sở. Những gì hiện nay đang làm cho chúng ta đau khổ và cảm thấy bị xúc phạm, những gào thét và cường điệu, tiếng ầm ỹ của thị trường và của những bục diễn đàn, sự huyên náo của tranh đấu và tính đê tiện của những mục tiêu sắp tới, những lời nói suông hoa mỹ của những kẻ mỵ dân, của những con buôn nơi hậu trường chính trị, tất cả những cái đó là dấu hiệu của một sự khủng hoảng, chúng sẽ đem lại sự bình phục cho loài người sau một thời gian dài lâm trọng bệnh. Hãy đừng để chúng ta bị lung lạc! Trong đêm tối giông bão của thời đại chúng ta một vì sao đã tỏa sáng rực rỡ xuyên suốt mây mù đen tối, ngôi sao Bắc Đẩu chỉ lối cho chúng ta đưa con tàu xã hội tiến lên vững chắc, chúng tao không bao giờ được phép rời mắt khỏi ngôi sao đó, - đấy là lý tưởng cao quý nhất của nhân loại, là sự hiện thực hóa mọi công bằng, là sự đáp ứng đầy đủ quy luật đạo đức, là người giải phóng, là người làm mãn nguyện, là người đem lại hạnh phúc, là người đem lại sự toàn thịnh: đó chính là Dân chủ.

    Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20140201/franz-oppenheimer-dan-chu
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org