Tóm tắt
Điều
quan trọng là phải tìm hiểu con người ở lúc khởi đầu của anh ta, nhưng chưa thể lần theo tất cả các giai đoạn phát triển của anh ta. Nếu bạn lột bỏ khỏi con người
các quan năng nhân tạo, bạn sẽ thấy một con vật, kém mạnh mẽ và nhanh nhẹn so với
các loài động vật hoang dã khác, nhưng có cấu tạo thuận lợi hơn so với tất cả.
Con người hoang dã sống giữa các loài thú và tự đáp đứng các bản năng động vật
của mình. Do tương tác trực tiếp với môi trường sống nên anh ta trở nên dẻo
dai. Công cụ duy nhất của con người hoang dã là cơ thể anh ta, vốn mạnh hơn so
với cơ thể chúng ta. Trong cuộc đối đầu một – một, con người hoang dã dễ dàng
đánh bại con người văn minh.
Hobbes
cho rằng con người hoang dã tự bản chất là dũng cảm: Pufendorf, Cumberland và
những người khác lại tin rằng anh ta tự bản chất là rụt rè. Con người hoang dã
chắc chắn không sợ bất cứ điều gì, vì anh ta học cách nhận biết loài thú nào
anh ta có thể đánh bại. Ví dụ, người Caribs ở Venezuela có thể đánh bại hầu hết
mọi động vật. Tuy nhiên, kẻ thù nguy hiểm hơn chính là những sự yếu đuối tự
nhiên như: tuổi ấu, bệnh tật và tuổi già.
Vai
trò của y học là gì? Rất nhiều bệnh tật của chúng ta là do sự dự thừa và những
đam mê của xã hội hiện đại. Trong trạng thái tự nhiên, chỉ có một vài nguyên
nhân gây ra sự ốm yếu bệnh tật, do đó rất ít khi có nhu cầu viện tới bác sĩ.
Chúng ta không được nhầm lẫn con người hoang dã với con người văn minh, như nhầm
lẫn vật nuôi với vật hoang dã. Sự trần truồng và không có nơi trú ẩn không phải
là một bất lợi đối với con người hoang dã, dù điều đó là bất lợi với chúng ta.
Người hoang dã ngủ nhiều và nghĩ ít. Sự tự bảo tồn, dù thông qua việc tấn công
hay phòng thủ, là mối quan tâm chính của anh ta. Để thành công trong việc này,
ông cần các giác quan khỏe mạnh.
Chúng ta cũng cần xem xét khía cạnh siêu hình và đạo đức của con người. Bất cứ loài động vật nào cũng chỉ là một chiếc máy khéo léo, mà thiên nhiên đã ban cho các giác quan để hoạt động và tự bảo vệ mình. Con người tự quyết định sự hoạt động của chính mình vì anh ta là một tác nhân tự do, tuy nhiên ở các mặt khác thì anh ta giống với động vật. Động vật bị chi phối bởi bản năng: con người thì tự do. Do đó, con người dễ thích ứng hơn so với động vật. Sự khác nhau chủ yếu giữa con người và động vật là khả năng tự hoàn thiện. Năng lực riêng biệt và không giới hạn này là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau của con người. Nó kéo anh ta ra khỏi trạng thái nguyên thủy ban đầu và làm cho sự khai sáng, sự xấu xa, và đức hạnh của anh ta phát triển.
Chúng ta cũng cần xem xét khía cạnh siêu hình và đạo đức của con người. Bất cứ loài động vật nào cũng chỉ là một chiếc máy khéo léo, mà thiên nhiên đã ban cho các giác quan để hoạt động và tự bảo vệ mình. Con người tự quyết định sự hoạt động của chính mình vì anh ta là một tác nhân tự do, tuy nhiên ở các mặt khác thì anh ta giống với động vật. Động vật bị chi phối bởi bản năng: con người thì tự do. Do đó, con người dễ thích ứng hơn so với động vật. Sự khác nhau chủ yếu giữa con người và động vật là khả năng tự hoàn thiện. Năng lực riêng biệt và không giới hạn này là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau của con người. Nó kéo anh ta ra khỏi trạng thái nguyên thủy ban đầu và làm cho sự khai sáng, sự xấu xa, và đức hạnh của anh ta phát triển.
Người
hoang dã khởi đầu với một số hoạt động tinh thần đơn giản: anh ta có thể muốn
hoặc không muốn làm một điều gì đó; anh ta có thể mong muốn hoặc lo sợ một điều
gì đó. Lý trí phát triển và hoàn thiện chính nó thông qua sự đam mê. Chúng ta
tìm cách để biết chỉ bởi vì chúng ta mong muốn hoặc lo sợ một điều gì đó. Những
đam mê này bắt nguồn từ các nhu cầu của chúng ta. Người hoang dã không có, hoặc
có rất ít nhu cầu, và những niềm đam mê của anh ta đến từ thiên nhiên. Thức ăn,
tình dục và nghỉ ngơi là những thứ tốt duy nhất cho anh ta: những thứ xấu xa
duy nhất với anh ta là đau ốm và đói khát. Không có lý do gì khiến cho người
hoàng dã thôi làm người hoang dã. Các nhu cầu của anh ta nằm trong tay, và anh
ta không có ý tưởng về sự kỳ diệu của thiên nhiên, hay bất kỳ quan niệm gì về
tương lai.
Có
một khoảng cách to lớn tồn tại giữa cảm giác và tri thức, một khoảng cách to lớn
đến nỗi phải mất rất nhiều thời gian để vượt qua. Nông nghiệp và lửa là những
ví dụ tốt. Làm thế nào nông nghiệp có thể phát triển mà không có các ý tưởng về
tài sản hoặc sở hữu? Ngay cả khi người hoang dã rất thông minh, lợi ích của điều
này sẽ ra sao nếu nó không thể được truyền đi? Con người có thể đạt được thành
tựu gì nếu không có sự giao tiếp hay ngôn ngữ? Khi chung ta xem xét tầm quan trọng
của ngôn ngữ, chúng ta nhận ra rằng nó phải mất hàng ngàn năm để phát triển. Vấn
đề đầu tiên là tại sao ngôn ngữ lại trở nên cần thiết. Nó không thể phát triển
trong các gia đình, thứ không thực sự tồn tại trong trạng thái tự nhiên. Sự
hình thành thực sự của ngôn ngữ vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng Rousseau bỏ qua điều
này và tập trung vào cách ngôn ngữ được thiết lập.
Ngôn
ngữ đầu tiên của con người là tiếng khóc, xuất phát từ bản năng đơn thuần. Nó
không có lợi ích thực sự trong giao tiếp thông thường. Khi các ý tưởng của con
người tăng lên, cử chỉ trở nên quan trọng hơn và ngôn ngữ được mở rộng. Những từ
đầu tiên được sử dụng có ý nghĩa rộng hơn so với những từ trong ngôn ngữ đã
hoàn thiện. Không có những từ tổng quát, trừu tượng, vì những ý tưởng tổng quát
chỉ có thể có được khi sử dụng các các từ khác. Người hoang dã không biết về
khái niệm siêu hình. Phải mất một thời gian rất dài để con người có thể bày tỏ
tư tưởng, và phát triển các từ trừu tượng. Rousseau để lại cho chúng ta câu hỏi
là ngôn ngữ hay xã hội cái nào xuất hiện trước.
Rõ
ràng là thiên nhiên có rất ít đóng góp để mang con người lại với nhau, hay làm
họ có tính xã hội hơn. Không có lý do gì để con người trong trạng thái tự nhiên
lại cần phải có nhau. Những người nói về sự đau khổ trong trạng thái tự nhiên
là sai lầm, như, ví dụ, rất ít người hoang dã muốn tự tử, cho thấy rằng cuộc sống
của họ dễ chịu hơn so với chúng ta. Về cơ bản, người hoang dã đơn độc có tất cả
những gì anh ta cần. Chúng ta không nên kết luận, như Hobbes đã làm, rằng bởi
vì người hoang dã không có ý tưởng về sự tốt đẹp, nên anh ta là kẻ xấu xa.
Hobbes hiểu vấn đề bằng các lý thuyết về quyền tự nhiên hiện đại, nhưng câu trả
lời của ông có nhiều thiếu sót. Ông nên nói rằng trong trạng thái tự nhiên,
chăm sóc cho sự tự bảo tồn của mình không mâu thuẫn với sự tự bảo tồn tự của
người khác; do đó, giai đoạn này là tốt đẹp nhất đối với nhân loại. Nhưng
Hobbes, trên thực tế, lại nói rằng đó là giai đoạn tồi tệ nhất. Ông khẳng định điều
này vì ông xem nhu cầu đáp ứng niềm đam mê, vốn là một phần của xã hội, là một
phần của sự tự bảo tồn của cong người hoang dã. Hobbes không thấy rằng cùng một
nguyên nhân, vốn giữ con người hoang dã không sử dụng lý tính của anh ta cũng
giữ họ không lạm dụng các khả năng của họ. Người hoàng dã không xấu xa, vì họ
không biết điều gì là tốt. Do không chịu sự chi phối của niềm đam mê và dốt nát
về sự xấu xa nên họ không làm những điều có hại.
Lòng
trắc ẩn cũng làm mềm mong muốn cho sự tự bảo tồn. Lòng trắc ẩn là điều hiển
nhiên trong tất cả các loài động vật, và thậm chí còn được công nhận bởi
Mandeville, tác giả của tác phẩm Fable of
Bees. Mandeville cảm thấy rằng con người sẽ là quái vật nếu họ không có cả lòng
trắc ẩn và lý trí. Sự thương xót, hay sự đồng cảm, rất mạnh trong con người
hoang dã, và yếu trong con người văn minh. Lý trí sinh ra amour propre, và hướng con người trở về chính mình. Triết học biệt
lật con người, và khiến anh ta không thể giúp đỡ người khác. Lòng trắc ẩn là một
tình cảm tự nhiên, mà bằng cách điều hòa sự tự ái, góp phần vào sự tự bảo tồn lẫn
nhau giữa các loài. Trong trạng thái tự nhiên lòng trắc ẩn giữ vai trò của pháp
luật, đạo đức và đức hạnh. Nhân loại sẽ không còn tồn tại nếu họ chỉ dựa vào một
mình sự suy luận. Người hoang dã không có xu hướng tranh cãi, vì họ là những
người đơn độc, và họ không có ý tưởng về sở hữu hay trả thù. Ham muốn tình dục
là mạnh mẽ nhất trong các đam mê, và các niềm đam mê bạo lực cần luật pháp để
kiềm chế chứng. Liệu những rối loạn và những niềm đam mê có thể tồn tại mà
không có pháp luật? Có hai loại tình yêu: thể xác và đạo đức. Tình yêu thể xác
chỉ là ham muốn tình dục, trong khi đó tình yêu đạo đức là sự gắn bó tình cảm,
được thiết kế để làm cho phụ nữ chi phối đàn ông. Các cuộc tranh cãi và các rối
loạn đến từ tình yêu lãng mạn, vốn chỉ trở nên nguy hiểm trong xã hội. Các dân
tộc hoang dã như dân tộc Caribs thật sự là nơi yên bình nhất theo khía cạnh
này.
Rousseau
nói rằng ông phải tập trung vào giai đoạn khởi đầu của con người bởi vì ông cảm
thấy cần phải "đào tới gốc rễ" và cho thấy rằng trong trạng thái tự
nhiên thực sự sự bất bình đẳng có một ảnh hưởng ít hơn nhiều so với những gì mà
các tác giả khác từng nghĩ. Rất dễ dàng để thấy rằng nhiều sự khác biệt giữa
con người được coi là bắt nguồn từ tự nhiên mặc dù thực sự chúng bắt nguồn từ
thói quen và lối sống khác nhau mà con người thực hành trong xã hội. Bất bình đẳng
tự nhiên gia tăng do sự bất bình đẳng về thể chế. Sẽ rất khó để làm cho người
hoang dã hiểu thế nào là sự thống trị, hoặc khiến anh ta tuân theo bạn. Sự ràng
buộc và nô lệ được hình thành chỉ bởi sự phụ thuộc lẫn nhau của con người và
các nhu cầu đối ứng gắn kết họ lại với nhau. Không thể khuất phục một người mà
không đặt anh ta vào một vị trí mà anh ta cần khác.
Bất
bình đẳng là khó cảm nhận được trong trạng thái tự nhiên. Bây giờ Rousseau muốn
cho thấy sự phát triển của nó. Sự tự hoàn thiện và các đức hạnh xã hội không thể
tự phát triển; chúng cần những ảnh hưởng ngẫu nhiên từ bên ngoài. Đây là những
sự yếu tố khiến con người trở nên xấu xa trong khi cũng làm cho anh ấy có tính
xã hội. Rousseau khẳng định, đây chỉ là những phỏng đoán, và những gì ông mô tả
có thể xảy ra theo một số cách.
Phân tích
Phần
thứ nhất của Luận văn là một sự tái xây dựng lại một cách cẩn thận về con người
tự nhiên. Nó chuẩn bị cơ sở cho sự khảo sát của Rousseau về sự phát triển của sự
bất bình đẳng trong Phần thứ hai. Việc xây dựng lại được chia thành hai phần,
phần về khía cạnh thể chất và phần về các đặc điểm tinh thần của con người tự
nhiên.
Khẳng
định rằng con người vật lý cũng giống như các loài động vật khác là rất quan trọng.
Nó đi ngược lại quan điểm truyền thống và Kinh Thánh cho rằng con người, bởi bản
chất của anh ta, sở hữu những phẩm chất nâng anh ta bên trên các loài động vật
khác. Sự phân biệt giữa con người và động vật được sử dụng vừa để biện minh cho
sự sở hữu và sử dụng các nguồn lực của trái đất của con người, và vừa để giải
thích lý do tại sao con người có những khả năng độc nhất, chẳng hạn như lý trí
và ngôn ngữ. Định nghĩa của Rousseau về con người trả lời cho điểm thứ hai rất
khéo léo; con người giống nhưng cũng không giống các động vật khác, vì cách độc
nhất mà anh ta phát triển. Ông không cho rằng con người hiện đại tương tự với
đười ươi, nhưng họ đã từng như vậy, trước khi sự phát triển văn minh đã thay đổi
anh ta.
Ý
nghĩa của trích dẫn từ Aristotle ở phần đầu của cuốn sách ("Những gì là tự
nhiên mà đã được khảo sát, không xuất hiện trong những dạng tồn tại suy đồi,
nhưng trong những dạng tồn tại tốt một cách tự nhiên") trở nên rõ ràng khi
bạn nhìn vào sự bàn luận của Rousseau về con người tự nhiên. Tầm quan trọng của
việc nhìn vào con người như anh ta thực sự là có nghĩa rằng chúng ta phải bắt đầu
với phần cơ bản nhất của bản chất của anh ta: thể trạng của anh ta. Một khi sức
khỏe và các giác quan của con người tự nhiên được thiết lập, Rousseau có thể
xem xét các chức năng phức tạp hơn của anh ta.
Mặt
"Siêu hình" hay "đạo đức" của con người theo Rousseau ngày
nay được chúng ta gọi sự thông minh và các chức năng cao hơn của bộ não. Đây là
chỗ mà Rousseau giải thích chính xác những gì phân biệt con người từ động vật.
Về cơ bản cả hai đều giống như chiếc máy, nhưng con người có khả năng hành động
một cách tự do, cho phép anh ta lựa chọn, và thay đổi hành vi của mình. Quan trọng
hơn, con người có khả năng tự hoàn thiện. Các giải thích về phẩm chất quan trọng
này rất khác nhau, nhưng tốt nhất nên xem nó là khả năng để thay đổi, hay khả
năng được khuôn đúc bởi môi trường xung quanh. Con người không chỉ có thể lựa
chọn, mà anh ta cũng có thể thay đổi nhanh chóng, và phát triển với một tốc độ
gần như không giới hạn. Nếu không có phẩm chất này, con người sẽ vẫn còn trong
trạng thái tự nhiên mãi mãi và không bao giờ tiến bộ vượt mức các loài động vật
khác. Rousseau hiểu rõ ràng rằng đây là một sức mạnh tích cực to lớn. Chúng ta
nên khâm phục bước tiến to lớn mà con người đã đạt được, nhưng cũng thất vọng về
trạng thái mà nó đưa chúng ta đến. Rousseau không mâu thuẫn với chính mình khi
ông nói rằng sự tự hoàn thiện là nguồn gốc của cả sự khai sáng và xấu xa. Đó là
bởi vì sự tự hoàn tiện tạo ra cả hai và nó chịu trách nhiệm cho sự phát triển của
con người.
Cơ
chế qua đó sự tự hoàn thiện hoạt động là không bình thường. Rousseau cho rằng
đam mê tạo ra lý trí trong con người, bằng cách tạo ra các nhu cầu đòi hỏi anh
ta phải suy nghĩ để làm thỏa mãn chúng. Việc liên kết lý trí và các đam mê đi đến
chống lại truyền thống triết học, bắt đầu với Plato, vốn xem cả hai về căn bản
là đối lập. Đối với nhiều triết gia khác, lý trí nên cai trị đam mê, hoặc ngược
lại. Nhưng lập luận của Rousseau đúng đắn hơn. Đam mê là những cảm xúc mạnh mẽ
thúc đẩy chúng ta hành động, hoặc vượt ra ngoài các giới hạn của chính chúng
ta, và nếu lý trí là một cái gì đó mà con người không được tạo ra với, thì một
số sức mạnh làm con người đạt được lý trí. Đối với Rousseau, sức mạnh này là các
nhu cầu, nó kích thích một số đam mê nhất định của nhân loại, sau đó khiến họ
hành động và phát triển. Đó là một bước nhảy vọt khổng lồ từ niềm đam mê đến sự
phát triển của lý trí, và bước nhảy này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta thừa nhận
rằng đam mê tồn tại trước lý trí.
Rousseau
tách rời ngôn ngữ và lý trí, một sự phân chia đã phá vỡ quan điểm kế thừa từ
Plato và người Hy Lạp rằng lời nói và lý do cả hai được đại diện bởi từ
"Logos". Rousseau viết nhiều về ngôn ngữ trong các tác phẩm khác, bao
gồm Tiểu luận về nguồn gốc của ngôn ngữ,
vì vậy giải thích của ông ở đây là tương đối ngắn gọn. Rõ ràng phần trung tâm của
lý luận – tư duy trừu tượng - là không thể nếu không có ngôn ngữ. Do đó lý trí
và ngôn ngữ có mối liên hệ rất gần gũi. Các khái niệm trừu tượng, chẳng hạn như
tình yêu lãng mạn, ghen tuông, hay lý do, đối với Rousseau chỉ tồn tại khi con
người có những từ thích hợp để mô tả chúng. Đá, cây và những thứ vật chất khác
tồn tại độc lập với ngôn ngữ bởi vì chúng thực tồn. Do đó con người hoang dã
không thể có những suy nghĩ phức tạp cho đến khi có sự phát triển của ngôn ngữ.
Thảo
luận của Rousseau về sự hòa đồng theo sau phần thảo luận của ông về ngôn ngữ. Lập
luận của ông chống lại Hobbes ở đây là quan trọng. Quan điểm của Hobbes, được
mô tả trong Leviathan, rằng trạng thái thiên nhiên là trạng thái chiến tranh giữa
con người. Niềm đam mê của con người thúc đẩy anh ta mong muốn một số thứ và sợ
hãi một số thứ khác. Điều này dẫn đến sự xung đột đẫm máu. Mặc dù ông đồng ý với
Hobbes rằng con người từ tự nhiên không dễ hòa đồng, nhưng Rousseau cũng tin rằng
anh ta từ tự bản chất là hòa bình. Vấn đề với giải thích của Hobbes về cơ bản nằm
ở phương pháp mà ông sử dụng. Hobbes nhìn vào con người bị làm méo mó bởi xã hội,
và gọi anh ta là con người tự nhiên. Thực sự, ông nên làm theo Rousseau và tìm
về nguồn gốc ban đầu của con người.
Ý
tưởng của Rousseau về sự tốt lành tự nhiên của con người hoang dã không dựa
trên bất kỳ phẩm chất lượng tốt đẹp nào mà con người có, mà đúng hơn dựa vào sự
dốt nát của anh ta. Do không có ngôn ngữ, cũng như khả năng lý luận, việc con
người hoang dã trở nên xấu xa không bao giờ xảy ra. Điều này rõ ràng mâu thuẫn
với ý tưởng của Kinh Thánh về tội tổ tông, trong đó nói rằng con người được
sinh ra đã xấu xa và chỉ có thể được cứu chuộc nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Một
ý tưởng như vậy là vô nghĩa đối với Rousseau, người cho rằng bất kỳ ý tưởng coi
con người hoang dã là xấu xa đến từ sự lẫn lộn giữa người hoang dã và người văn
minh. Từ bức tranh của ông về con người hoang dã, Rousseau rút ra hai nguyên tắc
cơ bản: lòng trắc ẩn và sự tự bảo tồn. Hai phẩm chất này là những gì cần thiết
cho những người hoang dã có thể tồn tại cùng nhau, bởi về cơ bản chúng cân bằng
lẫn nhau. Lòng trắc ẩn khiến người này quan tâm đến người khác, trong khi ước
muốn tự bảo tồn kéo mọi người ra xa nhau. Theo Rousseau, hai nguyên tắc rất ít
khi xung đột, vì lòng trắc ẩn con người thúc đây anh ta không cản trở nỗ lực của
người khác để bảo vệ chính họ. Việc đề cập đến Mandeville cho thấy tầm quan trọng
mà Rousseau nhận thấy ở lòng trắc ẩn: Mandeville ủng hộ một cách gây tranh cãi
cho học thuyết về “sự xấu xa cá nhân, lợi
ích cộng đồng.” Quan điểm của ông bị nhiều người coi là cực đoan, vì vậy việc
ông tán thành lòng trắc ẩn, đối với Rousseau, là bằng chứng của tính phổ quát của
nó. Rousseau đi xa hơn Mandeville bằng cách cho rằng lòng trắc ẩn là luật lệ
duy nhất mà con người tự nhiên cần. Lòng trắc ẩn đứng ở vị trí của luật bởi vì
nếu bạn thương xót người khác và đồng cảm với anh ta, bạn không thể làm hại anh
ta. Tuy nhiên, trong trạng thái dân sự, luật phát triển, một phần vì sự tự bảo
tồn và lòng trắc ẩn không còn cân bằng với nhau. Amour propre là một dạng tự bảo tồn cực đoan không thể kiểm soát được
bởi lòng trắc ẩn.
Chỉ
có sự tự bảo tồn và lòng trắc ẩn mới có thể đảm bảo một mức độ hài hòa.
Rousseau hiểu rõ rằng các luật thông thường không thể có được ảnh hưởng này, một
phần vì chúng dựa trên lý trí. Ngoài ra, luật pháp trong thực tế cũng có thể tạo
ra một số đam mê xấu xa. Đây là một phiên bản thiếu thuyết phục của lập luận
con gà và quả trứng. Rousseau dự định đề nghị rằng nếu người hoang dã có thể tốt
đẹp mà không cần đến pháp luật, thì có lẽ luật pháp làm anh ta xấu xa. Tuy
nhiên, nếu điều này đúng, thì tại sao pháp luật lại được giới thiệu? Rousseau cố
gắng trả lời này trong Phần hai.
Nhiều
tác giả đã giải thích phần này là một mô tả về "người hoang dã cao
quý." Một giải thích như vậy cho rằng người hoang dã từ tự nhiên là tốt đẹp
và đạo đức, và Rousseau thực sự muốn độc giả của mình chấp nhận với mô hình này
và trở về với các khu rừng nguyên sinh. Tuy nhiên đây hoàn toàn không phải là
quan điểm của Rousseau. Thứ nhất, Rousseau nói rất rõ ràng rằng việc nói về sự
tốt đẹp tự nhiên là một sai lầm; thứ hai, có rất ít tính "quý tộc"
trong con người tự nhiên. Anh ta chỉ đơn thuần là động vật, không có bất kỳ
năng lực cao hơn hoặc quan tâm đến bất cứ điều gì khác ngoài thực phẩm, nghỉ
ngơi và tình dục. Thứ ba, rõ ràng rằng Luận văn trình bày một mô hình phát triển
không thể đảo ngược. Rousseau có thể khâm phục một số khía cạnh của đời sống
hoang dã, hoặc thậm chí nghĩ rằng anh ta là có cuộc sống tốt hơn so với con người
hiện đại, nhưng ông không bao giờ cho rằng chúng ta có thể trở về với trạng
thái tự nhiên
Kết
luận của Rousseau ở phần này diễn đạt lại và phát triển luận điểm trung tâm của
ông, nhưng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết. Vấn đề chính được trả lời là làm
thế nào sự bất bình đẳng phát triển từ trạng thái tự nhiên cơ bản này được
trình bày ở đây.
Nguồn:http://www.sparknotes.com/philosophy/inequality/section5.rhtml