NOTE BÀI GIẢNG VỀ TỰ DO (P1)

Posted on
  • Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • TS. Robert Lane

    [4] Sự tự do
    [4.1.] Tự do tiêu cực và tự do tích cực
    Isaiah Berlin (1909-1997)
    - Người Do thái, sinh ra ở Latvia, di cư tới Nga, sau đó tới Anh, học tại đại học Oxford
    - Bắt đầu dạy tại Oxford năm 1932, và tiếp tục ở đó cho đến năm 1967 (ngoại trừ giai đoạn trong chiến tranh thế giời thứ 2); từ 1957 đến 1967 ông là giáo sư Chichele về lý thuyết chính trị và xã hội (“Hai khái niệm tự do” là bài diễn văn nhận chức của ông khi giữ chức vị này)
    - Được ca ngợi vì sự phê phán đối với chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa toàn trị
    Trong tiểu luận “Hai khái niệm tự do” (1958), Berlin miêu tả hai cách hiểu khác nhau về sự tự do chính trị như sau:
    - Tự do tiêu cực: tự do khỏi; hay sự vắng mặt của những ràng buộc, những cản trở, chướng ngại bên ngoài; hay “không bị cản trở bởi người khác khi thực hiện điều gì đó”.
    Ví dụ: giả sử bạn đang lái xe trên đường và đến một ngã tư. Không có phương tiện giao thông khác lưu thông hay các chướng ngại trên đường. Bạn rẽ phải, và không có gì cản trở bạn thực hiện điều này. Theo nghĩa tiêu cực, thì bạn thực hiện điều này một các tự do.
    - Tự do tích cực: Berlin miêu tả nó theo hai cách –
    1. tự do để; hay khả năng để làm điều mình muốn làm
    2. tự trị, tự cai trị; “làm chủ chính mình”
    Tiếp tục ví dụ trên: vì bạn bị nghiện thuốc lá nên bạn phải tới nơi có bán thuốc lá, do vậy bạn rẽ phải. Bạn không muốn hút thuốc, và bạn ước là bạn không nghiện thuốc. Theo một nghĩa nào đó, bạn không tự do, nhưng bạn bị cơn nghiện của bạn kiểm soát. Theo nghĩa tích cực của từ tự do, thì bạn đã không rẽ phải một cách tự do.
    Tự do tiêu cực dường như có liên quan rõ ràng với triết học pháp luật hơn. Ví dụ, nhiều trong số những sự tự do được đảm bảo trong hiến pháp [Mỹ] là những sự tự do tiêu cực. Điều sửa đổi thứ nhất như sau:
    Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.
    Những sự tự do vừa được liệt kê ở đây là tiêu cực: chúng đảm bảo rằng không có luật nào được tạo ra mà sẽ ngăn cấm công dân thờ cúng, ngôn luận, và lập hội.
    Và dường như mọi người nghĩ rằng tự do tích cực là một chủ đề mà tốt hơn nên để lại cho tâm lý học, hay có lẽ là siêu hình học và đạo đức học. Nhưng có một số triết gia hỏi liệu chính quyền có thể thúc đẩy hay khuyến khích sự tự do tích cực không. Một số triết gia đề nghị rằng chính quyền thậm chí có một nghĩa vụ để thúc đẩy sự tự do tích cực.
    [4.1.1.] Chủ nghĩa tự do
    Trước đó trong học kì này, chúng ta đã thấy rằng thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” đề cập đến quan điểm cho rằng nằm ở trung tâm của hệ thống chính trị và pháp lý phải là cá nhân:
    Chủ nghĩa tự do là quan điểm chính trị cho rằng sự tự do cá nhân quan trọng hơn nhà nước. Theo quan điểm này, chức năng của nhà nước là bảo vệ sự tự do cá nhân, và cá nhân được phép theo đuổi các mục tiêu riêng của họ. Nhà nước phải tôn trọng sự đa dạng và không được cố gắng áp đặt một lối sống duy nhất cho mọi cá nhân.
    Theo nghĩa này, chủ nghĩa tự do là đối lập với chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa cho rằng nằm ở trung tâm của hệ thống chính trị và pháp lý phải là cộng đồng.
    Nhưng chúng ta cũng thấy rằng chủ nghĩa tự do có thể được hiểu theo hai cách khác nhau, tương ứng với hai khái niệm tự do khác nhau:
    Khái niệm tự do tiêu cực
    (tự do khỏi):
    Sự đe dọa lớn nhất đối với tự do cá nhân là sự can thiệp bất hợp pháp bởi người khác
    John Locke
    John Stuart Mill
    Robert Nozick
    Isaiah Berlin
    John Hospers
    Khái niệm tự do tích cực
    (tự do để):
    Sự đe dọa lớn nhất đối với tự do cá nhân là sự phân phối không công bằng tài sản, các nguồn lực, và cơ hội
    Jean-Jacques Rousseau
    Karl Marx
    John Rawls

    Khá rối rắm, đôi khi thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn, để đề cập một cách chính xác đến dạng chủ nghĩa tự do nhấn mạnh vào sự tự do tiêu cực:
    Chủ nghĩa tự do (theo nghĩa hẹp): truyền thống mà (1) sự tự do chính trị được coi là tự do tiêu cực, và (2) chính quyền không nên thúc đẩy sự tự do tích cực nhưng thay vào đó giới hạn chính nó đến việc bảo vệ sự tự do tiêu cực
    [4.1.2.] Tự do tiêu cực: Hospers.
    John Hospers 
    - TS tại Đại học Columbia (1944)
    - Giáo sư danh dự tại Đại học Nam California
    - Ứng cử viên tổng thống đầu tiên của Đảng tự do (1972); cũng chạy đua với tự cách ứng cử viên của phái tự do cá nhân cho chức thống đốc bang California vào năm 1974
    - Ủng hộ George W. Bush trong cuộc bầu cử năm 2004
    Hospers ủng hộ Chủ nghĩa tự do cá nhân: cho rằng “vai trò hợp pháp duy nhất của chính quyền là …..bảo vệ công dân chống lại sự gây hấn bởi các công dân khác”.
    Hospers phân biệt ba dạng luật:
    1. Luật nhằm bảo vệ người dân khỏi chính họ: ví dụ, chống lại “sự gian dâm, nghiện rượu, và thuốc phiện”;
    2. Luật nhằm bảo vệ người dân khỏi người khác: ví dụ, chống lại “kẻ giết người, ăn cướp, và gian lận”; và
    3. Luật yêu cầu người dân giúp đỡ người khác, ví dụ các luật phúc lợi.
    Chủ nghĩa tự do cá nhân khẳng định rằng chỉ dạng luật (2) là hợp pháp: “Đây là những luật mà chức năng của chúng là bảo vệ con người chống lại sự xâm phạm của người khác; và đây, như chúng ta đã thấy, là (theo chủ nghĩa tự do cá nhân) chức năng duy nhất của chính quyền”.
    Các nhà tự do cá nhân khẳng định rằng dạng luật (1) là bất hợp pháp…
    - Không nên có những luật chống lại sự say rượu (dù nên có những luật chống lại việc lái xe say rượu – đây là các luật thuộc dạng (2), vì chúng nhằm bảo vệ người khác khỏi người lái xe say rượu)
    - Không nên có những luật chống lại việc sử dụng thuốc phiện ngoại trừ nơi đâu mà việc sử dụng thuốc bởi người này có thể gây ra nguy hiểm cho người khác (và một lần nữa, những luật như vậy thuộc dạng (2) [Hospers cũng nói rằng những ai dưới 18 tuổi phải bị cấm mua thuốc phiện])
    ... và dạng luật (3) là bất hợp pháp và tạo thành “CHỦ NGHĨA ĐẠO ĐỨC ĂN THỊT NGƯỜI”:
         Tất cả những luật như vậy tạo thành điều mà các nhà tự do cá nhân gọi là chủ nghĩa đạo đức ăn thịt người. Một kẻ ăn thịt người theo nghĩa đen là kẻ sống nhờ xác thịt của người khác. Một kẻ đạo đức ăn thịt người là kẻ tin rằng anh ta có quyền sống nhờ lòng tốt của người khác – người tin rằng anh ta có quyền đạo đức đối với năng lực, thời gian, và cố gắng của người khác.
    [4.1.3.] Tự do tiêu cực: Bergmann.
    Trong tác phẩm On Being Free (1977), Frithjof Bergmann (giá sư triết học danh dự của Đại học Michigan) đưa ra một quan điểm rất khác với quan điểm của Hospers.
    Ông xem xét yêu sách cho rằng “chính quyền cai trị ít nhất là tốt nhất
    Đây là một ám chỉ đến phát biểu của Thomas Paine như sau “Chính quyền tốt nhất là chính quyền cai trị ít nhất”.
    Bergmann chỉ ra sự bất hợp lý ban đầu của yêu sách này bằng cách so sánh nó với những câu tương tự, ví dụ: “người làm vườn tốt nhất là người chăm sóc vườn ít nhất”, và “bác sĩ tốt nhất là bác sĩ chữa trị ít nhất”. 
    Ông nói rằng nếu đúng là chính quyền cai trị ít nhất là chính quyền tốt nhất, thì hoàn cảnh tốt nhất liên quan đến sự cai trị là vô chính phủ: một sự vắng mặt hoàn toàn sự cai trị.
    Trong trạng thái vô chính phủ, tức trạng thái tự nhiên của Hobbes, hầu hết mọi người có ít sự tự do tiêu cực hơn.
    Quan điểm của ông là nếu chính quyền không giới hạn sự tự do tiêu cực của chúng ta (ở một số mức độ); thì người khác (kẻ mạnh hơn) sẽ làm như vậy, và họ sẽ giới hạn sự tự do tiêu cực của chúng ta thậm chí nhiều hơn sự giới hạn của chính quyền đối với chúng ta.
    Vì vậy chúng ta không nên nghĩ chính quyền giới hạn sự tự do tiêu cực của chúng ta để đảm bảo những lợi ích lớn hơn như an ninh. Các bộ luật mà giới hạn các hành động của chúng ta không dẫn đến một sự mất đi sự tự do tiêu cực mà thực sự chúng làm gia tăng sự tự do tiêu cực của chúng ta.
    Ông tiếp tục liệt kê một số sự ràng buộc (chướng ngại) đối với hành vi của chúng ta ngoài những ràng buộc mà chính quyền áp đặt, bao gồm:
    - nghèo đói
    - ốm yếu
    - không có sự giáo dục
    Bergmann đề nghị rằng những chướng ngại này trở nên lớn hơn khi các chướng ngại được áp đặt trực tiếp bởi chính quyền bị loại bỏ: “Nếu bạn loại bỏ những chướng ngại trong một lĩnh vực nào đó, thì những chướng ngại trong các lĩnh vực khác sẽ được dựng lên”.
    Quan điểm cho rằng chúng ta nên làm suy yếu nhà nước để gia tăng sự tự do tiêu cực là hoàn toàn thụt lùi. Nhà nước là sức mạnh duy nhất mà chúng ta có một số sự kiểm soát (ví dụ bằng bỏ phiếu), và chúng ta nên tăng cường nó hơn là cho phép các chướng ngại tiềm tàng khác trở nên mạnh hơn.
    Bergmann kết luận bằng cách chỉ ra một tiêu chuẩn kép được bảo vệ bởi những người bảo vệ sự tự do tiêu cực chống lại sự cam thiệp của chính quyền. Những người này thực sự quan tâm đến việc ngăn chặn sự can thiệp của chính quyền vào trong một lĩnh vực đặc biệt: sở hữu tư nhân/kinh tế.
    - Trong lĩnh vực kinh tế, những người bảo vệ tự do tiêu cực mô tả sự không can thiệt của chính quyền là tự do kinh doanh; nhưng trong các lĩnh vực khác họ miêu tả nó như là vô chính phủ.
    - Trong lĩnh vực kinh tế, họ mô tả sự can thiệp của chính quyền là chủ nghĩa xã hội; những trong các lĩnh vực khác (ví dụ giáo dục bắt buộc, quy định về tiếng động, luật chống lại “sự thông dâm và đồng tính luyến ai”, quyền tuyên bố chiến tranh, cưỡng bách tòng quân), họ mô tả sự can thiệp của chính quyền là “luật pháp và trật tự”.
    Thách thức của Bergmann: tại sao sự can thiệp của chính quyền lại được biện minh trong tất cả các lĩnh vực ngoại trừ kinh tế?  
    [4.1.4.] Berlin bàn về tự do tiêu cực.
    Một lần nữa, Berlin định nghĩa tự do tiêu cực như sau:
    Tự do tiêu cực: tự do khỏi; sự vắn mặt sự ràng buộc, chướng ngại, sự can thiệp từ bên ngoài; “không bị cản trở bởi người khác khỏi lựa chọn như mình muốn”.
    Berlin cho rằng cách tốt nhất để nghĩ về sự tự do chính trị là theo phương diện tiêu cưc, như tự do khỏi sự can thiệp của người khác. Vì vậy ông chấp nhận chủ nghĩa tự do theo nghĩa hẹp được miêu tả ở trên [phần 4.1.1]
    Ông đưa ra các luận điểm sau về dạng tự do này (ở đây ông đang miêu tả với sự tán thành các quan điểm của “các triết gia chính trị Anh cổ điển”.
    - Tự do tiêu cực không thể hoàn toàn vô giới hạn; nó phải bị giới hạn bởi luật pháp. Chính quyền không thể mở rộng tối đa sự tự do tiêu cực đến mọi công dân, vì nó phải ngăn cấm cá nhân này khỏi can thiệp vào người khác:
     [Tự do tiêu cực] không thể ….là vô giới hạn, bởi vì nếu nó như vậy, nó tạo ra một trạng thái trong đó mọi người có thể can thiệp vô giới hạn vào người khác; và dạng tự do “tự nhiên” này sẽ dẫn đến một xã hội hỗn loạn trong đó các nhu cầu tối thiểu của con người sẽ không được thỏa mãn; hay khác hơn đó là sự tự do của kẻ yếu sẽ bị đàn áp bởi kẻ mạnh.
    - Có một “khu vực tối thiểu của tự do cá nhân” trong đó chính quyền không  nên can thiệp. Điều này là vì, nếu phạm vi tự do tiêu cực quá hẹp, thì các năng lực của con người sẽ không thể phát triển đầy đủ và chúng ta không thể theo đuổi các mục tiêu của chính mình.
    - Một số thứ quan trọng hơn sự tự do tiêu cực, ví dụ các nhu cầu cơ bản của đời sống (thức ăn, quần ào….)
    - Chúng ta không nên lẫn lộn tự do tiêu cực với những thứ khác mà chúng ta coi trọng (ví dụ, bình đẳng, sự thịnh vượng, hay hạnh phúc), đặc biệt khi cần phải hi sinh một số mực độ tự do tiêu cực để đảm bảo các giá trị khác.
    [4.1.5.] Sự khác nhau giữa tự do tích cực và tự do tiêu cực.
    Một lần nữa, Berlin định nghĩa tự do tích cực như sau:
    Tự do tích cực: Berlin miêu tả nó theo hai cách —
    1. tự do để; khả năng (không đơn giản chỉ là cơ hội) để làm điều mình muốn làm
    2. tự trị, tự cai trị; “tự làm chủ chính mình”
    Ông xác định sự khác nhau cơ bản giữa tự do tích cực và tự do tiêu cực như sau:
    a. Tự do tiêu cực liên quan đến câu hỏi (a) đâu phạm vi mà người khác (gồm chính quyền) có thể can thiệp vào cuộc sống của tôi? Khi có ít hơn sự can thiệp, thì bạn có sự tự do tiêu cực nhiều hơn.
    b. Tự do tích cực liên quan đến câu hỏi (b) ai cai trị tôi? Khi bạn cai trị chính bạn nhiều hơn, thì bạn có sự tự do tích cực lớn hơn.
    Nghĩa “tích cực” của từ tự do bắt nguồn từ mong muốn của cá nhân trở thành chủ của chính mình. Tôi muốn cuộc sống và các quyết định của tôi phụ thuộc vào chính tôi, không phụ thuộc vào bất cứ thế lực bên ngoài nào. Tôi muốn là người chỉ dẫn của chính mình, chứ không phải hành động theo ý chí của người khác….Tôi muốn, trên tất cả, ý thức về chính mình như là một tồn tại biết suy nghĩ, ý chí và tích cực, chịu trách nhiệm cho các quyết định của tôi và có khả năng giải thích chúng bằng cách đề cập đến các ý tưởng và mục đích riêng của tôi.
    [4.1.6.] Từ tự do tích cực đến chế độ toàn trị.
    Berlin gợi ý rằng, bề ngoài có rất ít sự khác nhau giữa tự do tiêu cực (tự do khỏi sự kiểm soát bên ngoài) và tự do tích cực (kiểm soát chính mình).
    Nhưng hai khái niệm này phát triển theo hai hướng khác nhau trong tiến trình lịch sử …trong thực tế, các hướng đó đi đến xung đột trực tiếp với nhau. Kết quả, khi ngày nay chúng ta hiểu về tự do chính trị như là tự do tích cực, chúng ta đang mời gọi chính phủ thực thi sự kiểm soát quá mức đối với cá nhân. Tóm lại, chúng ta đang mời gọi chủ nghĩa toàn trị:
    Chủ nghĩa toàn trị “dạng cai trị mà không cho phép sự tự do cá nhân và tìm cách làm cho mọi khía canh của đời sống cá nhân phục tùng quyền uy của chính quyền
    Để minh họa các tuyên bố này, Berlin phác thảo lịch sử sự phát triển của ý tưởng tự do tích cực như sau:
    1. Các dạng nô lệ khác nhau được xác định:
    - nô lệ cho người khác
    - nô lệ cho “bản năng”
                   - nô lệ cho đam mê của chính mình
    Các ý tưởng thứ 2 và 3 về nô lệ như là các ẩn dụ vô hại, nhưng sau đó đạt được “động lực độc lập”
    2.  Ý tưởng cho rằng một người có thể giải phóng sự nô lệ của anh ta khỏi bản năng hay đam mê riêng của anh ta gợi ý sự phân biệt sau:
    Cái tôi kinh nghiệm
    ·     Bản năng thấp kém; các thôi thúc phản duy lý, các ước muốn không bị kiểm soát
    ·     Hướng đến sự thỏa mãn tức thời
    ·     Đòi hỏi sự rèn luyện để nâng nó tới mực độ của cái tôi thực sự
    Cái tôi lý tưởng
    ·     Bản năng cao hơn; lý tính
    ·     Hướng đến điều gì sẽ thỏa mãn tôi trong dài hạn
    ·     Cái tôi của tôi ở mức tốt nhất; cái tôi tự trị, lý tưởng, chân thực của tôi
     3. Kì cùng, cái tôi lý tưởng được hiểu như là cái gì đó lớn hơn cái tôi cá nhân…ví dụ, như cộng đồng, bộ lạc, chúng tộc, hay nhà nước.
    Những ai ủng hộ tự do tích cực có thể đưa ra một tuyên bố xa hơn nữa:
    4. Dù, các cá nhân thực sự đang hướng đến sự tốt lành (nghĩa là đến điều mà người ủng hộ tự do tích cực cho là tốt lành); dù cái tôi cá nhân của họ chống lại nó [sự tốt lành], song “ý chí duy lý ẩn tàng” trong họ (cái tôi thực sự) thực sự muốn nó [sự tốt lành], và các mong ước của cái tôi này phải được tôn trọng.
    Và bước cuối cùng…
    5. Nhà nước tự do bắt ép và tra tấn cá nhân nhằm giúp mang về sự tự do tích cực này.
    Berlin gợi ý rằng ý tưởng này đôi khi xuất hiện với chúng ta với vẻ rất hợp lý bởi vì:
    Đó là rất có thể thể bảo chữa cho việc ép buộc con người nhân danh một số mục tiêu (công băng hay tốt đẹp chung) mà họ sẽ, nếu họ được khai sáng hơn, tự thuyết phục chính họ, nhưng họ đã không làm như vậy, bởi vì họ tối tăm, dốt nát, suy đồi.
    Về khái niệm tự do tích cực này Berlin viết:
    Sự nhân cách hóa quái dị này, trong đó đánh đồng những gì X sẽ chọn nếu anh ta là một cái gì đó anh ta không là, hoặc ít nhất là vẫn chưa là, với những gì X thực sự tìm kiếm và lựa chọn, là nằm ở trung tâm của tất cả các lý thuyết chính trị về sự tự hiện thực hóa.
    Nghĩa là nằm ở trung tâm của mọi lý thuyết đó là xem sự tự hiện thực hóa (tự do tích cực) là một dạng tự do chính trị

    Berlin thừa nhận rằng “mánh khóe” tương tự có thể được thực hiện với sự tự do tiêu cực. Như một vấn đề lịch sử, đó là khái niệm thứ hai về tự do này đã dẫn đến chủ nghĩa toàn trị.  
    (Nguồn: http://www.westga.edu/~rlane/law/)
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org