Sự chia rẽ chính trị và
quốc gia
Trái với Anh,
Pháp, hay Mỹ sau này, vốn đã thiết lập một nhà nước thống nhất từ lâu trước khi
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế diễn ra, thì một điểm đặc
trưng trong sự phát triển chính trị của Đức là tình trạng chia rẽ và không thống
nhất quốc gia. Có một số lý do cho tình trạng này của Đức.
-
Thứ nhất, sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã
Thần thánh (nằm ở khu vực nước Đức ngày nay), các cuộc chiến tranh tôn giáo
trong thế kỷ XVII đã làm tan vỡ sự thống nhất ít ỏi về mặt chính trị còn tồn tại
trước đó. Thực vậy, Hiệp ước Westphalia (1648), vốn thiết lập hệ thống nhà nước
hiện đại ở phương Tây, đã chính thức hóa sự chia rẽ chính trị này qua việc thừa
nhận sự độc lập của các công quốc thuộc Đức. Ngay cả với nỗ lực nhằm tạo ra sự
cố kết, hay thống nhất (từ một số công quốc) vào năm 1800, thì vẫn còn 314 đơn
vị chính trị độc lập (công quốc) ở Đức. Năm 1815, sau khi kết thúc giai đoạn
Các cuộc chiến của Napoleon, Quốc hội Vienna hợp nhất những đơn vị nhỏ hơn này
thành các công quốc lớn hơn, cũng như tạo ra một liên bang Đức lỏng lẻo từ 38
công quốc (sau này là bang) có chủ quyền.
-
Lý do thứ hai cho sự phân mảnh chính trị
này là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa công quốc lớn nhất thuộc Đức, đó là Phổ ở
phía Đông và Áo ở phía Nam. Những nhà lãnh đạo Phổ, đặc biệt Frederick Vĩ đại
(1740 – 1786) đã biến Phổ từ một công quốc yếu thành một trong những thế lực mạnh
nhất ở Châu Âu bằng cách kết hợp việc xây dựng quân đội với hiện đại hóa kinh tế
nhanh chóng. Địa vị chi phối của Phổ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển
chính trị Đức. Phổ không phải là một nền quân chủ tự do, mà là một xã hội quân
phiệt. Cuộc Cách mạng Dân chủ năm 1848 bị đàn áp, khiến nhiều người thuộc giới
trung lưu di cư, đặc biệt là đến Mỹ. Không như ở Anh, những người Đức này không
thấy hi vọng về sự tự do hóa hệ thống chính trị của họ từ bên trong. Do đó,
giai cấp trung lưu, ở nhiều nước vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
dân chủ, thì lại cực kì yếu ở Đức.
-
Ngoài ra, có những sự khác biệt lớn về
kinh tế xã hội giữa các khu vực khác nhau của Đức. Ở phía Tây dọc theo sông
Rhine, Đức được phú cho nguồn quặng sắt và than đá; một giai cấp lao động lớn;
thương mại phát triển và một giai cấp tư sản tương đối mạnh; cũng như sự suy yếu
của các giai cấp phong kiến. Nhìn chung, cho đến thế kỷ XIX, ở khu vực này của
Đức, chế độ phong kiến đã suy yếu nhiều. Phía nam là Bavaria, không được phú
cho nguồn kháng sản lớn, và địa hình đồi núi có xu hướng thúc đẩy các trang trại
nhỏ và việc chăn thả gia súc. Về tôn giáo, Bavaria cũng có xu hướng áp đảo bởi
Công giáo. Phía đông là Phổ, vốn không giàu có về khoáng sản cũng không có các
nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp và thương mại. Thay vào đó, trong khu vực
Phổ, kinh tế xã hội bị chi phối bởi các thái ấp lớn, và về chính trị bị chi phối
với tầng lớp địa chủ, hay các Junkers. Chính tầng lớp Junkers này là nguốn cung
cấp chính cho giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Phổ.
Kết quả, tương
phản với Anh nơi mà sự thống nhất chính trị và quốc gia xảy ra trước khi quá
trình công nghiệp hóa quy mô lớn diễn ra, và Pháp nơi mà ít nhất có sự thống nhất
về chính trị, thì Đức không có được sự thống nhất về chính trị cũng như sự thống
nhất về dân tộc. Hơn nữa, những sự khác biệt chính trị này chồng lấp với những
sự khác biệt lớn văn hóa, kinh tế xã hội giữa các khu vực, như sự khác biệt về
cấu trúc kinh tế xã hội (chủ nghĩa tư bản ở phía Tây, các trang trại quy mô nhỏ
ở phía Nam, và chế độ phong kiến ở phía Tây) chồng lấp với những sự khác biệt về
văn hóa và tôn giáo.
Sự thống nhất về chính
trị và sự biến đổi của Đức
Việc thống nhất
về chính trị của Đức đạt được bằng bạo lực. Người có lẽ đóng vai trò quan trọng
nhất cho sự thống nhất này là Otto von Bismarck (1815 – 1898). Ở tuổi 47,
Bismarck được Hoàng đế Phổ Wilhelm I chỉ định là Thủ tướng của Phổ. Từ đầu, ông
đã khẳng định rõ rằng ông không phải là một người ủng hộ dân chủ. Qua hai cuộc
chiến chớp nhoáng, chống lại Đan Mạch năm 1864 và chống lại Áo năm 1866, ông
thiết lập sự chi phối của Phổ đối với liên hiệp Đức. Trong cuộc chiến với Pháp
năm 1870, Phổ đạt được sự nhượng lại tỉnh Alsace và một phần tỉnh Lorraine. Năm
1871, Liên bang Bắc Đức bị bãi bỏ và một Đế quốc Đức (Đế chế II), bao gồm Phổ,
các bang thuộc liên hiệp Bắc Đức trước đó và Bavaria, được hình thành.
Tuy nhiên, sự thống
nhất khá nhanh về chính trị không nhất thiết dẫn đến sự thống nhất về quốc gia.
Nhà nước được tạo ra dưới tay Bismarck là một sự cân bằng mong manh giữa các lực
lượng chính trị và xã hội khác nhau trong Đế chế II. Ông thúc đẩy liên minh giữa
giai cấp trung lưu – quá yếu để có thể giành được quyền lực cho riêng mình – với
quý tộc quân sự Phổ. Cả Hoàng đế lẫn quân đội không sẵn lòng từ bỏ bất cứ quyền
lực nào của họ, và Bismarck chắc chắn không muốn làm suy yếu sức mạnh quân đội
vốn thống nhất Đức và đảm bảo địa vị quốc tế cho nó. Vì vậy ông tìm kiếm những
sự nhượng bộ cho giai cấp trung lưu, khi bổ nhiệm họ vào nhiều vị trí quản lý
quan trọng trong Nội các Phổ, song vẫn duy trì các đặc lợi của giới tinh hoa
bán phong kiến của Phổ.
Đồng thời
Bismarck cũng cố gắng thuyết phục giới quý tộc Phổ rằng họ phải học cách chung
sống với các bộ trưởng chính phủ đến từ giai cấp trung lưu, hòa nhập chính họ với
sự giàu có và quyền lực ngày càng tăng của các đô thị. Ông cũng nỗ lực thuyết
phục giới trung lưu hãy thỏa mãn với những nhượng bộ khiêm tốn mà ông dành cho
họ, và cho rằng hoàn cảnh quốc tế không cho phép ông làm suy yếu địa vị của
quân đội hay Hoàng Đế. Hơn nữa dù sự thù địch của mình với những người xã hội
chủ nghĩa, Bismarck cố gắng kết nạp giai cấp lao động thông qua một chương
trình lập pháp rộng lớn, vốn bao gồm việc thiết lập một hệ thống phúc lợi xã hội
quy mô quốc gia đầu tiên trên thế giới.
Do đó, trong 30
năm đầu tiên của Đế chế II, Bismarck đã cố gắng để tạo ra sự cân bằng, dù mong
manh, giữa các lực lượng chính trị khác nhau trong Đế chế. Tuy nhiên, với sự ra
đi của Bismarck khỏi chính trường vào năm 1890, cùng với thất bại của Đức trong
Chiến tranh thế giới I (1914-1918), sự cân bằng này nhanh chóng biến mất. Chính
từ tro tàn của Chiến tranh Thế giới I, dưới các điều kiện bất lợi nhất, Đức đã
có trải nghiệm đầu tiên với nền dân chủ qua việc thành lập cộng hòa Weimar vào
năm 1919.
Tuy nhiên, trong
những năm tháng của nền cộng hòa Weimar, kinh tế suy sụp. Chiến tranh được chi
trả bằng các khoản vay; với việc không thể tăng thuế cũng như gánh nặng của các
khoản vay này; cùng áp lực chi trả bồi thường chiến tranh cho bên chiến thắng;
và sự chiếm đóng của ngoại quốc với khu vực công nghiệp Ruhr, đã làm xói mòn tất
cả niềm tin vào (sự khôi phục) của nền kinh tế. Vào năm 1923, tổng sản lượng
công nghiệp chỉ đạt 55% so với mức trước chiến tranh. Cuối năm 1923, lạm phát
tăng cao, đã làm biết mất nhanh chóng khoản tiết kiệm của giới trung lưu. Cú đấm
cuối cùng đến từ sự sụp đổ kinh tế trên toàn cầu năm 1929. Và vì vậy, vào năm
1932, thất nghiệp chiếm trên 30% lực lượng lao động.
Sự sụp đổ kinh tế
trong những năm 1920 đã chuyển thành thành sự phân cực về ý thức hệ và gây ra sự
bất ổn về chính trị. Trong 14 năm, có 20 nội các khác nhau – chính sự bất ổn
chính trị này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực của chính phủ Weimar trong
việc giải quyết hữu hiệu các vấn đề mà nước Đức lúc đó đối mặt. Hơn nữa, các
phong trào cánh tả và cánh hữu cực đoan đồng thời xuất hiện thách thức trật tự
dân chủ hiện này. Khuynh hướng cấp tiến trong nền chính trị Đức cũng như sự
phân cực và phân mảnh của nó đã được phóng đại bởi tan vỡ các khế ước kinh tế
xã hội được tạo ra trước đó trong nửa sau thế kỉ XIX (bởi Bismarck).
Chính trong hỗn
loạn chính trị này mà Adolf Hitler và Đảng Nazis được chào đón để đứng đầu một
chính phủ liên minh, với hứa hẹn khôi phục vinh quang của người Đức; cũng như
điều chỉnh lại những sai trái và bất công mà Đức phải chịu từ Hiệp ước
Versailles (sau Chiến tranh Thế giới I). Và điều này trở thành dấu chấm hết cho
những bước đi thử nghiệm dân chủ đầu tiên ở Đức (cộng hòa Weimar), và dân chủ
chỉ xuất hiện trở lại ở Đức thông qua sự áp đặt bởi liên minh do Mỹ đứng đầu
sau Chiến tranh thế giới II.
(hết phần 5)
Nguồn: John
T. Ishiyama. Comparative Politics