Các dạng chính phủ khác nhau
Trongphần trước, chúng ta biết rằng trong nền dân chủ đại nghị chính phủ phải có được
sự ủng hộ ngấm ngầm của đa số trong quốc hội để lên nắm quyền cũng như duy trì
quyền lực. Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu các dạng chính phủ khác nhau
từng tồn tại trong các nền dân chủ đại nghị ở phương Tây. Bảng bên dưới cung cấp
thông tin về 266 nội các hình thành trong 11 nền dân chủ đại nghị ở phương Tây
từ năm 1945-1998. Hình 1 minh họa cho phần trăm mỗi dạng chính phủ và Hình 2
minh họa cho phần trăm thời gian cầm quyền của mỗi dạng chính phủ này.
Các dạng chính
phủ khác nhau ở phương Tây từ năm 1945-1998
Hình 1: Phần
trăm mỗi dạng chính phủ từ năm 1945-1998
Hình 2: Phần
trăm thời gian cầm quyền của mỗi dạng chính phủ từ năm 1945-1998
Chính phủ thiểu số
Chính
phủ thiểu số là chính phủ không có đa số ghế trong quốc hội. Các chính phủ thiểu
số có thể là chính phủ thiểu số một đảng hay chính phủ thiểu số của liên minh
(đảng). Chắc hẳn bạn đang băn khoăn là tại sao chính phủ thiểu có thể lên nắm
quyền, và có thể duy trì quyền lực trong nền dân chủ đại nghị; bởi phe đối lập
trong quốc hội kiểm soát đủ số ghế cần thiết để có thể loại bỏ chính phủ bất cứ
lúc nào thông qua thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm. Một chính phủ thiểu số chỉ có
thể tồn tại bao lâu phe đối lập quyết định không làm như vậy. Điều này có nghĩa
rằng bất cứ khi nào chúng ta thấy một chính phủ thiểu số, chúng ta biết rằng phải
có một đa số ngấm ngầm trong quốc hội ủng hộ nó.
Ở
một số nước, chúng ta biết chính xác ai hình thành đa số ngấm ngầm này bởi một
số đảng không thuộc chính phủ công khai bày tỏ ủng hộ chính phủ, chống lại các
cuộc bỏ phiếu lật đổ nó, nhưng không muốn tham gia vào nội các. Đổi lại, chính
phủ thường đồng ý bàn bạc với những ‘đảng ủng hộ’ này về các vấn đề chính sách
khác nhau. Điều này diễn ra ở Anh vào năm 1977 khi những người Tự do đồng ý ủng
hộ Đảng Lao động khi Đảng này đánh mất đa số trong quốc hội. Điều này cũng
xảy ra gần đây sau cuộc bầu cử quốc hội Hà Lan vào năm 2010 khi một đảng cực hữu
– Đảng tự do (PVV) – công khai ủng hộ chính phủ thiểu số của liên minh giữa Đảng
Tự do Dân chủ (VVD) và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDA).
Trong
một số nước khác, chính phủ không dựa vào sự ủng hộ của các đảng cụ thể mà tìm
kiếm đa số trong cơ quan lập pháp tùy theo tình hình cụ thể. Chẳng hạn, chính phủ tìm kiếm sự ủng hộ đa số cho từng dự luật mà nó muốn thông qua. Trong những
nước này, không dễ để chỉ ra chính xác ai trong cơ quan lập pháp đang giữ cho
chính phủ thiểu số tiếp tục cầm quyền; tất cả những gì chúng ta biết đó là luôn
có ít nhất một đảng không thuộc chính phủ đang ngấm ngầm ủng hộ chính phủ. Hệ
quả của việc này, cử tri sẽ không thể biết chính xác ai đang chịu trách nhiệm về chính sách và qua đó buộc họ giải trình.
Trong
một thời gian dài, chính phủ thiểu số bị coi là thiếu tính dân chủ. Nó được coi
như thứ không nên xảy ra thường xuyên, và nếu xảy ra, chỉ nên trong thời gian
ngắn. Strom là một trong những nhà khoa học chính trị đầu tiên bác bỏ niềm tin
này. Ông cho rằng chính phủ thiểu số nên được xem như hệ quả bình thường và ‘mang
tính dân chủ’ mà sự cạnh tranh đảng phái trong nền dân chủ đại nghị mang lại. Ông
minh họa cho điều này ở thực tế là các chính phủ thiểu số thường xuyên xuất hiện
trong các nền dân chủ phương Tây, và chúng có một sự ổn định nhất định. Như Hình
1 cho thấy, khoảng 37,8% các chính phủ hình thành trong các nền dân chủ phương
Tây từ năm 1945 đến 1998 là chính phủ thiểu số. Trong các nước như Đan Mạch
(82%), Thụy Điển (81%), Na Uy (65%), các chính phủ thiểu số hoàn toàn chi phối.
Ngoài tần suất cao về số lượng, các chính phủ thiểu số cũng nắm quyền trong thời
gian dài. Chẳng hạn, tính từ sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 1998, các nội
các thiểu số cầm quyền trong hơn 1/4 khoảng thời gian thời gian đó, và mỗi
chính phủ thiểu số nắm quyền trong thời gian trung bình 539 ngày.
Một
vài lý thuyết được đưa ra để giải thích tại sao chính phủ thiểu số có thể tồn tại.
Tất cả những lý thuyết này chỉ ra tầm quan trọng của chính sách trong tiến
trình hình thành chính phủ. Nếu các chính trị gia chỉ quan tâm đến chức vụ, thì
rất khó có giải thích tại sao các đảng không tham gia chính phủ liên minh khi họ
có đủ sức mạnh để làm như vậy. Nói cách khác, tại sao các đảng không tham gia
chính phủ liên minh, mà để cho chính phủ thiểu số nắm hết mọi chức vụ cùng lợi
ích mà các chức vụ này mang lại, dù nó không có sự kiểm soát đa số trong quốc hội?
Nhìn chung, câu trả lời nằm ở việc các chính trị quan tầm nhiều hơn về chính
sách, quyết định rằng nó có thể đạt được nhiều hơn các mục tiêu chính sách của
mình khi không tham gia nội các.
Strom
(1990) cho rằng các chính phủ thiểu số có khả năng tồn tại nhiều hơn trong những nước
mà các đảng (đối lập) có một ảnh hưởng mạnh đến chính sách. Sức mạnh của đối lập
phụ thuộc vào cấu trúc hệ thống ủy ban trong quốc hội mỗi nước. Tất cả quốc
hội có hệ thống các ủy bản giúp đỡ để thực thi các công việc của mình. Trong một
số nước, phe đối lập có ít ảnh hưởng đến chính sách bởi vì hệ thống ủy ban hầu
như chấp nhận bất cứ điều gì chính phủ đề nghị. Tuy nhiên, phe đối lập có vị thế
mạnh hơn trong những nước mà hệ thống ủy ban được thiết kế để phân tán quá
trình làm chính sách đến nhiều nhóm, bao gồm các đảng không nằm trong chính phủ
liên minh. Mức độ mà các chính sách được tạo ra trong các ủy ban quốc hội, và mức
độ mà các đảng đối lập có thể ảnh hưởng lên các ủy ban này, thay đổi tùy theo mỗi
nước. Strom cho rằng hệ thống ủy ban của một đất nước càng quyền lực, thì ảnh
hưởng của phe đối lập lên nó càng lớn, khiến các đảng đối lập ít có nhu cầu
tham gia vào chính phủ liên minh, bởi vì họ có thể định hình chính sách từ bên
ngoài chính phủ. Kết quả, chúng ta có thể tin rằng trong những nước như vậy sẽ
có nhiều hơn các chính phủ thiểu số. Điều này dẫn đến giải thiết sau:
-
Giải
thiết về sức mạnh phe đối lập: khả năng xuất hiện
chính phủ thiểu số cao hơn khi phe đối lập có ảnh hưởng lớn.
Dĩ
nhiên bạn có thể thắc mắc tại sao một đảng lựa chọn ảnh hưởng lên chính
sách từ bên ngoài chính phủ thay vì từ bên trong. Dù mọi quốc gia cho phép một
số mức độ ảnh hưởng của đối lập lên chính sách, song ảnh hưởng này không bao giờ
mạnh hơn ảnh hưởng khi ở trong chính phủ. Vậy, tại sao không ảnh hưởng lên
chính sách từ trong nội các? Tại sao không tận dụng các lợi thế của các chức vụ
để ảnh hưởng lên chính sách? Có nhiều lý do, hầu hết liên quan đến triển vọng bầu
cử trong tương lai.
-
Thứ nhất, các đảng không muốn nhận trách
nhiệm cho chính sách một khi chúng được thực hiện; và khi các chính sách thất bại
thì trách nhiệm đó thuộc về các đảng cầm quyền. Thực vậy, có bằng chứng thuyết
phục cho thấy rằng các đảng đương quyền có xu hướng đánh mất phiếu bầu trong kì
bầu cử kế tiếp. Trong một nghiên cứu về 20 nền dân chủ trong 20 năm qua, Powel
thấy các chính phủ đương quyền mất đi khoảng 2% phiếu bầu của nó trong cuộc bầu
cử tiếp theo. Bằng cách không tham gia chính phủ, các đảng đối lập có thể đạt được
một số mục đích chính sách của mình trong khi ít phải chịu trách nhiệm khi các
chính sách này sai lầm.
-
Thứ hai, một đảng có thể phải đưa ra một
cam kết trước bầu cử về việc không tham gia vào chính phủ liên minh với các đảng
khác. Việc phá vỡ lời hứa có thể là một hành động tự sát về mặt bầu cử trong cuộc
bầu cử tiếp theo.
-
Thứ ba, các đảng đối lập sẽ có sự linh
hoạt lớn hơn trong việc lựa chọn các chiến dịch tranh cử của họ trong các kì bầu
cử tương lai bởi vì họ không có tiểu sử trong quá khứ về việc nằm quyền, thứ có
thể giới hạn nên họ.
Đây
là những lý do khả dĩ giải thích tại sao các đảng có thể lựa chọn không tham
gia chính phủ trong một số nước, thay vào đó, ảnh hưởng lên chính sách từ bên
ngoài, với tư cách đối lập.
Luebbert
đưa ra giải thích hơi khác một chút về sự tồn tại của các chính phủ thiểu số. Giống
như Strom, ông cho rằng các chính phủ thiểu số xuất hiện nhiều hơn trong các nước
mà các đảng đối lập có tiếng nói mạnh đối với chính sách. Song thay vì tập
trung vào hệ thống ủy ban lập pháp, ông cho rằng khả năng của các nhóm đối lập
trong việc gây ảnh hưởng lên chính sách phụ thuộc nhiều vào việc liệu các mối
quan hệ lợi ích nhóm trong quốc gia đó theo kiểu nghiệp đoàn hay
kiểu đa nguyên.
-
Một đất nước theo mô hình đa nguyên là đất
nước trong đó các nhóm lợi ích cạnh tranh trong một thị trường chính trị bên
ngoài tiến trình làm chính sách chính thức.
-
Trái lại, một đất nước theo mô hình nghiệp
đoàn là đất nước trong đó các nhân tố xã hội và kinh tế chủ chốt có vai trò
chính thức về mặt thể chế trong việc tham gia vào làm chính sách. Trong những nước này, các nhóm lợi
ích được tổ chức thành hệ thống tổ chức cấp bậc, trong đó các tổ chức đứng đầu
ngồi lại với nhau và với chính phủ để thảo luận về chính sách. Như Luebbert chỉ ra, chủ nghĩa nghiệp đoàn ‘cho phép, thực sự là đảm bảo, nhiều nhóm khác nhau
tiếp cận với việc làm chính sách’. Chẳng hạn, các bộ ở Thụy Điển và Na Uy khi
thảo luận các chính sách hay dự luật có ảnh hưởng đến một nhóm lợi ích nào đó
thì buộc phải từ vấn nhóm đó trước. Do đó, nội các không nắm toàn quyền trong
việc đưa ra các quyết định kinh tế xã hội trong các nước theo mô hình nghiệp
đoàn. Các nhóm lợi ích, và các đảng chính trị đại diện cho các nhóm này, có nhiều
cách khác nhau thể thể hiện tiếng nói của mình đến nội các.
Kết
quả, chúng ta thấy nhiều hơn các chính phủ thiểu số trong các nước theo mô hình
nghiệp đoàn bởi các đảng đối lập thấy không quá cần thiết phải tham gia vào
trong chính phủ. Điều này dẫn đến giải thiết sau:
-
Giải
thiết nghiệp đoàn: các chính phủ thiểu số xuất hiện nhiều
hơn trong các nước theo mô hình nghiệp đoàn.
Strom
cũng cho rằng các chính phủ thiểu số ít có khả năng xuất hiện trong các nước sử
dụng cơ chế bỏ phiếu phê chuẩn bởi vì
các chính phủ thiểu số tiềm năng sẽ phải đối mặt với một hàng rào cao hơn về
tiêu chuẩn nắm quyền (tức phải có sự ủng hộ của đa số quốc hội mới được lên nắm
quyền) so với ở các nước không đòi hỏi cơ chế bỏ phiếu này. Nếu phải có một cuộc
bỏ phiếu phê chuẩn, thì các đảng đối lập phải lựa chọn công khai ủng hộ chính
phủ thiểu số. Tuy nhiên, một số đảng, chỉ có thể ngấm ngầm cho vay sự ủng hộ của
mình cho chính phủ, và sẽ không ủng hộ một chính phủ thiểu số nào đó khi phải bỏ
phiếu công khai.
-
Giải
thiết bỏ phiếu phê chuẩn: các chính phủ thiểu số ít có khả
năng hình thành ở nơi đâu đòi hỏi cơ chế bỏ phiếu phê chuẩn.
Cuối
cùng, một giải thích khác cho sự tồn tại của các chính phủ thiểu số tập trung
vào sự chia rẽ trong phe đối lập. Nhìn chung, một chính phủ thiểu số có thể sống
sót và tương đối ổn định nếu các đảng đối lập không thể đạt được đồng thuận về
việc thay thế nó. Chẳng hạn, Đảng Quốc đại, đứng đầu chính phủ thiểu số, có thể
chi phối Ấn Độ trong nhiều năm bởi vì các đảng đối lập không thể đồng thuận về
một giải pháp thay thế phù hợp. Một hoàn cảnh tương tự xảy ra với đảng Dân chủ
Xã hội ở Thụy Điển và đảng Dân chủ Thiên chúa giáo ở Italy. Các đảng này có thể
hình thành các chính phủ thiểu số bởi các đảng đối lập (đứng ở hai đầu của phổ
ý thức hệ) có các quan điểm chính sách xung đột nhau quá lớn. Các đảng này, thường
được gọi là các đảng ‘mạnh’, có thể yêu cầu cầm quyền một mình bởi vì các đối
thủ của họ không thể hình thành chính phủ thay thế họ. Điều này dẫn Laver và
Shepsle đi đến giải thiết:
-
Giả
thiết đảng mạnh: các chính phủ thiểu số có khả năng xuất
hiện nhiều hơn khi có một đảng ‘mạnh’.
Tóm lại,
chíng phủ thiểu số có thể hình thành ở những nước có 1) đảng đối lập có thể ảnh
hưởng mạnh đến việc hình thành chính sách, 2) các quan hệ nhóm lợi ích được tổ
chức theo mô hình nghiệp đoàn, 3) không có yêu cầu bỏ phiếu phê chuẩn, và 4) một
đối lập chia rẽ.
Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark. Principles of Comparative Politics