HÌNH THÀNH CHÍNH PHỦ TRONG NỀN DÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ (P2)

Posted on
  • Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:

  • Mô hình hình thành chính phủ
    Để hiểu hơn về tiến trình hình thành chính phủ trong các nền dân chủ đại nghị, chúng ta tìm hiểu ví dụ hình thành chính phủ Tây Đức vào năm 1987. Kết quả bầu cử quốc hội cho thấy ở bảng sau:

    Kết quả bầu cử quốc hội Tây Đức năm 1987
    Các phương án chính phủ tiềm năng được thể hiện ở bảng bên dưới; trong bảng cũng cho thấy số ghế dư vượt quá đa số ghế cần thiết của các phương án tiềm năng. Chẳng hạn, liên minh giữa SPD, FDP và Green dư 25 ghế so với số ghế thực sự cần thiết đảm bảo đa số trong quốc hội (50%+1).
    Các phương án chính phủ tiềm năng
    Vậy, phương án chính phủ nào khả thi nhất?
    Helmut Kohl, lãnh đạo của (CDU/CSU) được bổ nhiệm là formateur, bởi ông là lãnh đạo của đảng lớn nhất trong quốc hội. Nếu bạn là Helmut Kohl, bạn có hình thành một chính phủ mà không có đảng của mình hay không? Chắc chắn là không. Kết quả, chúng ta có thể ngay lập tức loại các phương án chính phủ không bao gồm CDU/CSU.
    Giờ chúng ta thử hỏi trong số các phương án chính phủ còn lại, phương án nào khả thi hơn. Từ thực tế là chính phủ phải có sự ủng hộ của đa số trong quốc hội để lên nắm quyền cho thấy các phương án chính phủ khả thi phải là các phương án được sự ủng hộ của đa số quốc hội. Kết quả là, bạn có thể loại bỏ các phương án chính phủ nào không thực sự kiểm soát đa số ghế trong quốc hội. Bảng bên dưới liệt kê những phương án chính phủ còn lại (in đậm).
    Các phương án chính phủ còn lại (in đậm)
    Phương án nào trong bảy phương án còn lại này có khả năng nhất trở thành chính phủ chính thức? Để trả lời câu hòi này, bạn phải suy nghĩ về mục tiêu của các tác nhân chính trị tham gia vào tiến trình hình thành chính phủ.
    Họ muốn điều gì?
    Các nhà khoa học chính trị phân chia các chính trị gia thành những người ‘tìm kiếm chức vụ và những người ‘tìm kiếm chính sách’.
    -         Khi hình thành chính phủ, chính trị gia tìm kiếm chức vụ muốn có được chức bộ trưởng. Trong hệ thống đại nghị, sau chức thủ tướng, thì chức bộ trưởng đại diện cho địa vị chính trị cao nhất. Kết quả là, việc kiếm được vị trí bộ trưởng là một biểu hiện của sự thành công trong nghề nghiệp chính trị và là một phần thưởng mà nhiều chính trị gia tìm kiếm. Trở thành thành viên nội các mang lại quyền lực và danh tiếng. Một chính trị gia tìm kiếm chức vụ quan tâm đến các lợi ích ‘cố hữu’ của chức vụ.
    -         Trái lại, một chính trị gia tìm kiếm chính sách muốn có được chức vụ bộ trưởng để có thể ảnh hưởng lên chính sách công. Dạng chính trị gia này không quan tâm đến các lợi ích ‘cố hữu’ của chức vụ; anh ta không muốn trở thành một bộ trưởng đơn giản vì các lợi ích của chức vụ đó. Thay vào đó, chính trị gia tìm kiếm chính sách muốn chức vụ bộ trưởng để anh ta có thể mang đến sự thay đổi trong cách vận hành đất nước.

    Thế giới tìm kiếm chức vụ thuần túy
    Tưởng tượng nếu bạn là Helmut Kohl, lãnh đạo của CDU/CSU vào năm 1987; và nếu bạn đang sống trong một thế giới tìm kiếm chức vụ thuần túy, thì bạn muốn chính phủ nào? Để kiểm soát đa số trong quốc hội, bạn biết rằng bạn phải có được sự ủng hộ của các đảng khác. Và bởi vì bạn sống trong một thế giới tìm kiếm chức vụ thuần túy, nên bạn biết rằng bạn chỉ có thể giành được sự ủng hộ của họ bằng cách trao cho họ các chức vụ.
    Kết quả, bạn nói với họ, ‘Tôi sẽ trao cho anh vị trí bộ trưởng X trong chính phủ, đổi lại sự ủng hộ của anh cho tôi trong quốc hội’. Tuy nhiên, bạn chỉ muốn trao cho họ ít chức vụ bộ trưởng nhất có thể, để phần còn lại thuộc về bạn.
    Và một điều chắc chắn nữa là bạn sẽ phải trao nhiều ghế nội các hơn cho các đảng lớn so với các đảng nhỏ trong chính phủ liên minh. Thực tế cho thấy thủ tướng thường trao chức vụ bộ trưởng cho các đảng tỉ lệ với số ghế mà mỗi đảng đóng góp vào chính phủ liên minh để có đa số trong quốc hội. Quy tắc kinh nghiệm này được biết đến với tên gọi luật Gamson. Chẳng hạn nếu hai đảng A và B hình thành một chính phủ liên minh, và đảng A có 80 ghế trong quốc hội còn đảng B có 40 ghế trong quốc hội; thì đảng A sẽ nhận được 2/3 số ghế trong nội các bởi vì nó đóng góp 80/120 ghế trong chính phủ liên minh, và tương tự, đảng B sẽ nhận được 1/3 số ghế trong nội các. Bằng chứng về luật này thể hiện ở mối quan hệ giữa số ghế trong quốc hội và số ghế trong nội các của các đảng trong các chính phủ liên minh ở 14 nước Tây Âu giai đoạn 1945-2000 trong hình bên dưới.
    Phân bổ số ghế nội các ở Tây Âu (1945-2000)
    -         Một trong những hàm ý của logic tìm kiếm chức vụ mà chúng ta vừa đề cập là bạn sẽ không muốn nhiều đảng hơn trong chính phủ so với mức cần thiết để bạn có được đa số trong quốc hội. Do đó, bạn sẽ muốn hình thành một dạng chính phủ liên minh được gọi là liên minh chiến thắng tối thiểu (MWC). Một liên minh chiến thắng tối thiểu là liên minh trong đó có vừa đủ số đảng (và không hơn) để kiểm soát đa số trong quốc hội.
    Về bảy phương án chính phủ như trong bảng trên, thì có ba MWCs: (CDU/CSU + SPD), (CDU/CSU + FDP), và (CDU/CSU + Greens). Không liên minh nào trong số các liên minh này, mà loại đi một đảng, có thể đảm bảo được đa số trong quốc hội.
    -         Một hàm ý thứ hai của logic tìm kiếm chức vụ là bạn sẽ chọn MWS nhỏ nhất, hay liên minh chiến thắng tối với số ghế thiểu nhất. Liên minh chiến thắng tối với số ghế thiểu nhất là liên minh có số lượng ghế dư nhỏ nhất. Bạn muốn liên minh này bởi vì bạn không muốn ‘mua’ nhiều ghế trong quốc hội bằng chức vụ nội các mà bạn rất muốn giữ cho riêng mình.
    Điều này dẫn đến kết quả là nếu thế giới đơn thuần theo kiểu tìm kiếm chức vụ, thì chúng ta phải tìm kiếm liên minh chiến thắng với số ghế tối thiểu nhất. Ở ví dụ bầu cử Đức năm 1987, điều này có nghĩa rằng chúng ta tin lãnh đạo CDU/CSU hình thành liên minh với Greens bởi vì liên minh này có số ghế dư ít nhất.

    Thế giới tìm kiếm chính sách thuần túy
    Tưởng tượng nếu bạn là Helmut Kohl một lần nữa, nhưng giờ bạn đang sống trong thế giời thuần túy tìm kiếm chính sách. Bạn sẽ đề nghị phương án chính phủ nào trong bảng ở trên. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải biết quan điểm chính sách của các đảng ở Đức vào năm 1987. Hình bên dưới minh họa quan điểm kinh tế của bốn đảng có ghế trong quốc hội theo mô hình tả - hữu.
    Quan điểm của các đảng phái về chính sách kinh tế của Đức năm 1987
    Với tư cách lãnh đạo của CDU/CSU, bạn biết rằng bạn phải có sự ủng hộ của các đảng khác để có được đa số trong quốc hội. Bởi vì bạn đang sống trong thế giới tìm kiếm chính sách thuần túy, bạn có thể giành được sự ủng hộ của họ chỉ bằng cách trao cho họ những sự nhượng bộ về chính sách. Điều này có nghĩa rằng, thay vì thực thi chính sách lý tưởng của chính bạn, bạn phải thực thi một chính sách liên minh nằm phần nào trung dung, nằm giữa chính sách lý tưởng của các đối tác liên minh của bạn. Và một điều khác nữa là bạn cũng phải nhượng bộ nhiều hơn về chính sách cho các đảng lớn trong liên minh hơn là cho các đảng nhỏ. Nói cách khác, các đảng lớn sẽ có khả năng thúc đẩy chính sách theo hướng gần với chính sách lý tưởng của họ hơn so với các đảng nhỏ.
    -         Một trong những hàm ý quan trọng của logic này là bạn sẽ muốn hình thành chính phủ với các đảng có chính sách tương tự của bạn. Các nhà khoa học chính trị thường đề cập đến dạng liên minh này là ‘liên minh lân cận’. Liên minh lân cận là liên minh trong đó các thành viên của liên minh đứng bên cạnh bạn nhau trong không gian chính sách. Chẳng hạn, liên minh giữa CDU/CSU và FDP là liên minh lân cận; tuy nhiên, liên minh giữa CDU/CSU và Greens không phải là liên minh lân cận bởi vì không có một đảng nào trong liên minh nằm giữa hai đảng trên trong không gian chính sách.  Trong bảy phương án chính phủ ở trên, thì có 5 liên minh lân cận: (CDU/CSU + SPD + Greens + FDP), (CDU/CSU + SPD + Greens), (CDU/CSU + SPD + FDP), (CDU/CSU + SPD), và (CDU/CSU + FDP). Các đảng trong mọi liên minh này nằm ngay cạnh nhau trong không gian chính sách.
    -         Một hàm ý thứ hai của logic tìm kiếm chính sách thuần túy là bạn sẽ lựa chọn liên minh lân cận chiến thắng với số ghế dư tối thiểu nhất. Bạn muốn liên minh này bởi vì bạn không muốn ‘mua’ nhiều ghế quốc hội hơn những gì bạn cần. Điều này dẫn đến giả thiết là, nếu thế giới chỉ thuần túy gồm những người tìm kiếm chính sách, thì chính phủ tương lai nên là chính phủ liên minh lân cận chiến thắng với số ghế dư tối thiểu nhất. Trong ví dụ về nước Đức, thì điều này có nghĩa rằng chúng ta tin lãnh đạo CDU/CSU sẽ hình thành chính phủ liên minh với FDP.

    Đánh đổi giữa chức vụ và chính sách
    Chính phủ thực sự được Helmut Kohl thành lập vào năm 1987 là một chính phủ liên minh giữa CDU/CSU và FDP. Từ logic của việc tìm kiếm chính sách thuần túy có thể dự đoán được điều này. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là ở Đức logic tìm kiếm chính sách chiếm ưu thế so với logic tìm kiếm chức vụ, bởi CDU/CSU đã không muốn đánh đổi quá nhiều chức vụ (trong nội các) chỉ nhằm để đạt được một chính sách liên minh gần với chính sách ý tưởng của nó. Nhìn chung, CDU/CSU chấp nhận đánh đổi nhiều hơn một chút (chức vụ) khi hình thành chính phủ liên minh với FDP (vốn có nhiều hơn đảng Greens 4 ghế) để có được một chính sách liên minh gần hơn với chính sách lý tưởng của nó hơn so với khi hình thành liên minh với Greens.
    Trong thực tế, chúng ta tin rằng các chính trị gia quan tâm cả về chức vụ lẫn chính sách, và do đó luôn luôn có những sự đánh đổi giữa cả hai. Họ luôn tự hỏi họ phải từ bỏ bao nhiêu chức vụ để có được chính sách gần với chính sách lý tưởng của họ, hoặc bao nhiêu phần chính sách để giữ lại được nhiều chức vụ nhất có thể.
    Ngay cả khi các chính trị gia là những người thuần túy tìm kiếm chính sách hoặc thuần túy tìm kiếm chức vụ, thì chúng ta tin rằng sự cạnh tranh chính trị sẽ buộc họ hành động như thể họ quan tâm cả hai. Chẳng hạn, một chính trị gia muốn ảnh hưởng đến chính sách phải giành được chức vụ để có thể làm điều này. Kết quả là, một chính trị gia thuần túy tìm kiếm chính sách sẽ phải quan tâm đến chức vụ, ngay cả khi chỉ coi đó là phương tiện để ảnh hưởng đến chính sách.
    Tương tự, một chính trị gia tìm kiếm chức vụ sẽ nhận ra rằng các cử tri sẽ không lựa chọn anh ta nếu anh ta chỉ quan tâm đến chức vụ và danh tiếng cá nhân. Kết quả là chính trị gia tìm kiếm chức vụ sẽ phải quan tâm đến chính sách, ngay cả khi chỉ để đảm bảo rằng anh ta có thể thắng cử. Kì cùng, chúng ta không thể phân biệt được các chính trị gia tìm kiếm chính sách và các chính trị gia tìm kiếm chức vụ trong thế giới thực, bởi mọi chính trị gia sẽ hành động như thể họ quan tâm cả hai.
    Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark. Principles of Comparative Politics
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org