[Cuộc đấu tranh mở màn của học sinh, sinh viên Hàn Quốc]
"Vì không đủ thời gian nên con đã đi mà không thể gặp mẹ. Con sẽ đấu tranh
đến cùng để chống lại cuộc bầu cử gian lận. Con, các bạn con và muôn triệu học
sinh sinh viên trên cả nước đang đổ máu vì nền dân chủ. Mẹ ơi, đừng quở trách
con vì đã tham gia cuộc biểu tình này. Nếu không phải là chúng con thì ai sẽ
gánh việc này đây. Con biết rằng con vẫn chưa đủ lớn nhưng con biết phải làm gì
cho đất nước, cho dân tộc này. Con sẽ dâng hiến cả cuộc đời mình để chiến đấu
cho tổ quốc. Hẳn mẹ sẽ đau buồn vì con biết mẹ yêu con rất nhiều. Nhưng xin mẹ
hãy thấy mừng vì tương lai tươi sáng và tự do của dân tộc ta."
Ngày 19 tháng 4 năm 1960, cô Jin Young-sook, học sinh lớp 8 của trường
Trung học cơ sở nữ Hanseong, đã để lại bức thư cho người mẹ của mình và cuối
cùng cô đã không thể quay về nhà được nữa. Sự hy sinh của Jin Young-sook cùng
nhiều học sinh, sinh viên và nhân dân trên khắp cả nước đã đánh dấu bước khởi
đầu phát triển của chủ nghĩa dân chủ ở Hàn Quốc ngày nay.
Đầu năm 1960, mọi sự chú ý của người dân đổ dồn về cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư và bầu cử phó tổng thống lần thứ năm diễn ra vào ngày 15 tháng 3. Đây là cuộc chạy đua giữa ứng cử viên của đảng cầm quyền Tự do gồm Rhee Syng-man và Lee Ki-poong và ứng cử viên của đảng cầm quyền Dân chủ gồm Cho Pyong-ok và Chang Myon. Sau đây là đoạn tin về cuộc tranh cử cho cuộc bầu cử tổng thống và phó tổng thống. Chính quyền Rhee Syng-man đã cầm quyền suốt 12 năm nhưng không được lòng dân do tình trạng tham nhũng tràn lan. Do vậy, mục tiêu của đảng cầm quyền là phải khôi phục lại niềm tin của nhân dân. Trong khi đó, đảng Dân chủ lại hô hào khẩu hiệu “Không thể sống được! Hãy thay đổi”. Tuy nhiên, một tháng trước bầu cử, tức là ngày 15 tháng 2, Tiến sĩ Cho Pyong-ok - ứng cử viên của Đảng Dân chủ - đã đột ngột qua đời. Vì đối thủ đã chết nên hiển nhiên ông Rhee Syng-man sẽ tiếp tục vị trí tổng thống. Do đó, dư luận tập trung về cuộc chạy đua giành chiếc ghế Phó tổng thống vì Phó tổng thống sẽ là người nắm toàn quyền nếu Tổng thống Rhee Syng-man lúc đó đã 85 tuổi gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Kết quả 12 năm cầm quyền kéo dài của chính quyền Rhee Syng-man là nạn tham nhũng, viện trợ từ Mỹ giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao, đã dần đánh mất lòng dân. Nhận thấy được nguy cơ này nên thông qua Bộ Nội vụ, Chính phủ đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian lận trong buộc bầu cử như đưa tên người chết vào danh sách bầu cử hay mua phiếu bầu. Kết quả là ứng cử viên tổng thống Rhee Syng-man nhận được 86% phiếu bầu, ứng cử viên phó tổng thống Lee Ki-poong nhận được 74,5% phiếu bầu. Như vậy, chung cuộc, hai ứng cử viên thuộc đảng Tự do đã thắng với số phiếu áp đảo.
Đầu năm 1960, mọi sự chú ý của người dân đổ dồn về cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư và bầu cử phó tổng thống lần thứ năm diễn ra vào ngày 15 tháng 3. Đây là cuộc chạy đua giữa ứng cử viên của đảng cầm quyền Tự do gồm Rhee Syng-man và Lee Ki-poong và ứng cử viên của đảng cầm quyền Dân chủ gồm Cho Pyong-ok và Chang Myon. Sau đây là đoạn tin về cuộc tranh cử cho cuộc bầu cử tổng thống và phó tổng thống. Chính quyền Rhee Syng-man đã cầm quyền suốt 12 năm nhưng không được lòng dân do tình trạng tham nhũng tràn lan. Do vậy, mục tiêu của đảng cầm quyền là phải khôi phục lại niềm tin của nhân dân. Trong khi đó, đảng Dân chủ lại hô hào khẩu hiệu “Không thể sống được! Hãy thay đổi”. Tuy nhiên, một tháng trước bầu cử, tức là ngày 15 tháng 2, Tiến sĩ Cho Pyong-ok - ứng cử viên của Đảng Dân chủ - đã đột ngột qua đời. Vì đối thủ đã chết nên hiển nhiên ông Rhee Syng-man sẽ tiếp tục vị trí tổng thống. Do đó, dư luận tập trung về cuộc chạy đua giành chiếc ghế Phó tổng thống vì Phó tổng thống sẽ là người nắm toàn quyền nếu Tổng thống Rhee Syng-man lúc đó đã 85 tuổi gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Kết quả 12 năm cầm quyền kéo dài của chính quyền Rhee Syng-man là nạn tham nhũng, viện trợ từ Mỹ giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao, đã dần đánh mất lòng dân. Nhận thấy được nguy cơ này nên thông qua Bộ Nội vụ, Chính phủ đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian lận trong buộc bầu cử như đưa tên người chết vào danh sách bầu cử hay mua phiếu bầu. Kết quả là ứng cử viên tổng thống Rhee Syng-man nhận được 86% phiếu bầu, ứng cử viên phó tổng thống Lee Ki-poong nhận được 74,5% phiếu bầu. Như vậy, chung cuộc, hai ứng cử viên thuộc đảng Tự do đã thắng với số phiếu áp đảo.
[Nổ súng tại thành phố Masan]
Tuy nhiên, đại đa số người dân không ai chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử
vì cho rằng đảng Tự do đã sử dụng các thủ đoạn gian lận bất chính và tiến hành
các cuộc biểu tình phản đối. Nơi đầu tiên đứng lên phản đối cuộc bầu cử man trá
này là Masan thuộc tỉnh Nam Gyeongsang, khu vực có tỷ lệ người ủng hộ đảng đối
lập cao. Vào lúc 6 giờ 30 phút chiều ngày diễn ra cuộc bầu cử (ngày 15 tháng
3), người dân đã ùa tới bao vây Toà thị chính Masan, nơi đang tiến hành kiểm
phiếu, do họ nghe tin đồn rằng đã xuất hiện hành vi gian lận trong cuộc kiểm
phiếu tại đây. Đoàn biểu tình hô vang những khẩu hiệu như “Tổ chức bầu cử lại”,
“Cuộc bầu cử vô hiệu lực”. Cảnh sát đã phải sử dụng lựu đạn cay, và thậm chí là
xả súng trường để ngăn chặn đoàn biểu tình.
Cuộc nổ súng của cảnh sát tại khu vực Masan đã làm cho 870 người bị thương, hai dân thường và bảy học sinh cấp ba thiệt mạng. Sau ngày đó, Chính phủ đã tăng cường đàn áp và xử lý cứng rắn đối với những ai biểu tình lên án cuộc bầu cử và dường như dư luận cũng có dấu hiệu lắng xuống. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 4, tại bờ biển Masan, người ta nhìn thấy một xác chết bị trúng lựu đạn cay vào mắt nổi trên biển gần đó. Đó chính là thi thể của học sinh Kim Ju-yeol 17 tuổi đã bị mất tích 27 ngày kể từ khi tham gia cuộc biểu tình tại Masan vào ngày 15 tháng 3. Những học sinh sau khi chứng kiến cái chết của bạn mình đã từ chối đi học và tràn ra đường. Còn người dân thì phẫn nộ cùng nhau hô hào chống đối. Sự kiện này đã trở thành ngòi nổ cho cuộc cách mạng ngày 19 tháng 4 năm 1960.
Cuộc nổ súng của cảnh sát tại khu vực Masan đã làm cho 870 người bị thương, hai dân thường và bảy học sinh cấp ba thiệt mạng. Sau ngày đó, Chính phủ đã tăng cường đàn áp và xử lý cứng rắn đối với những ai biểu tình lên án cuộc bầu cử và dường như dư luận cũng có dấu hiệu lắng xuống. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 4, tại bờ biển Masan, người ta nhìn thấy một xác chết bị trúng lựu đạn cay vào mắt nổi trên biển gần đó. Đó chính là thi thể của học sinh Kim Ju-yeol 17 tuổi đã bị mất tích 27 ngày kể từ khi tham gia cuộc biểu tình tại Masan vào ngày 15 tháng 3. Những học sinh sau khi chứng kiến cái chết của bạn mình đã từ chối đi học và tràn ra đường. Còn người dân thì phẫn nộ cùng nhau hô hào chống đối. Sự kiện này đã trở thành ngòi nổ cho cuộc cách mạng ngày 19 tháng 4 năm 1960.
[Máu đổ ở thủ đô Seoul]
Ngày 18 tháng 4, cuộc biểu tình lan rộng ở Seoul. Học sinh, sinh viên cùng
đi diễu hành một cách hòa bình trên các con phố và đọc to bản tuyên ngôn. Thế
nhưng, đoàn biểu tình đã bị tấn công bởi các nhóm côn đồ xã hội đen do Chính
phủ sai khiến. Và kể từ sự kiện ấy thì dân chúng đã hoàn toàn quay lưng với
chính quyền. Sáng sớm ngày 19 tháng 4, trên khắp các con đường của thủ đô
Seoul, học sinh sinh viên đã nổi dậy biểu tình. Cũng trong ngày đó, các cuộc
biểu tình cũng đã đồng loạt diễn ra tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc như
Busan, Daegu, Gwangju và Daejeon. Cuộc biểu tình đã thu hút rất nhiều tầng lớp
tham gia, từ các học sinh mặc đồng phục học đường, nhân viên văn phòng mặc đồng
phục công ty đến các bà mẹ trẻ cõng theo cả
Qua buổi trưa, trung tâm thủ đô Seoul đã ngập tràn người tuần hành. Đoàn người tiến đến Gyeongmudae, nơi ở của Tổng thống. Ông Lee Young-min, Chánh văn phòng Hội cách mạng dân chủ 19 tháng 4, một trong những người tham gia cuộc cách mạng dân chủ ngày 19 tháng 4, kể lại tình hình lúc đó: "Lúc đó tôi là học sinh cấp 3 năm cuối. Chúng tôi xếp thành hàng, vừa đi diễu hành vừa hô các khẩu hiệu. Hồi đó, trụ sở Bộ Nội vụ ở Myeongdong. Vì vậy chúng tôi đã cùng nhau tới đó và kêu gọi “Hãy tổ chức cuộc bầu cử khác”. Chúng tôi đứng đó hò hét nhưng thấy không có bất kỳ phản ứng nào nên cả đoàn đã quyết định đi tới Tòa án tối cao tại Seosomun, và hô vang “Hãy phán quyết cuộc bầu cử gian lận ngày 15 tháng 3 không có hiệu lực”. Tuy nhiên, vẫn không có phản ứng gì cả. Nhiều học sinh đã kêu gọi nhau đi đến Gyeongmudae. Lúc đó, chúng tôi đã không hề sợ hãi dù có bị cảnh sát chĩa súng vào."
Khi tiến đến Gyeongmudae, một vụ việc mà không ai có thể lường trước được đã xảy ra. Chánh văn phòng Lee Young-min tiếp tục chia sẻ: "Các học sinh, sinh viên trong đoàn biểu tình đã ném đá vào các xe cứu hỏa, và lúc đó các xe đã trống trơn vì nhân viên đã bỏ chạy. Sau đó, một sinh viên đã leo lên xe cứu hỏa và khởi động máy. Các học sinh sinh viên khác thấy thế cũng nhào lên các xe còn lại và tiến về dinh tổng thống. Lúc đó, đoàn cảnh sát đã xả súng đoàn biểu tình và các học sinh nào leo xe cứu hoả là bị bắn đầu tiên."
Cảnh sát bắt đầu nổ súng khi đoàn biểu tình chỉ còn cách họ khoảng 10 mét. Phó giám đốc Thư viện kỷ niệm cách mạng 19 tháng 4, ông Park Jong-gu, nhớ lại tình hình nguy cấp lúc bấy giờ: "Chúng tôi đứng hàng đầu tiên và các em học sinh cấp 3 thì đi theo phía đằng sau. Không có trật tự nào hết cả và chúng tôi cứ như lớp sóng bị đẩy về phía trước. Khi những người ở hàng trước bị bắn gục thì lớp người ở hàng sau lại tràn lên. Tôi nhớ ở hàng trước tôi, một học sinh lớp trên đã gục ngã và chết ngay tại nơi ấy."
Qua buổi trưa, trung tâm thủ đô Seoul đã ngập tràn người tuần hành. Đoàn người tiến đến Gyeongmudae, nơi ở của Tổng thống. Ông Lee Young-min, Chánh văn phòng Hội cách mạng dân chủ 19 tháng 4, một trong những người tham gia cuộc cách mạng dân chủ ngày 19 tháng 4, kể lại tình hình lúc đó: "Lúc đó tôi là học sinh cấp 3 năm cuối. Chúng tôi xếp thành hàng, vừa đi diễu hành vừa hô các khẩu hiệu. Hồi đó, trụ sở Bộ Nội vụ ở Myeongdong. Vì vậy chúng tôi đã cùng nhau tới đó và kêu gọi “Hãy tổ chức cuộc bầu cử khác”. Chúng tôi đứng đó hò hét nhưng thấy không có bất kỳ phản ứng nào nên cả đoàn đã quyết định đi tới Tòa án tối cao tại Seosomun, và hô vang “Hãy phán quyết cuộc bầu cử gian lận ngày 15 tháng 3 không có hiệu lực”. Tuy nhiên, vẫn không có phản ứng gì cả. Nhiều học sinh đã kêu gọi nhau đi đến Gyeongmudae. Lúc đó, chúng tôi đã không hề sợ hãi dù có bị cảnh sát chĩa súng vào."
Khi tiến đến Gyeongmudae, một vụ việc mà không ai có thể lường trước được đã xảy ra. Chánh văn phòng Lee Young-min tiếp tục chia sẻ: "Các học sinh, sinh viên trong đoàn biểu tình đã ném đá vào các xe cứu hỏa, và lúc đó các xe đã trống trơn vì nhân viên đã bỏ chạy. Sau đó, một sinh viên đã leo lên xe cứu hỏa và khởi động máy. Các học sinh sinh viên khác thấy thế cũng nhào lên các xe còn lại và tiến về dinh tổng thống. Lúc đó, đoàn cảnh sát đã xả súng đoàn biểu tình và các học sinh nào leo xe cứu hoả là bị bắn đầu tiên."
Cảnh sát bắt đầu nổ súng khi đoàn biểu tình chỉ còn cách họ khoảng 10 mét. Phó giám đốc Thư viện kỷ niệm cách mạng 19 tháng 4, ông Park Jong-gu, nhớ lại tình hình nguy cấp lúc bấy giờ: "Chúng tôi đứng hàng đầu tiên và các em học sinh cấp 3 thì đi theo phía đằng sau. Không có trật tự nào hết cả và chúng tôi cứ như lớp sóng bị đẩy về phía trước. Khi những người ở hàng trước bị bắn gục thì lớp người ở hàng sau lại tràn lên. Tôi nhớ ở hàng trước tôi, một học sinh lớp trên đã gục ngã và chết ngay tại nơi ấy."
[Giáo sư và học sinh tiểu học tham gia biểu tình]
Trong cuộc biểu tình ngày ấy, có hơn 180 người chết và 6.000 người bị
thương. Chính quyền Rhee Syng-man tức tốc ban hành lệnh giới nghiêm trong toàn
bộ khu vực có biểu tình, bắt đầu từ thủ đô Seoul, nhằm ngăn chặn đoàn biểu
tình. Tuy nhiên, không thể dễ dàng dập tắt được cuộc cách mạng. Ngày 25 tháng
4, giáo sư của các trường đại học đã đi đầu ra tuyên bố chống đối Chính phủ.
Sau đây là nguyên văn lời của ông Chung Bum-mo lúc đó là Giáo sư của trường Đại
học quốc gia Seoul: "Tôi đã nghe về cái chết của một cậu sinh viên
mà tôi đã dạy trước đó. Tâm trạng tôi lúc ấy thật khó mà diễn tả được. Các giáo
sư lớn tuổi hơn đứng trước, các giáo sư trẻ hơn thì đứng đằng sau nữa. Các vị
giáo sư lớn tuổi cho rằng họ đã nhiều tuổi thì coi như sống cũng đủ rồi nên nếu
bị bắn thì tất nhiên cũng phải là người bị bắn trước. Chúng tôi đã sắp thành
hàng dựa theo tuổi tác của từng người."
Người dân đứng đầy trên lề đường, vỗ tay nhiệt liệt để cổ vũ tinh thần dũng cảm của đoàn giáo sư biểu tình. Cuối cùng đoàn người đã chọc thủng được hàng bảo vệ của quân đội giới nghiêm. Tiếp tục như thế cho đến nửa đêm ngày hôm sau là ngày 26 tháng 4 thì có thêm đoàn biểu tình của học sinh tiểu học cũng gia nhập vào. Các học sinh trường tiểu học Susong ở Seoul bị mất bạn trong cuộc đụng độ ngày 19 tháng 4 đã tràn ra các con phố và giương cao khẩu hiệu “Các chú quân nhân ơi, xin đừng chĩa súng vào anh chị em, bố mẹ của tụi con”. Người dân và học sinh trong cơn hoảng loạn và phẫn nộ đã quyết định lập đoàn đại biểu, yêu cầu được vào gặp mặt Tổng thống. Cuối cùng, một tin vui truyền ra là Tổng thống đang cân nhắc việc từ chức: "Hỡi những người dân đang biểu tình ở thủ đô Seoul! Tuy muộn nhưng cuối cùng chủ nghĩa dân chủ đang trở lại với chúng ta. Những ai đang lái xe tăng xin hãy rời khỏi xe và những ai đang canh gác ngoài kia xin hãy bỏ súng xuống, bây giờ ai có thể về nhà người nấy."
Người dân đứng đầy trên lề đường, vỗ tay nhiệt liệt để cổ vũ tinh thần dũng cảm của đoàn giáo sư biểu tình. Cuối cùng đoàn người đã chọc thủng được hàng bảo vệ của quân đội giới nghiêm. Tiếp tục như thế cho đến nửa đêm ngày hôm sau là ngày 26 tháng 4 thì có thêm đoàn biểu tình của học sinh tiểu học cũng gia nhập vào. Các học sinh trường tiểu học Susong ở Seoul bị mất bạn trong cuộc đụng độ ngày 19 tháng 4 đã tràn ra các con phố và giương cao khẩu hiệu “Các chú quân nhân ơi, xin đừng chĩa súng vào anh chị em, bố mẹ của tụi con”. Người dân và học sinh trong cơn hoảng loạn và phẫn nộ đã quyết định lập đoàn đại biểu, yêu cầu được vào gặp mặt Tổng thống. Cuối cùng, một tin vui truyền ra là Tổng thống đang cân nhắc việc từ chức: "Hỡi những người dân đang biểu tình ở thủ đô Seoul! Tuy muộn nhưng cuối cùng chủ nghĩa dân chủ đang trở lại với chúng ta. Những ai đang lái xe tăng xin hãy rời khỏi xe và những ai đang canh gác ngoài kia xin hãy bỏ súng xuống, bây giờ ai có thể về nhà người nấy."
[Ý nghĩa của cuộc cách mạng 19/4/1960]
Ngày 26 tháng 4, rốt cuộc Tổng thống Rhee Syng-man cũng đã tuyên bố từ
chức. Sau đây là nguyên văn lời Tổng thống Rhee Syng-man: "Tôi đã
hiểu và sẽ làm theo ý nguyện của nhân dân. Đầu tiên, nếu người dân muốn thì tôi
sẽ từ chức. Thứ hai, tôi đã chỉ thị tổ chức lại cuộc bầu cử do đợt bầu cử vừa
rồi có hành vi gian lận. Thứ ba, tôi cũng sẽ rút lại chức vụ phó tổng thống của
ông Lee Ki-poong để dập tắt những lời không hay về cuộc tuyển cử trước
đó."
Với lời tuyên bố này, chính quyền tồn tại 12 năm của ông Rhee Syng-man cuối cùng đã sụp đổ trong sự hoan hô của toàn dân. Chính những học sinh, sinh viên tiên phong làm nên cuộc cách mạng tháng 4 năm đó đã tô điểm thêm cho trang sử của nước nhà bằng cuộc cách mạng dân chủ phi bạo lực trên. Giáo sư Hong Seok-ryul đến từ Khoa Sử học của trường Đại học nữ Sungshin đánh giá về cuộc cách mạng 19 tháng 4: "Cuộc cách mạng tháng 4 cho ta thấy được sự năng động của xã hội Hàn Quốc. Qua kinh nghiệm của cuộc cách mạng này, mỗi khi người Hàn Quốc có bất mãn gì thì họ đều bày tỏ ý kiến rõ ràng và sẵn sàng phản đối lại Chính phủ. Không ai có thể nghĩ được rằng trong lòng Hàn Quốc lại có một sức mạnh nào đủ lớn để lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo kiến quốc Rhee Syng-man. Vậy mà khi người dân từ trên xuống dưới cùng đồng lòng thì đã tạo nên một sức mạnh vượt xa tưởng tượng. Sự kiện đó cho chúng ta thấy được nội lực tiềm tàng trong lòng Hàn Quốc đủ sức làm thay đổi cả một xã hội."
Cuộc cách mạng dân chủ 19 tháng 4 đã diễn ra nhằm bảo vệ chủ nghĩa dân chủ tự do của đất nước Hàn Quốc và đây cũng là một cuộc chiến chống lại những hành vi gian lận, bất công, trái đạo đức của giới cầm quyền. Một trong những người tham gia cuộc cách mạng này, Chánh văn phòng Hội cách mạng dân chủ 19 tháng 4, ông Lee Young-min đọc bia văn khắc trên tháp kỷ niệm cuộc cách mạng này. Lời trong bia văn cho thấy khát khao cháy bỏng thời đó về một đất nước tự do dân chủ:
"Ngày 19 tháng 4 năm 1960, một ngày lịch sử đã chứng kiến những người trẻ của đất nước này dám hy sinh thân mình, không ngại đổ máu để bảo vệ chính nghĩa. Hàng chục vạn học sinh sinh viên đã viết nên một trang sử mới bằng ý chí của mình khi dám đứng dậy chống lại hành vi gian trá và phi đạo đức của Chính phủ. Vong linh của hơn 185 người đã ngã xuống, hy sinh xương máu mình vì sự nghiệp dân chủ, giờ đây đã trở thành những vị thần hộ mệnh của đất nước. Mỗi năm cứ vào tháng 4, trong tiếng kêu nao lòng của những con chim mà họ hóa thân vào, ta có thể nghe thấy tiềng lòng thống thiết của những vong linh đã không tiếc mạng sống của mình. Và cứ mỗi tháng 4 về thì cũng chính là lúc những cánh hoa dân tộc dân chủ lại nở rộ trong tâm khảm mỗi người, giống như những bông hoa đỗ quyên rực rỡ khoe sắc trên khắp đất nước Hàn Quốc."
Với lời tuyên bố này, chính quyền tồn tại 12 năm của ông Rhee Syng-man cuối cùng đã sụp đổ trong sự hoan hô của toàn dân. Chính những học sinh, sinh viên tiên phong làm nên cuộc cách mạng tháng 4 năm đó đã tô điểm thêm cho trang sử của nước nhà bằng cuộc cách mạng dân chủ phi bạo lực trên. Giáo sư Hong Seok-ryul đến từ Khoa Sử học của trường Đại học nữ Sungshin đánh giá về cuộc cách mạng 19 tháng 4: "Cuộc cách mạng tháng 4 cho ta thấy được sự năng động của xã hội Hàn Quốc. Qua kinh nghiệm của cuộc cách mạng này, mỗi khi người Hàn Quốc có bất mãn gì thì họ đều bày tỏ ý kiến rõ ràng và sẵn sàng phản đối lại Chính phủ. Không ai có thể nghĩ được rằng trong lòng Hàn Quốc lại có một sức mạnh nào đủ lớn để lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo kiến quốc Rhee Syng-man. Vậy mà khi người dân từ trên xuống dưới cùng đồng lòng thì đã tạo nên một sức mạnh vượt xa tưởng tượng. Sự kiện đó cho chúng ta thấy được nội lực tiềm tàng trong lòng Hàn Quốc đủ sức làm thay đổi cả một xã hội."
Cuộc cách mạng dân chủ 19 tháng 4 đã diễn ra nhằm bảo vệ chủ nghĩa dân chủ tự do của đất nước Hàn Quốc và đây cũng là một cuộc chiến chống lại những hành vi gian lận, bất công, trái đạo đức của giới cầm quyền. Một trong những người tham gia cuộc cách mạng này, Chánh văn phòng Hội cách mạng dân chủ 19 tháng 4, ông Lee Young-min đọc bia văn khắc trên tháp kỷ niệm cuộc cách mạng này. Lời trong bia văn cho thấy khát khao cháy bỏng thời đó về một đất nước tự do dân chủ:
"Ngày 19 tháng 4 năm 1960, một ngày lịch sử đã chứng kiến những người trẻ của đất nước này dám hy sinh thân mình, không ngại đổ máu để bảo vệ chính nghĩa. Hàng chục vạn học sinh sinh viên đã viết nên một trang sử mới bằng ý chí của mình khi dám đứng dậy chống lại hành vi gian trá và phi đạo đức của Chính phủ. Vong linh của hơn 185 người đã ngã xuống, hy sinh xương máu mình vì sự nghiệp dân chủ, giờ đây đã trở thành những vị thần hộ mệnh của đất nước. Mỗi năm cứ vào tháng 4, trong tiếng kêu nao lòng của những con chim mà họ hóa thân vào, ta có thể nghe thấy tiềng lòng thống thiết của những vong linh đã không tiếc mạng sống của mình. Và cứ mỗi tháng 4 về thì cũng chính là lúc những cánh hoa dân tộc dân chủ lại nở rộ trong tâm khảm mỗi người, giống như những bông hoa đỗ quyên rực rỡ khoe sắc trên khắp đất nước Hàn Quốc."