Biên
dịch: Trịnh Ngọc
Thao
Hiệu
đính: Lê Hồng Hiệp
Cuộc
cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập
đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn
lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp
trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.
Điển
hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ
Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các
tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy
ra.
Ai
Cập là một minh chứng điển hình cho thấy cách mạng thường kết thúc bằng sự phản
bội như thế nào. Chế độ độc tài của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi thậm chí
còn bạo lực hơn chế độ của Hosni Mubarak, nhà độc tài với 30 năm cai trị bị chấm
dứt bởi cuộc nổi dậy năm 2011. Với sự trợ giúp từ lực lượng cảnh sát, vốn được
miêu tả bởi chính vị Tổng thống là “lực lượng mafia một triệu người”, Sisi đã
chà đạp lên chính nguyên tắc tổ chức tối cao của chính chế độ mình.
Sẽ
là một kỳ công vĩ đại nếu bất kỳ ai có thể cải tổ được nền kinh tế Ai Cập nhằm
mang lại lợi ích cho 95 triệu người dân (và hai triệu dân gia tăng mỗi năm). Và
đó là một nhiệm vụ mà các nhà lãnh đạo Ai Cập không thể trốn tránh, bởi vì khế
ước xã hội dưới thời Mubarak, khi mà người dân Ai Cập đánh đổi tự do lấy phúc lợi
và trợ cấp hào phóng từ nhà nước, đã không còn mang tính bền vững được nữa.
Với
mức thất nghiệp 40% trong giới thanh niên, chỉ một Tổng thống táo bạo trong cải
cách mới có thể kéo Ai Cập thoát khỏi bờ vực thảm họa kinh tế. Đáng buồn là,
thay vì mang lại hy vọng cho thế hệ trẻ Ai Cập, những người đã tham gia biểu
tình ở quảng trường Tahrir 6 năm trước, Sisi đã bóp nghẹt sáng kiến cá nhân và
đưa quân đội thành nhân tố chính trong nền kinh tế.
Có
lẽ lo sợ bất ổn xã hội thậm chí còn lớn hơn, Sisi vẫn chưa đáp ứng các điều kiện
mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra vào tháng 11 năm ngoái để có được khoản cứu trợ
kinh tế 12 tỷ đô la Mỹ. Các điều kiện đó bao gồm việc cắt giảm mạnh tiền lương
khu vực công cồng kềnh với hơn 6 triệu công chức (chưa tính quân đội và cảnh
sát); và cắt giảm các khoản trợ cấp vốn chiếm tới 30% ngân sách quốc gia quốc
gia.
Ngoài
ra, Sisi thắt chặt các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến về chính trị hơn cả
hệ thống một đảng thời Mubarak. Theo Trung tâm Ai Cập về Quyền Con người và
Kinh tế, tính bình quân, các cuộc biểu tình đường phố năm 2016 tại Ai Cập nhiều
gấp 5 lần các năm trước khi xảy ra Mùa Xuân Ả-rập. Núi lửa xã hội đang hình
thành; sớm hay muộn, nó sẽ phải phun trào.
Tại
Ả-rập Saudi, chế độ quân chủ thần quyền vượt qua Mùa xuân Ả rập khá nhẹ nhàng,
bởi vì nó có thể ban phát trợ cấp hào phóng cho người dân. Nhưng cũng giống với
Ai Cập, khế ước xã hội của vương quốc này đã không còn bền vững do giá dầu sụt
giảm và dân số tăng 25% chỉ trong một thập niên qua.
Đầu
năm nay, Chính phủ Saudi đã buộc phải cắt giảm tiền lương khu vực công và các
khoản trợ giá đối với hàng hóa thiết yếu. Đây là một rủi ro lớn với chế độ này
(thực tế, việc cắt giảm lương đã bị hủy bỏ sau khi diễn ra các cuộc biểu tình tại
4 thành phố), bởi vì nhà nước là nhà tuyển dụng lao động lớn nhất của người dân
Ả-rập Saudi.
Nhiều
nhà độc tài trong khu vực đã đặt niềm tin vào “mô hình Trung Quốc” về phát triển
kinh tế nhưng phi dân chủ. Nhưng họ đã thất bại hoàn toàn với mô hình đó. Mô
hình này đòi hỏi quá nhiều sự “quân đội hóa” (tức tổ chức chặt chẽ, kỹ luật –
NBT) về chính trị và kinh tế xã hội để hoạt động được so với các điều kiện hiện
hành trong thế giới Ả-rập.
Điều
đó ngụ ý rằng kế hoạch đầy tham vọng của Thái tử Ả rập Saudi Mohammad bin
Salman nhằm chuyển đổi nền kinh tế dựa trên dầu mỏ thành nền kinh tế công nghiệp
hiện đại sẽ đòi hỏi một tiến trình lâu dài và không chắc chắn. Cải tổ kinh tế sẽ
thành công chỉ khi nó đi kèm với các cải cách lớn về chính trị, vốn chắc chắn sẽ
làm rung chuyển các nền tảng của chế độ.
Giống
Ả-rập Saudi, Ma-rốc, một nền quân chủ khác, đã vượt qua Mùa xuân Ả rập một cách
bình an. Khi đó, Vua Mohammed VI đã ứng phó với các cuộc biểu tình bằng cách đề
xuất cải cách hiến pháp và bầu cử. Nhưng Ma-rốc hiện đang đối mặt với “khoảnh
khắc Tunisia” của chính mình, gợi nhớ lại vụ tự sát của người bán dạo Mohamed
Bouazizi để phản đối sự quấy nhiễu của chính quyền năm 2010.
Hành
động tuyệt vọng của Bouazizi đã làm bùng nổ Mùa xuân Ả-rập. Và năm ngoái, Ma-rốc
đã chứng kiến tiếng vọng kinh hoàng của sự kiện này khi tiểu thương Mouhcine
Fikri bị máy ép rác nghiền nát trong khi đang cố gắng giành lại số cá bị chính
quyền tịch thu. Cái chết của Fikri đã làm bùng phát một loạt các cuộc biểu tình
khắp vùng phía Bắc Rif, một khu vực với lịch sử lâu đời của các cuộc nổi loạn.
Các
điều kiện cách mạng thường dẫn tới sự trỗi dậy của những nhà lãnh đạo chưa từng
được biết đến trước đây. Trong vụ việc tại Rif, một người đàn ông thất nghiệp
39 tuổi tên Nasser Zefzafi đã dẫn dắt các cuộc biểu tình lan nhanh đến các vùng
khác trong nước. Thông qua các đoạn phim trực tuyến, người này đã có các bài diễn
thuyết mạnh mẽ bằng tiếng địa phương chống lại tham nhũng của chính phủ và “chế
độ độc tài” của Ma-rốc. Vào ngày 11/6, thủ đô Rabat đã trở thành địa điểm của
cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau Mùa xuân Ả rập.
Khác
với cha mình, Vua Hassan II, Mohammed đã ủng hộ văn hóa của người Berber bản địa
trong vùng, và tiến hành đầu tư để biến khu vực duyên hải Rif thành một trung
tâm chế tạo. Nhưng tiến triển đã không suôn sẻ bởi chế độ quân chủ này duy trì
sự kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các sáng kiến kinh tế của chính phủ. Các
khoản đầu tư được hứa hẹn từ 2015 vẫn chưa được thực hiện.
Dù
vậy, nền quân chủ Ma-rốc vẫn luôn đi trước một bước so với các chế độ Ả-rập
khác trên phương diện tính toán các phản ứng với tâm lý của người dân. Sự khôn
khéo về chính trị cộng với các tiến triển về kinh tế có thể giúp Ma-rốc vượt
qua sự hỗn loạn hiện nay và cả sự bất ổn bạo lực kế tiếp. Nhưng chính phủ sẽ phải
theo đuổi các cải tổ chính trị đã hứa hẹn từ năm 2011; nới lỏng kiểm soát kinh
tế; và thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng bao trùm, bao gồm việc giải quyết sự
chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng.
Khi
các vị vua tự mãn và các nhà độc tài “dân cử” không ứng phó với các cuộc biểu
tình của người dân bằng một cuộc cách mạng có kiểm soát từ trên xuống, thì họ
chắc chắn sẽ đối mặt với một cuộc cách mạng dữ dội hơn từ dưới lên. Với các chế
độ Ả-rập, lời hứa về trợ cấp lẫn sự đe dọa đàn áp đều không thể buộc vị thần
chính trị chui lại vào chiếc lọ giam giữ mình nữa.
Shlomo
Ben-Ami, cựu Ngoại trưởng Israel, là phó chủ tịch Trung tâm Quốc tế Toledo vì
Hòa bình. Ông là tác giả cuốn sách Scars
of War, Wounds of Peace: The Israel-Arab Tragedy.