Chủ nghĩa xã hội là một
khái niệm kinh tế, ủng hộ quyền sở hữu công cộng của tất cả các nguồn tài
nguyên. Việc sản xuất và phân phối các nguồn lực với xã hội lúc đó được kiểm
soát bởi các thành viên của xã hội như một tập thể hoặc bởi chính phủ đại diện
cho xã hội đó. Hàng hoá được sản xuất và phân phối dựa trên nhu cầu chứ không
phải vào các lực lượng thị trường như giá cả, lợi nhuận và sức mua của người
tiêu dùng. Trong một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, người lao động đóng góp cho
xã hội dựa trên khả năng và nhận căn cứ vào nhu cầu của họ, chứ không phải được
trả lương và sử dụng tiền lương để mua những gì họ muốn. Tài sản cá nhân được
giới hạn ở các vật dụng sử dụng cá nhân như quần áo, và cá nhân không có nhu cầu
hoặc khả năng tích lũy của cải, do đó, có sự bình đẳng trong nhân dân.
Bình
đẳng Kinh tế
Hệ tư tưởng của chủ
nghĩa xã hội phát triển từ quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản tạo ra sự bất
bình đẳng trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội lập luận rằng dưới chủ nghĩa tư bản, số
ít người giàu có sở hữu và kiểm soát các nguồn lực và phương tiện sản xuất mới
có khả năng bóc lột quần chúng lao động. Giới tư bản thượng lưu có thể trả
lương công nhân ít hơn giá trị mà họ đóng góp, do đó, nhà tư bản có thể giữ lại
lợi nhuận lớn hơn cho bản thân để tích lũy tài sản thậm chí ngày càng lớn hơn.
Kết quả là, những người xã hội chủ nghĩa nói, một xã hội mà những người giàu có
thể áp bức tầng lớp trung lưu và hạ lưu.
Trong một xã hội xã hội
chủ nghĩa hoàn toàn, có thể sẽ không có tiền. Những thứ như thức ăn, chỗ ở,
giáo dục và y tế sẽ được cung cấp cho tất cả mọi người. Sẽ không có đói nghèo
và không phân chia giai cấp dựa vào tài sản. Sản xuất và phân phối hàng hóa và
dịch vụ sẽ được quản lý bởi chính phủ chứ không phải là dựa vào các lực lượng
thị trường, mà có thể biến động và dẫn đến suy thoái như trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa.
Chỉ
trích và Bênh vực
Những người phê phán chủ
nghĩa xã hội nói rằng một xã hội như vậy là không thể tạo ra và duy trì thành
công. Họ cho rằng sẽ không có ưu đãi cho những người làm việc chăm chỉ hơn - hoặc
thậm chí khó mà đáp ứng được nhu cầu của họ - bởi vì họ sẽ chỉ nhận được đủ để
đáp ứng nhu cầu của họ bất kể họ đóng góp bao nhiêu. Ngoài ra, nhiều người lao
động có khả năng sẽ từ chối làm việc mà vẫn mong đợi nhu cầu của họ được đáp ứng.
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội cho rằng người lao động trong xã hội xã hội chủ
nghĩa sẽ có thái độ khác biệt rất nhiều với người lao động trong xã hội tư bản
bởi vì họ không bị bóc lột bởi người sử dụng lao động. Điều này sẽ tạo ra những
công nhân hài lòng, những người hăng hái làm việc, họ lập luận.
Một phê phán chủ nghĩa
xã hội khác là chính phủ sẽ xác định nhu cầu của người dân để đáp ứng chúng. Những
người chỉ trích nói rằng điều này sẽ gây ra vấn đề bởi vì những người khác nhau
sẽ cần có những thứ khác nhau mà người ta cho là nhu cầu - cũng như những thứ
khác nhau mà họ mong muốn, chẳng hạn như các hình thức giải trí và vui chơi. Nếu
ý tưởng của riêng của một người về nhu cầu của họ mà khác với cái mà chính phủ
cho là nhu cầu của họ, thì điều này có thể tạo ra các công dân không hài lòng.
Những người xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, lập luận rằng các công dân xét theo tập
thể sẽ hạnh phúc hơn bởi vì mỗi người có thể có quyền tiếp cận bình đẳng đối với
tất cả mọi thứ, mà họ muốn hoặc cần, thay vì chỉ tầng lớp tinh hoa giàu có mới
tiếp cận với nhiều hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn và người nghèo có hầu như
không có gì.
Nguồn:http://gocsan.blogspot.com/2013/02/what-is-socialism-chu-nghia-xa-hoi-la-gi.html