Khai sáng là một giai đoạn bùng nổ về
tri thức và thay đổi về văn hóa. Rousseau là người chống đối vĩ đại nhất của
nó, ông cho rằng sự tiến bộ trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, và kinh tế
không mang lại sự tiến bộ về đạo đức hay sự hạnh phúc. Ông có một quan điểm
tích cực, có lẽ là lãng mạn, về hoàn cảnh tự nhiên hay tiền văn minh của nhân
loại. Rousseau cũng phát triển một lý thuyết khế ước xã hội khác với lý thuyết
của Locke và Hobbes. Ông bảo vệ cho một nền dân chủ trực tiếp cấp tiến, nhưng đồng
thời cũng bảo vệ cho một sự đồng nhất về văn hóa. Lý thuyết của Rousseau là một
mô hình có tính quân bình và cộng đồng kinh điển của chủ nghĩa cộng hòa. Tác phẩm
của ông gây ra sự thay đổi chính trị vĩ đại nhất vào cuối thế kỉ: cách mạng
Pháp.
Các luận văn của Rousseau
·
Rousseau
(1712 - 1778) là một người kì lạ và khó gần, ông luôn cảm thấy khó chịu với xã
hội thương mại, văn minh, đô thị, hiện đại. Tiểu luận đầu tiên mang đến cho ông
danh tiếng là Luận về khoa học và nghệ
thuật (1750), trong đó ông cho rằng
tiến bộ về khoa học và nghệ thuật không mang đến sự tiến bộ về đạo đức.
Đây là phát súng đầu tiên của ông chống lại Khai sáng. Hiện đại mang lại cho
chúng ta nhiều tri thức và vật chất hơn song không làm chúng ta tốt hơn hay hạnh
phúc hơn.
·
Tiểu
luận tiếp theo của ông, Luận về nguồn gốc
của bất bình đẳng giữa con người (1755), khiến ông bị tai tiếng. Trong tác
phẩm này, ông khẳng định sự ưu việt hơn của con người nguyên thủy và trạng thái
tự nhiên (so với con người xã hội và xã hội chính trị).
o
Luận
điểm chính của ông là người nguyên thủy độc lập, tự chủ, và bình đẳng hơn, do
đó về phương diện chính trị và đạo đức là tốt đẹp hơn.
o
Trong
xã hội hiện đại, mọi người trở nên phục thuộc vào nhau và họ so sánh với nhau,
đánh mất đi sự độc lập của mình đồng thời phát triển những điều xấu xa.
o
Rousseau
có lẽ đã quá lãng mạn và phóng đại, song ông đã đúng trong một số luận điểm của
mình, đặc biệt là ý tưởng cho rằng tiến bộ đồng nghĩa với sự phụ thuộc lớn hơn.
·
Rousseau
kết tội Hobbes đã đồng nhất một cách sai lầm sự xấu xa của nền văn minh với trạng
thái tự nhiên. Chỉ trong nền văn minh, nơi con người trở nên hám lợi, thì họ mới
cố gắng để có nhiều hơn hàng xóm của mình. Trong trạng thái nguyên thủy, không
có hàng xóm hay sự cạnh trạnh. “Cuộc chiến tất cả chống lại tất cả” không tồn tại
trong trạng thái tự nhiên mà chỉ là những gì do sự văn minh hóa mang đến cho
con người.
·
Đối
với Rousseau những điều xấu xa nhất là sở hữu tư nhân và bất bình đẳng. Và ước
muốn sở hữu, cùng với nó là sự bất bình đẳng, bị thúc đẩy bởi sự tự yêu chính
mình hơn là bởi các nhu cầu vật chất.
o
Rousseau
miêu tả hai dạng tự yêu chính mình: amour
de soi, hay yêu chính mình và muốn bảo vệ mình, và amour proper, yêu chính mình như mình là trong mắt người khác, dẫn
đến sự xấu xa và bất bình đẳng. Ước muốn nhân tạo để có nhiều hơn so với người
khác làm cho amour proper nở rộ trong thời hiện đại.
o
Bản
chất của con người là tốt đẹp, nhưng các thiết chế xã hội văn minh làm anh ta
trở nên mất tự do và bất bình đẳng, và từ đó, gây ra mọi sự xấu xa.
·
Dù
tất cả những điều này, trong thực tế, Rousseau không kêu gọi cho một sự rời bỏ
xã hội chính trị hiện đại. Điều ông quan tâm là tìm ra một cách để cấu trúc xã
hội hiện đại sao cho chúng ta có thể giữa lại được sự độc lập và bình đẳng
nguyên thủy của mình nhưng trong một hình thức hiện đại.
Khế ước xã hội của Rousseau
·
Khế ước xã hội (1762) là tác phẩm chính chứa đựng
lý thuyết chính trị của ông. Trong tác phẩm đó, ông miêu tả trạng thái tự nhiên
là trạng thái tự do và bình đẳng, không ai có quyền uy đối với người khác. Tuy
nhiên, không có luật đạo đức tự nhiên.
o
Rousseau
nhấn mạnh rằng quy tắc đạo đức hay chính trị phải đến từ một sự thỏa ước, một
hành động đồng thuận. Bản chất con người là tốt lành, nhưng trạng thái tự nhiên
không an toàn. Mọi người muốn thiết lập một xã hội vì lợi ích của chính họ.
o
Hình
thành một xã hội có nghĩa là từ bỏ một số sự tự do bởi vì trở thành một thành
viên xã hội, thì phải tuân theo luật pháp và chính quyền. Vấn đề triết học
chính đối với Rousseau là: làm thế nào con người có thể tạo ra một xã hội mà vẫn
tự do như trước kia (trước khi tham gia vào xã hội, trạng thái tự nhiên)?
·
Rousseau
tin rằng ông có câu trả lời: bằng cách mỗi người từ bỏ mọi quyền cho cộng đồng vốn
bao gồm những người bình đẳng mà họ là một thành viên. Bởi vì mỗi người từ bỏ mọi
thứ cho cộng đồng tức là không cho một ai, không nhóm cụ thể nào, và tuân theo
cộng đồng là tuân theo chính mình, do đó tất cả vẫn tự do như trước.
·
Khế
ước này có một vài đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, nó thiết lập một “cái tôi
chung”. Cái tôi chung này có một “ý chí chung”, có lẽ là khái niệm chính trị nổi
tiếng nhất của ông.
o
Theo
định nghĩa, ý chí chung hướng đến những gì tốt nhất cho toàn thể cộng đồng. Nó
khác với “ý chí của tất cả” hay tổng các ý chí cá nhân, tư lợi. Điều này có
nghĩa là một hành động bỏ phiếu của tất cả thành viên – ý chí của tất cả – có
thể không đồng nhất với ý chí chung.
o
Ý
chí của mỗi cá nhân được phân chia thành ý chí riêng tư, ý chí tập thể, và ý
chí chung. Khi xã hội đạo đức, ý chí của tất cả hoàn toàn đồng nhất với ý chí
chung. Ý chí chung phải được ưu tiên so với ý chí tập thể và ý chí cá nhân.
Trong thực tế, Rousseau xem việc bỏ phiếu là công cụ để dự đoán đâu là lợi ích
chung. Nếu cộng đồng là đạo đức, thì những ai bỏ phiếu khác đi là do họ đang nhầm
lẫn.
o
Mối
đe dọa đến từ sự bất bình đẳng và tình trạng phe cánh. Mọi công dân phải hành động
độc lập, chỉ như vậy mới có thể dẫn đến một ý chí chung.
Chính quyền của Rousseau
·
Rousseau
bác bỏ sự lập pháp đại diện, hay ‘nền dân chủ gián tiếp”. Nếu chúng ta bầu chọn
người đại điện để làm luật cho chúng ta, chúng ta thực sự là những kẻ nô lệ mọi
lúc ngoại trừ khi chúng ta bỏ phiếu. Luật pháp là sự phát biểu của ý chí chung,
được hình thành trong nền dân chủ trực tiếp, nơi mọi công dân bỏ phiếu đối với
các bộ luật. Đây là một nền cộng hòa thuần nhất: người dân cùng nhau làm luật
cho chính họ.
·
Cộng
đồng chính trị là nguồn gốc của mọi quyền lực. Một mặt, các thành viên làm luật,
điều này có nghĩa là người dân là chủ quyền. Khi là chủ quyền họ tạo ra ý chí
chung mà sẽ quyết định các bộ luật. Mặt khác, người dân phải tuân theo luật mà
họ thông qua. Theo nghĩa này, họ đồng thời là thần dân. Chính phủ, với quyền thực
thi luật pháp, là cơ quan trung gian giữa người dân với tư cách là chủ quyền và
người dân với tư cách là thần dân. Nó là “một cơ quan được ủy nhiệm’ để thực
thi chức năng đó.
·
Điều
quan trọng cần nhớ là đối với Rousseau chính phủ chỉ có chức năng tư pháp và
hành pháp; nó thực thi luật được làm ra trực tiếp bởi người dân. Chính phủ có
thể mang hình thức của một trong ba dạng
- dân chủ, quý tộc, hay quân chủ - hay có thể trộn lẫn ba dạng trên.
Rousseau ủng hộ cơ quan hộ dân quan để làm trung gian giữa chính phủ, luật
pháp, và người dân – một thiết chế giống như Tòa án tối cao.
[Trong mô hình chính quyền của Rousseau, người dân vừa chủ động lẫn bị
đông, vừa là chủ quyền lẫn thần dân, chính phủ là cơ quan trung gian giữa cả
hai.]
·
Chắc
chắn, theo thời gian chính phủ sẽ tập trung quyền lực và cuối cùng chiếm đoạt
quyền lực của nhân dân. Điều này biện minh cho cách mạng, để giành lại quyền
hành pháp cho nhân dân cho đến khi họ thiết lập một chính phủ khác.
·
Mô
hình dân chủ trực tiếp của Rousseau là dạng chủ quyền nhân dân thuần nhất nhất.
Nó không đặt ra các giới hạn về mặt hiến pháp đối với quyền lực của đa số khi
theo đuổi lợi ích và không tạo ra các đảm bảo cho các quyền cá nhân hay các giới
hạn đối với quyền lực cộng đồng. Nó không cho phép sự đại điện, vì những người
đại diện được cho là quan tâm đến lợi lịch của họ hơn là lợi ích của cộng đồng.
Và chính phủ, như là một cơ quan hành pháp đơn thuần, là phương tiện để làm cho
những lợi ích của nó trở thành hiện thực.
·
Rousseau
không chỉ quan tâm đến cấu trúc chính trị và chính quyền, mà còn quan tâm đến đức
hạnh và văn hóa của xã hội. Chỉ có đức hạnh và nền văn hóa đúng đắn mới khuyến
khích các công dân ưu tiên ý chí chung bên trên ý chí cá nhân và ý chí tập thể.
Ông đề nghị thêm các thiết chế chính quyền và một tôn giáo dân sự để củng cố sự
độc lập, đức hạnh và giữ cho ý chí của tất cả gần nhất có thể với ý chí chung.
Bản chất của tự do trong tư tưởng của Rousseau
·
Trong
chương 7, quyển 1 của Khế ước xã hội,
Rousseau nhận xét rất nổi tiếng rằng những ai cố gắng không tuân theo ý chí
chung sẽ phải bị “buộc phải tự do”. Nói cách khác, dường như ông muốn nói rằng
sự nghe lời là tự do.
·
Như
Constant đã chỉ ra, có hai quan niệm nổi bật về tự do trong nền văn hóa Tây
phương hiện đại: tự do như là vắng mặt sự ép buộc và tự do là sự tự quyết. Trong thế kỉ 20, Berlin gọi những
quan niệm này là “tự do khỏi” và “tự do để”.
·
Những
ai chấp nhận sự tự quyết như là định nghĩa của tự do sẽ phân biệt cái tôi đúng
đắn hay cao hơn với cái tôi sai lầm hay thấp kém hơn. Tự do chỉ có khi cái tôi
đúng đắn, cao hơn quyết định các hành động của con người, mà không phải cái tôi
thấp kém hơn. Tự do không chỉ là sự vắng mặt của ép buộc; mà đó là khi cái tôi
cao hơn hành động, chứ không phải là các ước muốn nhỏ mọn, xấu xa, phi đạo đức.
·
Rousseau
không chỉ chấp nhận tự do là sự tự quyết, mà ông cũng đồng nhất cái tôi đúng đắn
của một người với cộng đồng. Ông lập luận, sự tự do đúng đắn là quyết định hành
động của mình bằng cái tôi đúng đắn hay cao nhất của mình, và cái tôi đó là một
bộ phận của người công dân mà đồng nhất với sự tốt đẹp của cộng đồng.
·
Điều
này dẫn đến một kết luận giật mình: sự tự do đúng đắn là tuân theo ý chí chung.
Khi người dân vi phạm ý chí chung, đó là hợp pháp để ép buộc họ phải tuân theo.
Ngoài ra, khi cộng đồng mang những người này trở lại ranh giới, thì nó không
đang ép buộc họ mà đang làm cho họ tự do bởi vì tự do là tuân theo ý chí chung.
Kết luận về Rousseau
·
Rousseau
là nhà lý thuyết khế ước xã hội thú vị nhất bởi vì ông, theo một nghĩa nào đó,
là người có tư tưởng mơ hồ và rối rắm nhất.
·
Ông
đứng gần nhất về phía truyền thống cộng hòa dân sự. Trong truyền thống đó, người
dân tích cực tham gia vào sự tự cai trị. Ông cũng là nhà cộng đồng luận nhất
quán nhất khi nhấn mạnh sự trung thành của cá nhân đối với ý chí của cộng đồng.
·
Rousseau
cũng có một số ảnh hưởng đến truyền thống cộng hòa tự do hiện đại, với sự nhấn
mạnh rằng tự do có nghĩa là không phục tùng người khác; điều này đòi hỏi một sự
bình đẳng thu nhập trong thực tế. Sự bất bình đẳng về thu nhập không phải là
trung lập về mặt chính trị, mà đi cùng với nó là một số sẽ chi phối những người
khác.
·
Rousseau
là nhà dân chủ thần nhất nhất trong số những người hình thành nên truyền thống
cộng hòa. Dân chủ là sự tự trị một cách trực tiếp. Không có sự cản trở hay giới
hạn đối với quyền lực của đa số khi làm luật. Trong số những nhà lập quốc Mỹ,
ông có ảnh hưởng lớn đến Jefferson, người nghĩ rằng cần có những cuộc cách mạng
và mỗi thế hệ một hiến pháp mới.
·
Rousseau
cũng là một nguồn ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là chủ nghĩa xã
hội vô chính phủ, vốn đề cao bình đẳng hơn sự tự do cá nhân. Đối với Rousseau,
mối đe dọa lớn nhất đối với công bằng xã hội là sự vị kỉ, amour proper, thúc đẩy con người tìm kiếm nhiều hơn người khác. Bất
bình đẳng kinh tế xã hội cũng xung khắc với bình đẳng chính trị.
·
Ngoài
ảnh hưởng đến các tác giả của Cách mạng Pháp, Rousseau được đánh giá cao bởi
nhà Khai sáng Đức từ Kant về sau, và ý tưởng của ông được thâm nhập sâu vào
trong tư tưởng Đức.
Nguồn:The
Modern Political Tradition: Hobbes to Habermas