Bi kịch sở hữu chung và sở hữu tư nhân

Posted on
  • Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,

  • Chúng ta thường thấy rằng khi các nguồn lực được sở hữu chung như đất đai, tài nguyên, thì nó sẽ không được sử dụng hiệu quả và nhanh chóng bị thoái hóa, cạn kiệt. Tại sao lại như vậy.
    -         Ví dụ về một bãi cỏ để mở cho tất cả, trên đó những người chăn gia súc thả gia súc của mình. Mỗi khi thêm gia súc chăn thả thì có nghĩa là anh ta sẽ thu được một lợi ích lớn hơn, và lợi ích này hoàn toàn thuộc về anh ta. 
    Dĩ nhiên, việc tăng lượng gia súc trên bãi cỏ sẽ phải trả một cái giá đó là bãi cỏ nhanh hết…nhưng điều quan trọng là cái giá này của việc thêm gia súc, không giống như lợi ích, được phân bổ như nhau cho tất cả những người chăn gia súc. 
    Vì mỗi người chăn gia súc nhận được toàn bộ lợi ích của việc tăng thêm gia súc nhưng chỉ gánh một phần của cái giá “phân tán” này, nên sẽ có lợi cho anh ta để chăn thêm nhiều hơn động vật hơn trên đồng cỏ, nhưng vì lô gic tương tự được áp dụng cho tất cả những người chăn gia súc, nên chúng ta hiểu rằng họ sẽ hành động tương tự, kết quả là số lượng gia súc nhanh chóng vượt quá giới hạn mà đồng cỏ có thể đáp ứng. Và đồng cỏ bị cạn kiệt. 
    Đây được gọi là BI KỊCH SỞ HỮU CHUNG.
    Về cơ bản là những người có liên quan đều hiểu điều này, song tại sao họ lại không hành động ngược lại, tức là tự ý thức sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực chung, cam kết lẫn nhau cùng tuân thủ các ràng buộc nhất định để đảm bảo cho các nguồn lực được bảo vệ, do đó mang lại lợi ích lâu dài. 
    Vấn đề nằm ở sự tuân thủ cam kết. 
    1)   Nếu tôi tuân thủ, anh không tuân thủ thì tôi bị thiệt hại. 
    2)   Nếu tôi tuân thủ, anh tuân thủ thì tôi và anh không bị thiệt hại gì, cùng được lợi. 
    3)   Nếu tôi không tuân thủ, còn anh tuân thủ, thì anh bị thiệt hại. 
    4)   Nếu tôi không tuân thủ, anh không tuân thủ thì cả hai cùng được lợi trước mắt, và thiệt hại về lâu dài. 
    Như vậy trong bốn khả năng trên, thì khả năng (1) là có hại nhất cho tôi, còn khả năng (3) có lợi nhất cho tôi. Khả năng (2) là khả năng có lợi nhất cho anh và tôi. Tại sao anh và tôi không lựa chọn (2) mà luôn có xu hướng ưu tiên lựa chọn (3) cho tôi, và (1) cho anh. 
    Đó là lý trí bảo chúng ta phải như vậy. 
    Tôi không luôn chắc rằng anh có tuân thủ cam kết hay không, do đó hoàn cảnh tốt nhất với tôi là không tuân thủ cam kết, và làm gì có lợi nhất cho tôi. Nếu chúng ta là người duy lý thì bắt buộc chúng ta phải hành động như vậy, nhưng nếu chúng ta hành động như vậy, và người khác cũng hành động như vậy, thì hoàn cảnh chung của chúng ta sẽ trở nên tồi tệ (4). 
    Do đó chúng ta càng duy lý, hoàn cảnh của chúng ta sẽ tồi tệ hơn so với khi tất cả chúng ta không hành động duy lý (2). Đây được gọi là TÌNH THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN CỦA NGƯỜI TÙ. Một khi anh là người duy lý, và trong hoàn cảnh sở hữu chung như vậy, thì cuối cùng tình trạng của anh sẽ trở nên tồi tệ hơn do chính từ sự duy lý của anh.
    Lời giải kinh điển đối với BI KỊCH SỞ HỮU CHUNG là SỞ HỮU TƯ NHÂN. Nhớ rằng bi kịch xuất hiện bởi vì những người chăn thả không phải trả giá cho hành động của họ (thêm gia súc chăn thả). Bởi vì đất đai là của chung, nên cái giá của việc chăn thêm gia súc được chuyển một phần cho những người cùng sử dụng nguồn lực (những người cùng chăn thả trên bãi cỏ). 
    Nhưng TƯ HỮU thay đổi điều này. Nếu, thay vì được sở hữu chung bởi tất cả, đồng cỏ thực sự được phân chia thành các mảnh nhỏ hơn, và được giao cho tư nhân, thì những người chăn thả gia súc sẽ có quyền để loại bỏ người khác khỏi sử dụng tài sản riêng của họ. Một người chỉ chăn thả gia súc trên cánh đồng của mình, hay trên cánh đồng của người khác theo các điều khoản của người chủ sở hữu cánh đồng đó, và điều này có nghĩa rằng cái giá của việc chăn thả thêm đó sẽ do một mình anh ta gánh chịu. 
    Sở hữu tư nhân buộc các cá nhân chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và điều này một lần nữa cung cấp cho anh ta sự khuyến khích để sử dụng nguồn lực một cách khôn ngoan hơn.
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org