Tổng quan về tác phẩm Luận về nguồn gốc của bất bình đẳng - Rousseau

Posted on
  • Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Minh Minh dịch
    Mục đích của Luận về nguồn gốc của bất bình đẳng là đi khảo sát các cơ sở của sự bất bình bẳng giữa con người, và xem liệu sự bất bình đẳng này có được củng cố bởi luật tự nhiên hay không. Rousseau cố gắng chứng minh rằng sự bất bình đẳng đạo đức hiện đại, vốn được tạo ra từ sự thỏa thuận giữa con người, là không tự nhiên và không liên quan đến bản chất thực sự của con người. Rousseau cho rằng, để khảo sát luật tự nhiên, thì cần phải đi xem xét bản chất con người và mô tả xem bản chất này thay đổi như thế nào qua nhiều thế kỉ để tạo ra con người và xã hội hiện đại.
    Để làm điều này, ông bắt đầu với một trạng thái tự nhiên tưởng tượng, một trạng thái có trước xã hội và sự phát triển của lý trí. Bỏ qua sự giải thích của Kinh thánh về sự sáng tạo và sự phát triển của con người, Rousseau cố gắng phỏng đoán con người trong trạng thái này sẽ như thế nào. Ông khảo sát các đặc điểm thể xác và  tinh thần của con người, và thấy anh ta là một động vật giống như các loài khác, bị thúc đẩy bởi hai nguyên nhân chính là: lòng trắc ẩn và sự tự bảo tồn. Đặc điểm thực tế duy nhất để phân biệt anh ta với các loài động vật khác là khả năng tự hoàn thiện của anh ta, một phẩm chất có ý nghĩa quan trọng sống còn mà Rousseau tiếp tục mô tả. Con người trong trạng thái tự nhiên có ít nhu cầu, không có ý niệm tốt và xấu, và ít giao tiếp với người khác. Mặc dù vậy anh ta hạnh phúc. 
    Tuy nhiên, con người không thể giữa để cho không bị thay đổi. Phẩm chất tự hoàn thiện khiến anh ta bị định hình bởi môi trường, và thay đổi để thích ứng với môi trường. Các sức mạnh tự nhiên như động đất, lụt nội khiến con người phân tán ra các khu vực khác nhau, và khiến họ phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng khác. Khi con người đi đến giao tiếp với nhau thường xuyên hơn, các nhóm hay xã hội nhỏ bắt đầu hình thành. Tinh thần con người bắt đầu phát triển, và khi con người trở nên ngày càng ý thức về người khác, thì anh ta phát triển một loạt các nhu cầu mới. Sự xuất hiện của lý trí và xã hội có liên hệ với nhau, nhưng quá trình mà từ đó chúng xuất hiện ra là một quá trình tiêu cực. Khi con người bắt đầu sống trong các nhóm, lòng trắc ẩn và sự tự bảo tồn của được thay thế bởi amour propre, một đặc tính thúc đẩy con người đi đến so sánh anh ta với người khác, và hình thành nhu cầu chi phối người khác để có thể hạnh phúc.
    Sự phát minh ra sở hữu và sự phân chia lao động biểu hiện cho sự khởi đầu của sự bất bình đẳng về đạo đức (bất bình đẳng chính trị). Sở hữu cho phép sự chi phối và khai thác người nghèo bởi người giàu. Tuy nhiên, từ ban đầu các mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo rất nguy hiểm và không ổn định, dẫn đến trạng thái chiến tranh dữ dội. Như một nỗ lực thoát khỏi cuộc chiến này, người giàu lừa dối người nghèo tham gia tạo ra một xã hội chính trị. Người nghèo tin rằng hành động tham gia này sẽ đảm bảo cho sự tự do và an toàn của họ, nhưng trong thực tế nó chỉ đơn thuần cố định các quan hệ chi phối mà đã tồn tại trước đó, việc tạo ra luật pháp là để thiết lập sự bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng hiện tại hầu như không liên quan đến bản chất nguyên thủy của con người, và sự bất bình đẳng về thể xác được thay thế bằng bất bình đẳng đạo đức.
    Giải thích của Rousseau về sự vận động của xã hội tập trung vào các giai đoạn khác nhau của nó. Bắt đầu với sự lựa dối của người giàu, ông thấy xã hội ngày càng trở nên bất bình đẳng, cho đến giai đoạn cuối cùng của nó, đó là chế độ chuyên chế, hay sự cai trị không công bằng của một người đối với mọi người. Sự phát triển này không phải là không thể tránh được, nhưng nó rất dễ xảy ra. Khi giàu có trở thành tiêu chuẩn mà qua đó con người so sánh với nhau, thì sự xung đột và chuyên chế trở thành hiện thực. Đối với Rousseau, dạng xã hội hiện đại tồi tệ nhất là dạng trong đó tiền là thước đo duy nhất.
    Các kết luận của Rousseau trong Luận về nguồn gốc của bất bình đẳng khá rõ ràng: bất bình đẳng chỉ tự nhiên khi nó liên quan đến sự khác biệt về thể chất giữa con người. Tuy nhiên, trong các xã hội hiện đại, sự bất bình đẳng bắt nguồn từ quá trình tiến hóa của con người, quá trình này đã làm suy đồi bản chất của con người và bắt anh ta phục tùng luật pháp và sở hữu, mà cả hai thứ này cùng hỗ trợ cho một dạng bất bình đẳng mới không thể bảo chữa được, đó là bất bình đẳng đạo đức. Theo Rousseau, đây là một hoàn cảnh không thể chấp nhận được, và ông đưa ra một số gợi ý về việc làm thế nào để cải thiện nó.
    Nguồn:http://www.sparknotes.com/philosophy/inequality/summary.html
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org