Giới thiệu
John
Stuart Mill (1806 – 1873), triết gia người Anh, là người có ảnh hưởng to lớn đối với triết học đạo đức và triết học
chính trị đương đại. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất hữu ích khi kể đến một số
trích đoạn trong tác phẩm Thuyết công lợi
của ông. Các tác phẩm khác của ông bao gồm Bàn
về tự do, Bàn về chính thể đại diện, và Sự
lệ thuộc của phụ nữ.
Mill
là người theo chủ nghĩa kết quả trong lĩnh vực đạo đức học. Ông cho rằng sự
đúng sai của một hành động chỉ được quyết định bởi các kết quả của nó – cụ thể
hơn, bởi nó có mang lại hạnh phúc tối đa hay không.
Khi
bạn đọc các trích đoạn, hãy tự
hỏi rằng liệu các hành động có nên được đánh giá chỉ bởi kết
quả hay không. Và liệu một hành động có bao giờ sai nếu nó tạo ra kết quả tốt
nhất có thể ở một hoàn cảnh nào đó? Nếu bạn quen thuộc với lý thuyết của Kant,
hãy tự hỏi
xem nó khác với lý thuyết của Mill như thế nào và cái nào được xem là tốt hơn.
Nguyên tắc hạnh phúc tối đa
Công
lợi, hay còn gọi là nguyên tắc Lợi Ích Tối Đa, cho rằng các hành động càng đúng
khi chúng càng có xu hướng thúc đẩy hạnh phúc, và càng sai khi chúng càng có xu
hướng tạo ra điều trái ngược với hạnh phúc. Với hạnh phúc được hiểu là sự hài
lòng và vắng mặt đau khổ; và bất hạnh được hiểu là sự đau khổ và không có sự
hài lòng. Sự hài lòng, và sự vắng mặt khỏi đau khổ, là những thứ duy nhất đáng
mong muốn như là các mục đích; và tất cả những thứ đáng mong muốn là đáng mong
muốn hoặc vì sự hài lòng cố hữu trong chúng, hoặc như là phương tiện để thúc đẩy
sự hài lòng và ngăn chặn sự đau khổ.
Một
lý thuyết như vậy gây ra một ác cảm đối với nhiều người. Họ chỉ rõ, một học
thuyết cho rằng cuộc sống không có mục đích nào cao hơn ngoài sự hài lòng, là một
học thuyết chỉ đáng cho con lợn và những kẻ đáng tởm mà các môn đệ của Epicurus
thường được so sánh với.
Các
môn đệ của Epicurus trả lời rằng chính những kẻ buộc tội mới nghĩ về bản chất của
con người thấp kém như vậy, vì họ nghĩ rằng con người không có khả năng của những
sự hài lòng nào ngoài sự hài lòng mà con lợn, hay những kẻ đáng tởm có thể. Con
người có các khả năng cao hơn và không xem bất cứ thứ gì là hạnh phúc mà không
bao gồm sự hài lòng của họ.
Một
số dạng hài lòng là đáng mong muốn và có giá trị hơn các dạng hài lòng khác. Nếu
ai đó hỏi tôi là tôi muốn nói gì khi nói đến chất của sự hài lòng, hay điều gì làm
cho một sự hài lòng có giá trị hơn một sự hài lòng khác, thì chỉ có một câu trả
lời sau. Về hai sự hài lòng, nếu có một sự hài lòng mà hầu hết tất cả mọi người
từng trải nghiệm với cả hai thích thú hơn, không quan tâm đến bất cứ cảm nhận
nào về nghĩa vụ đạo đức, thì đó là sự hài lòng đáng mong muốn hơn. Nếu có một sự
hài lòng mà, đối với tất cả những ai quen thuộc với cả hai, đánh giá cao hơn sự
hài lòng khác, thì chúng ta có lý do chính đáng để gán cho nó một sự cao hơn về
chất.
Những
người có khả năng như nhau khi đánh giá và hưởng thụ cả hai, chắc chắn dành cho
các khả năng cao hơn của họ một sự ưu tiên hơn. Chỉ một số rất ít người sẽ chấp
nhận thay đổi để trở thành một loài động vật thấp hơn vì sự hứa hẹn đối với sự
hài lòng của nó. Một tồn tại với các khả năng cao hơn đòi hỏi nhiều hơn để làm
anh ta hạnh phúc và có khả năng chịu đựng những đau khổ sâu sắc hơn; và anh ta
không bao giờ mong muốn chìm đắm vào trong những điều mà anh ta cảm thấy đó là
một sự tồn tại thấp kém hơn.
Trở
thành một con người không thỏa mãn tốt hơn là trở thành một con lợn thỏa mãn;
trở thành Socrates không thỏa mãn còn hơn là trở thành một kẻ ngớ ngẩn thỏa
mãn. Và nếu kẻ ngớ ngẩn hay con lợn có một quan điểm khác, đó là vì chúng chỉ
biết về một mặt của chúng. Còn con người không thỏa mãn, và Socrates biết cả
hai mặt.
Nhiều
người có khả năng đối với những sự hài lòng cao hơn, nhưng do ảnh hưởng của các
cám dỗ nên đắm mình với những sự hài lòng thấp hơn. Nhưng điều này phù hợp với
sự ưu việt nội tại của sự hài lòng cao hơn. Do sự yếu đuối của tính cách, con
người thường đưa ra những sự lựa chọn cho những cái tốt trước mắt và gần gũi. Họ
theo đuổi những đam mê xác thịt gây tổn hại đến sức khỏe, song vẫn ý thức là sức
khỏe là cái tốt lớn hơn.
Từ
sự phán quyết của các quan toàn vô tư, thì không thể có sự chống án. Sẽ không còn
một tòa án khác, ngay cả đối với câu hỏi về lượng. Vì còn phương tiện nào để
quyết định đâu là sự đau khổ nhất trong hai sự đau khổ ngoài các cảm nhận và
phán đoán của những người có kinh nghiệm.
Sự tốt lành của mọi người
Tiêu
chuẩn công lợi không phải là hạnh phúc lớn nhất của tác nhân, nhưng là hạnh
phúc lớn nhất cho chất cả mọi người.
Mục
đích tối cao là một sự tồn tại mà tránh xa nhất khỏi mọi sự đau khổ, và luôn tràn
đầy sự hài lòng, cả về lượng lẫn về chất. Tiêu chuẩn đạo đức được định nghĩa như
là các quy tắc đối với hành vi của con người, nên chỉ với một sự tuân thủ các tiêu chuẩn như vậy thì sự tồn tại như trên mới có thể đạt được cho tất cả mọi
người tới mức độ lớn nhất có thể; và không chỉ cho chính họ, mà cho toàn thể
các tạo vật có tri giác.
Đạo
đức học công lợi nhận ra trong mỗi con người tồn tại sức mạnh hi sinh những điều
tốt đẹp nhất của chính họ vì sự tốt đẹp của người khác. Nó chỉ từ chối thừa nhận
rằng sự hi sinh là một điếu tốt tự thân. Một sự hi sinh mà không làm gia tăng tổng
số hạnh phúc, được coi là một sự hi sinh lãng phí.
Hạnh
phúc, thứ hình thành nên tiêu chuẩn của thuyết công lợi không phải là hạnh phúc
của riêng tác nhân, mà là hạnh phúc của tất cả mọi người có liên quan. Khi đứng
giữa hạnh phúc riêng của anh ta và hạnh phúc của người khác, thuyết công lợi
đòi hỏi anh ta không được thiên
vị mà phải giống như là
một khán giả vô tư và rộng lượng. Trong quy tắc vàng của Jesus, chúng ta đọc thấy
một tinh thần hoàn toàn là tinh thần của đạo đức học công lợi. Hay đối xử với
người khác như bạn muốn được người
khác
đối xử với, hãy yêu hàng xóm của bạn như chính bạn, cấu thành một cách hoàn hảo
lý tưởng của đạo đức học công lợi.
Đôi
khi những người phản đối thuyết công lợi cho rằng nó đòi hỏi quá nhiều đến nỗi
người ta phải luôn luôn hành động từ sự khích lệ thúc đẩy lợi ích của xã hội.
Nhưng đây là sự lẫn lộn quy tắc với động cơ. Động cơ không liên quan gì đến
tính đạo đức của hành động, mà liên quan nhiều đến giá trị mà tác nhân tin. Một
người cứu sống một người khác khỏi chết đuối đã làm một điều đúng đắn về đạo đức,
bất kể động cơ của anh ta là bổn phận, hay là hi vọng được trả tiền.
Đôi
khi công lợi được gọi là một học thuyết vô thần. Tuy nhiên, vấn đề này phụ thuộc
vào ý tưởng mà chúng ta có về tính cách đạo đức của Thượng đế. Nếu Thượng đế muốn,
trên tất cả, đó là hạnh phúc của các tạo vật của ngài, và điều này là mục đích
của ngài khi tác tạo, thì công lợi không chỉ không phải là một học thuyết vô thần,
mà còn là một tôn giáo sâu sắc hơn bất kì tôn giáo khác. Một người theo thuyết
công lợi, người tin vào sự tốt lành và khôn ngoan toàn hảo của Thượng đế, nhất
thiết tin rằng bất cứ điều gì mà Thượng đế tiết lộ liên quan đến đạo đức thì phải
đáp ứng các yêu cầu công lợi với một mức độ tối cao.
Công
lợi thường được hiểu như là Sự có
lợi, tương phản với chính Nguyên tắc công lợi. Nhưng Sự có lợi
thường có nghĩa là những gì có lợi cho chính tác nhân hoặc cho một số mục đích
tạm thời, nhưng vi phạm những thứ tốt đẹp lớn hơn. Theo nghĩa này, Sự có lợi là có hại. Nói dối sẽ thường có lợi.
Nhưng sự mở mang cảm nhận về sự thật là rất hữu ích. Sự vi phạm một quy tắc như
vậy vì lợi ích hiện tại là không có lợi. Tuy nhiên ngay cả quy tắc thiêng liêng
này cũng có ngoại lệ, như khi từ chối cung cấp thông tin cho những kẻ bất lương
sẽ ngăn chặn điều ác, và điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách nói dối.
Nguyên tắc công lợi sẽ so sánh các công lợi xung đột với nhau.
Bằng chứng của nguyên tắc công lợi
Theo
thuyết công lợi, hạnh phúc là thứ đáng mong muốn, và là thứ duy nhất đáng mong
muốn như một mục đích; tất cả những thứ khác chỉ đáng mong muốn như là phương
tiện tới mục đích đó.
Bằng
chứng duy nhất chứng minh
một vật có thể nhìn thấy là người ta thấy nó. Bằng chứng duy nhất chứng minh một âm thanh có thể nghe thấy là
người ta nghe thấy nó. Tương tự như vậy, bằng chứng duy nhất chứng minh một thứ gì đó đáng mong muốn là người
ta mong muốn nó. Nếu mục đích mà thuyết công lợi đề nghị, cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn, không được thừa nhận như là một mục đích, thì không có gì để có thể
thuyết phục mọi người tại sao nó lại như vậy. Không ai có thể chứng minh tại
sao hạnh phúc chung lại đáng mong muốn, ngoại trừ là mỗi người, trong trừng mực
mà anh ta tin nó có thể đạt, mong muốn hạnh phúc của riêng anh ta. Đây là một sự
kiện mà chúng ta không chỉ có bằng chứng xác nhận, mà còn có bằng chứng để khẳng
định rằng, hạnh phúc là điều tốt đẹp, hạnh phúc của mỗi người là điều tốt đẹp với
người đó, và vì vậy, hạnh phúc chung là điều tốt đẹp đối với tất cả mọi người.
Hạnh phúc đã tạo ra địa vị của nó như là một trong các mục đích của hành vi và là
tiêu chuẩn của đạo đức.
Nhưng
nó đã không tự chứng tỏ mình là tiêu chuẩn duy nhất. Để làm được điều đó, nó cần
cho thấy, không chỉ mọi người muốn hạnh phúc, mà còn là họ không bao giờ muốn bất
cứ thứ gì khác. Nhưng, dường
như họ muốn những thứ khác với hạnh phúc, chẳng hạn, như đức hạnh, hay sự biến mất của mọi sự xấu
xa. Từ đây, những người phản đối tiêu chuẩn công lợi suy ra rằng hành động của
con người có những mục đích khác ngoài hạnh phúc, và hạnh phúc không phải là
tiêu chuẩn duy nhất.
Thuyết
công lợi khẳng định rằng, đức hạnh là thứ đáng được mong muốn, một cách vô vị lợi,
vì chính nó. Tinh thần sẽ không ở trong trạng thái có ích nhất đối với hạnh
phúc chung, trừ khi tinh thần yêu mến đức hạnh như là một thứ đáng mong muốn trong
chính nó. Thành phần của hạnh phúc là đa dạng, và mỗi thành phần là một thứ đáng
mong muốn trong chính nó. Theo nguyên tắc công lợi, đức hạnh vốn dĩ không phải
là một phần của mục đích, nhưng nó có thể trở thành như vậy.
Tiền
vốn dĩ không có gì đáng mong muốn hơn hơn sỏi đá. Giá trị của nó chỉ là giá trị
của những thứ mà nó có thể mua. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiền là đáng
mong muốn trong chính nó; và ước muốn sở nó thường mạnh hơn ước muốn sử dụng
nó. Từ là một phương tiện cho hạnh phúc, nó trở thành thành phần chính trong
quan niệm của con người về hạnh phúc. Mọi người nghĩ mình sẽ hạnh phúc hơn khi
sở hữu nó. Nó được bao gồm trong hạnh phúc của họ.
Từ sự trình bày trên, đức hạnh là một thứ tốt đẹp. Và sự khác nhau giữa nó và tình yêu tiền bạc là
không có gì làm một người có thể mang lại quá nhiều điều tốt lành cho người
khác ngoài sự mở mang tình yêu vô tư cho đức hạnh. Tiêu chuẩn công lợi, trong
khi nó chấp nhận các ước muốn sở hữu khác, song thường được đẩy tới mức mà chúng có hại cho hạnh
phúc chung hơn thúc đẩy hạnh phúc chung, đòi hỏi sự mở mang tình yêu đức hạnh tới mức lớn nhất nhất có thể, vì đức hạnh có tầm quan trọng bên trên mọi thức
khác đối với mục tiêu thúc đẩy hạnh phúc chung.
Vì
vậy không có gì đáng mong muốn ngoại trừ hạnh phúc. Bất cứ cái gì đáng mong muốn
khác hơn như là
một phương tiện để đạt được một số mục đích bên ngoài nó, là đáng mong muốn như
một phần của hạnh phúc. Những người muốn đức hạnh vì chính ý nghĩa của đức hạnh, muốn nó hoặc bởi vì họ ý thức về
nó như một sự hài lòng, hoặc bởi
vì
họ ý thức về sự tồn tại mà không có nó là một sự đau khổ, hoặc vì cả hai lý do trên.
Bây
giờ chúng ta có câu trả lời cho sự
hòa nghi về bằng chứng của
nguyên tắc công lợi. Nếu bản chất con người được cấu thành như vậy để không muốn
thứ gì khác hơn ngoài những thứ là một phần của sự hài lòng, hoặc là phương tiện
để đạt được sự hài lòng, thì chúng ta không thể có bằng chứng khác, và không
đòi hỏi bằng chứng khác để chức minh đó là những thứ đáng mong muốn duy nhất. Nếu
vậy, hạnh phúc là mục đích duy nhất của hành động, và sự thúc đẩy hạnh phúc là
phương thức để phán đoán hành vi của con người.
Điều
này có là như vậy hay không chỉ có thể được quyết định bởi sự quan sát. Bằng chứng
này sẽ cho thấy rằng việc ước muốn một thứ và tìm thấy ở nó sự hài lòng, và
ghét bỏ một thứ và nghĩ về nó như là đau khổ, là hai mặt của cùng một sự kiện
tâm lý học; suy nghĩ một đối tượng như là đáng mong muốn, và suy nghĩ về nó như
là sự hài lòng, thực chất một.
Nhưng
nếu học thuyết này đúng, thì nguyên tắc công lợi được chúng minh. Dù nó có là
như vậy hay không, thì bây giờ phải để lại cho sự phán xét của những độc giả
sáng suất.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Nêu nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất. Cho một
ví dụ áp dụng?
2. Mill phản ứng như thế nào đối với những
người nói rằng quan điểm của ông chỉ đáng giá cho con lợn?
3. Theo quan điểm của Mill, có phải sự hài
lòng tinh thần cao quý hơn bởi vì chúng chứa đựng nhiều sự hài lòng hơn? Làm thế
nào để quyết định sự hài lòng nào là cao quý hơn?
4. Một số người khi trải nghiệm cả sự hài
lòng cao và sự hài lòng thấp, liệu họ có thể thích sự hài lòng thấp hơn không?
5. Khi áp dụng nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất,
chúng ta đang xét đến hạnh phúc của ai?
6. Từ
điều kiện nào thì chúng ta nên thực hiện các hành động tự hi sinh?
7. Quy tắc vàng và nguyên tắc “yêu hàng xóm
của bạn” có xung đột với thuyết công lợi?
8. Liệu tất cả các hành động phải được thực hiện vì
mục tiêu thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội?
9. Có phải đức hạnh là đáng mong muốn vì là
phương tiện để đạt được sự hài lòng?
Nguồn:“Ethics
Contemporary Readings”, Routledge Contemporary Readings in Philosophy