Thời kỳ khai sáng

Posted on
  • Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Những quan điểm triết lý chính yếu của Thời kỳ Khai sáng
    Cực điểm của Cách mạng tư tưởng trong triết học là một phong trào được gọi là Thời kỳ Khai sáng. Bắt đầu ở Anh khoảng 1680, nhanh chóng lan sang các nước Bắc Âu và không phải là không có ảnh hưởng ở châu Mỹ. Sự thể hiện quan trọng nhất là sự thể hiện trong Thời kỳ Khai sáng ở Pháp, và thời kỳ mang ý nghĩa quan trọng thật sự là thế kỷ 18. Một vài phong trào khác trong lịch sử cũng có ảnh hưởng sâu sắc như trong việc định hình tư tưởng con người hoặc trong việc định hình diễn tiến hành động của con người. Triết học trong Thời kỳ Khai sáng được hình thành trên một số quan điểm chính yếu như sau:
    1) Lý trí là một hướng dẫn không thể sai lầm duy nhất dẫn đến hiểu biết. Tất cả kiến thức đều bắt nguồn từ nhận thức ở các giác quan, nhưng ấn tượng thu được từ các giác quan chỉ là nguyên liệu thô của chân lý, phải được trau chuốt, hoàn thiện bằng lập luận đã qua thử thách gắt gao trước khi có được giá trị giải thích thế giới hoặc chỉ đường nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
    2) Vũ trụ là một cỗ máy do các định luật bất biến chi phối mà con người không thể vượt qua. Trật tự tự nhiên hoàn toàn thống nhất và trong mọi cách không phải cách dẫn đến phép màu hoặc dẫn đến một hình thức can thiệp thần thánh khác bất kỳ.
    3) Cấu trúc đơn giản nhất và tự nhiên nhất trong xã hội là cấu trúc tốt nhất. Cuộc sống của “gười nguyên thủy cao thượng” còn tốt hơn cuộc sống của người văn minh với các quy ước lỗi thời phục vụ mãi mãi cho hành động chuyên quyền của giới tăng lữ và nhà cầm quyền. Tôn giáo, chính phủ và cá thể chế kinh tế nên được thanh lọc mọi thứ giả tạo và thu nhỏ thành hình thức nhất quán với lập luận và tự do tự nhiên[1].
    4) Không có vấn đề chẳng hạn như tội lỗi nguyên thủy. Con người vốn đã bị tước đoạt nhưng được thúc đầy phải hành động độc ác và tính bần tiện bởi những tăng lữ có mưu đồ và kẻ chuyên quyền gây chiến. Khả năng hoàn thiện vô hạn là của nhân tính, vì thế chính xã hội sẽ dễ dàng vận động nếu con người khỏi phải tuân thủ hướng dẫn từ lý trí và bản năng của chính mình.
    Những người sáng lập Thời kỳ Khai sáng
     1) Huân tước Isaac Newton. Cảm hứng cho Thời kỳ Khai sáng một phần đến từ chủ nghĩa duy lý của Descartes, Spinoza và Hobbes, nhưng những người sáng lập phong trào thật sự là Huân tước Isaac Newton (1642-1727) và John Locke (1632-1704). Mặc dù Newton không phải là triết gia hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng công trình của ông có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng. Thành tựu vĩ đại của ông mang lại một giải thích theo thuyết cơ giới chính xác cho toàn bộ thế giới tự nhiên. Định luật nổi tiếng của ông cho rằng “mọi hạt vật chất trong vũ trụ hấp dẫn mọi hạt khác bằng một lực có giá trị bằng nghịch đảo bình phương của khoảng cách giữa chúng nhân với tích của khối lượng của chúng và hằng số hấp dẫn, được cho là có giá trị không những đối với trái đất này mà còn có giá trị đối với sự bao la vô tận của thái dương hệ. Từ định luật này, thật dễ dàng đi đến kết luận rằng mỗi sự kiện trong tự nhiên bị quy luật vũ trụ chí phối, có thể phát biểu thành công thức một cách chính xác như những nguyên lý toán học. Sự khám phá những quy luật này là công việc chính của khoa học, và nhiệm vụ của con người là cho phép họ hoạt động không bị cản trở. Đã qua rồi khái niệm trong thời Trung cổ cho rằng vũ trụ được hướng dẫn bằng mục đích nhân từ, lúc này con người sống trên thế giới trong đó một chuỗi sự kiện diễn ra tự động như tiếng tíc tắc của đồng hồ đeo tay. Triết học của Newton không bác bỏ quan niệm về Chúa, nhưng tước đoạt ở Người cái quyền lực hướng dẫn các vì sao trong tiến trình hoặc mệnh lệnh cho mặt trời phải đứng yên bất động.

    Bản thảo công trình Philosophia Naturalis Frincipia Mathematica của Newton, với lần xuất bản đầu tiên vào năm 1687.
    2) John Locke. Ảnh hưởng của John Locke hoàn toàn khác với ảnh hưởng của Newton, nhưng không phải là kém quan trọng hơn. Locke là cha đẻ của thuyết kiến thức mới, được dùng làm nền tảng triết học trong Thời kỳ Khai sáng. Phủ nhận thuyết ý tưởng bẩm sinh của Descartes, ông cho rằng tất cả kiến thức của con người phát xuất từ sự nhận thức qua các tri giác. Thuyết này, gọi là thuyết duy cảm, đã được Hobbes khẳng định, nhưng Locke là người đầu tiên trong số triết gia hiện đại phát triển nó thành một hệ thống. Ông nhấn mạnh rằng trí tuệ con người lúc mới sinh là “tờ giấy trắng”, hoàn toàn chưa có điều gì được ghi chép lên trang giấy này. Thậm chí cũng chưa có ý niệm về Chúa hoặc một khái niệm bất kỳ về cái đúng và sai. Cho đến sinh ra, trẻ mới bắt đầu có kinh nghiệm, nhận thức thế giới chung quanh bằng cảm quan của mình, là bất kỳ những gì được ghi trong tâm trí trẻ. Nhưng ý tưởng đơn giản phát sinh trực tiếp từ sự nhận cảm hoàn toàn là cơ sở kiến thức, không có con người nào có thể sống một cách thông minh chỉ dựa vào chính mình. Những ý tưởng đơn giản này phải được tích hợp và hòa trộn vào ý tưởng phức hợp. Đây là chức năng của lí trí và khả năng nhận thức, vốn có khả năng kết hợp, điều phối và tổ chức ấn tượng nhận được từ các cảm quan vì thế hình thành một toàn thể khả dụng của chân lý tổng quát. Cả cảm giác lẫn lý trí không thể tách rời - cái này cung cấp cho trí tuệ nguyên liệu kiến thức thô và cái kia tác động để chúng có hình thức có ý nghĩa. Chính sự kết hợp thuyết duy cảm và chủ nghĩa duy lý này trở thành yếu tố cơ bản trong triết học Thời kỳ Khai sáng. Locke cũng có tầm quan trọng trong việc ủng hộ thái độ hòa đồng tôn giáo và thuyết chính trị tự do của ông, sẽ được đề cập trong chương Cách mạng Pháp.
    3. Voltaire, hiện thân tối cao trong Thời kỳ Khai sáng. Thời kỳ Khai sáng phát triển với tất cả sự huy hoàng ở Pháp trong thế kỷ 18 dưới sự lãnh đạo của Voltaire và nhiều nhà phê bình với tư tưởng khác. Voltaire, hay François Marie Arouet như tên ban đầu của ông, là hình ảnh thu nhỏ của Thời kỳ Khai sáng có phần nào giống như Luther đã làm trong cuộc Cải cách tôn giáo hoặc Leonardo da Vinci đã làm trong Thời kỳ Phục hưng ở Ý. Là con trai của gia đình tư sản, Voltaire sinh năm 1694 và bất chấp thể chất yếu đuối của mình, đã sống trong 11 năm bùng nổ cuộc cách mạng Pháp. Ông phát triển sở thích sáng tác trào phúng từ rất sớm và bản thân gặp nhiều tình huống khó xử khi châm biếm giới quý tộc và quan chức phô trương. Do một trong số nhiều bài văn đả kích, ông bị tống vào ngục Bastille, sau đó bị lưu đày sang Anh. Ông ở Anh ba năm, được các tổ chức ở Anh tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc, và sáng tác tác phẩm triết học đầu tay, được ông đặt tên là Letters on the English. Trong tác phẩm này, ông truyền bá quan điểm của Newton và Locke, mà ông xem là hai thiên tài vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Hầu hết trước tác sau này của ông - Philosophical Dictionary, Candide, lịch sử của ông, và phần lớn thơ và cảo luận - cũng liên quan đến việc trình bày học thuyết cho rằng thế giới bị luật tự nhiên chi phối, lập luận và kinh nghiệm cụ thể là những hướng dẫn có thể tin được duy nhất để cho con người noi theo. Voltaire xem thường chủ nghĩa lạc quan thiển cận cho rằng những điều không may sẽ hình thành điều tốt, và mọi thứ dành cho điều tốt nhất nằm trong điều tốt của tất cả thế giới có thể có được. Trái lại ông cho rằng sự đau khổ phổ biến, thù ghét, xung đột và áp bức. Chỉ trong điều không tường El Dorado của ông, mà ông gán cho một nơi nào đó ở Nam Mỹ, là nơi có thể nhận thức được tự do và hòa bình. Ở đây không có nhà sư, không có tăng lữ, không có việc kiện tụng, và không có nhà tù. Cư dân sống cùng nhau không tham lam hay ác ý, thờ phụng Chúa theo tiếng gọi của lý trí, và giải quyết vấn đề bằng logic và khoa học. Nhưng cuộc sống điền viên này chỉ có thể khi “những kẻ sát nhân tổ chức thành trung đoàn ở châu Âu” không thể đến vùng đất này vì các ngọn núi không thể vượt qua.
    Voltaire trong vai trò chiến sĩ đấu tranh cho tự do cá nhân. Voltaire được nhiều người biết đến nhất trong tư cách chiến sĩ đấu tranh cho tự do cá nhân. Ông quan tâm đến tất cả những hạn chế đối với tự do ngôn luận và tư tưởng khi thốt ra một cách man rợ. Trong một lá thư gửi đến đối phương, ông viết những gì thường được viện dẫn như là chuẩn mực khoan dung của giới trí thức: “Tôi không chấp nhận một từ nào của ngài cả, nhưng tôi bảo vệ cho đến chết quyền ngài được nói như thế”[2]. Nhưng nếu có một hình thức kiềm chế bất kỳ mà Voltaire ghét cay ghét đắng nhiều hơn những điều khác, thì điều ấy chính là sự chuyên chế của tôn giáo có tổ chức. Ông nguyền rủa bằng lời kiên quyết, đanh thép phản đối sự độc ác hoàn toàn vô lý của nhà thờ trong việc tra tấn và thiêu sống những người trí thức dám đặt vấn đề giáo điều tôn giáo. Ám chỉ toàn bộ hệ thống khủng bố và chính thống đặc quyền, ông chấp nhận khẩu hiệu, “Đè bẹp sự việc đáng hổ thẹn”. Ông gần như công kích không thương xót đối với sự chuyên chế chính trị, nhất là khi dẫn đến kết quả thảm sát hàng ngàn người tràn ngập tham vọng của những kẻ chuyên quyền. Ông châm biếm “Cấm giết người, vì thế tất cả những kẻ sát nhân phải bị trừng phạt nếu như họ giết số lượng lớn và trong âm thanh của kèn trumpet”[3].

    Voltaire, của Jean Antoine Houdon (1741-1828). Điêu khắc gia nổi tiếng người Pháp điêu khắc đã miêu tả thái độ trông có vẻ châm biếm của kẻ thù của sự mê tín dị đoan và không lý trí. Trước Nhà hát Pháp, Paris.
    4. Các triết gia khác trong Thời kỳ Khai sáng: các nhà Bách khoa toàn thư. Trong số những triết gia khác thuộc Thời kỳ Khai sáng ở Pháp gồm Denis Diderot, Jean d’Alembert, Claude Helvetius và Baron d’Holbach, tất cả đều sống nửa sau thế kỷ 18. Diderot và d’Alembert là thành viên chính trong nhóm gọi là những nhà Bách khoa toàn thư gọi như thế là do sự đóng góp của họ trong việc biên soạn Bách khoa toàn thư, nhằm mục đích biên soạn một tóm tắt hoàn chỉnh kiến thức triết học và khoa học của thời đại. Nói chung, cả hai đều nhất trí chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa tự do của Voltaire. Diderot chẳng hạn, cho rằng “người ta không bao giờ tự do cho đến khi vị vua cuối cùng bị siết cổ chết bằng bộ lòng của vị tăng lữ cuối cùng”. D’Alembert, trong khi chấp nhận các khuynh hướng theo chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa cá nhân trong Thời kỳ Khai sáng, khác với hầu hết những người đồng nghiệp trong việc ủng hộ sự truyền bá các thuyết mới cho mọi người. Thái độ chung của những người đương đại, nhất là Voltaire, là xem thường thường dân, xem họ như những người quê mùa, thô kệch phải chuộc tội vì sự dốt nát và tính thô thiển. Nhưng đối với d’Alembert, đảm bảo duy nhất cho sự tiến bộ nằm trong sự khai sáng phổ biến. Do đó, ông cho rằng chân lý của lý trí và khoa học nên giảng dạy cho quần chúng với hy vọng rằng sau cùng toàn bộ thế giới sẽ thoát khỏi sự tăm tối và chuyên chế.
    5. Helvetius và Holbach. Danh tiếng của Helvetius và Holbach chủ yếu phát xuất từ quan điểm chủ nghĩa duy vật và thuyết cơ giới cực đoan của họ. Họ lập luận rằng không có gì ngoài vật chất tự nhiên đang tồn tại, và con người khác với động vật cấp thấp chỉ ở tình trạng phức tạp hơn.
    Với những quan điểm như thế, chắc chắn họ hạ thấp tầm quan trọng của tôn giáo. Theo họ, đức tin vào cá nhân Chúa hoặc tin vào một phần thưởng hay hình phạt sau khi chết, không có mục đích hữu dụng, cũng như giải thích thế giới hoặc như cơ sở hạnh kiểm tốt. Nhất là Helvetius, cho rằng tư lợi, phát xuất từ khao khát, thèm muốn, vì sự vui thú và tránh đau khổ, là một nền tảng phong phú cho đạo đức. Ông cho rằng dự định ác độc của con người sẽ bị nỗi sợ chuộc tội kiềm chế, và cảm giác thích thú phát sinh từ hành động không vị kỷ sẽ có nhiều tác dụng hơn một thành phần đau khổ bất kỳ. Người ta thường cho rằng ông là người đầu tiên sử dụng nhóm từ nổi tiếng, “điều tốt lớn nhất trong số lượng nhiều nhất”. Holbach đi xa hơn bất kỳ người đương đại nào khác. Ông cho rằng vũ trụ không gì khác ngoài vật chất luôn chuyển động không ngừng, vũ trụ không bao giờ có khởi đầu và cũng không hề có kết thúc. Mọi vật thể và cơ thể sống trong vũ trụ có được hình dạng và hình thức từ dòng chảy vật chất liên tục. Đây là sự trở về khái niệm của người Hy Lạp cổ đại cho rằng vũ trụ vĩnh hằng trong quá trình thường xuyên tiến hóa.
    6. Thời kỳ Khai sáng ở Đức. Trong khi Thời kỳ Khai sáng ở Đức không quan trọng bằng ở Pháp hoặc ở Anh, nhưng nó khai sinh một số quan điểm tiến bộ. Quan điểm được nhiều người công nhận của các nhà lãnh đạo Đức là Gotthold Lessing (1729-1781), chủ yếu là một nhà soạn kịch kiêm phê bình nhưng cũng là một triết gia có quan điểm nhân văn và tầm nhìn rộng. Yếu tố cơ bản trong triết học của ông là thái độ hòa đồng, được hình thành trên sự thú nhận tội lỗi thành tâm mà không có tôn giáo và sự độc quyền chân lý. Trong vở kịch Nathan the Wise, ông giải thích quan điểm cho rằng giới quý tộc mang đặc điểm không có mối quan hệ cụ thể với các giáo điều thần học. Ông cho rằng, về mặt lịch sử, những người có tính thiện thường là những người Do Thái và tín đồ Hồi giáo cũng như tín đồ Kitô giáo. Phần lớn giải thích cho lý do này, ông kết án sự trung thành với một hệ thống giáo điều bất kỳ và cho rằng sự phát triển của mỗi tôn giáo quan trọng trên thế giới (kể cả Kitô giáo) chỉ đơn thuần là một bước tiến trong sự tiến hóa tinh thần của nhân loại. Một trong những người bạn và cũng là môn đệ của Lessing trở thành triết gia Do Thái lỗi lạc trong Thời kỳ Khai sáng. Tên ông là Moses Mendelssohn (1729-1786), và ông cũng là một sản phẩm ốm yếu của khu ổ chuột dành cho người Do Thái ở thành phố Dessau, Đức. Đồng ý với Lessing rằng tôn giáo nên được đánh giá qua ảnh hưởng của nó đối với hạnh kiểm của tín đồ, Mendelssohn thúc giục đạo hữu Do Thái của mình nên từ bỏ quan niệm cho rằng bản thân là Dân tộc do Chúa chọn. Họ nên nhìn đạo Juda như một trong nhiều tôn giáo tốt. Ông cũng khuyên người Do Thái nên từ bỏ tính chất thị tộc, rằng họ nên chấm dứt lòng khao khát trở về Zion, và họ nên thích nghi với những yêu cầu công dân của các quốc gia nơi họ đang sinh sống. Lời dạy của ông cùng với lời dạy của Moses Maimonides, vốn là người Do Thái theo chủ nghĩa duy lý nổi tiếng trong thế kỷ 12, là những nguồn chính của những gì được gọi là đạo Juda cải cách.
    8. Đại biểu theo chủ nghĩa hoài nghi nổi tiếng trong Thời kỳ Khai sáng. Hai triết gia khác có chỗ đứng trong Thời kỳ Khai sáng là David Hume (1711-1776) người Scotland và Jean – Jaceques Rousseau (1712-1778) người Pháp[4]. Tuy nhiên, không ai đồng ý với đa số những người đương đại. Hume nổi tiếng với thái độ hoài nghi của mình. Ông cho rằng trí tuệ chỉ là một mớ ấn tượng đơn thuần, xuất phát từ cảnh quan và ràng buộc với thói quen của đoàn thể. Nghĩa là, chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm kết hợp sự ấm áp với lửa và sự nuôi dưỡng với bánh mì. Nếu chúng ta không bao giờ cảm nhận được cảm giác ấm áp, thì không có khả năng lập luận nào trong tâm trí giúp chúng ta có khả năng rút ra được kết luận rằng lửa đang tạo ra nhiệt. Nhưng sự lặp đi lặp lại thường xuyên sự việc khi chúng ta nhìn thấy lửa thì chúng ta thường có cảm giác ấm áp dẫn đến thói quen kết hợp cả hai trong tâm trí. Ấn tượng và sự kết hợp là tất cả những gì cần phải biết. Vì mỗi khái niệm trong tâm trí không gì khái ngoài ấn tượng từ cảm giác, tiếp theo sau chúng ta không biết gì về quan hệ nhân quả sau cùng, tính chất của sự vật, hoặc nguồn gốc vũ trụ. Chúng ta không thể chắc chắn bất kỳ kết luận nào về lý trí ngoại trừ những kết luận, như nguyên lý toán học, có thể được kiểm tra bằng kinh nghiệm thực tế. Tất cả những điều khác có thể là kết quả của cảm giác và mong muốn, kết quả của sự thôi thúc và sợ hãi ở động vật. Vì thế phủ nhận năng lực lập luận, Hume đặt mình gần như toàn bộ vào xu hướng trí tuệ chính trong Thời kỳ Khai sáng. Thật ra, ông giúp cho xu hướng này sớm kết thúc.
    Rousseau và chủ nghĩa phản duy lý. Theo cách tương tự, Jean – Jacques Rousseau nổi tiếng với nhiều giả định cơ bản xuất phát từ Newton và Locke. Sự không thích hợp vô vọng đắm mình trong vũng lầy cảm xúc của ông, Rousseau lẽ ra là một người khác thường nếu như ông đấu tranh cho chủ nghĩa duy lý của Thời kỳ Khai sáng. Toàn bộ nhân cách của ông có vẻ như lệch chuẩn. Ông gần như thất bại trong mọi nghề mình chọn. Ông thuyết giảng những lý tường cao thượng trong cải cách giáo dục, nhưng những người con ruột của mình trong dường trí viện nuôi trẻ lại bị bỏ rơi. Ông tranh cãi với mọi người và miệt mài phơi bày cái tôi một cách bệnh hoạn. Chắc chắn chính những tính khí này phần lớn là nguyên nhân khiến ông nổi loạn chống lại những học thuyết tư tưởng hờ hửng của những người đương thời. Ông cho rằng phải thờ phụng lý trí như lời hướng dẫn hạnh kiểm và chân lý không thể sai lầm là dựa vào mũi tên gãy. Dĩ nhiên, lý trí có những cái sử dụng của nó, nhưng không phải là toàn bộ câu trả lời. Trong thực tế, những vấn đề quan trọng trong cuộc sống sẽ an toàn hơn khi dựa vào cảm quan, theo bán năng và cảm xúc. Đây là những cách tự nhiên, vì thế có lợi cho hạnh phúc hơn sáng tác tri thức công phu, giả tạo. “Con người biết tư duy là một con vật bị xã hội làm cho xấu đi”[5]. Tuy nhiên sự khinh miệt lý trí của ông, theo cách khác Rousseau cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm trong Thời kỳ Khai sáng. Ông ca ngợi cuộc sống của “người nguyên thủy cao thượng” thậm chí còn nhiệt thành hơn đồng nghiệp. Trong tiểu luận đoạt giải, Discourse on the Arts and Sciences, ông so sánh tự do và sự vô tội của người nguyên thủy với sự chuyên chế và độc ác của xã hội văn minh, thậm chí nhất mực cho rằng sự tiến bộ kiến thức làm hỏng hạnh phúc con người. Ông thiếu kiên nhẫn trong Thời kỳ Khai sáng với tất cả những hạn chế tự do cá nhân, mặc dù ông quan tâm đến tự do và sự bình đẳng của quần chúng hơn các nhà cải cách khác trong cùng thời đại của mình. Ông xem trọng nguồn gốc của tài sản tư như nguồn chính gây ra sự đau khổ trong xã hội con người.
    Ảnh hưởng của Rousseau. Hầu như không thể ấn định được đâu là giới hạn ảnh hưởng của Rousseau. Trong tư cách nhà văn quan trọng đầu tiên ủng hộ tính giá trị của kết luận theo tiếng gọi của cảm xúc và tình cảm, ông thường được xem là cha đẻ chủ nghĩa lãng mạn. Trong năm mươi năm sau thời đại của ông, châu Âu tắm mình trong nước mắt văn học, thật khó tìm thấy một triết gia dũng cảm khẳng định sự không thể sai lầm của lý trí. Khẩu hiệu của ông, “Hãy trở lại thiên nhiên”, cung cấp nền tảng sùng bái thật sự dành cho sự theo đuổi một đời sống giản dị. Phong cách mới thậm chí còn lan sang quần thần cười điệu ở Versailles. Bản thân nữ hoàng cũng thiết kế một ngôi làng thôn dã xinh xắn trong một góc cung điện và tự định hướng mình bằng trò chơi cô gái vắt sữa. Nhưng ảnh hưởng của Rousseau không chỉ giới hạn trong việc hình thành chủ nghĩa lãng mạn và khuyến khích tình cảm dành cho tự nhiên. Còn có cả một niềm tin của ông về sự bình đẳng và chủ quyền nhân dân, mặc dù ông thường bị hiểu lầm, trở thành tiếng reo hò cổ vũ trong các cuộc cách mạng và của hàng ngàn người phán đối chế độ hiện hành với thái độ ôn hòa hơn. Như trong chương Cách mạng Pháp sẽ thể hiện, chính triết học chính trị của Rousseau cung cấp cảm hứng thật sự cho quan điểm cai trị của đa số trong thời kỳ hiện đại.
    Giáo điều tôn giáo trong Thời kỳ Khai sáng: Thần thánh. Triết học tôn giáo điển hình nhất trong Thời kỳ Khai sáng là thần thánh. Người khai sinh triết học này có vẻ như là một người Anh, huân tước Herbert xứ Cherbury (1583-1648). Trong thế kỷ 18, giáo điều thần thánh do những người như Voltaire, Diderot và Rousseau ở Pháp; Alexander Pope, huân tước Bolingbroke, và huân tước Shaftesbury ở Anh; và Thomas Paine, Benjamin Franklin, cũng như Thomas Jefferson ở Mỹ, truyền bá. Không hài lòng với việc lên án những thành phần phi lý trong tôn giáo, các nhà thần luận đi đến việc tố giác mọi hình thức đức tin có tổ chức. Kitô giáo cũng bực mình như các tôn giáo khác. Các tôn giáo thể chế hóa khác được cho là công cụ khai thác, do những tên vô lại quỷ quyệt nghĩ ra, làm cho tôn giáo trở thành miếng mồi tấn công của quần chúng kém hiểu biết. Theo nhận xét của Voltaire, “thần thánh đầu tiên là kẻ lừa đảo đầu tiên gặp người xuẩn ngốc đầu tiên”[6]. Nhưng mục đích của các nhà thần luận trong việc đánh đổ Kitô giáo không gì khác hơn là việc hình thành một tôn giáo đơn giản hơn và tự nhiên hơn để thay thế tôn giáo này. Giáo lý cơ bản của tôn giáo mới này được thuyết giảng như sau: 1) có một Chúa tạo thành vũ trụ và ban luật tự nhiên nhằm kiểm soát vũ trụ; 2) Chúa không can thiệp vào công việc của con người trên thế gian này: Chúa không phải là thánh thần đồng bóng, như Chúa của các tín đồ Kitô giáo và người Do Thái, tạo thành “một chậu chứa đựng sự kính trọng và một chậu khác chứa đựng sự bất kính” theo ý thích chợt nảy ra của Người; 3) Lời cầu nguyện, phép bí tích và nghi thức chỉ đơn thuần là hình thức khó coi, vô ích, Chúa không thể bị nịnh bợ hoặc mua chuộc để gạt bỏ luật tự nhiên sang một bên vì lợi ích của những người cụ thể; 4) Con người được phú cho sự tự do ý chí sẽ chọn điều tốt và tránh điều xấu, và không có điểm đến nào của một số người được cứu rỗi và một số khác bị đọa đày, nhưng phần thưởng và hình phạt trong cuộc sống về sau này được quyết định hoàn toàn bằng hạnh kiểm của cá nhân khi còn sống trên trái đất.
    Ảnh hưởng của Thời kỳ Khai sáng
    Suy nghĩ ngây thơ trong phần lớn các giả định, cho rằng ảnh hưởng của Thời kỳ Khai sáng là vô cùng to lớn. Không có phong trào khác, ngoại trừ chủ nghĩa nhân văn, đã làm để xua tan màn sương mù dị đoan, mê tín và kiềm chế phi logic dày đặc vẫn còn bao kín thế giới phương Tây. Chủ nghĩa duy lý trong Thời kỳ Khai sáng giúp phá vỡ gông cùm của sự chuyên chế chính trị và làm suy yếu quyền lực của các giáo sĩ vô lương tâm. Quan điểm tự do tôn giáo là một yếu tố hàng đầu trong sự tách rời nhà thờ ra khỏi nhà nước và trong sự giải phóng người Do Thái ra khỏi những kiềm chế cổ xưa. Chủ nghĩa nhân văn được ngụ ý trong sự phản đối đàn áp được chuyển thành sự công khai ủng hộ cải cách hình phạt và bãi nô. Mong muốn có một trật tự tự nhiên trong xã hội góp phần tạo ra nhu cầu vứt bỏ tàn dư chế độ phong kiến và thủ tiêu độc quyền và đặc quyền không xứng đáng. Nếu có một kết quả xấu bất kỳ nào trong Thời kỳ Khai sáng, thì có lẽ đó là sự phát triển quá mức của chủ nghĩa cá nhân. Tự do cá nhân chống lại sự chuyên chế chính trị và tôn giáo thật không may bị hiểu thành quyền của kẻ mạnh muốn thỏa mãn lòng tham kinh tế bằng cái giá phải trả của kẻ yếu.


    [1] Thuyết kinh tế chính trị trong Thời kỳ Khai sáng sẽ được xem xét đầy đủ hơn trong chương Cách mạng Pháp ở phần sau.
    [2] E. B. Hall, Voltaire in His Letters, trang 65.
    [3] Philosophical Dictionary bài viết về “Chiến tranh”.
    [4] Rousseau là người Thụy Sỹ gốc Pháp, một cư dân thành phố Geneva, nhưng phần lớn cuộc đời ông sống ở Pháp.
    [5] A. Discourse on the Origin of Inequality (Nhà Everyman Library), trang 181.
    [6] Philosophical Dictionary, bài báo về ''Tôn giáo''.
    Nguồn: http://www.bachkhoatrithuc.vn/
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org