Sách của các triết gia chính trong truyền thống Khế ước xã hội

Posted on
  • Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Minh Minh tổng hợp
    I. Thomas Hobbes
    1. Giới thiệu
    Thomas Hobbes (05/04/1588-04/12/1679) là một nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị. Cuốn sách Leviathan viết năm 1651 của ông đã thiết lập nền tàng cho nền triết học chính trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ước xã hội. Hobbes là người ủng hộ chính thể chuyên chế nhưng ông cũng phát triển các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng tự do châu Âu: quyền được bầu cử của các cá nhân; quyền bình đẳng tự nhiên của tất cả mọi người; tính nhân tạo của địa vị chính trị (điều dẫn đến sự khác nhau sau này giữa xã hội và nhà nước); quan điểm tất cả quyền lực chính trị hợp pháp phải mang tính "đại diện" và dựa trên sự đồng thuận của nhân dân; và sự diễn giải luật khá phóng thoáng cho phép mọi người được làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm.
    (Nguồn: Wiki)
    2. Các tác phẩm của Hobbes
    Giới thiệu về Hobbes
    - Leviathan
    - De Cive
    - The Elements of Law: Natural and Politic

    II. John Locke
    1. Giới thiệu
    John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, ông tách biệt các chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này tương ứng với đúng các chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
    Nguồn: Wiki
    2. Các tác phẩm của Locke
    - Giới thiệu về Locke
    - An Essay Concerning Human Understanding
    - Two Treatises of Government
    - An Essay Concerning Human Understanding

    III. Rousseau
    1. Giới thiệu
    Jean-Jacques Rousseau, phiên âm tiếng Việt là Giăng Giắc Rút-xô (1712 – 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học.
    Nguồn: Wiki
    2. Các tác phẩm của Rousseau
    - Giới thiệu về Rousseau
    - Social Contract and The First and Second Discourses
    - Emile: Or, On Education
    - Jean-Jacques Rousseau: The Confessions and Correspondence, Including the Letters to Malesherbes

    IV. Immanuel Kant
    1. Giới thiệu
    Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg, được xem là một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực nhân văn khác. Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai giai đoạn: "tiền phê phán" và sau năm 1770 là "phê phán". Học thuyết "Triết học siêu nghiệm" (Transzendentalphilosophie) của Kant đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của triết sử gia J. Hirschberger.
    Nguồn: Wiki
    2. Các tác phẩm của Kant
    - Giới thiệu về Kant
    - Critique of Pure Reason
    - Critique of Practical Reason
    - Critique of the Power of Judgment
    - Kant: Political Writings
    - Kant: Religion within the Boundaries of Mere Reason And Other Writings
    - Kant: Groundwork of the Metaphysics of Morals

    V. John Rawls
    1. Giới thiệu
    John Rawls ( /rɔːlz/;[1] 21 tháng 2, 1921 – 24 tháng 11, 2002)là một triết gia chính trị và đạo đức sinh tại Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ. Các tác phẩm chính: A Theory of Justice (1971), Political Liberalism (1993), The Laws of Peoples (1999). Ông giữ chức giáo sư Đại học James Bryant Conant tại Đại học Harvard và Học bổng Fulbright tại Christ Church, Oxford. Rawls nhận được cả hai giải thưởng Schock cho Logic học và Triết học và Huân chương Nhân văn Quốc gia vào năm 1999, giải sau được trao bởi Tổng thống Bill Clinton, công nhận cách làm việc của Rawls "đã giúp cả một thế hệ người Mỹ đã học được làm sống lại đức tin của họ vào nền dân chủ chính mình."
    Kiệt tác của ông, A Theory of Justice (1971), được biết tại thời điểm công bố là "tác phẩm quan trọng nhất trong triết học đạo đức từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II" và nay được coi là "một trong những văn bản chính trong triết học chính trị". Tác phẩm của ông về triết học chính trị, được đặt tên là Rawlsianism[5], điểm khởi đầu của nó lập luận rằng "các nguyên tắc hợp lý nhất của công lý là những tất cả mọi người sẽ chấp nhận và đồng ý từ một vị trí hợp lý"[4]. Rawls cố gắng để xác định các nguyên tắc của công lý xã hội bằng cách sử dụng một số thí nghiệm tưởng tượng như vị trí ban đầu nổi tiếng, trong đó tất cả mọi người được một cách khách quan nằm như là bằng đằng sau một bức màn vô minh[4]. Ông là một trong những nhà tư tưởng lớn trong truyền thống của triết học chính trị tự do. Nhà triết học người Anh Jonathan Wolff cho rằng "trong khi có thể có một cuộc tranh cãi về các triết gia chính trị quan trọng thứ hai của thế kỷ 20, có thể sẽ không có tranh chấp về người quan trọng nhất: John Rawls".
    Nguồn: Wiki
    2. Các tác phẩm của Rawls
    - Giới thiệu về Rawls
    - A Theory of Justice: Revised Edition
    - Justice as Fairness: A Restatement
    - The Law of Peoples: with 'The Idea of Public Reason Revisited'
    - Political Liberalism: Expanded Edition
    - Lectures on the History of Political Philosophy
    - Lectures On The History Of Moral Philosophy
    ………………………………………………………………………….........

     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org