TIỂU SỬ
IMMANUEL KANT (1724 –
1804), triết gia Đức, được nhiều người ungà nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất của
thời cận đại. Sinh tại Konigsberg (bây giờ là Kaliningrad, Nga, ngày 22 tháng
Tư, năm 1724, Kant học trường cao đẳng Fredericianum rồi đại học Königsberg. Ở
trường cao đẳng, ông chủ yếu nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương, lịch sử của Hy
Lạp và La Mã cổ; còn khi vào đại học, ông nghiên cứu vật lý học và toán học.
Khi cha ông mất, ông buộc phải ngừng học giữa chừng để kiếm sống bằng nghề dạy
kèm. Năm 1755, được bạn giúp sức, ông tiếp tục việc nghiên cứu và lấy bằng tiến
sĩ. Sau đó, ông dạy tại trường đại học 15 năm, mới đầu ông dạy khoa học và
toán, dần dần về sau ông mở rộng phạm vi quan tâm đến hầu hết các phân ngành
của triết học.
Mặc dù các bài thuyết
giảng và tác phẩm của Kant được viết trong giai đoạn này làm nên danh tiếng ông
với tư cách một triết gia độc đáo, nhưng ông không nhận chức giáo sư cho đến
năm 1770, khi ông được bổ nhiệm làm giáo sư ung học và siêu hình học. Trong
vòng 27 năm tiếp đó, ông không ngừng giảng dạy và thu hút một số lượng lớn sinh
viên đến Königsberg. Những giáo trình về tôn giáo phi chính thống của Kant, dựa
trên chủ nghĩa duy lý hơn là mặc khải, dẫn ông đến chỗ đối lập với chính quyền
nước Phổ, và năm 1792, ông bị hoàng đế nước Phổ Frederick William II cấm giảng
dạy và viết sách về các chủ đề tôn giáo. Kant chấp hành lệnh này trong năm năm
cho đến khi hoàng đế băng hà ông mới cảm thấy được giải thoát. Năm 1798, sau
khi rời trường đại học về nghỉ hưu, ông cho công bố tóm lược những quan điểm
của ông. Ông mất ngày 12 tháng hai, năm 1804.
J Hirschberger nói:
‘’Kant được xem là triết gia lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời
cận đại (Neuzeit), là triết gia của nền văn hóa tân thời (ungà Kultur) và của
nhiều lĩnh vực khác nữa. Dù người ta có đánh giá Kant gì đi nữa, điều không thể
chối cãi là ít nhất Kant đã nâng triết học Đức tiến lên một giai đoạn mới. Danh
tiếng của ông đẩy lùi tất cả những gì đi trước vào bóng tối và tỏa sáng lên
những gì đi sau’’.
TRIẾT HỌC CỦA KANT
Hòn đá tảng triết học
của Kant, đôi khi được gọi là triết học phê phán, là tác phẩm Phê phán
lý tính thuần túy (1781), trong đó ông thẩm xét những nền tảng của tri
thức con người và tạo ra một tri thức luận khác thường. Giống như các triết gia
đi trước, Kant phân biệt các phán đoán thành hai loại mệnh đề phân tích và tổng
hợp. Mệnh đề phân tích là mệnh đề mà trong đó thuộc từ hàm chứa trong chủ từ,
như trong phát biểu: ‘’Người độc thân là kẻ không lập gia đình’’. Chân lý của
loại mệnh đề này là hiển nhiên, bởi vì phát biểu điều ngược lại sẽ làm cho mệnh
đề đó tự mâu thuẫn. Những mệnh đề như vậy được gọi là mệnh đề phân tích bởi vì
chân lý được khám phá bởi sự phân tích bản thân khái niệm. Những mệnh đề tổng
hợp, trái lại, là những mệnh đề không thể đạt tới được bằng sự phân tích thuần
tuý, như trong phát biểu: “Tất cả các vật thể đều có trọng lượng’’. Tất cả
những mệnh đề thông thường xuất phát từ kinh nghiệm trần gian đều là mệnh đề
tổng hợp.
Theo Kant, các mệnh đề
cũng có thể chia ra thành hai loại khác nữa xét về nội dung nhận thức: hậu
nghiệm (a posteriori) và tiên nghiệm (a priori). Những mệnh đề hậu nghiệm tùy
thuộc hoàn toàn vào tri giác, nhưng những mệnh đề tiên nghiệm có tính xác lý
nền tảng và không dựa trên những tri giác như thế. Sự khác biệt giữa hai loại
mệnh đề này có thể được minh họa bằng mệnh đề hậu nghiệm ‘’tất cả các vật thể
đều có trọng lượng’’ và mệnh đề tiên nghiệm ‘’hai với ungà bốn’’. Luận đề của
Kant trong phê phán là có thể tạo ra những phán
đoán tổng hợp tiên nghiệm. Lập trường triết học này thường được gọi là thuyết
siêu nghiệm. Để diễn tả loại phán đoán này khả hữu như thế nào, Kant coi những
đối tượng của thế giới vật chất là không thể biết được tự nền tảng; từ quan
niệm về lý tính này, chúng chỉ là chất liệu thô mà từ đó những cảm giác được
hình thành. Các đối tượng tự thân không thể nhận thức được, và không gian và
thời gian chỉ tồn tại như một phần của trí tuệ, như “các hình thức của trực
quan’’ mà qua đó các ấn tượng và cảm giác được tiếp thu.
Ngoài những trực giác
này, Kant nêu rõ rằng con người còn có một số khái niệm tiên nghiệm, mà ông gọi
là các phạm trù. Ông chia các phạm trù thành bốn nhóm: những phạm trù về lượng,
là nhất thể, đa thể và toàn thể; những phạm trù về chất, là thực tại, phủ định
và hạn định; những phạm trù về tương quan, là bản thể - và – tuỳ thể, nguyên
nhân – và – kết quả, và tương hỗ tính; và những phạm trù về hình thái, là khả
hữu – bất khả, hiện hữu – không hiện hữu, và tất yếu – bất tất. Những trực giác
và những phạm trù có thể được áp dụng để đưa ra những phán đoán về kinh nghiệm,
nhưng theo Kant, không thể được áp dụng cho những ý niệm như tự do và hiện hữu
của Thượng Đế mà không dẫn tới sự thiếu nhất quán dưới dạng những cặp mệnh đề
mâu thuẫn, hay ‘’những cái tương phản’’ (antinomies), ở đó cả hai đều có thể
được chứng minh là dùng.
Trong Siêu hình
học về đức lý (1797), Kant mô tả hệ thống đức lý của ông, dựa trên
niềm tin rằng, lý tính là quyền lực tối hậu đối với đạo đức. Ông cho rằng, mọi
loại hành vi đều phải được bảo đảm bởi một ý thức bổn phận được lý trí ra lệnh,
và không hành vi nào được thực hiện vì tư lợi hay chỉ vì vâng theo luật lệ hay
tập quán có thể được xem là đạo đức. Kant diễn đạt hai kiểu mệnh lệnh được lý
trí đưa ra: mệnh lệnh giả thiết, nêu lên một tiến trình hành động nhất định để
đạt tới một cứu cánh cụ thể; và mệnh lệnh nhất thiết, nêu lên một tiến trình
hành động phải tuân theo vì sự đúng đắn và tất yếu của nó. Mệnh lệnh nhất thiết
là nền tảng của đạo đức và được Kant phát biểu bằng những lời lẽ sau: ‘’Hãy
hành động như thể châm ngôn hành động của anh, thông qua ý chí của anh, sẽ trở
thành luật tự nhiên phổ quát’’.
Những ý tưởng đức lý của
Kant là kết quả ung của niềm tin của ông vào tự do nền tảng của cá nhân, được
nêu rõ trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy (1788) của
ông. Sự tự do này ông không ungà như tự do vô luật lệ của tình trạng vô chính
phủ, mà đúng hơn là tự do của sự tự trị, tự do vâng theo một cách ý thức những
quy luật của vũ trụ được bộc lộ qua lý trí. Ông cho rằng, hạnh phúc của mỗi cá
nhân phải được coi như là mục đích tự thân và rằng, thế giới đang tiến tới một
cộng đoàn lý tưởng ở đó lý trí sẽ ‘’buộc mỗi người ban hành luật lệ làm ra
những luật lệ theo một phương cách nhất định như thể chúng xuất phát từ một ý
chí thống nhất của toàn nhân loại, và xem xét mọi vấn đề, trong viễn tưởng ta
là một công dân, trên cơ sở ta có tuân theo ý chí đó hay không’’. Trong thiên
khảo luận Hòa bình vĩnh cửu (1795), Kant ủng hộ việc thành lập
một liên bang thế giới các nhà nước cộng hòa.
Kant có ảnh hưởng to lớn
hơn bất kỳ triết gia nào của thời hiện đại. Triết học theo kiểu Kant, đặc biệt
là triết học được triển khai bởi triết gia Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel,
là nền tảng của chủ nghĩa Marx; phương pháp biện chứng của Hegel,
được Karl Marx vận dụng, là kết quả tự nhiên của phương pháp suy luận bằng
‘’những cái tương phản’’ mà Kant đã sử dụng. Triết gia Đức Johann Fichte, đồ đệ
của Kant, từ chỗ phản đối thầy mình phân chia thế giới thành hai phần khách
quan và chủ quan, ông phát triển một thứ triết học duy tâm cũng có ảnh hưởng
lớn đến các nhà xã hội chủ nghĩa thế kỷ 19.
TRI THỨC LUẬN CỦA KANT
Chủ nghĩa duy tâm thường
được định nghĩa như một quan điểm theo đó mọi sự tồn tại đều phát xuất từ trí
óc; nghĩa là, mọi sự hoặc là tinh thần hoặc sự tồn tại của nó tuỳ thuộc vào
tinh thần. Nói một cách nghiêm ngặt, Immanuel Kant không phải là nhà duy tâm
trong viễn tượng đó, mặc dù ông tự nhận mình là nhà duy tâm siêu nghiệm. Theo
ông, con người chỉ có thể tri thức những gì trình diện trước giác quan của mình
hoặc những gì được trí tuệ của chính mình đưa ra. Mỗi kinh nghiệm giác quan là
sự pha trộn giữa nội dung cảm giác do con người nhận được và một mô thức không
gian thời gian do chính trí tuệ đưa ra. Ngoài ra, nếu người ta tìm cách đóng
khung một kinh nghiệm giác quan thành một phán đoán, thì trí tuệ cũng cung cấp
thêm một số đặc điểm khách quan: sự phán đoán nhập làm một các ý tưởng của một
sự vật là bản thể hoặc phẩm tính của bản thể đó, những ý tưởng của một vật là
nguyên nhân gây ra một vật khác, hoặc một vật liên quan đến vật khác tất yếu
hay ngẫu nhiên. Nói tóm lại, dữ liệu thô của đầu vào cảm giác chỉ là một phần
nhỏ của những gì kiến tạo nên tri thức con người. Phần lớn nội dung tri thức do
chính trí tuệ con người cung cấp; và, về phương diện tri thức con người, thay
vì trí tuệ tìm cách tự thích nghi với thế giới ngoại tại, thì thế giới tuân
theo những đòi hỏi của cảm tính và lý tính con người. Kant so sánh sự chuyển
hướng cách tìm hiểu tri thức con người của mình với cuộc cách mạng Copernic
trong thiên văn học. Nếu Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là trái với lý
thường tình, thì sự vật khách quan tuân thủ trí tuệ con người cũng trái với lý
thường tình.
Tuy nhiên, Kant vẫn cho
rằng, có một thế giới tồn tại độc lập với trí tuệ con người và hoàn toàn bất
khả tri. Thế giới đó bao gồm những vật tự thân, không tồn tại trong
không gian và thời gian, không bị chi phối bởi luật nhân quả, bởi vì đây là
những thành phần được trí tuệ con người đưa ra như những điều kiện cho tri
thức. Vì sự dính dáng đến duy thực (dù có vẻ rất ít) của mình mà Kant tỏ ra bối
rối trước quan điểm duy tâm triệt để của Berkeley, mà theo đó nó gần như phủ
định thế giới ngoại tại. Kant cho rằng, quan điểm này không thể chấp nhận được
và phản đối ‘’một kết luận ngớ ngẩn cho rằng, có thể có những biểu hiện mà
không có bất kỳ cái gì xuất hiện’’.
Mục đích của Kant – như
được triển khai trong Phê phán lý tính thuần túy –
là thay thế chủ nghĩa duy tâm thô sơ của Berkeley bằng chủ nghĩa duy tâm siêu
nghiệm. Sự khác biệt, như Kant nhìn thấy là, trong khi Berkeley khởi sự theo
kinh nghiệm luận bằng cách chỉ ra rằng, mọi vật mà con người thấy hoàn toàn hợp
lý khi khẳng định nó tồn tại đều liên quan đến ý thức, thì Kant tiếp tục tra
hỏi những điều kiện cần thiết gì làm cơ sở cho bất kỳ một kinh nghiệm thực tế
nào đó. Kant không phủ nhận rằng, có kinh nghiệm thực tế, nhưng ông chỉ trích
Berkeley đã không đào sâu những nền tảng duy lý của nó. Kant được ungà nhà duy
lý’’ vì ông nghĩ ràng, những điều kiện cho kinh nghiệm thực tế chỉ có thể được
suy luận trước, chứ không phải được khám phá từ kinh nghiệm; ông gọi thuyết duy
tâm của mình là ‘’siêu nghiệm’’ bởi vì những điều kiện mà ông tìm kiếm là vượt
lên đối với bất kỳ kinh nghiệm nào. Trong ‘’chứng cứ về thế giới ngoại tại,
thời danh của mình, ông tuyên bố rằng, ông tự kinh nghiệm bản thân mình như một
khách thể trong thời gian, thời gian đó đòi hỏi một cái gì thường hằng bên
ngoài ý thức như điều kiện tiên quyết cho sự hiện hữu của ông trong thời gian,
và do vậy thế giới ngoại tại đó tồn tại. Nói cách khác, ông khẳng định rằng,
kinh nghiệm nội tại giả định một thế giới ngoại tại. Nhưng rất ít triết gia
hiểu được tại sao như vậy, và câu hỏi về sự tương phản thực sự giữa nội tại và
ngoại tại có vẻ như còn tiếp tục đặt ra.
Kant tin rằng, mọi đối
tượng của giác quan đều phải được kinh nghiệm trong giới hạn của không gian
hoặc thời gian. Vì thế, mọi đối tượng vật chất đều có một vị trí có tính không
thời gian. Bởi vì không gian và thời gian là cơ sở cho mọi cảm giác, ông gọi
chúng là những mô thức cảm năng thuần túy. Ngoài những mô thức này, còn có
những mô thức trí năng thuần túy, tức là những phạm trù hoặc những cấu trúc
tổng quát của tư duy mà trí tuệ con người tạo ra để nhận thức các hiện tượng
vật lý. Do vậy, mỗi đối tượng của kinh nghiệm được cho là có một nguyên nhân nào
đó, để hoặc là một bản thể hoặc là một phần của một bản thể nào đó, và v.v… Kết
cấu của những phán đoán rốt cuộc dẫn đến câu hỏi những mệnh đề diễn tả sự phán
đoán (hoặc tri thức) có những thuộc tính nào.
Quan điểm của Kant cho
rằng, kinh nghiệm con người bị trói buộc bởi không gian và thời gian và rằng,
nó có thể tri giác được chỉ như một hệ thống những quan hệ nhân quả hoàn toàn
tất định tồn tại giữa những biến cố trong thế giới chứ không phải giữa thế giới
và một cái gì đó bên ngoại nó đã dẫn đến hệ quả rằng, không thể có tri thức về
Thượng Đế, tự do, hay sự bất tử của con người. Mỗi một ý tưởng này vượt quá
giới hạn của kinh nghiệm và do vậy bị trục xuất khỏi vương quốc của lý trí. Như
ông phát biểu, ông ‘’thấy cần phải phủ nhận tri thức, để dành chỗ cho đức
tin’’.
SIÊU HÌNH HỌC
Tiếp bước Hume, Kant
phân biệt sâu hơn giữa siêu hình học và triết học phê phán. Phần lớn nỗ lực
triết lý của Kant là tập trung biện bác rằng, siêu hình học – hiểu như tri thức
về những sự vật siêu cảm giác – là một bất khả thể. Tuy nhiên siêu hình học,
hiểu như khoa nghiên cứu những điều kiện của kinh nghiệm, có thể được ungà
‘’con đường chắc chắn khoa học’’; nó cũng khả hữu, và thực sự cần thiết, để có
được những xác tín về Thượng Đế, tự do và sự bất tử. Nhưng dù những
xác tín này được xây dựng vững chắc thế nào đi nữa, chúng cũng không thể nào
được ungà tri thức: nhận biết hết về thế giới khả tri là hoàn toàn vượt quá khả
năng con người. Thực chất là Kant đã sử dụng lại những luận cứ của Hume trong
việc tìm cách chứng minh kết luận này nhưng ông cũng đưa ra những quan điểm thú
vị của riêng ông. Một điểm đặc biệt trong luận cứ của ông là sự phân biệt giữa
cảm năng như một quan năng của những trực quan và giác tính như một quan năng
của những khái niệm. Theo Kant, tri thức đòi hỏi cả hai, vừa nắm bắt những cái
đặc thù vừa đưa những cái dặc thù này vào trong những mô tả khái quát. Việc nắm
bắt những cái đặc thù luôn luôn là việc của các giác quan; chỉ các giác quan
mới có thể bổ khuyết những trực giác. Tuy nhiên, trực giác mà không có khái
niệm là mù lòa; người ta không thể làm được gì với những cái đặc thù trừ phi
người ta có thể biết dược chúng là gì, mà điều này đòi hỏi phải sử dụng một
quan năng hoàn toàn khác, là giác tính. Trái lại, những khái niệm của giác tính
cũng trống rỗng; chúng chỉ là những hình thức đơn thuần chờ được mang ra để đón
nhận những cái đặc thù. Kant nhấn mạnh rằng, điều này ung cho cả những cái mà
ông gọi là những khái niệm thuần túy’’ (các phạm trù) như nguyên nhân và bản
thể; việc những khái niệm thuần túy này có một vai trò khác trong cuộc tìm kiếm
tri thức từ những khái niệm được khám phá trong kinh nghiệm không cho chúng bất
kỳ một nội dung trực giác nào. Trong trường hợp của chúng, cũng như trong
trường hợp của mọi khái niệm khác không thể có sự suy luận hợp lý từ phổ quát
đến những cái đặc thù; để nhận biết có những cái đặc thù gì trong thế giới,
điều cần thiết là phải có kinh nghiệm hơn là suy tư. Như thế càng cho thấy sự
vô ích khi tìm cách nói có cái gì chỉ trên nền tảng lý trí thuần túy thôi. Sự
phân biệt giữa những mệnh đề phân tích và mệnh đề tổng hợp của Kant có những
điểm đặc thù riêng, nhưng vì những mục đích lúc bấy giờ có thể sự phân biệt đó
được coi như đồng nhất về cơ bản với sự phân biệt của Hume. Tương tự, những
khác biệt quan trọng giữa Kant và Hume về thuyết nhân quả có thể bị lờ đi, vì
rằng, họ nhất trí về một vấn đề mấu chốt: khái niệm có thể áp dụng một cách
thích hợp chỉ trong phạm vi kinh nghiệm khả hữu. Nếu đặt câu hỏi có những khác
biệt căn bản nào không giữa hai người với tư cách là nhà phê phán siêu hình
học, câu trả lời hẳn là có nhưng những khác biệt này chủ yếu là về
tính khí và thái độ hơn là về học thuyết chính thống. Hume là người đả phá đích
thực; ông sẵn sàng đặt qua một bên những niềm tin cũ kỹ mà không tiếc nuối. Tuy
nhiên, đối với Kant, bài hát mỹ nhân ngư của siêu hình học chưa mất vẻ quyến rũ
của nó, mặc dù đôi khi ông cũng dùng những lời lẽ gay gắt để phê phán nó. Kant
tiếp cận triết học như một tín đồ tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh của lý trí;
ông không bao giờ rời bỏ xác tín rằng, một số khái niệm của con người là tiên
nghiệm, và ông nói đi nói lại rằng, ý tưởng về cái vô điều kiện, mặc dù thiếu
sức kiến tạo, có một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hướng những
hoạt động của giác tính. Ông phân biệt giữa hiện tượng và sự vật của giác tính
(noumena), những đối tượng của cảm quan và những đối tượng của trí tuệ; ông cho
rằng, giống như người ta nghĩ tới các sự vật khả giác như những hiện tượng, thì
người ta cũng có thể hình thành ý tưởng về một thế giới không là đối tượng của
bất kỳ loại kinh nghiệm giác quan nào. Tuy nhiên, rõ ràng ông đã vượt xa điều
này trong tư duy riêng của ông: vương quốc các sự vật của giác tính, không phải
là một khả thể đơn thuần được viện đến như một tương phản với vương quốc được
tri thức thực sự, nó được coi như một thực tại đích thực có tác động vào thế
giới cảm quan, vào sự hình thành tình trạng lưỡng lự và cảm thức đạo đức.
CÁC TÁC PHẨM KHÁC
Ngoài những tác phẩm
triết học, Kant còn viết nhiều khảo luận về những đề tài khoa học khác nhau, đa
số về địa lý học. Công trình khoa học quan trọng nhất của ông là Đại
cương lịch sử tự nhiên và lý thuyết về bầu
trời (1755), trong đó ông đề xuất giả thuyết về sự hình thành vũ trụ
từ một đám tinh vân xoay tròn, giả thuyết này về sau được Pierre de Laplace
triển khai độc lập.
NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH
Kritik der reinen
Vernunft (1781; Phê phán lý tính thuần túy)
Kritik der praktischen
Vernunft (1788; Phê phán lý tính thực hành)
Prolegomena zu einer
jeden künftigen Metaphysik (1783; Dẫn nhập vào siêu hình học tương lai)
Grundlegung zur
Metaphysik der Sitten (1785; Siêu hình học và đức lý)
Kritik der Urteilskraft (1790; Phê phán năng lực
phán đoán)
Religion innerhalb der
Grenzen der blossen Vernunft (1793; Tôn giáo trong những ranh giới của lý
tính thuần túy).
Metaphysics Rudiments of
Natural Philosophy (1786; Những nguyên lý siêu hình học cơ bản về triết học tự
nhiên).
(Nguồn: 101 Triết gia, Mai Sơn biên soạn)