Nguyễn Cảnh Bình
Có
hai văn kiện làm nên lịch sử nước Mỹ. Thứ nhất là bản Tuyên ngôn Ðộc lập do
Thomas Jefferson viết năm 1776, với những dòng chữ nổi tiếng từng được Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhắc lại trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập nước ta năm 1945: “Mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã ban cho họ những quyền không thể chối
cãi, đó là quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Văn bản kia ít được biết đến
hơn, đó là Hiến pháp Hoa Kỳ, soạn thảo năm 1787 đặt nền tảng cho một nhà nước Cộng
hoà non trẻ đầu tiên trên thế giới. Dù được sửa chữa nhiều lần trong suốt chiều
dài hơn 200 năm lịch sử, và không phải là không có thiếu sót thì đây vẫn là bản
Hiến pháp lâu đời nhất còn được dùng đến ngày nay và là hình mẫu cho nhiều Hiến
pháp khác.
Madison
sinh năm 1751 trong một gia đình quí tộc đồn điền tại Virginia. Ngay từ nhỏ,
ông đã là một người cực kỳ thông minh và trong những ngày theo học trường
Princeton (1768-1771), ông đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực chính
quyền và luật pháp. Sớm có tinh thần yêu nước, năm 27 tuổi, Madison đã tham gia
chính quyền địa phương (177. Chỉ 2 năm sau, năm 1780, ông được chọn là đại biểu
tiểu bang Virginia tại Ðại hội các thuộc địa Bắc Mỹ, tiền thân của Quốc hội Mỹ
sau này. Dù là đại biểu trẻ nhất nhưng trong những cuộc tranh luận, ông luôn thể
hiện trí tuệ sắc sảo và kiến thức uyên thâm về các vấn đề nhà nước. Là “con mọt
sách của những con mọt sách”, chắc chắn rằng không có ai trong số 55 đại biểu
tham dự Hội nghị Quốc ước ở Philadelphia năm 1787 đó có được sự chuẩn bị công
phu và kỹ lưỡng về tất cả mọi điểm của hiến pháp như Madison.
Trong
số những chính trị gia xuất sắc tham dự Hội nghị Quốc ước năm 1787 và rất nhiều
người khác đã đóng góp công sức cho bản hiến pháp này thì với những cống hiến
to lớn của mình, James Madison (1751-1836), đại biểu tiểu bang Virginia, bạn
thân và sau này kế nhiệm Thomas Jefferson làm Tổng thống thứ 4 của Hoa kỳ
(1808-1816) đã được các sử gia và các chính trị gia Mỹ tôn kính gọi là “Cha đẻ
bản Hiến pháp”.
Nước
Mỹ năm 1786, 10 năm sau ngày tuyên bố Ðộc lập phải đương đầu với những thử
thách gay go. 13 tiểu bang thuộc địa tập hợp trong một thể chế hợp bang lỏng lẻo,
chỉ có một cơ quan chính quyền duy nhất là Ðại hội các thuộc địa điều hành mọi
vấn đề của đất nước. Không có nhánh hành pháp, cũng không có toà án tối cao, cơ
quan này hầu như chẳng có chút quyền hành nào, cũng chẳng có ngân sách để hoạt
động. Khắp nơi tràn ngập sự lộn xộn, luật pháp mỗi nơi một khác, không có một
qui định chung về thương mại, thuế khoá và thậm chí mỗi tiểu bang lại có một loại
tiền riêng. Những món nợ chiến tranh lớn đến mức hầu như không thể trả nổi.
Kinh tế đình trệ, giá cả tăng vọt, nhân dân bất mãn tới mức mà một vài cuộc khởi
nghĩa đã nổ ra. Khắp nơi, những nhà buôn, những chính trị gia và cả dân chúng đều
đòi phải có cải cách, nhưng các ý kiến lộn xộn, mâu thuẫn và hầu như mọi người
đều không biết phải làm gì. Sau nhiều năm tham dự chính quyền địa phương và
liên bang, nhận thức được những yếu kém trong thể chế này, Madison quyết tâm
tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh tế và chính trị phức tạp của nước Mỹ. Ông
tích cực vận động tổ chức một hội nghị tất cả các tiểu bang để xây dựng hiến
pháp và mô hình nhà nước mới cho liên minh này.
Nhưng
nhận thức được rằng trước hết cần phải hiểu cặn kẽ mọi ngóc ngách của chính quyền
và tìm được một mô hình nhà nước phù hợp, mùa Xuân-Hè năm 1786, Madison rời bỏ
mọi công việc tại chính quyền tiểu bang và liên bang, lặng lẽ một mình trở về
ngôi nhà ở Montperlier mải mê vùi đầu vào hàng trăm cuốn sách thu lượm được,
nhiều cuốn do Thomas Jefferson gửi từ Pháp. Ðó là những cuốn rất nổi tiếng của
các tác giả Thế kỷ ánh sáng như Khế ước Xã hội , Tinh thần Pháp luật , Về Một Cộng
đồng hoàn hảo và những cuốn khác về lịch sử tồn tại và diệt vong của các nhà nước
Hy Lạp và La Mã cổ đại, Hợp bang Thuỵ sĩ thế kỷ 14, Liên bang Bỉ, Phổ giữa thế
kỷ 17… Với những cuốn sách này, Madison hy vọng sẽ tìm được những nguyên lý và
trở ngại cho sự hoạt động của chính quyền. Madison nghiền ngẫm những ý tưởng và
rồi viết những điều mà ông cho là bổ ích về những đặc điểm hình thành và nguyên
nhân sụp đổ của các mô hình nhà nước đó vào cuốn sổ nhỏ có tên là Những ghi
chép về các mô hình liên bang cổ xưa và hiện đại và những điều yếu kém của thể
chế đương thời vào cuốn Những trục trặc trong hệ thống chính quyền Mỹ . Ông hiểu
rằng để xây dựng một mô hình nhà nước Mỹ vững mạnh thì cần phải tìm ra những
nguyên lý đúng đắn trên cơ sở cả lý thuyết và thực tiễn.
Madison
hoàn toàn đồng ý với Jefferson rằng Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng
nhưng Madison cũng biết rằng rồi đây trong cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ trở
nên rất khác nhau. Chúng ta trưởng thành khác nhau, sở hữu những tài sản và trí
tuệ khác nhau và tất yếu sẽ có những quan điểm khác nhau. Hơn nữa, chúng ta rồi
sẽ tự tìm những biện pháp để bảo vệ tài sản và quan điểm của mình . Ông viết
thêm Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi
ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người
nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất…. Ðối với ông, sự bình đẳng có
nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội
và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau . Do vậy, ông kết luận rằng
Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những
xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức
các bộ phận khác, và tự kiểm soát mình khỏi việc ban thành những đạo luật đi
ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội . Một vấn đề nữa đó là làm sao tìm được
một sự dung hoà giữa quyền của liên bang và tiểu bang để có một chính quyền
liên bang mạnh nhưng vẫn đảm bảo quyền tự quyết của các tiểu bang, đảm bảo tự
do cá nhân và thịnh vượng chung của cả cộng đồng.
Từ
những nghiền ngẫm này, Madison bắt đầu hình thành trong đầu những ý tưởng sơ
khai nhất về mô hình chính quyền cộng hoà cho một nhà nước liên bang tốt đẹp và
thịnh vượng. Vấn đề mấu chốt đối với ông là chính quyền này phải đại diện cho
dân chúng theo một cách thức phù hợp, ổn định nhưng không quá bảo thủ, năng động
nhưng không quá vội vàng đủ đảm bảo sự bình đẳng giữa nhóm lợi ích khác nhau
đó. Ông muốn đa số không được đàn áp thiểu số và ngược lại thiểu số không chiếm
đoạt quyền của đa số , ví như tránh nguy cơ những con nợ hợp sức tự xoá bỏ những
món nợ, ngược lại các chủ nợ không được chèn ép và bức bách họ. Trong suốt thời
gian nghiền ngẫm những tác phẩm đó, ông cũng viết thư rất nhiều cho Jefferson,
Washington và các chính trị gia khác thảo luận những ý tưởng về mô hình này.
Một
năm sau, mùa hè năm 1787, khi đã hình thành xong những nét chính yếu về mô hình
liên bang, Madison tràn đầy tin tưởng đến Philadelphia nơi tổ chức hội nghị Quốc
ước. Thật buồn cười rằng ông và những nhà lập pháp xuất chúng khác ngoài những
giờ họp thường trao đổi và thảo luận tại một quán rượu nhỏ, có tên là Indian
Queen (Nữ hoàng Da Ðỏ). Họ đề xuất một mô hình nhà nước hoàn chỉnh có đủ 3 cơ
quan lập pháp (Quốc hội), tư pháp (Toà án tối cao) và hành pháp (Tổng thống).
Trong khi một số đại biểu ủng hộ mô hình chính quyền tập trung mạnh; những người
khác, muốn duy trì quyền tự quyết và tự chủ của tiểu bang; đa số còn lại có lập
trường trung lập, thì Madison, bằng mọi kiến thức và hiểu biết của mình đã biện
hộ không mệt mỏi và thuyết phục những người khác chấp nhận mô hình này. Sau
này, Madison được ca ngợi rằng là người duy nhất hiểu cặn kẽ mọi vấn đề về Hiến
pháp tới mức mà trí tuệ con người có thể vươn tới được bởi ở ông là sự kết hợp
tuyệt vời giữa một chính trị gia xuất sắc và một học giả uyên thâm.
Không
giống với mô hình chính quyền trước đây chỉ gồm một hội đồng duy nhất bao gồm
các đại biểu có nhiệm kỳ một năm, ông cho rằng nước Mỹ nhất thiết phải có một
cơ quan hành pháp quốc gia , chịu trách nhiệm thi hành mọi đạo luật. Ông viết,
một chính quyền như vậy cần phải được tổ chức tốt và cân bằng , để không nhánh
nào có thể lạm dụng quyền của nhánh kia, và loại bỏ mọi mọi nguy cơ xuất hiện một
kẻ độc tài . Ngoài ra, Quốc hội cần phải chia thành hai viện, Thượng viện và Hạ
viện, để quá trình làm luật tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn. Hội nghị kết thúc, Madison
đã thành công; nước Mỹ có một mô hình chính quyền trung ương vững mạnh với những
thể chế liên bang được thiết chế một cách cân bằng hoàn hảo có đủ quyền lực đảm
bảo sự phát triển thịnh vượng, hài hoà mọi lợi ích và phe phái . Ðó chính là những
gì Madison ước muốn hơn 200 năm trước.
Mặc
dù các tác giả của Thế kỷ ánh sáng đã đặt nền móng lý luận cho mô hình nhà nước
Tam quyền phân lập nhưng Mỹ là nhà nước cộng hoà đầu tiên áp dụng mô hình này.
Hãy nhớ lại rằng khi đó hầu như toàn bộ Châu Âu đang ở chế độ quân chủ, nước
Pháp đang trị vì bởi dòng họ Bourbon, với vua Louis XVI, ở nước Phổ là Hoàng đế,
nước Nga là Sa Hoàng, chỉ có nước Anh có một thể chế nghị viện và Thủ tướng
nhưng có thể bị giải tán và thay thế bất cứ khi nào thì sẽ nhận thấy sự sáng tạo
vĩ đại trong mô hình nhà nước mà Madison và những chính trị gia cùng thời ở Mỹ
đã lập nên.
Madison
cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông qua Hiến pháp. Cùng với
Alexander Hamilton (sau này là Bộ trưởng Tài chính đầu tiên) và John Jay (Chánh
án Toà án tối cao), họ đã hoàn thành tác phẩm Người liên bang” giải thích minh
bạch về các nguyên tắc cộng hoà. Jefferson ca ngợi tác phẩm này như những lời
bình luận hay nhất về chính quyền từng được viết ra trong lịch sử mà ngày nay được
coi như một trong những tác phẩm chính trị xuất sắc nhất, sánh ngang với những
tác phẩm vĩ đại mà James Madison từng mải mê đọc trước đó và được nhiều lãnh tụ
trên thế giới tham khảo khi xây dựng hiến pháp cho đất nước mình.
Là
Hạ nghị sĩ khoá đầu tiên (1789-97), Madison góp phần soạn thảo Ðạo luật về các
quyền (The Bill of Rights), khẳng định lại một lần nữa các quyền tự do cá nhân,
góp phần tổ chức bộ máy hành pháp và tạo nên một hệ thống thuế liên bang. Năm
1794, chính ông cùng với Jefferson thành lập Ðảng Cộng hoà – Dân chủ (1794), đảng
chính trị đầu tiên ở nước Mỹ, tiền thân Ðảng Dân chủ Mỹ ngày nay, đấu tranh bảo
vệ quyền tự do của con người và quyền của các tiểu bang. Năm 1809, Madison kế
nhiệm Jefferson làm Tổng thống thứ tư của Mỹ (1809-1817).
Nếu
như George Washington được coi là Cha đẻ nước Mỹ , Thomas Jefferson được coi là
Cha đẻ của bộ óc vĩ đại Mỹ tìm tòi, học hỏi không ngừng nghỉ thì với tất cả những
gì đã đóng góp cho lịch sử, James Madison mãi mãi được nhớ đến như Cha đẻ bản
Hiến pháp Mỹ , là một trong những lãnh tụ đã có công lập nên nhà nước cộng hoà
Mỹ.
Nguồn:
http://phiatruoc.info/cha-de-ban-hien-phap-hoa-ky/