Nhập môn Triết học chính trị - NOZICK (P9)

Posted on
  • Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,


  • 1. Bối cảnh
    ·        11/16/38 - 1/23/02
    ·        giống như Rawls, ông làm giáo sư tại đại học Harvard trong phần lớn thời gian giảng dạy của mình.
    ·        Vô chính phủ, nhà nước và Xã hội không tưởng (1974) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và là một sthách thức được đề ra đầu tiên đối với tác phẩm Một lý thuyết công bằng của John Rawls
    ·        Tác phẩm thuộc về truyền thống do Locke khởi xướng trong triết học chính trị, trong đó nhấn mạnh các quyền tự nhiên đối với tự do và sở hữu.
    2. Chỉ có tình trạng vô chính phủ mới đảm bảo các quyền?
    Cuốn sách của Nozick bắt đầu như sau:
      “Cá nhân có các quyền, và có những thứ mà không ai hay nhóm người nào có thể can thiệp vào chúng (mà không vi phạm các quyền này). Những quyền này quá mạnh và ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi chúng nêu lên câu hỏi về điều gì mà nhà nước và các công chức của nó có thể làm. Đâu là phạm vi mà các quyền cá nhân này để lại cho nhà nước?”
     Nozick quan tâm trả lời cho câu hỏi thứ hai của chúng ta: Điều gì biện minh cho một xã hội chính trị? Hay, nguồn gốc của thẩm quyền chính trị hợp pháp là gì?(Q2) và ông nghĩ rằng câu hỏi này đặc biệt cấp thiết, với giả định căn bản là: con người có các quyền tự nhiên, và bất cứ sự can thiệp vào các hoạt động của họ từ nhà nước dường như là một sự vi phạm những quyền này.
     Nozich nghĩ rằng có thể trả lời cho câu hỏi Q2, tức là ông nghĩ rằng có một sự biện minh cho thẩm quyền chính trị, nhưng đó chỉ là một thẩm quyền chính trị tối thiểu:
    “Các kết luận chính của chúng ta về nhà nước là như sau: chỉ một nhà nước tối thiểu, bị giới hạn tới các chức năng hạn chế như chống lại bạo lực, trộm cắp, gian lận, củng cố khế ước… là được biện minh; và bất cứ nhà nước nào mở rộng hơn sẽ vi phạm các quyền của con người, và không thể được biện minh; từ đó nhà nước tối thiểu là nhà nước đúng đắn duy nhất. Hai gợi ý đáng lưu ý là: nhà nước không thể sử dụng các công cụ ép buộc của nó để bắt bắt một số công dân giúp đỡ người khác, hoặc để ngăn cấm các hoạt động vì lợi ích hay sự bảo vệ cho họ”.
    Tuyên bố của Nozich: 
    "Nhà nước không thể sử dụng các công cụ ép buộc … để ngăn cấm các hoạt động vì lợi ích hay bảo vệ cho họ".
    là phù hợp với Nguyên tắc tổn hại của Mill; nhưng tuyên bố trước:
    "Nhà nước không thể sử dụng các công cụ ép buộc của nó cho mục đích bắt một số công dân giúp đỡ người khác".
    là không phù hợp với Nguyên tắc tổn hại của Mill. Mill có một khái niệm mở rộng về tổn hại, đó là chúng ta có thể gây tổn hại cho ai đó một cách gián tiếp thông qua việc từ chối giúp đỡ họ. Vì vậy Mill không sử dụng Nguyên tắc tổn hại để loại trừ việc nhà nước sử dụng sức mạnh cưỡng bức để bắt cá nhân giúp đỡ người khác. Sự nhấn mạnh của Nozick đến nhà nước tối thiểu và tầm quan trọng chính yếu của các quyền tự do cá nhân làm cho quan điểm của ông thuộc về một dạng của chủ nghĩa tự do. Như chúng ta sẽ thấy, Nozich sẽ phê phán giải thích của Rawl về sự phân phối công bằng; đặc biệt, ông phủ nhận yêu sách của Rawls cho rằng một nhà nước mà không phải là một nhà nước tối thiểu có thể được biện minh.  
    3. Lý thuyết về quyền 
    3.1 Ba nguyên tắc
      Lý thuyết về quyền của Nozick là một lý thuyết về công bằng trong việc phân phối các lợi ích (tức phân phối công bằng). Nozick sử dụng lý thuyết này để cạnh tranh với lý thuyết về phân phối công bằng của Rawl được thể hiện trong tác phẩm Một lý thuyết về công bằng. Nó bao gồm ba nguyên tắc về quyền sở hữu (tất cả chúng được Nozick trình bày rõ ràng); mỗi trong ba nguyên tắc này phụ thuộc vào một trong ba nguyên tắc công bằng về sở hữu:
    Các nguyên tắc về quyền sở hữu
    nguyên tắc về quyền đối với những thứ đạt được
    nguyên tắc về quyền chuyển nhượng
    nguyên tắc về tính toàn diện
    Các nguyên tắc công bằng về sở hữu
    nguyên tắc công bằng đối với những thứ đạt được
    nguyên tắc công bằng trong chuyển nhượng
    nguyên tắc điều chỉnh sự bất công bằng
    Các nguyên tắc về quyền:
    1. Sự đạt được - "Một người đạt được một tài sản phù hợp với nguyên tắc công bằng đối với những thứ đạt được thì có quyền với tài sản đó"
     Vậy đâu là nguyên tắc công bằng đối với những thứ đạt được mà trên đó nguyên tắc về quyền đối với những thế đạt được phụ thuộc vào? Nozick miêu tả nó như là “chân lý phức tạp về” “sự chiếm đoạt đối với những thứ chưa thuộc về ai”. OK – nhưng nó là gì? Tức là, chính xác thì chân lý phức tạp này là gì? Nozick chưa bao giờ nói tới. Sự phát biểu gần nhất mà ông diễn đạt nguyên tắc này là gợi ý rằng nó bao gồm điều mà ông gọi là điều kiện của Locke: “đó là có đủ và tốt còn lại chung cho những người khác”.
    2. Sự chuyển nhượng - "Một người có được một tài sản phù hợp với nguyên tắc công bằng trong chuyển nhượng, từ một người khác có quyền đối với tài sản đó, thì hoàn toàn có quyền đối với tài sản đó"
    Nguyên tắc công bằng trong chuyển nhượng là gì? Nozich nói rằng “nó xác định các phương tiện hợp pháp để di chuyển từ một sự phân phối này đến một sự phân phối khác.” Như với nguyên tắc công bằng đối với những thứ đạt được, Nozick không thực sự trình bày nguyên tắc công bằng trong chuyển nhượng; thay vào đó, ông đưa ra các ví dụ về sự vi phạm nguyên tắc này, nghĩa là, ví dụ về sự chuyển nhượng tài sản một cách bất công:
       “Ai đó ăn trộm của người khác, hoặc lừa gạt họ, hoặc nô lệ họ, chiếm lấy các sản phẩm của họ và ngăn họ sống như họ lựa chọn, hoặc loại bỏ họ bằng vũ lực khỏi cạnh tranh trong các trao đổi. Không phương thức nào trong số những phương thức chuyển giao từ người này sang người khác là hợp pháp”.
    3. Tính toàn diện -  “Không ai được quyền đối với một tài sản ngoại trừ nó phù hợp với 1 và 2”. Nói cách khác, phương tiện duy nhất qua đó một cá nhân có thể có quyền đối với tài sản là nếu (1) họ đạt được tài sản mà ban đầu chưa thuộc về ai bằng cách công bằng hoặc (2) họ đạt được tài sản một cách công bằng từ ai đó sở hữu nó.
    Tóm lại, lý thuyết của Nozick về phân phối công bằng là: “một sự phân phối là công bằng nếu mọi người có quyền đối với các tài sản mà họ sở hữu theo sự phân phối đó”
    3.2 Sự điều chỉnh
    Sau khi miêu tả lý thuyết công bằng về sở hữu của mình, Nozick giải quyết câu hỏi về việc làm thế nào những sự vi phạm trong quá khứ đối với lý thuyết đó được giải quyết; tức là ông hỏi, “chúng ta nên làm gì để điều chỉnh những trường hợp đạt được một cách bất công và chuyển nhượng một cách bất công trong quá khứ dẫn đến các cá nhân hiện nay chiếm giữ tài sản mà họ không có quyền?” Hoàn cảnh này dường như đang diễn ra ở miền bắc Iraq. Trong 15-20 năm đã qua, người Kurd ở miền bắc Iraq bị người Ba'ath buộc rời bỏ nhà cửa, tài sản và di cư đến vùng đồi núi. Nhà và tài sản của họ bị chính quyền chiếm đoạt và bán cho người Arab trong một nỗ lực xóa sạch khu vực người của Kurd. Với sự xụp đổ gần đây của chế độ cai trị của người Ba'atht, người Kurd quay trở lại từ vùng núi để đòi những gì đã từng là của họ. Thừa nhận rằng từ ban đầu người Kurd đạt được tài sản theo cách công bằng, thì hiện nay phải làm gì để điều chỉnh quá khức bất công này?
     “Nguyên tắc điều chỉnh” được dự định để trả lời cho câu hỏi này:  nguyên tắc điều chỉnh sự bất công:
    ·        xem xét các sự kiện lịch sử liên quan đến cách mà tài sản thực tế đã đi đến được phân phối, bao gồm bất cứ sự đạt được hay sự chuyển nhượng bất công nào
    ·        xem xét sự phân phối nào hiện giờ có thể (hoặc hầu như chắc chắn) tồn tại mà sự bất bình đẳng trong quá khứ có liên quan không xảy ra.
    ·        nếu sự phân phối thực tế, hiện tại là không nằm trong số những sự phân phối được đề cập trong bước trước, thì chúng ta có nghĩa vụ đạo đức để thực hiện một trong những sự phân phối này……
    3.3 Các nguyên tắc mục đích – kết quả và các nguyên tắc lịch sử
      Nozick phân biệt hai cách tiếp cận khác nhau để đánh giá tính công bằng của việc phân phối:
    ·        các nguyên tắc lịch sử: đánh giá tính công bằng của một sự phân phối bằng cách xem xét nó đã được phân phối như thế nào
    -        Thuyết tự do của Nozick
    ·        các nguyên tắc mục đích – kết quả: đánh giá tính công bằng của một sự phân phối độc lập với cách nó xảy ra; dạng nguyên tắc này bao gồm
    -        thuyết công lợi -- đánh giá tính công bằng của một sự phân phối theo tổng số hạnh phúc (hay sự thịnh vượng) mà nó đưa đến (ví dụ như trường hợp của Mill)
    -        thuyết quân bình -- đánh giá tính công bằng của một sự phân phối theo cách mà những người bình đẳng sẽ như thế nào theo sự phân phối đó (ví dụ như nguyên tắc khác biệt của Rawls – sự bất bình đằng là được biện minh nếu nó mang lại lợi ích cho những người ít “thuận lợi” hơn)
    Theo Nozich, nguyên tắc mục đích – kết quả là không đầy đủ; bằng cách lờ đi các sự kiện lịch sử về cách thức mà một sự phân phối cụ thể xảy ra, chúng loại bỏ một giá trị nền tảng khỏi các lập luận đạo đức: sự tự do/quyền chuyền nhượng cái mà bạn sở hữu và sở hữu cái mà người khác tự nguyện chuyển nhượng cho bạn.
       Giả sử chúng ta phân phối tất cả các tài sản, bao gồm tiền, cho mọi người như nhau, và theo cách công bằng; gọi kịch bản này của sự phân phối công bằng là D1. Tiếp tục giả  sử rằng O'Neal được thuê để chơi bóng rổ cho L. A. Lakers. Hợp đồng một năm của anh ta (được kí kết tự nguyện giữa O'Neal và ông chủ của L. A. Lakers) quy định rằng tất cả những người tham dự phải, ngoài trả chi phí cho vé, phải bỏ 25 xu vào trong hộp có tên của O'Neal; O'Neal có thể giữ tất cả tiền trong hộp sau một trận đấu. Một triệu người tham dự các trận đấu của L. A. Lakers năm đó, vui lòng (và tự nguyện) trả thêm 25 xu của họ bởi vì họ thích xem O'Neal thi đấu. Bởi vì điều này anh ta trở nên giàu có hơn mọi người. Gọi sự phân phối không đồng đều này là D2.
      Không có gì là bất công trong sự phân phối D2. Nếu chúng ta khởi đầu với D1 và sau đó tôi trở nên giàu có bởi vì mọi người đưa cho tôi một ít tiền của họ, thì sự phân phối không đồng đều về tiền bạc là được phép về mặt đạo đức. Sự chuyển nhượng tự nguyện có thể làm cho một số người giàu lên (hoặc nghèo đi) và người khác thì không. Lý thuyết về quyền sở hữu phù hợp với điều này, bởi vì nó dựa trên tính hợp pháp của sự chuyển nhượng tài sản trên cơ sở sự tự nguyện của bên mà từ đó tài sản được chuyển nhượng (cũng như dựa trên tính hợp pháp của sự sở hữu đầu tiên của người đó đối với những tài sản này). Nozick gọi các giao dịch như vậy là “các hành động tư bản giữa những người trưởng thành đồng thuận”. Mặt khác, cách tiếp cận quân bình của Rawls gợi ý rằng dạng phân phối liên quan đến ví dụ của O'Neal là không công bằng. Bài học chung mà Nozick rút ra từ ví dụ của O'Neal là: “không có nguyên tắc mục đích – kết quả nào hay nguyên tắc phân phối về công bằng nào mà không can thiệp liên tục vào cuộc sống của người dân, đặc biệt là không vi phạm liên tục các quyền chuyển nhượng của người dân.


     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org