Nguồn gốc của chế độ độc tài

Đỗ Kim Thêm
Giới thiệu sách: Hannah Arendt - The Origins of Totalitarianism
New York: Harcourt Brace, 1951
Vấn đề
Gần đây, sự sụp đổ của Trung Quốc được học giới phương Tây đề cập và một học thuyết domino trong thời kỳ mới vẫn chưa thành hình. Chừng nào chế độ độc tài của Việt Nam sẽ sụp đổ và với hình thức nào là một câu hỏi quen thuộc của người Việt mà chưa có câu trả lời chính xác. Dù nguy cơ của ĐCSVN thường được đặt ra, nhưng nguyên ủy cho sự tan rã chung này cũng là vấn đề cần tìm hiểu: chế độ toàn trị do đâu mà có.
Read More...

Chủ nghĩa Marx

Hà Huy Toàn
Chủ nghĩa Marx biểu hiện thành nhiều tác phẩm khác nhau được xây dựng rất công phu bởi cả Karl Marx (1818 – 1883) lẫn Friedrich Engels (1820 – 1895) nhưng K. Marx đóng góp nhiều hơn khiến ông phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Tuy có quy mô đồ sộ lên tới hàng chục tập sách dày cộp nhưng Chủ nghĩa Marx có nội dung cơ bản có thể được trình bày khái quát như sau:
Read More...

Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc

Daniel A. Bell
Nghiêm Hồng Sơn biên dịch, Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính
Những nhược điểm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc là rất rõ ràng. Thậm chí chính phủ còn không thèm giả vờ tổ chức các cuộc bầu cử cấp quốc gia và trừng phạt những ai công khai kêu gọi một chính quyền đa đảng. Truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe còn Internet thì bị chặn. Các nhà lãnh đạo cấp cao không bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Thậm chí đáng lo ngại hơn là đàn áp đã được đẩy mạnh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, cho thấy rằng chế độ ngày càng lo lắng về tính chính danh của nó.
Read More...

Indonesia, một mẫu mực dân chủ khó ngờ ở Đông Nam Á

Joe Cochrane (TNYT) | Trà Mi lược dịch
Bên trong, Tòa án Hiến pháp nghe kháng cáo của ứng cử viên tổng thống vừa thất cử – một cựu tướng lãnh và là con rể của người lãnh đạo độc tài cũ của Indonesia – tố cáo rằng cuộc bầu cử hồi tháng Bảy đã bị gian lận và cần phải hủy bỏ.
Read More...

Kinh nghiệm dân chủ hóa và cải cách hiến pháp ở Đài Loan

Lã Khánh Tùng
Tóm tắt:
“Dân chủ hóa là một tiến trình liên tục không có điểm dừng, không đơn giản là chuyển đổi sang một chế độ dân chủ hơn, nó còn là củng cố các thể chế dân chủ. Trong tiến trình đó, hiến pháp quốc gia với vai trò là nền tảng của dân chủ, luôn phản ánh tương quan lực lượng và mức độ dân chủ của xã hội. Tại Đài Loan, một điển hình thành công trong dân chủ hóa và phát triển kinh tế, những cải cách hiến pháp vào cuối thế kỷ XX chủ yếu là kết quả do áp lực đấu tranh của các lực lượng dân chủ. Bài viết xem xét quá trình dân chủ hóa ở Đài Loan qua lăng kính của luật hiến pháp và chính trị học, qua đó cố gắng làm rõ được những tác động của áp lực chính trị trong nước lên chính quyền dẫn đến những cải cách hiến pháp ở đây trong nửa sau thế kỷ XX.”
Read More...

Venezuela: Chủ nghĩa Chávez đang khủng hoảng

Phil Gunson 
Phạm Vũ Lửa Hạ chuyển ngữ
Venezuela đang đứng ngồi không yên. Trong một thất bại choáng váng của đảng cầm quyền ở nước này – đòn nặng nề nhất trong hơn một thập niên giáng vào phong trào do cố lãnh tụ Hugo Chávez tạo lập – cử tri đã bỏ phiếu với tỉ lệ áp đảo ủng hộ liên minh đối lập Đoàn kết Dân chủ (MUD) trong kỳ bầu cử quốc hội hôm Chủ nhật 6/12/2015. Vào rạng sáng ngày 7/12, cơ quan bầu cử (CNE) cho biết liên minh MUD đã giành được 99 trong số 167 ghế, với 22 ghế vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, MUD tuyên bố đã giành được 112 ghế, nghĩa là vừa đủ để liên minh này có được “tỉ lệ siêu đa số” hai phần ba cần để lập hội đồng lập hiến chẳng hạn.
Read More...

Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Trần Ngọc Cư
Vào thời điểm Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào cuối năm 2012, hầu hết các nhà quan sát thời sự đều nghĩ rằng ông sẽ chỉ thông qua các đề xuất, bỏ tù một số quan chức cao cấp rồi tiến hành công việc như cũ, đâu lại vào đấy thôi. Dù sao, các lãnh đạo tiền nhiệm của ông gần như đã lợi dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình và củng cố quyền lực. Các biện pháp kỷ luật thường được tiến hành rầm rộ trong vòng một năm sau khi nhà lãnh đạo mới được chỉ định làm Tổng Bí thư và giảm dần cường độ vào năm tiếp theo.
Read More...

Chủ nghĩa cộng sản (Communism)

Tác giả: Trần Nam Tiến
Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do K. Marx và F. Engels xây dựng, sau đó được Lenin áp dụng và phát triển vào những điều kiện lịch sử mới. Về mặt học thuyết, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đều có nghĩa như nhau, là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Nó còn là khoa học về những quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển sức sản xuất xã hội. Đây là một cấu trúc kinh tế – xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.
Read More...

Phải chăng chủ nghĩa chuyên chế đang thắng thế?

Biên dịch và hiệu đính: Lê Xuân Hùng
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, du khách trở về từ nước Ý của Mussolini, nước Nga của Stalin hay nước Đức của Hitler thường ca ngợi lòng nhiệt thành với lý tưởng chung mà họ được chứng kiến tại các quốc gia này. So với tinh thần đó, chế độ dân chủ ở đất nước họ dường như thật yếu đuối, bất lực và hèm kém.
Read More...

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.
Read More...

Dân chủ tự do xuất hiện trong điều kiện nào?

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Gần hai thập niên trước, nhà bình luận chính trị Fareed Zakaria đã viết một bài báo mang tính tiên tri có nhan đề “Sự trỗi dậy của nền Dân chủ Phi tự do”, trong đó, ông lo lắng về sự nổi lên của những kẻ chuyên quyền được lòng dân nhưng ít quan tâm đến pháp quyền và các quyền tự do dân sự. Các chính phủ có thể được bầu lên một cách tự do và công bằng, ông viết, nhưng vẫn thường xuyên vi phạm các quyền cơ bản của công dân họ.
Read More...

Từ Khổng Tử tới Kennedy: Cắt nghĩa sự phát triển Đông Á

Câu chuyện về sự phát triển luôn kích thích trí tò mò. Trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ II khi mà sự lạc quan vì vừa thoát ra khỏi chủ nghĩa thực dân đang lên cao, cả thế giới lúc bấy giờ đều chia sẻ một quan  điểm chung rằng tất cả các quốc gia đều có tiềm năng để trở thành những quốc gia phát triển. Sự kết hợp giữa một trật tự kinh tế quốc tế tương đối hài hòa, những chính sách kinh tế mở cửa thị trường tự do đúng đắn và ít lệ thuộc vào sự giúp đỡ từ các nước phát triển là công thức cho bất cứ quốc gia nào mong muốn gia nhập vào hàng  ngũ các nước công nghiệp phát triển.
Read More...

Dân chủ - Xã hội là gì? (P2/2)

Mai Thái Lĩnh
Nền Cộng hoà Weimar và lý do sụp đổ của nó

Trong thực tế, nền Cộng hoà Weimar chính là kết quả của một sự nhượng bộ của giai cấp quý tộc - địa chủ (junker) đối với những đòi hỏi của quần chúng. Do thất bại về quân sự, trước sức ép của phong trào chống chiến tranh và nguy cơ của một cuộc “cách mạng” kiểu bolshevik, họ buộc phải nhường chính quyền lại cho một đảng cánh tả có xu hướng ôn hoà (SPD). Sự tồn tại của chế độ dân chủ có được là nhờ sự liên kết giữa SPD với các đảng thuộc phái giữa (trung dung) - đại diện cho các tầng lớp trung lưu trong xã hội như : Đảng Trung tâm, Đảng Dân chủ và ở một mức độ lỏng lẻo hơn, với Đảng Nhân dân.

Read More...

Dân chủ - Xã hội là gì? (P1/2)

 Mai Thái Lĩnh
Hình thành từ những thập niên 60 và 70 của thế kỷ 19, phong trào xã hội chủ nghĩa dần dần tách thành hai trào lưu lớn: dân chủ - xã hội (Social Democracy, social-démocratie) và cộng sản (Communism, communisme). Sự cạnh tranh, thậm chí đối lập, giữa hai trào lưu đó là một nét nổi bật của thế kỷ 20. Do hoàn cảnh lịch sử, việc truyền bá chủ nghĩa xã hội vào nước ta hầu như chỉ thông qua con đường của những người cộng sản, sự hiểu biết của giới trí thức về trào lưu dân chủ - xã hội có thể nói là vô cùng ít ỏi. Bài viết này nhằm mục đích góp phần bổ sung cho sự thiếu sót đó.
Read More...

Sự trỗi dậy của phần còn lại

Fareed Zakaria
Khiêm dịch

Lúc này người Mỹ đang rầu. Không, rầu thiệt đó. Một cuộc thăm dò dư luận mới, hồi tháng Tư, tiết lộ 81 phần trăm người Mỹ tin đất nước đang “trật đường rày”. Trong suốt 25 năm kể từ khi các nhà thăm dò dư luận hỏi câu hỏi này, phản hồi hồi tháng rồi là tiêu cực nhất từ trước tới giờ. Những cuộc thăm dò dư luận khác, hỏi những câu hỏi tương tự, nhận thấy mức độ rầu rĩ còn đáng báo động hơn nữa, thường là ở mức cao nhất trong 30 hoặc 40 năm. Có nhiều lý do để bi quan - hoảng loạn tài chính và suy thoái lởn vởn, cuộc chiến dường như không kết thúc nổi ở Iraq, và mối đe doạ khủng bố tiếp diễn. Nhưng những chuyện trước mắt - các con số thất nghiệp, tỷ suất nhà bị xiết, tử vong do khủng bố - đơn thuần là chưa đủ kinh khủng để giải thích được không khí khó chịu hiện thời. 
Read More...

Trách nhiệm và tội phạm chiến tranh

Noam Chomsky
Nguyễn Khánh Long dịch

(Dưới đây là một phần cuộc phỏng vấn giáo sư Noam Chomsky do Gabriel Matthew Schivone thực hiện, tại trường Massachusetts Institute of Technology, ngày 25/6/2007)
Gabriel Matthew Schivone: Ông nghĩ sao về trách nhiệm hình sự và các nhà trí thức? Nuremberg là một tiền lệ thật đáng chú ý.

Chomsky: Trường hợp Nuremberg là một tiền lệ hết sức đáng chú ý. Trước tiên, các phiên toà Nuremberg – so với tất cả các toà án đã lập ra từ bấy đến nay – theo tôi là những phiên toà nghiêm túc nhất Nhưng, tuy thế, nó cũng có những sai sót nghiêm trọng. Và người ta đã nhìn nhận điều đó. Khi viết về những phiên toà ấy, viên chánh công tố Telford Taylor nhìn nhận có những sai sót, và sở dĩ thế là vì một số lí do căn bản. Một, các phạm nhân chiến tranh Quốc xã bị đưa ra xét xử vì những tội ác vào thời đó chưa được tuyên bố là những tội ác. Cho nên, đó là áp dụng hồi tố. “Nay chúng tôi tuyên bố những gì các người đã làm là những tội ác.” Thế đã là có vấn đề rồi.

Thứ hai, sự lựa chọn những gì phải coi là tội ác lại dựa trên một tiêu chuẩn hết sức rõ ràng, tức là sự chối bỏ nguyên tắc phổ quát. Nói một cách khác, tại Nuremberg một điều gì đó được gọi là tội ác nếu là do họ gây ra chứ không phải chúng ta.

Cho nên, tỉ dụ, oanh tạc các đô thị đông dân không bị coi là tội ác. Oanh tạc Tokyo, Dresden, và rồi các thành phố khác – không phải là những tội ác. Vì sao? Vì là do chúng ta gây ra. Vậy nên, đó không phải là một tội ác. Thực tế, có những phạm nhân chiến tranh Quốc xã bị buộc tội đã có thể thoát bị truy tố khi họ chứng minh được rằng người Mĩ và người Anh cũng đã làm y hệt những gì họ đã làm. Đô đốc Doenitz, một viên tư lệnh tàu ngầm liên can đủ thứ tội ác chiến tranh, để biện hộ, đã viện dẫn trước toà một quan chức cao cấp bộ Hải quân Anh và, cứ như tôi nhớ, đô đốc Nimitz của Mĩ, hai vị này chứng nhận rằng, “Phải đó, chúng tôi cũng đã làm như thế.” Và, vì thế, bọn họ đã không bị kết án với những tội ác đó. Doenitz được tha bổng. Và mọi chuyện đã tiếp diễn như thế. Một sai sót rất nghiêm trọng đấy chứ. Tuy vậy, so với tất cả các toà án khác, đó vẫn là toà án nghiêm túc nhất.

Khi chánh án Jackson, cố vấn trưởng công tố viện, ngỏ lời với toà và giải thích cho họ tầm quan trọng của những gì họ đang thực hiện, ông nói, đại khái thế này: “Chúng ta trao cho các bị cáo này cốc rượu độc, và nếu có bao giờ chúng ta nhấp một ngụm, chúng ta cũng phải chịu cùng những hình phạt như thế, không thì cả phiên toà này sẽ là một trò hề.” Thế thì, ông nhìn lại lịch sử từ bấy đến giờ xem, chúng ta đã nhấp cốc rượu độc bao nhiêu lần rồi, nhưng chưa bao giờ bị coi là tội ác cả. Cho nên, điều đó có nghĩa chúng ta đang nói cả phiên toà ấy là một trò hề.

Gabriel Matthew Schivone: Thật đáng chú ý, trong lời tuyên bố mở đầu của ông, Jackson khẳng quyết rằng các luật sư bên bị không muốn buộc tội toàn bộ dân tộc Đức, dân tộc từ đấy xuất thân các bị cáo, vì những tội ác họ đã phạm, mà chỉ buộc tội “những kẻ hoạch định và thiết kế” những tội ác ấy, “những kẻ xúi giục và cầm đầu mà nếu không có mưu đồ xấu xa của họ thế giới đã chẳng bị đoạ đày lâu đến thế trong bạo lực và hỗn loạn... của cuộc chiến kinh khiếp này.”

Chomsky: Đúng đấy. Và đấy là một nguyên tắc khác chúng ta nay thẳng tay chối bỏ. Thế thì, tại Nuremberg, chúng ta không xét xử những kẻ đã liệng người Do Thái vào lò thiêu; chúng ta xét xử những kẻ cầm đầu. Giờ đây hễ có một phiên toà xử những tội ác thì chỉ là xử vài kẻ cấp dưới nào đó – như một tên tra tấn ở [nhà tù] Abu Ghraib - chứ không phải những người đã dựng nên hệ thống cho những kẻ kia điều hành. Và chắc chắn chúng ta không xét xử các lãnh tụ chính trị về tội xâm lược. Chuyện này bất khả nhé. Ta có thể tưởng tượng được trường hợp xâm lược nào rành rành hơn vụ xâm chiếm Iraq không? Đúng ra, căn cứ theo các nguyên tắc Nuremberg, nếu ta đọc kỹ các nguyên tắc ấy, cuộc chiến của Hoa Kì chống Nicaragua là một tội ác xâm lược mà lẽ ra Ronald Reagan phải bị đem ra xử. Nhưng chuyện này ngoài sức tưởng tượng phải không? Ở phương Tây, ta chẳng thể nói ra điều ấy nữa kia. Và lí do là vì chúng ta chối bỏ triệt để những chân lí đạo đức sơ đẳng nhất. Chúng ta thẳng tay chối bỏ những điều hiển nhiên ấy. Chúng ta còn chẳng nghĩ là chúng ta chối bỏ chúng nữa kia, và điều này lại còn tệ hơn là chỉ chối bỏ chúng mà thôi.

Tôi muốn nói, nếu ta có thể tự nói thẳng ra với bản thân rằng: “Chúng ta hoàn toàn vô luân, chúng ta không chấp nhận những nguyên tắc đạo đức sơ đẳng,” thì một cách nào đó điều ấy sẽ là một thứ lập trường đáng trọng đấy. Nhưng khi mà ta chìm sâu tới mức ta không còn nhận biết ta đang xâm phạm những nguyên tắc đạo đức sơ đẳng cũng như luật pháp quốc tế, điều này thật quá tệ. Thế nhưng bản chất văn hoá trí thức là như thế - không phải chỉ ở Hoa Kì mà thôi – mà ở các xã hội hùng mạnh bất cứ nơi nào.

Gabriel Matthew Schivone: Ông nhắc việc Doenitz thoát bị truy tố những tội ác của mình. Hai người không thoát bị trừng phạt và thuộc số bị trừng phạt nặng nề nhất tại Nuremberg là Julius Streicher, chủ bút một tờ báo lớn, và – đây cũng là một tỉ dụ đáng chú ý - tiến sĩ Wolfram Sievers thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Quân sự của Hội Ahnenerbe. Những tội ác của Sievers bắt nguồn từ trường Đại học Strasbourg. Cả hai người này đều không thuộc loại ai cũng nghĩ sẽ bị truy tố vì tội ác chiến tranh quốc tế, vì nghề nghiệp dân sự của họ.

Chomsky: Phải đấy, và có một biện minh cho điều ấy, tức là các bị cáo ấy hiểu được những gì họ làm. Họ hiểu được những hậu quả của công việc họ thi hành. Nhưng, tất nhiên, nếu ta phải chấp nhận cái nguyên tắc phổ quát dễ sợ này, rất nhiều người sẽ bị liên luỵ đấy nhé - các nhà báo, các nhà khảo cứu ở đại học, vân vân.

Gabriel Matthew Schivone: Xin phép ông cho tôi trích dẫn bản xác minh nhiệm vụ của Sở Khảo cứu Lục quân [Hoa Kì]. Cơ quan khảo cứu “ngoại vi hàng đầu” này của Lục quân tập trung vào “phát triển và khai thác những tiến bộ tân kì để bảo đảm sự ưu thắng công nghệ của quốc gia.” Nó thực hiện nhiệm vụ ấy “bằng cách tiến hành một chương trình khảo cứu khoa học căn bản táo bạo cho Lục quân để các khám phá khoa học sắc bén và kho tàng kiến thức khoa học được sử dụng một cách tối ưu cho việc phát triển và cải tiến các hệ thống vũ khí đem lại sự thống trị cho quân lực trên bộ.”

Chomsky: Đấy là một cơ quan của Ngũ giác Đài, và họ lo việc của họ. Trong chế độ chúng ta, quân sự dưới quyền kiểm soát của dân sự. Bên dân sự giao phó một công tác nào đó cho bên quân sự: việc của họ là tuân lệnh, và thủ vai trò của họ, không thế thì từ chức. Quân sự dưới quyền kiểm soát của dân sự là như thế. Vậy thì ta thực ra chẳng thể chê trách họ vì bản xác minh nhiệm vụ của họ. Họ làm những gì các nhà chức trách dân sự bảo họ làm. Kẻ có tội, ấy là các nhà chức trách dân sự. Nếu ta không ưa những chính sách ấy (tôi không ưa và ông cũng không ưa), thì ta phải trở ngược lại những kẻ dân sự đã thành hình hệ thống và rồi ban lệnh.

Cứ theo các tiền lệ Nuremberg, ông có thể bị buộc tội vì tuân thủ những mệnh lệnh bất hợp pháp, nhưng thường thì đó cũng là trường hợp hãn hữu thôi. Kẻ ở vị thế chỉ huy quân sự thực ra đã tuyên thệ tuân thủ những mệnh lệnh của bên dân sự, dẫu họ không ưa những mệnh lệnh ấy. Nếu ông nói thực sự đó là những mệnh lệnh tội lỗi, thì, phải, họ có thể khước từ chúng và rồi bị rắc rối, vân vân. Nhưng đó chỉ là thi hành chức năng họ được lệnh thi hành. Cho nên, ta trở ngược thẳng lại với các nhà chức trách dân sự và rồi với văn hoá trí thức tổng quát, văn hoá cho rằng điều đó là thích đáng và chính đáng. Và thế là ta trở lại với các trường đại học, báo chí, tức là những trung tâm của hệ thống chủ thuyết.

Gabriel Matthew Schivone: Phần tôi, sự thẳng thắn trắng trợn của bản xác minh nhiệm vụ ấy cũng gây ấn tượng rất mạnh.

Chomsky: Thì cũng chẳng khác nào đến một kho vũ khí và thấy rằng họ chế tạo những súng ống tối tân hơn. Đấy là những gì người ta nghĩ họ phải làm. Mệnh lệnh họ nhận được là, “Làm cho khẩu súng này tối tân hơn”, và họ làm như thế. Và, nếu họ trung thực, họ sẽ nói, “Phải, chúng tôi làm như thế đấy; đấy là những gì các nhà chức trách dân sự bảo chúng tôi làm.”

Đến một lúc nào đó, người ta phải đặt câu hỏi, “Tôi có muốn làm một khẩu súng tối tân hơn không?” và thế là ta gặp lại các nan đề Nuremberg. Nhưng ông không thể quá khắc nghiệt chê trách những người thi hành những mệnh lệnh người ta bảo họ thi hành khi mà trong văn hoá chẳng có gì cho họ thấy có gì là sai trái ở đấy. Tôi muốn nói, phải anh hùng lắm mới ý thức điều đó, bứt phá khỏi hệ thống văn hoá và nói, “Này, những gì tôi làm là sai trái.” Như kẻ đào ngũ vì nghĩ rằng chiến tranh sai trái. Đấy không phải là chỗ để buộc tội, tôi nghĩ thế. Hệt như tại Nuremberg. Như tôi đã nói, tại Nuremberg ngưòi ta đã không xét xử lính SS liệng người vào lò thiêu. Họ có thể bị xét xử ở nơi khác, nhưng tại Nuremberg thì không.

Gabriel Matthew Schivone: Nhưng, trong trường hợp này, kết quả của bản xác minh nhiệm vụ của Sở Khảo cứu Lục quân thu tóm các công trình học thuật nhằm tạo ra những vũ khí tối tân hơn, đó là các giáo sư, học giả, nhà khảo cứu, nhà thiết kế khoa học, vân vân, có những chọn lựa ấy để tập trung nỗ lực trí thức và vậy là để mình bị sử dụng cho những mục đích như thế, và họ không nhất thiết tuân theo mệnh lệnh trực tiếp nào, mà do tự ý nhiều hơn.

Chomsky: Họ tự ý đấy, nhưng chớ quên là có một văn hoá trí thức tổng quát không nêu lên một phi bác nào.

Ta hãy coi cuộc chiến Iraq. Người ta đã viết không biết bao nhiêu bài, lập luận, thảo luận về cuộc chiến ấy, đặt câu hỏi “Ta phải làm gì?”, làm thế này thế kia, đủ cả. Tuy nhiên, ta thử tìm xem có ở đâu một câu nói rằng “tiến hành một cuôc chiến tranh xâm lược là tội ác quốc tế tột đỉnh, khác với các tội ác chiến tranh khác ở chỗ nó bao gồm hết những ác hại về sau” (Nuremberg nói đại khái như thế). Thử tìm xem có nơi nào có câu ấy không. Có đầy. Tôi đã viết về điều ấy, và khoảng hai chục người khác trên thế giới đã viết về điều ấy. Nhưng nó có nằm trong văn hoá trí thức không? Liệu ông có thể tìm được điều ấy trên một tờ báo hay một tạp chí nào, hay tại Quốc hội, hay trong một diễn văn nào trước công chúng, bất cứ gì nằm trong sự trao đổi chung các kiến thức và tư tưởng? Tôi muốn nói, sinh viên có học nó tại trường không? Có hay không những khoá trình dạy cho sinh viên rằng “tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược là tội ác quốc tế tột đỉnh, nó bao gồm hết những ác hại về sau”?

Thế nên, tỉ dụ, nếu chiến tranh giáo phái là một sự tàn bạo kinh khủng, như thực tế đang diễn ra, thì ai phải chịu trách nhiệm? Cứ theo các nguyên tắc Nuremberg, thì đó là Bush, Rumsfeld, Cheney, Wolfowitz, Rice - họ phải chịu trách nhiệm cuộc chiến tranh giáo phái ấy vì họ đã tiến hành tội ác quốc tế tột đỉnh, nó bao gồm hết những ác hại về sau. Thử tìm xem có ai nêu lên điều đó không. Không chứ gì. Bởi lẽ văn hoá trí thức thống trị của ta chấp nhận việc ta đập tan bất cứ ai ta muốn là chính đáng.

Rồi lại coi Iran. Cả hai đảng chính trị - và hầu như toàn bộ báo chí - chấp nhận là chính đáng, và danh giá nữa kia, rằng “không loại trừ một lựa chọn nào”, hẳn là kể cả sử dụng vũ khí nguyên tử, cứ như Hillary Clinton và ai ai cũng nói. “Không loại trừ một lựa chọn nào” có nghĩa chúng ta đe doạ gây chiến. Có một thứ gọi là Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nó đặt ra ngoài vòng pháp luật sự “đe doạ hay sử dụng vũ lực” trong bang giao quốc tế. Có một ai quan tâm không? Thực ra tôi có thấy đâu đó một bài báo của Ray Takeyh, một chuyên gia về Iran thân cận với chính phủ, lưu ý rằng đe doạ là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Nhưng những thứ như vậy hiếm lắm, có tìm ra thì cũng chẳng khác tìm ra một viên kim cương trong đống rơm. Chúng không phải một phần của cái văn hoá này. Chúng ta được phép đe doạ bất cứ ai ta muốn - và tấn công bất cứ ai ta muốn. Và, khi một kẻ lớn lên và hành động trong một văn hoá như thế, họ có tội theo một nghĩa nào đó, nhưng tội phạm thì rộng lớn hơn nhiều.

Tôi vừa đọc cách đây hai ngày một bài bình luận về một cuốn sách mới của Steven Miles [1] , một bác sĩ và cũng là một chuyên gia đạo đức sinh học [bioethicist]; ông ta đã đọc qua 35.000 trang tư liệu về sự tra tấn tại Abu Ghraib ông có được nhờ Luật Tự do Thông tin. Và câu hỏi khiến ông ưu tư là: “Các bác sĩ đã làm gì trong suốt thời gian những vụ việc ấy?” Trong suốt thời gian những buổi tra tấn ấy có những bác sĩ, y tá, những nhà khoa học hành vi [behavorial] và những người tổ chức chúng. Họ đã làm gì khi tra tấn tiếp diễn? Cứ đọc các biên bản rất chi tiết đi, ta sẽ thấy họ hoạch định và cải tiến sự tra tấn. Y hệt các bác sĩ Quốc xã.

Robert Jay Lifton đã có cả một công trình nghiên cứu về các bác sĩ Quốc xã [2] . Ông cho ta thấy rằng, một cách nào đó, không phải từng cá nhân các bác sĩ ấy mang tội tối hậu, mà là một văn hoá, một xã hội chấp nhận tra tấn và những hành động vô đạo là chính đáng. Điều đó cũng đúng với những tra tấn ở Abu Ghraib. Tôi muốn nói, ta phạm một lỗi lầm nghiêm trọng nếu ta chỉ chú tâm đến họ như thể họ là những kẻ gớm ghiếc. Họ xuất thân từ một văn hoá coi điều đó là chính đáng. Có thể có một vài quá đáng ta thực ra không làm, nhưng tra tấn khi thẩm vấn được coi là chính đáng.

Hiện giờ người ta ồn ào tranh luận về “Ai là chiến binh thù địch?”, một cuộc tranh luận rất kĩ thuật đấy. Thử giả dụ ta xâm lăng một nước khác và ta bắt được một kẻ bảo vệ nước ấy chống lại cuộc xâm lăng của ta: gọi kẻ ấy là một “chiến binh thù địch” thì nghĩa là gì? Nếu một nước nào xâm lăng Hoa Kì và giả dụ ta bị bắt vì ném đá vào một người lính, thì có phải là chính đáng hay không việc họ giải ta đến một nhà tù tương đương như ở Guantanamo, và rồi tranh luận xem ta là một chiến binh “hợp pháp” hay “bất hợp pháp”? Toàn bộ cuộc tranh luận ấy như thể ở đâu đó trên trời. Nhưng, trong một văn hoá chấp nhận rằng chúng ta nắm cả thế giới trong tay và chúng ta điều khiển cả thế giới, nó lại phải lẽ đấy. Nhưng một lần nữa, ta phải ngược trở lại tận gốc rễ cái văn hoá trí thức hay là đạo đức ấy, chứ không phải chỉ truy tìm những cá nhân trực tiếp liên can mà thôi.

Gabriel Matthew Schivone: Như ông vừa nói, sinh viên có được dạy những nguyên tắc đạo đức quan trọng không. Tại trường tôi, Đại học Arizona, có những khoá trình về đạo đức sinh học, thực tế là những khoá trình bắt buộc cho sinh viên các bộ môn khoa học tự nhiên - phần lớn chỉ đề cập đến những tình huống coi như những “đe doạ trượt dốc” và những vấn đề có thể nổi lên trong những giới hạn nào đó – nhưng hoàn toàn không có trong các bộ môn khoa học xã hội hay nhân văn. Ông có nghĩ rằng nên có không? Có ích lợi không?

Chomsky: Có, nếu họ trung thực. Nếu trung thực, họ sẽ nói về những gì chúng ta đang nói đây, và thực hiện các nghiên cứu trường hợp. Rao truyền những nguyên tắc cao thượng chẳng ích lợi gì. Điều đó đâu có gì khó. Cả các bác sĩ Quốc xã cũng có thể làm được.

Hãy xét từng trường hợp và xem các nguyên tắc ấy áp dụng thế nào – cho Việt Nam, cho El Salvador, cho Iraq, cho Palestine - cứ xét các trường hợp ấy và xem chúng ta có hành động theo các nguyên tắc ấy không. Đấy là những gì quan trọng hàng đầu, và lại là những gì ít được thảo luận nhất.

Gabriel Matthew Schivone: Để kết thúc, hẳn là có những lầm lạc, những khiếm khuyết nghiêm trọng trong xã hội chúng ta, trong trình độ văn hoá của chúng ta. Theo ý ông, làm thế nào chấn chỉnh được chúng và tạo dựng một trình độ văn hoá mới, trong đó, tỉ dụ, tra tấn không được chấp nhận. (Dẫu sao, chế độ nô lệ cũng như lao động trẻ em đều từng được chấp nhận một thời gian dài và bây giờ không còn được chấp nhận nữa.)

Chomsky: Hai tỉ dụ ông nêu lên chính là giải đáp cho câu hỏi rồi đó, giải đáp duy nhất cho đến nay. Chế độ nô lệ và lao động trẻ em biến mất đâu phải nhờ phép phù thuỷ nào. Mà do sự tranh đấu can trưòng, bền bỉ, một lòng một dạ của không biết bao nhiêu người. Về tra tấn cũng thế, trước kia nó hoàn toàn chỉ là một chuyện thường tình.

Nếu tôi nhớ không lầm, nhà tội phạm học lừng danh người Na Uy Nils Christie viết ở đâu đó rằng các nhà tù bắt đầu phát triển tại Na Uy vào đầu thế kỉ XIX. Trước thì nhà tù không cần thiết cho lắm, khi mà người ta trừng phạt kẻ bị buộc tội trộm cướp bằng cách đóng cọc xuyên qua bàn tay y. Nay thì Na Uy có lẽ là xứ văn minh nhất trên trái đất này.

Nay thì dần dà đã có sự điển chế hoá các hạn chế nhằm vào sự tra tấn, và những hạn chế ấy đã có tác dụng, dẫu còn ít ỏi, ngay từ trước khi Bush trở lui về với man rợ. Cuốn sách của Alfred McCoy [3] điểm lại lịch sử xấu xa này. Tuy nhiên, đã có cải thiện, và sẽ có nhiều cải thiện hơn nếu có nhiều người sẵn sàng nỗ lực, những nỗ lực từng đưa đến sự loại trừ quy mô chế độ nô lệ và lao động trẻ em – dù chưa loại trừ được hoàn toàn. 

[1]Oath Betrayed: Torture, Medical Complicity, and the War on Terror, 2006 (chú thích của người dịch)
[2]The Nazi doctors: medical killing and the psychology of genocide, 1986 (ctcnd)
[3]A Question of Torture: C.I.A. Interrogation, from the Cold War to the War on Terror, 2006 (ctcnd)
Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11630&rb=0402
Read More...

Tại sao Nga và Trung Quốc tiếp tục ủng hộ các chế độ chuyên chế?

Robert Kagan
Nguyên Trường dịch
Ngay từ thế kỉ XVIII, khi nền tự do vừa mới xuất hiện, cuộc xung đột không thể tránh khỏi của nó với các chế độ chuyên chế đã góp phần định hình nền chính trị thế giới. Đây là cái mà James Madison gọi là “cuộc đấu tranh vĩ đại của thời đại giữa nền tự do và chế độ chuyên chế” kéo dài gần hết thế kỉ XIX và phần lớn thế kỉ XX, khi các lực lượng tự do liên kết thành một mặt trận chống lại các hình thức độc tài khác nhau cả dưới hình thức chiến tranh nóng lẫn chiến tranh lạnh.
Read More...

Nước Nga thời Tổng thống Putin: Sự hình thành nhà nước KGB mới

Hoàng Nguyễn dịch
Buổi tối ngày 22-8-1991, cách đây đúng 16 năm, Alexei Kondaurov, một viên tướng KGB, đứng lặng yên bên khung cửa sổ tối tăm trong văn phòng của mình ở Moscow nhìn đám đông hồ hởi tiến về trụ sở KGB tại Quảng trường Lubyanka. Cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Mikhail Gorbachev đã bị đập tan; viên tướng cầm đầu KGB góp phần dàn dựng cuộc đảo chính đã bị bắt và giờ đây Kondaurov là một trong vài sĩ quan cao cấp nhất còn sót lại trong toà dinh thự nhanh chóng trống rỗng. Trong một thoáng, dường như các đám đông dồn lại ngoài kia đang tiến thẳng về phía ông. 
Read More...

Ai đã hạ gục chủ nghĩa cộng sản?

James G. Hershberg
Phạm Minh Ngọc dịch
Tờ The Economist đưa ra một câu trả lời cực kì ngắn gọn. Sau khi Ronald Reagan tạ thế, tờ báo này đưa ảnh của ông lên trang bìa với dòng chữ: Người chiến thắng chủ nghĩa cộng sản. Những người khác cũng nói hệt như thế. Một buổi phát thanh mà tôi có nghe bắt đầu như sau: “Người ta tin rằng ông là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh”. Sau đó vài phút, một nhà chính trị học ghi nhận hai thắng lợi chính của Reagan: giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và tiêu diệt Liên Xô. Sau đó là hàng loạt những người sùng bái và bình luận viên tiếp tục tung ra những lời ngợi ca Reagan vì chiến thắng “đế chế của cái Ác”.
Read More...

Xa lánh chế độ tự do: dân Nga nghĩ gì, muốn gì?

Richard Pipes
Trần Ngọc Cư dịch
Khi Liên bang Xôviết tan rã năm 1991, rất nhiều người đã kỳ vọng rằng nước Nga, sau khi rũ bỏ chủ nghĩa cộng sản, sẽ cương quyết đi theo đường lối thân phương Tây: dân chủ hoá thể chế chính trị, cho người dân được hưởng những quyền dân sự bất khả xâm phạm và trở lại với cộng đồng quốc tế. Đó là những hứa hẹn mà Tổng thống Boris Yeltsin đưa ra khi ông lên nắm quyền. Nhưng sau mười mấy năm nay, những kỳ vọng này vẫn chưa trở thành hiện thực. Kể từ khi cựu đại tá KGB Vladimir Putin nhậm chức tổng thống vào năm 2000, những cơ chế dân chủ của Nga dần dà bị bóp nghẹt, dân quyền bị hạn chế và sự hợp tác với cộng đồng quốc tế không mấy được đảm bảo.
Read More...

Dân chủ là một điều tốt

Du Khả Bình
Dương Danh Dy dịch
Bài viết này được chọn từ lời nói đầu cuốn sách Dân chủ là một điều tốt do Văn hiến Khoa học Xã hội Trung Quốc xuất bản năm 2006. Ngày 23 tháng 10 năm 2006, Bắc Kinh nhật báo đã dùng đầu đề “Về sự biện chứng của ‘dân chủ là một điều tốt’” để đăng bài viết trên, và được sự quan tâm, chú ý rộng rãi của trong và ngoài nước.
Read More...

Chủ nghĩa tư bản phi tự do: Nga và Trung Quốc vạch lối đi riêng

Gideon Rachman
Hoàng Nguyễn dịch
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, thật là tự nhiên khi gộp Nga và Trung Quốc vào nhau vì đây là hai thế lực cộng sản hùng mạnh nhất – những kẻ thù ý thức hệ hàng đầu của phương Tây. 
Read More...

Những nhà độc tài chân đất sét

Marcus Gee
Nguyên Trường dịch
Những vụ lộn xộn ở Pakistan một lần nữa lật tẩy huyền thoại về hiệu quả của các chế độ độc tài. 
Read More...

Huyền thoại về mô thức độc tài

Michael McFaul, Kathryn Stoner-Weiss
Trần Ngọc Cư dịch

Tóm tắtDư luận thông thường cho rằng việc Vladimir Putin đàn áp dân chủ đã mang lại ổn định và phồn thịnh cho nước Nga - cung ứng thêm một mô hình mới, theo đó một chế độ độc tài theo kinh tế thị trường đã thành công. Nhưng mối tương quan giữa chế độ chuyên quyền và sự phát triển kinh tế lại rất giả tạo. Chế độ độc tài tại Nga thật ra có hậu quả tiêu cực. Bất cứ thành tựu nào có được dưới triều Putin chắc đã có thể là những thành quả to lớn hơn nếu chúng được thực hiện dưới một chế độ dân chủ.
Read More...

Xã hội dân sự có thể làm gì để phát triển dân chủ

Larry Diamond
Blog Góc Sân
Xin chào quý vị. Tôi muốn nói chuyện ngắn gọn với quý vị hôm nay về vai trò của xã hội dân trong việc xây dựng và củng cố nền dân chủ. Tất cả quý vị đều là các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, những người đang tham gia vào nỗ lực này theo nhiều cách khác nhau, vì vậy tôi rất hài lòng để có thể chia sẻ những ý tưởng với quý vị.
Read More...

Dân chủ bị đẩy lùi - Nhà nước sài lang tái xuất

Larry Diamond
Trần Ngọc Cư, Ðông Hiến dịch

Tóm tắt: Sau hằng chục năm đạt được những thành tựu lịch sử, thế giới đã và đang chìm dần vào một cuộc suy thoái dân chủ. Nhiều nhà nước bóc lột (predatory states) đang ở thế đi lên, đe dọa chế độ dân chủ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả những nền dân chủ còn non nớt lẫn những nền dân chủ đã khá ổn định. Nhưng chiều hướng này có thể đảo ngược được, bằng cách phát triển đường lối điều hành quốc gia đúng đắn, nghiêm khắc buộc giới chức nhà nước chịu trách nhiệm trước dân chúng, cùng với sự hỗ trợ dưới hình thức viện trợ có điều kiện của Phương Tây.
Read More...

Mô hình phát triển dân chủ

Condoleeza Rice
Trần Ngọc Cư dịch

Lời dịch giả: Chúng tôi xin trích dịch một phần bài tham luận “Rethinking the National Interest: American Realism for a New World (Cân nhắc lại quyền lợi quốc gia: Chủ nghĩa hiện thực Mĩ trong một thế giới mới)” của Ngoại trưởng Hoa Kì Condoleeza Rice, đăng trong Foreign Affairs, số tháng Bảy/ tháng Tám 2008. Phần tham luận này (tiêu đề được giữ nguyên) điểm qua chính sách ngoại viện Mĩ đối với các nước nhược tiểu đang ở dưới chế độ độc tài hay đối với những “nền dân chủ còn mới mẻ”. Phần trích dịch sau đây hi vọng sẽ giải thích rõ hơn cái gọi là “diễn biến hoà bình”, một từ được bà Rice dùng “vô tưtrong bài viết.
Read More...

Có “Hậu chủ nghĩa xã hội” chăng? (P2/2)

Alan Charles Kors
Ðông Hiến hiệu đính
Lê K. Hiển dịch 
Thái độ phản ứng của các nhà trí thức Tây phương khi xử sự với một bên là các thành tựu của xã hội của họ, và bên kia là lý tưởng xã hội chủ nghĩa rồi đến thực tế chủ nghĩa xã hội, làm chúng ta choáng váng. Ngay giữa xã hội Tây phương, nơi con người có cơ hội thăng tiến không đâu sánh được, họ gào lên “phân biệt giai cấp.” Trong một xã hội ngập tràn hàng hoá và dịch vụ, họ gào lên, lúc thì “nghèo khó” lúc thì “chủ nghĩa tiêu thụ.” Trong một xã hội ngày càng giàu có hơn, đa diện hơn, có năng suất cao hơn, tự chủ và có đời sống thoả mãn hơn, họ gào lên “bị bỏ rơi.” Trong một xã hội đã giải phóng được phụ nữ, các sắc tộc thiểu số, các tôn giáo thiểu số, và cả những người đồng tính luyến ái cả hai phái ở mức độ mà chỉ năm mươi năm về trước không ai có thể mơ tới được, họ gào lên “áp bức.” Trong một xã hội có những tổ chức từ thiện tư nhân rộng rãi đến vô biên, họ gào lên “keo kiệt.” Trong một xã hội mà hàng trăm triệu người đã thụ huởng miễn phí trên sự rủi ro, kiến thức, và đồng vốn của những kẻ khác, họ gào lên là những người thụ hưởng miễn phí nầy đã bị “bóc lột.” Trong một xã hội đã thay thế được phương thức cha truyền con nối bất tận bằng sự thăng tiến chỉ dựa trên tài năng cá nhân, thì họ lại gào lên “bất công.” Nhân danh những thế giới mộng tưởng và sự hoàn hảo chỉ có trong huyền thoại, họ đã tự bịt mắt và không chịu nhìn thấy những gì mà chúng ta xem là những phép lạ do chế độ cởi mở Tây phương mang đến: đó là tự do cá nhân, trách nhiệm cá nhân, tài năng cá nhân, và sự thoả mãn con người. Cũng như Marx, họ đã bỏ những từ như “tự do” vào trong ngoặc kép khi dùng các từ ấy để bàn về Tây phương. Dĩ nhiên, ở đây, chúng ta cần lưu ý một điểm là, trong trường hợp có một kẻ thù thực sự căm hận các nhà trí thức Tây phương xuất hiện – như chủ nghĩa phát xít và quốc xã – và khi việc đánh bại kẻ thù đó tuỳ thuộc vào lòng tự tin của Tây phương, thì những nhà trí thức Tây phương này lại chẳng có khó khăn gì trong việc phân định đâu là thiện và đâu là ác, và cả trong việc lôi cuốn quần chúng vào trong cuộc tỉ thí giữa thiện và ác. 
Read More...

Có “Hậu chủ nghĩa xã hội” chăng? (P1/2)

Alan Charles Kors
Ðông Hiến hiệu đính
Lê K. Hiển dịch 
Không có “hậu chủ nghĩa xã hội”. Trong đời chúng ta, hoặc đời con chúng ta, sẽ không có cái gọi là “hậu chủ nghĩa xã hội”. 
Read More...

Những giới hạn co giãn của toàn trị

Bruce Gilley
Nguyễn Ước dịch
Thành công mới đây của Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong việc chuyển giao quyền lãnh đạo có thể được thông giải như một bằng chứng rằng chế độ toàn trị của Trung Quốc là độc đáo về mặt lịch sử. Hơn một thập niên sau ngày Liên bang Sô Viết và các trật tự cộng sản tại Ðông Âu sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ vẫn nắm quyền mà còn làm lễ tấn phong cho một tập hợp những người kế thừa trẻ hơn, được học hành tốt hơn và thậm chí tự tin hơn, làm đầu lĩnh của nó. Và Ðại hội thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng Mười một năm 2002 đánh dấu lần đầu tiên có sự chuyển giao êm thắm quyền lãnh đạo trong chế độ cộng sản mà không chút dính líu tới cái chết hoặc sự thanh trừng vị thủ lãnh sắp thôi việc. 
Read More...

Chế độ toàn trị - tương lai tươi sáng hay là quá khứ tối tăm

Mikhail Magid
Phạm Nguyên Trường dịch

Phần I
Chế độ toàn trị trong thế kỉ XX 
Thế kỉ XX đã đi vào lịch sử như là thế kỉ của các chế độ toàn trị. Đấy là một giai đọan lịch sử mà tại nhiều quốc gia bộ máy nhà nước đã khuất phục được tất cả các thiết chế xã hội cũng như từng công dân riêng lẻ. Trong hàng chục năm, tại các nước này mọi lĩnh vực họat động trong đời sống cá nhân cũng như xã hội đều nằm dưới sự quản lí toàn diện và triệt để của chính quyền. 
Read More...

Chủ nghĩa toàn trị trong cơn khủng hoảng: Liệu có thể chuyển biến êm thấm để đến với dân chủ?

Mọt Sách Già chuyển ngữ
Để có thể định nghĩa thế nào là toàn trị thường người ta phải viết cả một tập sách lý thuyết dầy về cấu trúc chính quyền, xã hội của một nhà nước toàn trị. Đó là một công việc cực nhọc nhưng lại hay không được đánh giá cao, bởi vì ngoài việc những cuốn sách đó luôn là quá khó hiểu đối với những người bình thường không có hiểu biết nhiều về chính trị mà còn vì những định nghĩa mang tính hàn lâm (về toàn trị) không thể chỉ ra được những đặc điểm mang tính bản chất của chế độ toàn trị đó là tính phi nhân tính của nó, sự nguy hiểm của nó đối với nhân loại, mức độ sợ hãi và tuyệt vọng của người dân trong những chế độ đó phải trải qua. Không những thế việc định nghĩa hay xác định khái niệm về chế độ toàn trị thường dễ trở nên rối rắm và phức tạp do thường được đem ra so sánh với chế độ dân chủ tự do. Với cách tiếp cận kiểu như vậy thường dẫn con người ta đến sự bế tắc. Sự khác biệt là quá lớn đến độ mọi sự so sánh sẽ dẫn đến đơn giản hoá, bóp méo, và dẫn tới kết luận “như nhau về mặt đạo lý” mà có thể tóm tắt bằng kiểu lập luận thông thường như thế này:”Bọn chúng là quân ăn thịt, nhưng chúng ta cũng có phải những người ăn chay ngoan đạo đâu?”.
Read More...

Nhà nước toàn trị

Nadegda Kuznetsova
Phạm Nguyên Trường dịch


Khái niệm chung về chế độ toàn trị
Chế độ toàn trị không ngừng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. 
Đây là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa chính trị học hiện đại. Đối với nước ta thì vấn đề này không chỉ mang ý nghĩa hàn lâm.
Read More...

Chủ nghĩa hợp hiến và ‘ma trận chính trị kiểu Nga’

Trường Sơn chuyển ngữ,
Vladimir Pastukhov
Hiến pháp lại là kẻ thù của hiện thực vận hành bởi “Quy ước Xã hội”
Không một chủ đề chính trị nào ở nước Nga lại nhạy cảm hơn những cuộc tranh cãi vô tận về cải cách hiến pháp. Tuy nhiên, hướng phát triển khả dĩ nhất của vấn đề này vẫn là việc khởi động một quá trình đối thoại trong toàn xã hội Nga rằng liệu nước Nga có cần một hiến pháp mới không, và nếu cần thì đấy phải là kiểu hiến pháp gì.
Read More...

Hiến pháp Singapore – Một phân tích dựa vào đặc thù

Ka Đặng chuyển ngữ 
Jaclyn L. Neo
Tương xứng với danh hiệu là một trong những sử gia chính thống hàng đầu tại Singapore, Kevin YL Tan đã đi thẳng vào việc giới thiệu một cách đầy hiểu biết về luật hiến pháp của Singapore ngay từ lúc bắt đầu. Hiến pháp Singapore được đặt vào bối cảnh lịch sử chính trị trong lúc còn là một thuộc địa đang nảy nở của Anh, được thừa hưởng luật pháp Anh cùng với những truyền thống chính trị và pháp luật được gắn kết trong suốt cả giai đoạn thuộc địa đáng chú ý này. Bối cảnh lịch sử về pháp lý, chính trị và xã hội cho thấy nguồn gốc khai sinh hiến pháp, không kém phần quan trọng bởi vì những câu chuyện lịch sử được dùng để viện dẫn một cách sáng suốt và liên tục trong bài thuyết giảng trước công chúng nhằm để minh chứng, xác thực, và báo hiệu cho những lựa chọn hiến pháp. Nó cũng là chìa khóa giúp hiểu được những nghịch lý mà Singapore đưa ra cho chủ nghĩa hợp hiến, đặc biệt là chủ nghĩa hợp hiến tự do.
Read More...

Chủ nghĩa Tự Do Mới – nguồn gốc của mọi vấn đề chúng ta đang đối mặt

CTV Phía Trước chuyển ngữ
George Monbiot 
Tài chính suy thoái, thảm họa môi trường và thậm chí là sự lên ngôi của Donald Trump – là do Chủ nghĩa Tự do Mới góp phần tạo nên tất cả những điều đó. Tại sao cánh tả lại không thể đưa ra sự thay thế khả dĩ nào khác cho Chủ nghĩa Tự do Mới (hay còn gọi là Chủ nghĩa Tân Tự do)?
Read More...

Luật Pháp Và Hoà Giải Chính Trị – Các Kinh Nghiệm Quốc Tế

Neil J. Kritz
Đỗ Kim Thêm dịch
(LND) Luật pháp có một sức mạnh vô hình, nhưng không do huyền thoại của tôn giáo và cũng không nhờ cuỡng chế kinh tế hay bạo lực quân đội. Công dụng của luật pháp là trừng phạt các vi phạm và đem lại công bình và trật tự cho xã hội. Khi cá nhân có tinh thần tìm hiểu công lý, yêu chuộng hoà bình và đồng thuận cho một căn bản chung sống, thì tất cả tranh chấp xã hội sẽ được giải quyết an hòa bằng phương tiện luật pháp.
Read More...

Hiến Pháp Cộng Hoà: Lý Thuyết của Immanuel Kant và Thực Tế tại Việt Nam

Dr Đỗ Kim Thêm
Vấn đề
Hiến pháp là nền tảng pháp lý cho sự chung sống của một dân tộc và là điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vuợng của đất nước. Hiện nay vấn đề sôi nổi trong công luận là tìm một mô hình thích hợp và một lộ trình khả thi cho việc tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam. Các góp ý xoay quanh các chủ đề du nhập nguyên tắc tam quyền phân lập, lập mối ràng buộc giữa Đảng quyền và luật pháp, trao lại thẩm quyền lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội và tôn trọng thực thi nhân quyền của chính quyền là chính.
Read More...

Sự Thịnh Vượng Của Đất Nuớc: Lý Thuyết Của Adam Smith Và Thực Tế Tại Việt Nam

Đỗ Kim Thêm
VẦN ĐỀ
Sự thịnh vượng của Việt Nam là một ưu tư của mọi người Việt mà câu trả lời đơn giản và quen thuộc là dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhưng phải nghĩ và làm gì để đạt mục tiêu này là một vấn đề phức tạp, vì việc tái cấu trúc kinh tế hiện nay đang có ba khó khăn chính là định hướng xã hội chủ nghiã, khả năng của chính quyền và sự đồng thuận của toàn dân.
Read More...

Các Khái Niệm Dân Chủ, Pháp Quyền, Cộng Hoà Và Xã Hội: Lý Thuyết Và Thực Tế

Dr. Đỗ Kim Thêm
 Vấn đề
Một trong những góp ý tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam là đề xuất du nhập mô hình dân chủ của nhà nước phương Tây. Dân chủ là một khái niệm luật Hiến pháp nhằm quy định hình thức cai trị, nhưng lại gắn liền với các khái niệm pháp quyền, cộng hoà và xã hội. Dù có liên hệ nhau nhưng các khái niệm này có nhiều giá trị tương đồng và dị biệt mà tiểu luận này sẽ giới thiệu những mối quan hệ lý thuyết để đối chiếu với thực tế của Hiến pháp Việt Nam.
Read More...

Aung San Suu Kyi: Bảo Vệ Tự Do và Vai Trò Của Đối Kháng

TS. Đỗ Kim Thêm dịch
Sau khi trở về Miến Điện vào năm 1988 Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) để đấu tranh chống chế độ quân phiệt. NLD thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm 1990 nhưng bị các tướng lãnh phủ nhận kết quả. Từ đó, bà bị quản thúc tại gia, sống cách biệt với gia đình tại Anh. Năm 1991 bà được giải Nobel Hoà Bình nhưng không thể đi nhận giải, vì sợ sẽ bị cấm trở lại Miến để tiếp tục đấu tranh. Hiện nay, nhờ Miến cải cách sâu rộng nên bà được tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị quản thúc. Tháng 3 năm 2013 bà được tái đắc cử vào chức vụ Chủ tịch NLD. Triển vọng NLD nắm quyền và thay đổi chế độ quân phiệt vào cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 trở thành hiện thực. Bà là biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Miến và trở thành ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org