Condoleeza
Rice
Trần Ngọc Cư
dịch
Lời dịch giả: Chúng
tôi xin trích dịch một phần bài tham luận “Rethinking the National Interest:
American Realism for a New World (Cân nhắc lại quyền lợi quốc gia: Chủ nghĩa hiện
thực Mĩ trong một thế giới mới)” của Ngoại trưởng Hoa Kì Condoleeza Rice, đăng
trong Foreign Affairs, số tháng Bảy/ tháng Tám 2008. Phần tham luận
này (tiêu đề được giữ nguyên) điểm qua chính sách ngoại viện Mĩ đối với các nước
nhược tiểu đang ở dưới chế độ độc tài hay đối với những “nền dân chủ còn mới mẻ”.
Phần trích dịch sau đây hi vọng sẽ giải thích rõ hơn cái gọi là “diễn biến hoà
bình”, một từ được bà Rice dùng “vô tưtrong bài viết.
Mặc dù khả
năng ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với các cường quốc bị nhiều giới hạn, khả năng của
chúng ta trong việc hỗ trợ nỗ lực phát triển kinh tế và chính trị theo đường lối
hòa bình tại các nước nghèo và đang ở dưới một chế độ cai trị tồi tệ là đáng kể.
Chúng ta phải có quyết tâm sử dụng sức mạnh của mình cho mục đích này – không
những chỉ vì đó là điều cần thiết, mà còn vì đó là lẽ phải. Không ít người quan
niệm rằng cổ vũ dân chủ và phát triển kinh tế là hai mục tiêu riêng biệt. Nhưng
thực tế ngày càng sáng tỏ rằng những lề thói và cơ chế dân chủ có vai trò thiết
yếu trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững trên diện rộng – và rằng
phát triển kinh tế thị trường là điều thiết yếu để củng cố dân chủ. Phát triển
theo đường lối dân chủ là một mô hình chính trị-kinh tế thống nhất; ngoài ra,
mô hình này còn kết hợp được tính linh động và sự ổn định, hai yếu tố cho phép
các quốc gia nắm bắt cơ hội và khắc phục thử thách do xu thế toàn cầu hóa mang
lại. Đối với những người không chia sẻ tư duy này, tôi xin nêu ra câu hỏi: Liệu
trong thực tế còn có con đường nào khác, xứng với tư thế của Hoa Kỳ nữa không?
Phát triển theo đường lối dân chủ không những chỉ là con đường hữu hiệu đưa đến dân giàu, nước mạnh; mà lại còn là phương cách tốt nhất để đảm bảo rằng những thành quả này sẽ được chia sẻ hợp lí cho mọi thành phần xã hội, không loại bỏ một ai, không cần có áp bức hay bạo động. Cũng gần đây thôi, chúng ta đã chứng kiến việc này diễn tiến ở Kenya, nơi mà chế độ dân chủ đã cho phép xã hội công dân, báo chí, và lãnh đạo các doanh nghiệp liên kết với nhau để đòi hỏi một cuộc mặc cả chính trị bao gồm mọi phe phái, một nỗ lực có khả năng chặn đứng quốc gia này khỏi rơi vào những cuộc thanh trừng chủng tộc (ethnic cleansing) và đặt nền tảng rộng lớn cho việc hoà giải quốc gia. Ở tây bán cầu của chúng ta, việc phát triển theo đường lối dân chủ đã mở rộng các chế độ chính trị kỳ cựu, do giới đặc quyền đặc lợi thống trị, cho sự tham gia của hàng chục triệu người sống bên lề xã hội. Những người này đang đòi hỏi những quyền lợi công dân mà trước đây họ bị từ chối. Và vì họ thể hiện điều này qua đường lối dân chủ, nên tình hình thực tế ở bán cầu chúng ta kể từ năm 2001 là, các láng giềng của chúng ta đã không từ bỏ niềm tin tưởng đặt vào chế độ dân chủ và thị trường tự do. Sự thật là, họ đang nới rộng sự đồng thuận trong vùng về việc ủng hộ đường lối phát triển dân chủ, bằng cách đảm bảo rằng sự phát triển này mang lại công bằng xã hội cho những công dân bần cùng nhất.
Sự luộm thuộm của thể chế dân chủ đã khiến cho một số người tự hỏi, liệu các nước nhược tiểu có thể phất lên được hay không, bằng cách đi qua một thời kỳ áp dụng chủ nghĩa tư bản độc tài. Một vài quốc gia đã thật sự thành công với mô hình này, và sức quyến rũ của nó lại tăng lên ở nơi nào chế độ dân chủ tỏ ra quá chậm trễ trong việc thể hiện hay không đáp ứng nổi những kỳ vọng của dân chúng về một đời sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cứ một quốc gia đi theo chế độ độc tài mà vẫn tạo ra của cải thì có nhiều, rất nhiều quốc gia cũng chọn con đường này nhưng lại chỉ làm cho tình trạng đói nghèo, bất công, và tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn. Đối với những quốc gia độc tài khá thành công về mặt kinh tế, chúng ta cũng nên tự hỏi là liệu các nước đó có thể đã thành công nhiều hơn nữa nếu có một chế độ tự do hơn hay không. Rốt cuộc, chí ít chưa ai trả lời dứt khoát câu hỏi là liệu bản thân chế độ tư bản độc tài có phải là một mô hình bền vững vô hạn định hay không. Về lâu về dài, liệu có thể các chính phủ chỉ coi trọng tài năng của người dân mà không tôn trọng quyền công dân của họ hay không? Ít ra, có tôi trong số người không tin như thế.
Đối với Hoa Kỳ, việc ủng hộ các quốc gia phát triển theo đường lối dân chủ vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Thật ra, không có một lựa chọn thực tế nào khác hơn chúng ta có thể - hoặc nên - đưa ra nhằm ảnh hưởng diễn biến hoà bình tại các nước nhược tiểu đang ở dưới một chế độ cai trị tồi tệ. Câu hỏi cụ thể không còn là chúng ta có nên theo đuổi đường lối này hay không, mà là theo đuổi bằng cách nào.
Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng phát triển theo đường lối dân chủ luôn luôn là điều có thể thực hiện, nhưng không bao giờ có thể thực hiện nhanh chóng hay dễ dàng. Sự thể cũng chỉ vì trong thực tế, dân chủ là một tương tác phức tạp giữa những ứng xử dân chủ và văn hóa truyền thống. Theo kinh nghiệm của vô số quốc gia, đặc biệt là kinh nghiệm của Mĩ, chúng ta nhận thấy rằng văn hóa không phải là một định mệnh bất di bất dịch. Nhiều quốc gia thuộc mọi văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, và trình độ phát triển khác nhau, đã chấp nhận thể chế dân chủ và thích nghi thể chế này với hoàn cảnh và truyền thống bản địa. Chưa một yếu tố văn hóa nào có sức làm tảng đá chặn đường - kể cả “chủ nghĩa quân phiệt” Đức hay Nhật, kể cả “các giá trị châu Á”, kể cả “chủ nghĩa bộ tộc” của châu Phi, kể cả sự ái mộ các lãnh tụ quân nhân được gán cho châu Mĩ Latinh, kể cả khuynh hướng ưa chuộng độc tài một thời được gán cho người Đông Âu.
Thật ra, ít có quốc gia nào bắt đầu hành trình dân chủ của mình bằng một văn hóa dân chủ. Đại đa số các quốc gia phải tự tạo cho mình một văn hóa dân chủ qua quá trình lâu dài - xuyên qua việc phấn đấu hằng ngày để làm ra các luật lệ công minh, xây dựng các định chế dân chủ, chịu đựng những dị biệt, giải quyết những dị biệt ấy bằng phương thức hoà bình, và chia sẻ quyền hành một cách hợp lí. Tiếc thay, khó mà gây dựng những lề thói dân chủ trong môi trường kềm kẹp của chủ nghĩa độc tài, nhằm chuẩn bị chúng sẵn sàng đâu vào đó khi bạo quyền bị giải thể. Lẽ thường, tiến trình dân chủ hoá có nhiều luộm thuộm và không làm vừa lòng nhiều người, nhưng đây là một tiến trình cần thiết tuyệt đối. Người ta nói rằng không ai có thể áp đặt một nền dân chủ, nhất là do bàn tay của một ngoại bang. Điều này đúng nhưng không đi vào luận điểm. Đúng hơn thì phải nói, chế độ độc tài mới cần tới sự áp đặt.
Vấn đề ngày nay hiếm khi là các dân tộc chống lại những nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ - như quyền lựa chọn những người sẽ cai trị họ và các quyền tự do cơ bản khác. Thay vì như vậy, vấn đề nằm ở chỗ, dân chúng bầu chọn các nhà lãnh đạo dân chủ, rồi chính dân chúng lại đâm ra nóng vội, đòi cho bằng được các lãnh đạo phải có trách nhiệm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn [tức khắc]. Vì chính lợi ích của nước Mĩ, chúng ta phải giúp các nhà lãnh đạo này đứng vững, hậu thuẫn những định chế dân chủ của nước họ, và đảm bảo việc chính quyền mới có đủ khả năng bảo vệ an ninh cho các lãnh đạo này, nhất là khi đất nước họ vừa mới kinh qua những xung đột làm kiệt quệ bộ máy nhà nước. Để thực hiện điều này, chúng ta cần những quan hệ đối tác (partnerships) lâu dài, đặt cơ sở trên trách nhiệm hỗ tương và sự hội nhập của tất cả thành phần trong hệ thống quyền lực quốc gia của chúng ta - gồm chính trị, ngoại giao, kinh tế và có khi cả quân sự nữa. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã xây dựng hữu hiệu những quan hệ đối tác như thế với những quốc gia có đặc tính khác nhau như Columbia, Lebanon, và Liberia. Thật ra, chỉ một thập niên trước đây thôi, Columbia đã đứng trên bờ vực thất bại. Ngày nay, một phần nhờ có quan hệ đối tác lâu dài của chúng ta với giới lãnh đạo và công dân can đảm của nước này, Columbia đang xuất hiện như một quốc gia bình thường với các định chế dân chủ. Các định chế này đang bảo vệ đất nước, điều hành quốc gia một cách đúng đắn, đồng thời góp phần củng cố an ninh giữa các quốc gia [trong khu vực]..
Bây giờ chúng ta phải xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với các chế độ dân chủ mới mẻ và mong manh khác, đặc biệt với Afghanistan. Những thành tố cơ bản của chế độ dân chủ đang bén rễ trên đất nước này sau gần ba thập niên dưới chế độ độc tài, bạo động và chiến tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử của họ, người Afghanistan đã có một chính phủ của dân, một chính phủ được bầu chọn qua các cuộc tuyển cử tổng thống và quốc hội và được chỉ đạo bởi một hiến pháp trong đó các quyền công dân được luật hóa. Những thách thức ở Afghanistan không phát sinh từ một kẻ thù hùng mạnh. Phe Taliban đưa ra một viễn ảnh chính trị không mấy ai chấp nhận. Nói đúng ra, họ chỉ khai thác những giới hạn của chính phủ Afghanistan, sử dụng bạo động đối với dân thường và dùng lợi nhuận từ việc buôn lậu ma túy để áp đặt quyền cai trị. Ở nơi nào chính phủ Afghanistan, với hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, có thể điều hành hữu hiệu và tạo được cơ hội kinh tế cho người dân, nơi đó phe Taliban phải tìm đường tháo chạy. Hoa Kì và NATO có quyền lợi thiết thân trong việc hậu thuẫn cho sự vươn lên của một nhà nước Afghanistan hữu hiệu và dân chủ, một chính phủ có khả năng đánh bại phe Taliban và mang lại “an ninh cho dân chúng”—đáp ứng các yêu cầu cơ bản về an toàn, dịch vụ, pháp trị, và cơ hội kinh tế to lớn hơn. Chúng ta chia sẻ mục tiêu này cùng nhân dân Afghanistan; họ không muốn chúng ta rút lui khi chưa hoàn tất sứ mệnh chung. Chúng ta có khả năng thành công ở Afghanistan, nhưng chúng ta phải sẵn sàng duy trì quan hệ đối tác với chế độ dân chủ mới mẻ này qua nhiều năm sắp tới.
Một trong những công cụ hữu hiệu nhất của chúng ta nhằm hậu thuẫn những nước đang phát triển trong việc xây dựng các định chế dân chủ và củng cố xã hội công dân là chương trình ngoại viện của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải sử dụng nó đúng đắn. Một trong những tiến bộ to lớn trong tám năm qua là việc tạo ra được sự đồng thuận lưỡng đảng về cách sử dụng ngoại viện có chiến lược hơn trước. Chúng ta đã bắt đầu biến ngoại viện của chúng ta thành động lực thúc đẩy các chính phủ tại những nước đang phát triển cai trị đúng đắn, phát huy tự do kinh tế, và đầu tư vào nhân dân mình. Đây cả là một sự đổi mới quan trọng được đề ra trong sáng kiến Trương mục để đối phó với Thử thách của Thiên niên kỉ (the Millennium Challenge Account intiative). Nói rộng thêm, chúng ta đang kết hợp hữu hiệu hơn trước chương trình ngoại viện với những mục tiêu trong chính sách ngoại giao - nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đi từ chiến tranh sang hòa bình, từ nghèo đói sang phồn vinh, từ chế độ cai trị tồi dở sang chế độ dân chủ và pháp trị. Đồng thời, chúng ta cũng phát động những nỗ lực có tính lịch sử nhằm hỗ trợ việc dẹp bỏ những trở ngại trong việc phát triển dân chủ - bằng cách xoá nợ cũ cho một số quốc gia, cứu đói, mang lại giáo dục cho nhiều người hơn, và chống lại những dịch bệnh như sốt rét và HIV/AIDS. Đằng sau những nỗ lực này là lòng hào hiệp vô biên của nhân dân Mĩ, nhờ có hậu thuẫn này mà kể từ năm 2001 viện trợ phát triển chính thức của Hoa Kì tăng lên gần ba lần, viện trợ phát triển cho châu Mĩ Latinh tăng gấp đôi và cho châu Phi tăng gấp bốn lần.
Nói cho cùng, một trong những phương sách hữu hiệu nhất để yểm trợ việc phát triển các định chế dân chủ và xã hội công dân là phát triển mậu dịch và đầu tư trong môi trường tự do và bình đẳng. Chính tiến trình thực thi một hiệp ước thương mại hay một thoả ước đầu tư song phương cũng giúp ích cho việc thúc đẩy và củng cố phát triển dân chủ. Nếu những định chế tư pháp và chính trị có khả năng thực thi quyền sở hữu tài sản, thì chúng cũng có khả năng bảo vệ quyền làm người và chế độ pháp trị. Nếu những tòa án thật sự độc lập có khả năng giải quyết những tranh chấp trong thương trường, thì chúng cũng có khả năng giải quyết những tranh chấp chính trị và dân sự. Tính minh bạch cần thiết trong việc chống nhũng lạm ở các tập đoàn kinh tế, cũng làm cho nạn tham nhũng trong chính trường khó tránh khỏi bị phát hiện và trừng trị. Một giai cấp trung lưu đang lên cũng sẽ tạo ra các trung tâm quyền lực xã hội làm nền tảng cho các phong trào và đảng phái chính trị. Mậu dịch là một vấn đề gây chia rẽ trong nước ta hiện nay, nhưng chúng ta không được quên rằng mậu dịch thiết yếu không những cho sức mạnh kinh tế trong nước mà còn cho sự thành công của chính sách đối ngoại của chúng ta.
Luôn luôn có yêu cầu [viện trợ] nhân đạo, nhưng mục tiêu của chúng ta là phải sử dụng cùng một lúc những công cụ như ngoại viện, hợp tác an ninh, và mậu dịch để giúp các quốc gia tiến dần đến tự túc, tự cường. Chúng ta đòi hỏi sử dụng những khí cụ này nhằm đẩy mạnh sự phát triển theo đường lối dân chủ. Vì lợi ích quốc gia, chúng ta phải làm như vậy.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Phát triển theo đường lối dân chủ không những chỉ là con đường hữu hiệu đưa đến dân giàu, nước mạnh; mà lại còn là phương cách tốt nhất để đảm bảo rằng những thành quả này sẽ được chia sẻ hợp lí cho mọi thành phần xã hội, không loại bỏ một ai, không cần có áp bức hay bạo động. Cũng gần đây thôi, chúng ta đã chứng kiến việc này diễn tiến ở Kenya, nơi mà chế độ dân chủ đã cho phép xã hội công dân, báo chí, và lãnh đạo các doanh nghiệp liên kết với nhau để đòi hỏi một cuộc mặc cả chính trị bao gồm mọi phe phái, một nỗ lực có khả năng chặn đứng quốc gia này khỏi rơi vào những cuộc thanh trừng chủng tộc (ethnic cleansing) và đặt nền tảng rộng lớn cho việc hoà giải quốc gia. Ở tây bán cầu của chúng ta, việc phát triển theo đường lối dân chủ đã mở rộng các chế độ chính trị kỳ cựu, do giới đặc quyền đặc lợi thống trị, cho sự tham gia của hàng chục triệu người sống bên lề xã hội. Những người này đang đòi hỏi những quyền lợi công dân mà trước đây họ bị từ chối. Và vì họ thể hiện điều này qua đường lối dân chủ, nên tình hình thực tế ở bán cầu chúng ta kể từ năm 2001 là, các láng giềng của chúng ta đã không từ bỏ niềm tin tưởng đặt vào chế độ dân chủ và thị trường tự do. Sự thật là, họ đang nới rộng sự đồng thuận trong vùng về việc ủng hộ đường lối phát triển dân chủ, bằng cách đảm bảo rằng sự phát triển này mang lại công bằng xã hội cho những công dân bần cùng nhất.
Sự luộm thuộm của thể chế dân chủ đã khiến cho một số người tự hỏi, liệu các nước nhược tiểu có thể phất lên được hay không, bằng cách đi qua một thời kỳ áp dụng chủ nghĩa tư bản độc tài. Một vài quốc gia đã thật sự thành công với mô hình này, và sức quyến rũ của nó lại tăng lên ở nơi nào chế độ dân chủ tỏ ra quá chậm trễ trong việc thể hiện hay không đáp ứng nổi những kỳ vọng của dân chúng về một đời sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cứ một quốc gia đi theo chế độ độc tài mà vẫn tạo ra của cải thì có nhiều, rất nhiều quốc gia cũng chọn con đường này nhưng lại chỉ làm cho tình trạng đói nghèo, bất công, và tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn. Đối với những quốc gia độc tài khá thành công về mặt kinh tế, chúng ta cũng nên tự hỏi là liệu các nước đó có thể đã thành công nhiều hơn nữa nếu có một chế độ tự do hơn hay không. Rốt cuộc, chí ít chưa ai trả lời dứt khoát câu hỏi là liệu bản thân chế độ tư bản độc tài có phải là một mô hình bền vững vô hạn định hay không. Về lâu về dài, liệu có thể các chính phủ chỉ coi trọng tài năng của người dân mà không tôn trọng quyền công dân của họ hay không? Ít ra, có tôi trong số người không tin như thế.
Đối với Hoa Kỳ, việc ủng hộ các quốc gia phát triển theo đường lối dân chủ vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Thật ra, không có một lựa chọn thực tế nào khác hơn chúng ta có thể - hoặc nên - đưa ra nhằm ảnh hưởng diễn biến hoà bình tại các nước nhược tiểu đang ở dưới một chế độ cai trị tồi tệ. Câu hỏi cụ thể không còn là chúng ta có nên theo đuổi đường lối này hay không, mà là theo đuổi bằng cách nào.
Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng phát triển theo đường lối dân chủ luôn luôn là điều có thể thực hiện, nhưng không bao giờ có thể thực hiện nhanh chóng hay dễ dàng. Sự thể cũng chỉ vì trong thực tế, dân chủ là một tương tác phức tạp giữa những ứng xử dân chủ và văn hóa truyền thống. Theo kinh nghiệm của vô số quốc gia, đặc biệt là kinh nghiệm của Mĩ, chúng ta nhận thấy rằng văn hóa không phải là một định mệnh bất di bất dịch. Nhiều quốc gia thuộc mọi văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, và trình độ phát triển khác nhau, đã chấp nhận thể chế dân chủ và thích nghi thể chế này với hoàn cảnh và truyền thống bản địa. Chưa một yếu tố văn hóa nào có sức làm tảng đá chặn đường - kể cả “chủ nghĩa quân phiệt” Đức hay Nhật, kể cả “các giá trị châu Á”, kể cả “chủ nghĩa bộ tộc” của châu Phi, kể cả sự ái mộ các lãnh tụ quân nhân được gán cho châu Mĩ Latinh, kể cả khuynh hướng ưa chuộng độc tài một thời được gán cho người Đông Âu.
Thật ra, ít có quốc gia nào bắt đầu hành trình dân chủ của mình bằng một văn hóa dân chủ. Đại đa số các quốc gia phải tự tạo cho mình một văn hóa dân chủ qua quá trình lâu dài - xuyên qua việc phấn đấu hằng ngày để làm ra các luật lệ công minh, xây dựng các định chế dân chủ, chịu đựng những dị biệt, giải quyết những dị biệt ấy bằng phương thức hoà bình, và chia sẻ quyền hành một cách hợp lí. Tiếc thay, khó mà gây dựng những lề thói dân chủ trong môi trường kềm kẹp của chủ nghĩa độc tài, nhằm chuẩn bị chúng sẵn sàng đâu vào đó khi bạo quyền bị giải thể. Lẽ thường, tiến trình dân chủ hoá có nhiều luộm thuộm và không làm vừa lòng nhiều người, nhưng đây là một tiến trình cần thiết tuyệt đối. Người ta nói rằng không ai có thể áp đặt một nền dân chủ, nhất là do bàn tay của một ngoại bang. Điều này đúng nhưng không đi vào luận điểm. Đúng hơn thì phải nói, chế độ độc tài mới cần tới sự áp đặt.
Vấn đề ngày nay hiếm khi là các dân tộc chống lại những nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ - như quyền lựa chọn những người sẽ cai trị họ và các quyền tự do cơ bản khác. Thay vì như vậy, vấn đề nằm ở chỗ, dân chúng bầu chọn các nhà lãnh đạo dân chủ, rồi chính dân chúng lại đâm ra nóng vội, đòi cho bằng được các lãnh đạo phải có trách nhiệm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn [tức khắc]. Vì chính lợi ích của nước Mĩ, chúng ta phải giúp các nhà lãnh đạo này đứng vững, hậu thuẫn những định chế dân chủ của nước họ, và đảm bảo việc chính quyền mới có đủ khả năng bảo vệ an ninh cho các lãnh đạo này, nhất là khi đất nước họ vừa mới kinh qua những xung đột làm kiệt quệ bộ máy nhà nước. Để thực hiện điều này, chúng ta cần những quan hệ đối tác (partnerships) lâu dài, đặt cơ sở trên trách nhiệm hỗ tương và sự hội nhập của tất cả thành phần trong hệ thống quyền lực quốc gia của chúng ta - gồm chính trị, ngoại giao, kinh tế và có khi cả quân sự nữa. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã xây dựng hữu hiệu những quan hệ đối tác như thế với những quốc gia có đặc tính khác nhau như Columbia, Lebanon, và Liberia. Thật ra, chỉ một thập niên trước đây thôi, Columbia đã đứng trên bờ vực thất bại. Ngày nay, một phần nhờ có quan hệ đối tác lâu dài của chúng ta với giới lãnh đạo và công dân can đảm của nước này, Columbia đang xuất hiện như một quốc gia bình thường với các định chế dân chủ. Các định chế này đang bảo vệ đất nước, điều hành quốc gia một cách đúng đắn, đồng thời góp phần củng cố an ninh giữa các quốc gia [trong khu vực]..
Bây giờ chúng ta phải xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với các chế độ dân chủ mới mẻ và mong manh khác, đặc biệt với Afghanistan. Những thành tố cơ bản của chế độ dân chủ đang bén rễ trên đất nước này sau gần ba thập niên dưới chế độ độc tài, bạo động và chiến tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử của họ, người Afghanistan đã có một chính phủ của dân, một chính phủ được bầu chọn qua các cuộc tuyển cử tổng thống và quốc hội và được chỉ đạo bởi một hiến pháp trong đó các quyền công dân được luật hóa. Những thách thức ở Afghanistan không phát sinh từ một kẻ thù hùng mạnh. Phe Taliban đưa ra một viễn ảnh chính trị không mấy ai chấp nhận. Nói đúng ra, họ chỉ khai thác những giới hạn của chính phủ Afghanistan, sử dụng bạo động đối với dân thường và dùng lợi nhuận từ việc buôn lậu ma túy để áp đặt quyền cai trị. Ở nơi nào chính phủ Afghanistan, với hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, có thể điều hành hữu hiệu và tạo được cơ hội kinh tế cho người dân, nơi đó phe Taliban phải tìm đường tháo chạy. Hoa Kì và NATO có quyền lợi thiết thân trong việc hậu thuẫn cho sự vươn lên của một nhà nước Afghanistan hữu hiệu và dân chủ, một chính phủ có khả năng đánh bại phe Taliban và mang lại “an ninh cho dân chúng”—đáp ứng các yêu cầu cơ bản về an toàn, dịch vụ, pháp trị, và cơ hội kinh tế to lớn hơn. Chúng ta chia sẻ mục tiêu này cùng nhân dân Afghanistan; họ không muốn chúng ta rút lui khi chưa hoàn tất sứ mệnh chung. Chúng ta có khả năng thành công ở Afghanistan, nhưng chúng ta phải sẵn sàng duy trì quan hệ đối tác với chế độ dân chủ mới mẻ này qua nhiều năm sắp tới.
Một trong những công cụ hữu hiệu nhất của chúng ta nhằm hậu thuẫn những nước đang phát triển trong việc xây dựng các định chế dân chủ và củng cố xã hội công dân là chương trình ngoại viện của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải sử dụng nó đúng đắn. Một trong những tiến bộ to lớn trong tám năm qua là việc tạo ra được sự đồng thuận lưỡng đảng về cách sử dụng ngoại viện có chiến lược hơn trước. Chúng ta đã bắt đầu biến ngoại viện của chúng ta thành động lực thúc đẩy các chính phủ tại những nước đang phát triển cai trị đúng đắn, phát huy tự do kinh tế, và đầu tư vào nhân dân mình. Đây cả là một sự đổi mới quan trọng được đề ra trong sáng kiến Trương mục để đối phó với Thử thách của Thiên niên kỉ (the Millennium Challenge Account intiative). Nói rộng thêm, chúng ta đang kết hợp hữu hiệu hơn trước chương trình ngoại viện với những mục tiêu trong chính sách ngoại giao - nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đi từ chiến tranh sang hòa bình, từ nghèo đói sang phồn vinh, từ chế độ cai trị tồi dở sang chế độ dân chủ và pháp trị. Đồng thời, chúng ta cũng phát động những nỗ lực có tính lịch sử nhằm hỗ trợ việc dẹp bỏ những trở ngại trong việc phát triển dân chủ - bằng cách xoá nợ cũ cho một số quốc gia, cứu đói, mang lại giáo dục cho nhiều người hơn, và chống lại những dịch bệnh như sốt rét và HIV/AIDS. Đằng sau những nỗ lực này là lòng hào hiệp vô biên của nhân dân Mĩ, nhờ có hậu thuẫn này mà kể từ năm 2001 viện trợ phát triển chính thức của Hoa Kì tăng lên gần ba lần, viện trợ phát triển cho châu Mĩ Latinh tăng gấp đôi và cho châu Phi tăng gấp bốn lần.
Nói cho cùng, một trong những phương sách hữu hiệu nhất để yểm trợ việc phát triển các định chế dân chủ và xã hội công dân là phát triển mậu dịch và đầu tư trong môi trường tự do và bình đẳng. Chính tiến trình thực thi một hiệp ước thương mại hay một thoả ước đầu tư song phương cũng giúp ích cho việc thúc đẩy và củng cố phát triển dân chủ. Nếu những định chế tư pháp và chính trị có khả năng thực thi quyền sở hữu tài sản, thì chúng cũng có khả năng bảo vệ quyền làm người và chế độ pháp trị. Nếu những tòa án thật sự độc lập có khả năng giải quyết những tranh chấp trong thương trường, thì chúng cũng có khả năng giải quyết những tranh chấp chính trị và dân sự. Tính minh bạch cần thiết trong việc chống nhũng lạm ở các tập đoàn kinh tế, cũng làm cho nạn tham nhũng trong chính trường khó tránh khỏi bị phát hiện và trừng trị. Một giai cấp trung lưu đang lên cũng sẽ tạo ra các trung tâm quyền lực xã hội làm nền tảng cho các phong trào và đảng phái chính trị. Mậu dịch là một vấn đề gây chia rẽ trong nước ta hiện nay, nhưng chúng ta không được quên rằng mậu dịch thiết yếu không những cho sức mạnh kinh tế trong nước mà còn cho sự thành công của chính sách đối ngoại của chúng ta.
Luôn luôn có yêu cầu [viện trợ] nhân đạo, nhưng mục tiêu của chúng ta là phải sử dụng cùng một lúc những công cụ như ngoại viện, hợp tác an ninh, và mậu dịch để giúp các quốc gia tiến dần đến tự túc, tự cường. Chúng ta đòi hỏi sử dụng những khí cụ này nhằm đẩy mạnh sự phát triển theo đường lối dân chủ. Vì lợi ích quốc gia, chúng ta phải làm như vậy.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13439&rb=0402