Larry
Diamond
Trần Ngọc
Cư, Ðông Hiến dịch
Tóm tắt: Sau hằng chục
năm đạt được những thành tựu lịch sử, thế giới đã và đang chìm dần vào một cuộc
suy thoái dân chủ. Nhiều nhà nước bóc lột (predatory states) đang ở thế đi lên,
đe dọa chế độ dân chủ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả những nền dân chủ
còn non nớt lẫn những nền dân chủ đã khá ổn định. Nhưng chiều hướng này có thể
đảo ngược được, bằng cách phát triển đường lối điều hành quốc gia đúng đắn,
nghiêm khắc buộc giới chức nhà nước chịu trách nhiệm trước dân chúng, cùng với
sự hỗ trợ dưới hình thức viện trợ có điều kiện của Phương Tây.
Larry Diamond là chuyên viên cao cấp của Viện
Nghiên cứu Hoover và là đồng biên tập tờ Tạp chí Dân chủ. Bài tiểu
luận này dựa vào nội dung một cuốn sách của ông vừa được xuất bản: Tinh
thần dân chủ - Những nỗ lực xây dựng xã hội tự do trên toàn cầu (Times
Books, 2008).
Kể từ năm
1974, hơn 90 quốc gia đã thực hiện những bước quá độ sang thể chế dân chủ, và đến
cuối thế kỷ 20 đã có khoảng 60% các quốc gia độc lập trên thế giới theo thể chế
dân chủ. Tiến trình dân chủ hóa tại Mexico và Indonesia vào cuối thập niên 1990
và những “cuộc cách mạng màu” mới đây tại Georgia và Ukraine là đỉnh cao của
làn sóng chuyển hóa dân chủ. Ngay trong thế giới Ả-rập, người ta cũng thấy rõ
khuynh hướng này: vào năm 2005, các lực lượng dân chủ Lebanon đã đứng dậy trong
hòa bình để đuổi quân đội Syria ra khỏi đất nước và dân chúng Iraq đã tham gia
bầu cử một quốc hội đa đảng lần đầu tiên trong vòng gần nửa thế kỷ.
Nhưng hãy còn quá sớm để ăn mừng những thắng lợi của dân chủ. Chỉ trong thời gian ngắn vài năm nay, làn sóng dân chủ đã bị chậm lại vì các đợt sóng ngầm khá mạnh của khuynh hướng độc tài. Thế giới đang tuột dốc vào một đợt suy thoái dân chủ. Chỉ mới gần đây thôi, chế độ dân chủ đã bị lật đổ hoặc dần dần bị bóp nghẹt tại một số quốc gia then chốt, gồm Nigeria, Nga, Thái Lan, Venezuela, và gần đây nhất là ở Bangladesh và Phi Luật Tân. Vào tháng Mười hai 2007, cuộc bầu cử gian lận tại Kenya đã đẩy lùi dân chủ thêm một bước đột ngột và đầy bạo động. Trong khi đó, đa số các quốc gia mới của câu lạc bộ dân chủ (và cả một số thành viên lâu năm) đã và đang sinh hoạt dân chủ một cách èo uột. Ngay tại nhiều nước được coi là tấm gương thành công của chế độ dân chủ, như Chi-lê, Ghana, Ba Lan, và Nam Phi, vẫn còn nhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc điều hành quốc gia và nhiều bộ phận dân chúng bất mãn sâu sắc. Ở Nam Á, nơi chế độ dân chủ có thời chiếm ưu thế, Ấn Độ hiện đang lọt thỏm giữa các quốc gia vừa bất ổn chính trị vừa thiếu dân chủ. Ngoài ra, các nguyện vọng đòi hỏi phát triển dân chủ bị cản trở khắp nơi trong thế giới Ả-rập (ngoại trừ Ma-rốc), hoặc vì nạn khủng bố, hoặc vì bạo loạn chính trị hay tôn giáo (như tại Iraq), hoặc vì những phân hoá xã hội do bàn tay nước ngoài thọc vào (như ở Lebanon), hoặc do chính bản thân các chế độ độc tài (như tại Ai Cập, Jordan và một số chế độ quân chủ ở vùng Vịnh Ba Tư, như Bahrain).
Trước khi có thể lan rộng, chế độ dân chủ cần phải bén rễ sâu hơn vào những nơi nó đã nảy mầm. Đó là nguyên tắc cơ bản của bất cứ một chiến dịch quân sự hay địa chính trị nào: tới một thời điểm nào đó, lực lượng hành quân phải dừng lại để củng cố thành quả đạt được trước khi tiến chiếm thêm những vùng đất mới. Những chế độ dân chủ mới xuất hiện cần phải chứng tỏ rằng mình có thể giải quyết các vấn đề quản trị đất nước và đáp ứng được những kì vọng của người dân về tự do, công lí, một đời sống tốt đẹp và một xã hội công bằng hơn. Nếu các quốc gia dân chủ không chặn đứng được tội phạm và tham nhũng, phát triển kinh tế, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo tự do và chế độ pháp trị một cách hiệu quả hơn, thì cuối cùng người dân sẽ mất niềm tin và hướng về các giải pháp độc tài. Những chế độ dân chủ hiện đang vật lộn với nhiều khó khăn cần phải được củng cố. Có như thế, mọi tầng lớp xã hội mới hết lòng đi theo dân chủ như là chính thể tốt đẹp nhất đồng thời tuân theo những qui phạm và giới hạn hiến định của quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách Phương Tây có thể hỗ trợ tiến trình này bằng cách yêu sách nhiều hơn, chứ không chỉ dừng lại ở một thể chế dân chủ hời hợt, chỉ dựa vào một việc tổ chức tuyển cử mà thôi. Bằng cách quy trách nhiệm cho chính phủ các quốc gia đó và gắn điều kiện viện trợ quốc tế với chất lượng điều hành đất nước, các nước và tổ chức cấp ngoại viện có thể giúp đảo ngược chiều hướng suy thoái dân chủ hiện nay.
Vượt qua bề nổi
Nhưng hãy còn quá sớm để ăn mừng những thắng lợi của dân chủ. Chỉ trong thời gian ngắn vài năm nay, làn sóng dân chủ đã bị chậm lại vì các đợt sóng ngầm khá mạnh của khuynh hướng độc tài. Thế giới đang tuột dốc vào một đợt suy thoái dân chủ. Chỉ mới gần đây thôi, chế độ dân chủ đã bị lật đổ hoặc dần dần bị bóp nghẹt tại một số quốc gia then chốt, gồm Nigeria, Nga, Thái Lan, Venezuela, và gần đây nhất là ở Bangladesh và Phi Luật Tân. Vào tháng Mười hai 2007, cuộc bầu cử gian lận tại Kenya đã đẩy lùi dân chủ thêm một bước đột ngột và đầy bạo động. Trong khi đó, đa số các quốc gia mới của câu lạc bộ dân chủ (và cả một số thành viên lâu năm) đã và đang sinh hoạt dân chủ một cách èo uột. Ngay tại nhiều nước được coi là tấm gương thành công của chế độ dân chủ, như Chi-lê, Ghana, Ba Lan, và Nam Phi, vẫn còn nhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc điều hành quốc gia và nhiều bộ phận dân chúng bất mãn sâu sắc. Ở Nam Á, nơi chế độ dân chủ có thời chiếm ưu thế, Ấn Độ hiện đang lọt thỏm giữa các quốc gia vừa bất ổn chính trị vừa thiếu dân chủ. Ngoài ra, các nguyện vọng đòi hỏi phát triển dân chủ bị cản trở khắp nơi trong thế giới Ả-rập (ngoại trừ Ma-rốc), hoặc vì nạn khủng bố, hoặc vì bạo loạn chính trị hay tôn giáo (như tại Iraq), hoặc vì những phân hoá xã hội do bàn tay nước ngoài thọc vào (như ở Lebanon), hoặc do chính bản thân các chế độ độc tài (như tại Ai Cập, Jordan và một số chế độ quân chủ ở vùng Vịnh Ba Tư, như Bahrain).
Trước khi có thể lan rộng, chế độ dân chủ cần phải bén rễ sâu hơn vào những nơi nó đã nảy mầm. Đó là nguyên tắc cơ bản của bất cứ một chiến dịch quân sự hay địa chính trị nào: tới một thời điểm nào đó, lực lượng hành quân phải dừng lại để củng cố thành quả đạt được trước khi tiến chiếm thêm những vùng đất mới. Những chế độ dân chủ mới xuất hiện cần phải chứng tỏ rằng mình có thể giải quyết các vấn đề quản trị đất nước và đáp ứng được những kì vọng của người dân về tự do, công lí, một đời sống tốt đẹp và một xã hội công bằng hơn. Nếu các quốc gia dân chủ không chặn đứng được tội phạm và tham nhũng, phát triển kinh tế, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo tự do và chế độ pháp trị một cách hiệu quả hơn, thì cuối cùng người dân sẽ mất niềm tin và hướng về các giải pháp độc tài. Những chế độ dân chủ hiện đang vật lộn với nhiều khó khăn cần phải được củng cố. Có như thế, mọi tầng lớp xã hội mới hết lòng đi theo dân chủ như là chính thể tốt đẹp nhất đồng thời tuân theo những qui phạm và giới hạn hiến định của quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách Phương Tây có thể hỗ trợ tiến trình này bằng cách yêu sách nhiều hơn, chứ không chỉ dừng lại ở một thể chế dân chủ hời hợt, chỉ dựa vào một việc tổ chức tuyển cử mà thôi. Bằng cách quy trách nhiệm cho chính phủ các quốc gia đó và gắn điều kiện viện trợ quốc tế với chất lượng điều hành đất nước, các nước và tổ chức cấp ngoại viện có thể giúp đảo ngược chiều hướng suy thoái dân chủ hiện nay.
Vượt qua bề nổi
Có nhiều lý do khiến các nhà hoạch định chính sách và phân tích thời sự Phương
Tây không nhận thức được thực trạng suy thoái dân chủ. Một là, những bản lượng
định do chính quyền Bush và các tổ chức độc lập có uy tín như Freedom House chỉ
đưa ra tổng số gộp chung các chế độ dân chủ và những khuynh hướng tổng thể,
nhưng không đề cập đến tầm cỡ và vai trò chiến lược của từng quốc gia. Chỉ trừ
một số ngoại lệ nổi bật (như Indonesia, Mexico và Ukraine), trong thập niên
qua, phần lớn những thắng lợi dân chủ chỉ đến với những quốc gia nhược tiểu. Tại
những nước lớn, có tầm quan trọng chiến lược, như Nigeria và Nga, những tệ trạng
như nới rộng quyền hành pháp, hăm dọa đối lập, và tổ chức bầu cử gian lận, đã
triệt tiêu ngay cả hình thức cơ bản nhất của dân chủ là chế độ dân cử. Tại
Venezuela, tổng thống Hugo Chavez thất bại sát nút trong cuộc trưng cầu dân ý
ngày 2 tháng Mười hai; mà nếu thắng, ông đã có thể thực sự nắm được quyền hành
vô giới hạn. Tuy thế, Chauvez vẫn không cho phép diễn ra một tiến trình chính
trị tự do và công bằng, một tiến trình có thể đẩy ông ra khỏi chức vụ hiện nay.
Mặc dù trong vòng hai thập niên nay, các nhà khoa học chính trị đã từng cảnh
báo về “ảo tưởng của chủ trương dân chủ hóa thông qua bầu cử -- electoralism”, [1] Hoa
Kì và nhiều đồng minh dân chủ vẫn còn quá dễ dãi với hình thức dân chủ hời hợt
này. Các bản đánh giá [của phương Tây] thường không áp dụng những chuẩn mực gắt
gao khi định nghĩa những yếu tố tạo nên một chế độ dân chủ và những điều kiện cần
thiết để duy trì chế độ đó. Các nhà lãnh đạo phương Tây (đặc biệt là lãnh đạo
châu Âu) đã quá nhiều lần nhắm mắt làm ngơ cho các cuộc bầu cử gian lận và quá
dè dặt không dám chỉ trích những thủ đoạn tinh vi hơn nhằm làm suy thoái chế độ
dân chủ. Các vị này có khuynh hướng chỉ lên tiếng phê phán những vi phạm dân chủ
của các chính quyền đối nghịch (như tại Nga, Venezuela hay Bolivia), nhưng lại
dịu giọng đối với những lạm quyền khi các đồng minh của mình (như Ethiopia,
Iraq, hay Pakistan) có liên can.
Ở những nơi khác trong thế giới đang phát triển và trong thế giới hậu cộng sản,
dân chủ là một hiện tượng bề nổi, bị sứt mẻ do nhiều hình thái quản lý kém, như
sự lạm quyền của lực lượng cảnh sát và an ninh; nạn cường hào địa phương; giới
quan liêu bất tài và thờ ơ trong bộ máy nhà nước; bộ máy tư pháp thối nát và xa
lìa quần chúng; tầng lớp chóp bu đặc quyền đặc lợi dễ bị mua chuộc – họ là những
người xem thường pháp luật và không phải chịu trách nhiệm trước ai, ngoại trừ
chính mình. Do đó, nhiều người trong những quốc gia này - nhất là tầng lớp dân
nghèo – chỉ là công dân trên danh nghĩa và hiếm có cơ hội gia nhập vào một kênh
khả dĩ có thể tham gia chính sự. Mặc dù có tuyển cử, nhưng đó chỉ là những cuộc
tranh giành giữa các chính đảng tham nhũng, mị dân. Mặc dù có quốc hội và chính
quyền địa phương, nhưng những cơ quan này không đại diện cho những khối cử tri
rộng lớn. Mặc dù có hiến pháp, nhưng không có tinh thần hiến định
(constitutionalism) [theo đó, quyền cai trị của nhà nước bị luật pháp giới hạn,
các định chế chính phủ có thể kiểm soát và quân bình lẫn nhau, nhờ thế tránh được
việc tập trung quyền lực trong tay một ngành của chính phủ]. Hậu quả là, những
cử tri vỡ mộng và mất quyền công dân đã xoay qua tung hô các thủ lĩnh độc tài
(như Vladimir Putin ở Nga) hay các chính khách mị dân (như Chávez ở Venezuela).
Nhiều nhà quan sát lo sợ rằng Evo Morales ở Bolivia và Rafael Correa ở Ecuador
có lẽ cũng sẽ đi theo con đường của Chávez. Ở Thái Lan, cử tri (nhất là ở vùng
quê) luôn hướng đến một nhà độc tài mềm dẻo, nên đã bầu cho Thaksin Shinawatra,
nhân vật mà phe quân nhân lật đổ vào tháng Chín 2006 để rồi lại thấy đảng của
ông ta giành lại thắng lợi trong đợt tuyển cử tháng Mười hai năm 2007. Tất cả
những trường hợp dân chủ suy thoái nói trên phản ánh một thử thách chung: để
trường tồn và xứng đáng được trường tồn, các cơ chế dân chủ phải biết lắng nghe
tiếng nói của dân, động viên sự tham gia, cho phép phản đối, bảo vệ những quyền
tự do và đáp ứng những yêu cầu của họ. Muốn trở thành một nước dân chủ, một quốc
gia không phải chỉ dừng lại ở những cuộc tuyển cử đa đảng, theo định kì và dưới
một trật tự dân sự hiến định. Ngay cả khi có phe đối lập đáng kể trong các cuộc
bầu cử tổng thống và có đại biểu đối lập trong quốc hội, những điều kiện này vẫn
chưa đủ để vượt qua một chế độ độc tài dân cử (electoral authoritarianism). Các
cuộc bầu cử chỉ thể hiện được tính dân chủ khi nào chúng được tổ chức thực sự tự
do và công bằng. Điều này đòi hỏi phải có tự do tuyên truyền, hội họp, tranh luận
và vận động tranh cử. Nó cũng đòi hỏi phải có một cơ quan điều hành tuyển cử
trung lập và công bằng, một hệ thống giải quyết tranh chấp được tín nhiệm rộng
rãi, khả năng tiếp cận đồng đều các phương tiện truyền thông đại chúng, và việc
giám sát kết quả bầu cử được tiến hành độc lập. Nếu áp dụng nghiêm khắc các
tiêu chuẩn này, một số quốc gia tiêu biểu được coi như có dân chủ hiện nay - gồm
Georgia, Mozambique, Phi Luật Tân và Senegal – có thể bị tuột xuống dưới ngưỡng
được chấp nhận. Thật đáng báo động, cuộc thăm dò ý kiến do Freedom House thực
hiện vào tháng Giêng năm 2008 phát hiện rằng, lần đầu tiên kể từ 1994, chế độ
dân chủ khắp thế giới tính chung đã bị suy thoái trong hai năm liên tiếp. Tỉ lệ
giữa các quốc gia được tăng điểm và các quốc gia bị tụt điểm - một chỉ dấu quan
trọng – cho thấy kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ.
Ở những quốc gia mà thể chế dân chủ còn sống sót, thể chế này thường phải vật lộn
với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Hầu như ở mọi nơi, đa số dân chúng ủng hộ chế
độ dân chủ vì trên nguyên tắc nó là thể chế tốt đẹp nhất, nhưng khá đông các
nhóm thiểu số vẫn muốn lựa chọn con đường độc tài. Hơn thế nữa, ở nhiều nơi
ngay trong thế giới dân chủ, người dân không có niềm tin rằng các chính trị
gia, các chính đảng hay quan chức nhà nước có thể phục vụ một cách vô tư lợi.
Theo những bản thăm dò dư luận của Latinobarómetro (một tập đoàn có trụ sở ở
Santiago chuyên thăm dò dư luận châu Mĩ La-tinh), chỉ có 1/5 dân số châu Mĩ
La-tinh tin tưởng vào các đảng phái chính trị, 1/4 tin vào quốc hội, và chỉ 1/3
tin vào ngành tư pháp. Theo những thăm dò tương tự của tổ chức New Democracies
Barometer (Thước đo những nền dân chủ mới), đặt trụ sở ở Tô Cách Lan, các chỉ số
nói trên còn tồi tệ hơn trong các chế độ dân chủ mới thành hình ở Đông Âu.
Niềm tin của công chúng dành cho nhiều chế độ dân sự hiến định đã và đang suy
giảm. Theo Tổ chức Asian Barometer (tổ chức thăm dò dư luận châu Á), tỉ lệ phần
trăm số người Phi Luật Tân tin tưởng rằng dân chủ luôn là chính thể tốt đẹp nhất
đã rơi từ 64% xuống 51% giữa những năm 2001 và 2005. Trong cùng giai đoạn đó, tỉ
lệ phần trăm dân số hài lòng với chế độ dân chủ rơi từ 54% xuống 39%, và con số
người Phi Luật Tân sẵn sàng bác bỏ giải pháp “thủ lĩnh” độc tài đã giảm từ 70%
xuống 59%. Tổ chức Afrobarometer (cơ quan điều hành các cuộc thăm dò tương tự ở
các quốc gia châu Phi) tìm thấy rằng lòng tin của công chúng Nigeria đặt vào chế
độ dân chủ giữa những năm 2000 và 2005 còn sút giảm gay gắt hơn. Tổ chức này
cũng phát hiện tỉ lệ người Nigeria còn tin tưởng rằng chính phủ đang nỗ lực chống
nạn tham nhũng đã rơi từ 64% xuống 36%. Dù vậy, không có gì đáng ngạc nhiên về
sự mất lòng tin của người dân. Trong giai đoạn này, tổng thống Olusegun
Obasanjo đã chứng kiến nhiều cải tổ kinh tế đáng khen ngợi của ông bị lu mờ và
tan vỡ bởi những lí do sau: vì nạn tham nhũng quy mô lớn không ngừng hoành
hành, vì ông quyết hủy bỏ cho bằng được giới hạn hiến định về số nhiệm kỳ tổng
thống của ông, và vì những gian lận trắng trợn trong việc tổ chức tuyển cử năm
2007 để tạo lợi thế cho đảng cầm quyền của ông. Bầu cử gian lận và tham nhũng
tràn lan lại một lần nữa phá hoại một cuộc thử nghiệm dân chủ đầy hứa hẹn. Nếu
Nigeria quay trở lại với chính phủ quân sự, rơi vào hỗn loạn chính trị, hay sụp
đổ, sự thất bại của nước này sẽ đánh một đòn rất nghiêm trọng vào những hi vọng
dân chủ trên khắp châu Phi. Thật vậy, nhiều quốc gia châu Phi hiện nằm dưới các
chế độ độc tài thô bạo sẽ không bao giờ được tự do hóa, nếu các chính quyền dân
chủ từng phần và mới mẻ của châu lục này không chứng minh được hiệu quả của thể
chế dân chủ.
Chính phủ trước đã, đồ ngu!
Có nhiều người cứ đinh ninh rằng phát triển kinh tế -- hay kinh tế thị trường tự
do – là đường lối then chốt để tạo dựng và củng cố một nền dân chủ, như Michael
Mandelbaum gần đây đã lí luận trên tạp chí này. Hiển nhiên, sự sống còn của chế
độ dân chủ tùy thuộc một cách đáng kể vào việc phát triển kinh tế và thị trường
mở cửa. Nhưng tại hầu hết các nước nghèo trên thế giới, những người chủ trương
“kinh tế đi trước” đã đảo ngược quan hệ nhân quả. Nếu không có những cải thiện
có ý nghĩa trong việc điều hành đất nước, sự phát triển kinh tế không thể cất
cánh hay diễn tiến bền vững. Nếu không có những cơ chế pháp lí và chính trị để
kiểm soát nạn tham nhũng, trừng trị hành vi gian lận và đảm bảo một sân chơi
kinh tế và chính trị bằng phẳng, những chính sách “lấy phát triển làm chủ đạo”
sẽ trở nên vô hiệu và những lợi ích kinh tế của chủ trương này sẽ bị xóa sạch
hay trở nên mờ nhạt.
Kenya là một trường hợp bi đát điển hình. Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Mwai Kibaki, lần đầu tiên sau nhiều năm, nước này đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng kể, đạt mức tăng trưởng kỉ lục hằng năm là 5%, đồng thời thiết lập được hệ thống giáo dục miễn phí cho bậc tiểu học trên cả nước. Nhưng phần lớn những tiến bộ này đã trở nên dang dở giữa những cơn bạo loạn sắc tộc -- cuộc xung đột xảy ra vì những tố cáo gian lận sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 26 tháng Mười hai năm 2007. Tổng thống Kibaki không thất bại trên mặt trận kinh tế. Quốc gia của ông cũng không hề thiếu lượng khách du lịch nước ngoài và viện trợ phát triển quốc tế (ngoại trừ một thời gian ngắn bị Ngân hàng Thế giới đình chỉ viện trợ vào năm 2006 vì những báo cáo về nạn tham nhũng rất tồi tệ). Nói đúng ra, Kibaki đã thất bại về chính trị vì ông đã dung túng nạn tham nhũng tràn lan, thiên vị sắc tộc và bầu cử gian lận -- một sự kết hợp độc hại đã đưa một chế độ dân chủ mới mẻ đầy hứa hẹn đến bờ vực hỗn loạn.
Trong thập kỉ tới, số phận của hình thái dân chủ sẽ được định đoạt không phải bằng phạm vi mở rộng của thể chế này đến các nước độc tài còn lại trên thế giới mà, đúng hơn, là bởi những kết quả cụ thể tại các nước có chế độ dân chủ đang lung lay như Kenya. Một danh sách các quốc gia tương tự sẽ bao gồm hơn 50 nước, trong đó có hầu hết các quốc gia ở châu Mĩ La tinh và vùng Biển Caribbean, bốn trong tám nước dân chủ châu Á, tất cả các chế độ dân chủ hậu-Xô Viết không thuộc Liên minh châu Âu, và tất cả các nước theo thể chế dân chủ ở châu Phi. Nhiệm vụ khẩn trương hàng đầu trong thập kỉ tới là ủng hộ chế độ dân chủ tại các quốc gia này.
Kenya là một trường hợp bi đát điển hình. Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Mwai Kibaki, lần đầu tiên sau nhiều năm, nước này đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng kể, đạt mức tăng trưởng kỉ lục hằng năm là 5%, đồng thời thiết lập được hệ thống giáo dục miễn phí cho bậc tiểu học trên cả nước. Nhưng phần lớn những tiến bộ này đã trở nên dang dở giữa những cơn bạo loạn sắc tộc -- cuộc xung đột xảy ra vì những tố cáo gian lận sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 26 tháng Mười hai năm 2007. Tổng thống Kibaki không thất bại trên mặt trận kinh tế. Quốc gia của ông cũng không hề thiếu lượng khách du lịch nước ngoài và viện trợ phát triển quốc tế (ngoại trừ một thời gian ngắn bị Ngân hàng Thế giới đình chỉ viện trợ vào năm 2006 vì những báo cáo về nạn tham nhũng rất tồi tệ). Nói đúng ra, Kibaki đã thất bại về chính trị vì ông đã dung túng nạn tham nhũng tràn lan, thiên vị sắc tộc và bầu cử gian lận -- một sự kết hợp độc hại đã đưa một chế độ dân chủ mới mẻ đầy hứa hẹn đến bờ vực hỗn loạn.
Trong thập kỉ tới, số phận của hình thái dân chủ sẽ được định đoạt không phải bằng phạm vi mở rộng của thể chế này đến các nước độc tài còn lại trên thế giới mà, đúng hơn, là bởi những kết quả cụ thể tại các nước có chế độ dân chủ đang lung lay như Kenya. Một danh sách các quốc gia tương tự sẽ bao gồm hơn 50 nước, trong đó có hầu hết các quốc gia ở châu Mĩ La tinh và vùng Biển Caribbean, bốn trong tám nước dân chủ châu Á, tất cả các chế độ dân chủ hậu-Xô Viết không thuộc Liên minh châu Âu, và tất cả các nước theo thể chế dân chủ ở châu Phi. Nhiệm vụ khẩn trương hàng đầu trong thập kỉ tới là ủng hộ chế độ dân chủ tại các quốc gia này.
Hầu như ở khắp nơi, các chế độ dân chủ lung lay là do tác hại của chất lượng điều
hành quốc gia quá tồi. Nhiều quốc gia có vẻ bị lệ thuộc vào thói quen tham
nhũng và lạm quyền đến độ nếu muốn xây dựng một một thể chế dân chủ, chắc chắn
phải thực hiện những cải tổ sâu rộng. Vấn nạn ở các quốc gia này là, kết quả điều
hành đất nước kém không bị coi là một sự bất thường hay một cơn bệnh cấp tính cần
được chữa trị. Đó là – như các kinh tế gia Douglass North, John Wallis và Barry
Weingast lí giải -- một tình trạng tự nhiên. Qua hàng ngàn năm lịch sử, giới đặc
quyền đặc lợi ở mọi nơi luôn có xu hướng thu tóm thêm quyền lực vào tay mình chứ
không tìm cách giới hạn quyền lực đó -- bằng cách triển khai các luật lệ minh bạch,
các định chế vững chắc và phát huy tính cạnh tranh trong thị trường. Ngoài ra,
một khi tầng lớp này thành công trong việc giới hạn sự tham gia chính trị của
các thành phần xã hội khác, họ dùng quyền lực đã được củng cố để giới hạn sự cạnh
tranh kinh tế nhằm tạo ra những lợi nhuận cho chính bản thân họ hơn là cho xã hội
nói chung. Hệ quả của tình trạng này là một nhà nước bóc lột, mạnh được yếu
thua.
Trong những quốc gia này, thái độ hành xử của giới đặc quyền đặc lợi thường
tráo trở và cơ hội chủ nghĩa. Nếu có tranh cử, những cuộc bầu cử này sẽ trở
thành một vụ tranh giành đẫm máu, một còn một mất, trong đó mọi thứ bị đưa vào
chiếu bạc, không ai chịu để thua ai. [2] Người
dân bình thường không còn là công dân mà trở thành những kẻ dựa dẫm vào các cường
hào ở địa phương, bọn này lại nương tựa vào những ông chủ có thế lực cao hơn.
Những bất công cực độ về quyền hành và địa vị tạo ra cơ chế quan hệ lệ thuộc
dây chuyền từ dưới lên trên, được củng cố thêm bằng chế độ ô dù, bằng chính
sách o ép, và bằng những chiêu bài tranh cử mị dân nhắm vào lòng tự hào và
thành kiến dân tộc. Những chính sách và chương trình công ích không còn quan trọng
mấy, vì đằng nào thì các nhà cầm quyền cũng không mấy khi có ý định thực hiện
những điều đã hứa hẹn với dân. Quan chức ăn bám vào bộ máy nhà nước, và kẻ có
quyền lực sẵn sàng nuốt chửng những người yếu thế. Mục đích của chính quyền
không nhằm tạo dựng những tiện ích công cộng như hệ thống đường sá, trường học,
bệnh xá hay thoát nước. Thay vào đó, mục đích của chính quyền là tạo ra tư lợi
cho quan chức nhà nước, thân nhân và bạn bè của họ. Như Robert Putnam đã viết
trong tác phẩm mẫu mực của ông Making Democracy Work (Vận hành dân chủ
một cách hiệu quả): trong một hệ thống như thế, tham nhũng được đa số chấp
nhận là chuyện bình thường”, việc tham gia chính trị được huy động từ trên xuống,
thiếu sự dấn thân từ dưới của người công dân, hiếm khi có khoan nhượng từ phía
chính quyền, và “gần như mọi người đều cảm thấy thấp cổ bé họng, bị bóc lột và
bất mãn.” Nhà nước bóc lột không thể duy trì chế độ dân chủ, vì một nền dân chủ
bền vững đòi hỏi nhà nước chịu sự ràng buộc qui định trong hiến pháp
(constitutionalism), phải có khả năng tương nhượng (compromise) và tinh thần
thượng tôn pháp luật. Nhà nước bóc lột cũng không tạo được sự phát triển kinh tế
bền vững, vì việc này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư phải được tự do rót vào các hoạt
động có hiệu quả. Những nhà nước bóc lột tệ hại nhất sẽ tạo ra những xã hội cá lớn
nuốt cá bé. Người ta không làm giàu bằng những hoạt động kinh tế có hiệu quả và
chấp nhận rủi ro kinh doanh một cách lương thiện; họ làm giàu bằng các thủ đoạn
thao túng đặc quyền, đặc lợi, bằng việc ăn cắp của công, bòn rút từ những người
yếu thế, và tránh né luật pháp. Các chính trị gia trong một xã hội bóc lột sẽ
không từ bất cứ thủ đoạn nào và sẵn sàng vi phạm mọi luật lệ để mưu cầu thế lực
và tiền tài. Chính trị gia sẵn sàng mua chuộc các viên chức tổ chức tuyển cử, tấn
công cổ động viên đối lập và ám sát ứng cử viên địch thủ. Các nguyên thủ quốc
gia thường bịt miệng đối lập bằng cách đe dọa, bắt bớ giam cầm, dàn dựng các
phiên toà, và cả bằng ám sát. Ưu tư hàng đầu của các bộ trưởng trong chính phủ
là làm sao vơ vét được nhiều tiền của, việc thứ yếu mới là cân nhắc liệu các hợp
đồng chính phủ có phục vụ lợi ích công cộng hay không. Các tướng tá đặt mua vũ
khí theo mức độ béo bở của số tiền “lại quả”. Trong những xã hội như thế, đường
ranh giữa cảnh sát và tội phạm rất mờ nhạt. Cảnh sát không thi hành luật pháp,
quan toà không phán quyết theo luật định, nhân viên hải quan không kiểm tra
hàng hóa, các công ty chế biến không sản xuất, ngân hàng không tham gia đầu tư,
và người vay vốn không chịu trả nợ. Mọi giao dịch đều là thủ đoạn nhằm phục vụ
quyền lợi trước mắt của một đối tượng nào đó. Trái lại, dân chủ và phát triển bền
vững cần đến các “cộng đồng công dân” tích cực, trong đó mọi công dân tin tưởng
lẫn nhau và tương tác như những người bình đẳng về chính trị. Trong những nền
dân chủ bền vững, các cơ chế điều hành quốc gia lành mạnh – như hệ thống tư
pháp công bằng và các cơ quan thanh tra vô tư -- sẽ khuyến khích, bắt buộc hay
tưởng thưởng các hành vi của công dân. Những khuynh hướng tham nhũng và độc quyền
sẽ sớm bị chặn đứng bằng một chế độ pháp trị (dựa vào cả hai yếu tố văn hóa và
định chế) với một xã hội dân sự đa năng đa hiệu. Như Putnam lí giải, dân chúng
trong những xã hội như thế nhìn chung đều tự giác tuân theo luật pháp, chịu trả
thuế, ứng xử hợp với đạo lí, và phục vụ lợi ích công cộng -- họ hành động như vậy
không phải chỉ vì họ có tinh thần vì lợi ích chung, nhưng còn vì họ tin rằng những
công dân khác cũng làm như họ, đồng thời họ cũng biết rằng những ai không làm
như thế thì sẽ bị trừng phạt.
Thoát khỏi sự áp bức
Thoát khỏi sự áp bức
Muốn cho cơ chế dân chủ thắng lợi, những khuynh hướng bóc lột tự nhiên của giới
thống trị phải được kìm hãm bằng những luật lệ nghiêm khắc và các định chế công
bằng. Để chuyển hóa được một xã hội khép kín, cá lớn nuốt cá bé thành một xã hội
cởi mở và dân chủ cần đến những cải cách sâu rộng. Những lực lượng cổ vũ dân chủ
cả bên trong các quốc gia bất ổn lẫn ngoài cộng đồng quốc tế phải hiểu rõ các vấn
nạn và theo đuổi những cải tổ cần thiết nếu họ còn nuôi hy vọng lập lại đà tiến
của chế độ dân chủ trên thế giới. Các công dân phải xây dựng được mối liên kết
vượt qua những làn ranh chia rẽ địa phương hay bộ tộc để đối đầu với các giai tầng
đặc quyền đặc lợi và chế độ cường hào. Việc này đòi hỏi phải có những xã hội
công dân chặt chẽ, vững vàng, với các tổ chức độc lập, các cơ quan truyền thông
độc lập, các viện nghiên cứu độc lập, cũng như nhiều mạng lưới khác, nhằm nuôi
dưỡng các nguyên tắc hành xử công dân (civic norms), theo đuổi lợi ích công cộng,
nâng cao ý thức dân chúng, bẻ gãy những cấu kết ô dù, thanh tra hành vi của chính
phủ, và vận động đòi hỏi những cải tổ cho việc điều hành quốc gia tốt đẹp.
Các quốc gia cũng phải xây dựng được những cơ chế hữu hiệu để giới hạn quyền
phán quyết gần như tuyệt đối mà những nhà cầm quyền trong các chế độ áp bức
đang thụ hưởng, phải đặt những quyết định và những giao dịch của giới thống trị
này dưới sự giám sát của công chúng, và bắt họ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Việc này đòi hỏi giới cầm quyền phải chịu trách nhiệm cả về hàng dọc (phân cấp)
lẫn hàng ngang (phân ngành). Thí dụ đầu tiên về trách nhiệm hàng dọc là một cuộc
bầu cử thực sự dân chủ. Nhưng để đảm bảo các cuộc bầu cử là thực sự dân chủ, cần
phải có một cơ quan thực sự độc lập điều hành tuyển cử. Cơ quan này phải có khả
năng thực thi tất cả các nhiệm vụ cần thiết, từ đăng kí cử tri đến việc kiểm
phiếu, một cách tuyệt đối vô tư và trung thực. Những hình thái hữu hiệu khác của
trách nhiệm theo chiều dọc bao gồm các cuộc trưng cầu ý kiến công chúng, các cuộc
kiểm toán có sự tham dự của công dân, [3] việc
kiểm soát quĩ vận động tranh cử, và một đạo luật tự do thông tin [cho phép người
dân tiếp cận với các thông tin và hồ sơ nằm trong tay của các cơ quan nhà nước,
ND]. Trách nhiệm theo hàng ngang cho phép một số cơ quan nhà nước quyền hành và
trách nhiệm theo dõi hành vi của các cơ quan đối tác. Trong số đó, không định
chế nào quan trọng bằng ủy ban chống tham nhũng, một ủy ban có nhiệm vụ thu thập
các bản kê khai định kì về tài sản của tất cả viên chức quan trọng do dân cử
hay được bổ nhiệm. Để hoạt động hữu hiệu, các ủy ban này cần được trang bị một
số quyền hạn pháp lí, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ban lãnh đạo vững vàng
và có đủ phương tiện nhằm kiểm tra tính chân thật của các bản kê khai tài
chánh, điều tra các tin tức chưa được chứng minh về những vụ việc sai trái, có
quyền xử phạt hành chính và khởi tố người vi phạm ra trước toà hình sự. Công
tác của ủy ban bài trừ tham nhũng phải được tiếp sức bằng lực lượng thanh tra;
kiểm toán công đối với sổ sách ở tất cả các bộ ngành quan trọng của nhà nước;
các ủy ban của quốc hội có chức năng điều tra những bằng chứng lãng phí, gian lận,
và lạm quyền ở các cơ quan hành pháp; hệ thống tư pháp độc lập, đủ quyền hành
và năng lực để xử lý các hành vi hối lộ và biển thủ công quĩ. Ở các nước có chế
độ dân chủ đang lâm nguy, những cơ chế này thường chỉ hiện hữu nhưng không hoạt
động hữu hiệu (hoặc không hề hoạt động) -- phần lớn cũng vì nhà cầm quyền không
muốn như thế. Tiêu biểu là, các cơ quan bài trừ tham nhũng hoặc chỉ sống lay lắt,
không có đủ phương tiện hoạt động, hoặc sa sút tinh thần và thiếu sự lãnh đạo
nghiêm túc, hoặc trở thành công cụ của đảng cầm quyền và chỉ được sử dụng để điều
tra các chính trị gia đối lập. Các cơ quan chống tham nhũng sẽ không làm nên
tích sự gì nếu không được tách ra độc lập với các tác nhân thuộc chính phủ mà
cơ quan này có chức năng giám sát, kiểm soát, và chế tài. Các nước có sinh hoạt
dân chủ yếu kém cần đến các định chế tốt đẹp hơn, vững mạnh hơn và dân chủ hơn
– đó là các chính đảng, quốc hội, và chính quyền địa phương. Những cơ chế này
có chức năng nối kết dân chúng với nhau và đưa họ vào tiến trình chính trị.
Trong các chế độ dân chủ hình thức, những cơ chế này không tạo được sự tham gia
của người công dân vào sinh hoạt chính trị (ngoài việc thỉnh thoảng lại phải đi
bầu); sự thể cũng chỉ vì các hệ thống chính trị ở các quốc gia này này đã bị khống
chế bởi một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, tham nhũng và có thái độ “sống chết mặc
bay”. Việc cải tổ chính trị đòi hỏi phải dân chủ hóa nội bộ các chính đảng bằng
cách cải thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận, đồng thời tăng cường vai
trò của các cơ quan dân biểu khác.
Không riêng gì các định chế bảo đảm sự kiểm soát và tham gia của người dân đối với việc điều hành quốc gia cần được củng cố. Một chế độ dân chủ hữu hiệu cũng đòi hỏi cải thiện kĩ năng, tài nguyên, tiêu chuẩn nghiệp vụ, và hiệu năng tổ chức của nhà nước. Những cải thiện như thế cho phép chính phủ duy trì an ninh, quản trị kinh tế, phát triển hạ tầng, giải quyết tranh chấp, và cung ứng các dịch vụ như y tế, giáo dục và nước sinh hoạt. Nếu nạn tham nhũng làm suy yếu các chức năng của nhà nước, thì một chính phủ yếu kém lại đẩy dân chúng vào những đường dây móc ngoặc và tham nhũng, nếu muốn được việc của mình.
Không riêng gì các định chế bảo đảm sự kiểm soát và tham gia của người dân đối với việc điều hành quốc gia cần được củng cố. Một chế độ dân chủ hữu hiệu cũng đòi hỏi cải thiện kĩ năng, tài nguyên, tiêu chuẩn nghiệp vụ, và hiệu năng tổ chức của nhà nước. Những cải thiện như thế cho phép chính phủ duy trì an ninh, quản trị kinh tế, phát triển hạ tầng, giải quyết tranh chấp, và cung ứng các dịch vụ như y tế, giáo dục và nước sinh hoạt. Nếu nạn tham nhũng làm suy yếu các chức năng của nhà nước, thì một chính phủ yếu kém lại đẩy dân chúng vào những đường dây móc ngoặc và tham nhũng, nếu muốn được việc của mình.
Sau cùng, việc đổi mới phải tạo được một nền kinh tế thị trường thông thoáng
hơn, trong đó khu vực tư nhân có thể làm giàu bằng chính nỗ lực và sáng kiến
lương thiện của mình – trong khi nhà nước chỉ giữ một vai trò tối thiểu. Mức độ
kiểm soát của nhà nước vào sinh hoạt kinh tế càng cao bao nhiêu thì nguy cơ giới
cầm quyền tham nhũng và lạm quyền xâu xé vào đó càng lớn bấy nhiêu. Giảm thiểu
những rào cản hành chánh cho giới doanh nghiệp và thực thi những sáng kiến nhằm
nâng cao trách nhiệm của các tập đoàn kinh tế -- hai nỗ lực này có thể giải quyết
nhu cầu đầu vào (supply side) của nạn tham nhũng. Những bảo đảm vững chắc về
quyền sở hữu tài sản -- kể cả việc các tiểu nông và các người hoạt động trong
khu vực không chính thức [4] được
cấp giấy chủ quyền đất đai và tài sản kinh doanh của họ-- có thể tạo nền tảng
cho một môi trường cơ chế rộng rãi hơn nhằm giới hạn sự nhũng lạm của nhà nước.
Yêu cầu bức thiết nhất là phải tái cấu trúc và trao quyền lực cho những định chế
giám sát trách nhiệm, đồng thời củng cố nền pháp trị. Thay đổi lề lối làm việc
của chính phủ có nghĩa là thay đổi đường lối sinh hoạt chính trị và xã hội; và
điều này lại đòi hỏi phải theo dõi lâu dài xem các công chức sử dụng cái ghế của
họ như thế nào. Đây là thách thức lớn nhất mà tất cả các chế độ dân chủ đang
lâm nguy cần phải đối phó.
Tiếp sức cho chế độ dân chủ hồi sinh
Dù tình hình hiện nay không mấy lạc quan, nhưng vẫn còn hy vọng. Ngay cả ở những
nước nghèo khổ, đang chìm đắm trong nạn tham nhũng và bè phái, dân chúng cũng
thường áp dụng tiến trình dân chủ để cố gắng thay thế các chính phủ bóc lột. Được
nối kết với nhau thông qua các phong trào cơ sở, các đài phát thanh cộng đồng,
bằng điện thoại cầm tay, các tổ chức dân sự và Internet, hơn bao giờ hết, người
dân đang vùng dậy để chống tham nhũng, bảo vệ tiến trình dân cử và đòi hỏi
chính sách quản lý nhà nước tốt đẹp hơn. Thách thức quan trọng nhất đối với Hoa
Kì và các tác nhân quốc tế khác là sát cánh cùng với họ [trong cuộc đấu tranh
vì dân chủ].
Phong trào dân chủ sẽ không bao giờ nắm được thế đòn bẩy cần thiết để mang lại
những thay đổi cấp tiến, trừ phi những chính trị gia và quan chức ở chóp bu bộ
máy đàn áp ý thức được rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đổi
mới. Vào đầu thập niên 1990, nhiều chế độ ở châu Phi đã tiến tới bầu cử tự do,
khi nhiều sức ép từ bên trong kết hợp với sức ép từ bên ngoài khiến các chính
phủ này không còn lựa chọn nào khác: họ bị cạn kiệt ngân sách, không đủ tiền để
trả lương cho binh lính và công chức. Hiện nay, với đà vươn lên của các thế lực
phản dân chủ, với một nước Nga nhiều dầu hỏa đang trỗi dậy diễu võ dương oai, với
Trung Quốc đang vươn lên trong vai trò một nước cung cấp viện trợ chính cho phần
còn lại của châu Á và châu Phi, việc khuyến khích cải tổ dân chủ sẽ gặp nhiều
khó khăn hơn. Việc dùng sức ép nhằm tạo những thay đổi dẫn đến một chính phủ tốt
đẹp hơn đòi hỏi quyết tâm nghiêm túc và sự phối kết chặt chẽ giữa các tổ chức
viện trợ song phương và đa phương.
Điểm then chốt ở đây là nguyên tắc viện trợ có điều kiện (hay viện trợ có chọn
lọc) -- một nguyên tắc cốt lõi của chương trình mang tên Trương mục (chinh phục)
Thử thách Thiên niên kỉ (Millenium Challenge Account). Đây là một trong những
canh tân lặng lẽ nhất nhưng quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của
chính quyền Bush. Theo chương trình này, những quốc gia muốn đủ điều kiện để hưởng
những khoản viện trợ mới mẻ và hậu hĩ này, phải thi đua trên cơ sở hội đủ 3
tiêu chí rộng rãi sau đây: nhà nước có cai trị công minh hay không, nhà nước có
đầu tư vào y tế và giáo dục cơ bản không, và nhà nước có khuyến khích tự do
kinh tế hay không? Chương trình “viện trợ có chọn lọc” đang chứng tỏ là một
công cụ đầy tiềm năng mà các tổ chức xã hội dân sự tại các nước bóc lột có thể
sử dụng để vận động cải tổ chính sách điều hành quốc gia; đồng thời là một động
lực thúc đẩy các chính phủ tham nhũng phải cải tổ đường lối cai trị khi cần
thêm viện trợ.
Cộng đồng tài trợ quốc tế, kể cả các quốc gia lẫn các tổ chức viện trợ phải chấm dứt thói quen dung túng cho các nhà nước bóc lột cũng như các chính phủ có vấn đề khác. (Trong nhiều trường hợp, tiền viện trợ đã bao cấp đến một nửa ngân sách định kỳ của chính phủ) Mục đích chủ yếu của viện trợ nước ngoài phải nhằm thúc đẩy phát triển thực sự, chứ không nhằm xoa dịu mặc cảm tội lỗi của phương Tây, hay chỉ nhằm nuôi dưỡng mạng lưới khổng lồ gồm giới chuyên gia, các tổ chức phi lợi nhuận, hay các công ty tư nhân, những thành phần của nền công nghiệp viện trợ toàn cầu. Đã đến lúc cần phải bắt đầu lắng nghe sự lên tiếng đồng loạt của các nhà hoạt động và các tổ chức [dân chủ] tại các nước đang phát triển. Họ đang khẩn khoản yêu cầu Phương Tây hãy làm ơn chấm dứt viện trợ bừa bãi cho các chính phủ bóc lột, vì sự trợ giúp này chỉ tổ củng cố địa vị của giới đặc quyền đặc lợi và những cơ hội tham nhũng của họ. Chắc chắn là, việc vận động những tổ chức viện trợ quốc tế, nhất là các định chế như Ngân hàng Thế giới, điều chỉnh lại chiến lược viện trợ để nhắm vào mục tiêu cải thiện việc điều hành quốc gia, sẽ là một nỗ lực lội ngược dòng vô cùng khó khăn. Tuy vậy, việc liên kết phát triển đất nước với chính sách điều hành quốc gia lành mạnh - đặc biệt trong việc khống chế nạn tham nhũng – đang từng bước hình thành trong cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức dân sự ở các nước đang phát triển cũng đang xuất hiện như những thực thể chính đáng và bức thiết nhất cổ võ cho quan niệm này.
Cộng đồng tài trợ quốc tế, kể cả các quốc gia lẫn các tổ chức viện trợ phải chấm dứt thói quen dung túng cho các nhà nước bóc lột cũng như các chính phủ có vấn đề khác. (Trong nhiều trường hợp, tiền viện trợ đã bao cấp đến một nửa ngân sách định kỳ của chính phủ) Mục đích chủ yếu của viện trợ nước ngoài phải nhằm thúc đẩy phát triển thực sự, chứ không nhằm xoa dịu mặc cảm tội lỗi của phương Tây, hay chỉ nhằm nuôi dưỡng mạng lưới khổng lồ gồm giới chuyên gia, các tổ chức phi lợi nhuận, hay các công ty tư nhân, những thành phần của nền công nghiệp viện trợ toàn cầu. Đã đến lúc cần phải bắt đầu lắng nghe sự lên tiếng đồng loạt của các nhà hoạt động và các tổ chức [dân chủ] tại các nước đang phát triển. Họ đang khẩn khoản yêu cầu Phương Tây hãy làm ơn chấm dứt viện trợ bừa bãi cho các chính phủ bóc lột, vì sự trợ giúp này chỉ tổ củng cố địa vị của giới đặc quyền đặc lợi và những cơ hội tham nhũng của họ. Chắc chắn là, việc vận động những tổ chức viện trợ quốc tế, nhất là các định chế như Ngân hàng Thế giới, điều chỉnh lại chiến lược viện trợ để nhắm vào mục tiêu cải thiện việc điều hành quốc gia, sẽ là một nỗ lực lội ngược dòng vô cùng khó khăn. Tuy vậy, việc liên kết phát triển đất nước với chính sách điều hành quốc gia lành mạnh - đặc biệt trong việc khống chế nạn tham nhũng – đang từng bước hình thành trong cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức dân sự ở các nước đang phát triển cũng đang xuất hiện như những thực thể chính đáng và bức thiết nhất cổ võ cho quan niệm này.
Vì sự thoái bộ dân chủ ngày một lan rộng, nay là lúc cần có một chiến lược mới.
Nếu không ý thức được rằng trở ngại cơ bản nhất là chính sách quản lý nhà nước
kém, và không tìm được cơ chế ứng phó cần thiết, sẽ khó tránh khỏi nguy cơ thêm
nhiều chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nếu không có một cuộc vận động quốc tế kiên quyết
và bền bỉ nhằm kìm hãm tệ tham nhũng và cải thiện phẩm chất của chính quyền tại
các nước có chế độ dân chủ đang lâm nguy, cuộc suy thoái dân chủ hiện nay có thể
dẫn đến một cuộc khủng hoảng dân chủ toàn cầu. Tình trạng đó nếu xảy ra, sẽ gây
tổn thất rất lớn cho tự do của con người và nguy hiểm cho an ninh quốc gia của
Mĩ. Nhiều cuộc thăm dò công luận liên tục chứng minh rằng đa số nhân dân ở mọi
miền trên thế giới đều tin rằng chế độ dân chủ là chính thể tốt đẹp nhất. Yêu cầu
bức thiết nhất hiện nay là phải chứng minh được điều đó bằng hiệu quả vận hành
của các nước dân chủ trên toàn thế giới.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
[1]Dân chủ qua
tuyển cử (electoralism) mô tả một bối cảnh chính trị trong đó chính phủ đương
quyền đề xuất và lãnh đạo một giai đoạn quá độ để đưa đất nước ra khỏi chế độ độc
tài và tiến tới dân chủ. Trên lí thuyết, chính phủ này điều hành mọi phương diện
của một cuộc tuyển cử dân chủ, tự do và công bằng. Nhưng trong thực tế, những
thuộc tính khác của dân chủ, như chế độ pháp trị (the rule of law) và các cơ chế
phân lập, quân bình và kiểm soát lẫn nhau chưa được hình thành. Do đó, toàn bộ
tiến trình tuyển cử sẽ dành lợi thế cho chế độ đang cầm quyền. (Người dịch)
[2]Những tranh luận chính trị trong một chế độ dân chủ không nhất thiết phải theo qui luật “tổng số bằng không” (zero sum: A + B = 0), một còn một mất, theo đó A thắng thì B phải thua. Trái lại, tương nhượng (compromise) là một yếu tố quan trọng trong sinh hoạt dân chủ. Chẳng hạn, sau khi tuyên bố rút khỏi cuộc chạy đua vòng đầu (primaries) của đảng Dân chủ Mĩ, Bill Richardson và John Edward đã tuyên bố ủng hộ Barack Obama, địch thủ của họ trước đó, điều này hàm chứa một khả năng rất lớn, rằng các cử tri có ý định bỏ phiếu cho Richardson và Edward sẽ dồn phiếu cho Obama với điều kiện Obama đưa vào cương lĩnh (platform) của ông những quan điểm và nguyện vọng của họ. Tương nhượng dẫn đến tình trạng hai bên đều có lợi (a win-win situation), một thuộc tính của xã hội đa nguyên, trong đó phe thiểu số vẫn có tiếng nói chứ không nhất thiết phải luôn luôn phục tùng đa số, như được quan niệm trong nội hàm của “chuyên chính vô sản” hay “chuyên chính nhân dân”. Một chính trị gia ra tranh cử tổng thống Mĩ, vì thế, không nhất thiết phải giành cho được Nhà Trắng, nhưng ông hay bà ta có thể dùng cuộc chạy đua như một cách ảnh hưởng lên chính sách quốc gia. Ralph Nader của Green Party bị nghi là đã chia sẻ một số phiếu của phe Dân chủ khiến Al Gore thất cử trong cuộc bầu tổng thống Mĩ năm 2000. (Người dịch)
[3]Công dân có thể tham dự vào việc kiểm toán các chương trình công ích bằng nhiều dạng thức khác nhau. Điển hình là, chính quyền của thành phố Bogotá, Columbia, công bố trên báo mạng (website) thành phố nhiều công trình xây dựng với đầy đủ chi tiết, gồm có công ti trúng thầu, kinh phí và vật liệu xây cất, để người dân địa phương theo dõi tiến trình xây dựng và phản ảnh những sai phạm do nhà thầu gây ra. Bằng cách này, người công dân (tức người trả thuế) lãnh trách nhiệm giám sát việc chính quyền đã chi tiêu tiền thuế của mình như thế nào. Xin xem thêm: http://www.iadb.org/idbamerica/index.cfm?thisid=2905 (Người dịch)
[4]Khu vực kinh tế không chính thức (informal sector) bao gồm những sinh hoạt kinh tế không trả thuế, nằm ngoài sự giám sát của chính phủ, và vì thế không được tính vào Tổng Sản lượng Quốc gia (Gross National Product, hay GNP). Một bộ phận lớn của “kinh tế vỉa hè”, kể cả những người chạy xe ôm, các em bán vé số, v.v… ở các thành thị Việt Nam có thể nằm trong khu cực kinh tế này, một khu vực kinh tế rất đáng kể ở các nước đang phát triển. (Người dịch)
[2]Những tranh luận chính trị trong một chế độ dân chủ không nhất thiết phải theo qui luật “tổng số bằng không” (zero sum: A + B = 0), một còn một mất, theo đó A thắng thì B phải thua. Trái lại, tương nhượng (compromise) là một yếu tố quan trọng trong sinh hoạt dân chủ. Chẳng hạn, sau khi tuyên bố rút khỏi cuộc chạy đua vòng đầu (primaries) của đảng Dân chủ Mĩ, Bill Richardson và John Edward đã tuyên bố ủng hộ Barack Obama, địch thủ của họ trước đó, điều này hàm chứa một khả năng rất lớn, rằng các cử tri có ý định bỏ phiếu cho Richardson và Edward sẽ dồn phiếu cho Obama với điều kiện Obama đưa vào cương lĩnh (platform) của ông những quan điểm và nguyện vọng của họ. Tương nhượng dẫn đến tình trạng hai bên đều có lợi (a win-win situation), một thuộc tính của xã hội đa nguyên, trong đó phe thiểu số vẫn có tiếng nói chứ không nhất thiết phải luôn luôn phục tùng đa số, như được quan niệm trong nội hàm của “chuyên chính vô sản” hay “chuyên chính nhân dân”. Một chính trị gia ra tranh cử tổng thống Mĩ, vì thế, không nhất thiết phải giành cho được Nhà Trắng, nhưng ông hay bà ta có thể dùng cuộc chạy đua như một cách ảnh hưởng lên chính sách quốc gia. Ralph Nader của Green Party bị nghi là đã chia sẻ một số phiếu của phe Dân chủ khiến Al Gore thất cử trong cuộc bầu tổng thống Mĩ năm 2000. (Người dịch)
[3]Công dân có thể tham dự vào việc kiểm toán các chương trình công ích bằng nhiều dạng thức khác nhau. Điển hình là, chính quyền của thành phố Bogotá, Columbia, công bố trên báo mạng (website) thành phố nhiều công trình xây dựng với đầy đủ chi tiết, gồm có công ti trúng thầu, kinh phí và vật liệu xây cất, để người dân địa phương theo dõi tiến trình xây dựng và phản ảnh những sai phạm do nhà thầu gây ra. Bằng cách này, người công dân (tức người trả thuế) lãnh trách nhiệm giám sát việc chính quyền đã chi tiêu tiền thuế của mình như thế nào. Xin xem thêm: http://www.iadb.org/idbamerica/index.cfm?thisid=2905 (Người dịch)
[4]Khu vực kinh tế không chính thức (informal sector) bao gồm những sinh hoạt kinh tế không trả thuế, nằm ngoài sự giám sát của chính phủ, và vì thế không được tính vào Tổng Sản lượng Quốc gia (Gross National Product, hay GNP). Một bộ phận lớn của “kinh tế vỉa hè”, kể cả những người chạy xe ôm, các em bán vé số, v.v… ở các thành thị Việt Nam có thể nằm trong khu cực kinh tế này, một khu vực kinh tế rất đáng kể ở các nước đang phát triển. (Người dịch)
Nguồn:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12961&rb=0402