Neil J.
Kritz
Đỗ Kim Thêm
dịch
(LND) Luật
pháp có một sức mạnh vô hình, nhưng không do huyền thoại của tôn giáo và cũng
không nhờ cuỡng chế kinh tế hay bạo lực quân đội. Công dụng của luật pháp là trừng
phạt các vi phạm và đem lại công bình và trật tự cho xã hội. Khi cá nhân có
tinh thần tìm hiểu công lý, yêu chuộng hoà bình và đồng thuận cho một căn bản
chung sống, thì tất cả tranh chấp xã hội sẽ được giải quyết an hòa bằng phương
tiện luật pháp.
Nhưng luật
pháp còn là một phương tiện cho các quốc gia lâm chiến vãn hồi hoà bình và tái
thiết hậu chiến, đặc biệt nhất là hoà giải quốc gia và hoà hợp dân tộc, một
khái niệm quen thuộc với người Việt từ khi có hiệp định Paris.
Thực ra, hoà
giải không chỉ là tha thứ của nạn nhân về sai trái của thủ phạm, mà còn là một
khuôn khổ luật pháp để xây dựng lại mối quan hệ và niềm tin cho toàn thể xã hội,
tạo lập một cộng đồng cho tương lai. Sự đồng tình của cả hai phe thắng và thua
trận trong thời hậu chiến sẽ đem lại ý nghiã chung sống về chính trị: điểm chủ
yếu cho các vấn đề cá nhân, tập thể, nhà nước, luật pháp và đạo đức sẽ được thảo
luận.
Nhưng quan
trọng nhất, hoà giải là một đồng thuận giá trị về chính trị. Đầu hàng của cá
nhân hay tập thể là một thay đổi thái độ trước phe thắng cuộc và một quyết định
hợp lý của lý trí cần được thể chế chính trị bảo vệ, và vai trò luật pháp là điều
kiện thể chế tiên quyết. Khuôn khổ cho hoà giải là bình đẳng trước pháp luật,
thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tinh thần thượng tôn luật
pháp của chế độ.
Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư củ, Bắc Ái Nhĩ Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn bản đồng thuận cho tiến trình hoà giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật pháp là phương tiện. Đó là hai vấn đề kinh nghiệm cho chúng ta cần được đặt ra khi thảo luận về hoà giải dân tộc. Bản dịch sau đây giới thiệu về vai trò của luật pháp trong tiến trình này.
Nguyên tác của bản dịch là “The Rule of Law in the Postconflict Phase – Building a Stable Peace”, Chương 47 của Turbulent Peace, The Challenges of Managing International Conflict, Chester A. Croker et al (eds.) 2001, U. S Institute of Peace Press, 2001, 801-820. Neil J. Kritz là Giám Đốc Chương Trình Rule of Law của U. S Institute of Peace. Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch và loại bỏ tất cả các chú thích để tham khảo về luật quốc tế.
Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư củ, Bắc Ái Nhĩ Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn bản đồng thuận cho tiến trình hoà giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật pháp là phương tiện. Đó là hai vấn đề kinh nghiệm cho chúng ta cần được đặt ra khi thảo luận về hoà giải dân tộc. Bản dịch sau đây giới thiệu về vai trò của luật pháp trong tiến trình này.
Nguyên tác của bản dịch là “The Rule of Law in the Postconflict Phase – Building a Stable Peace”, Chương 47 của Turbulent Peace, The Challenges of Managing International Conflict, Chester A. Croker et al (eds.) 2001, U. S Institute of Peace Press, 2001, 801-820. Neil J. Kritz là Giám Đốc Chương Trình Rule of Law của U. S Institute of Peace. Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch và loại bỏ tất cả các chú thích để tham khảo về luật quốc tế.
Bài liên
quan: “Lý Thuyết Đạo Đức Cho Hoà Giải Chính Trị“, Colleen Murphy, “A Moral
Theory of Political Reconcialtion”, Cambridge University Press, 2010.
* * *
Bản chất chiến
tranh đã thay đổi từ cuối thế kỷ XX. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có một viễn
kiến mới về phương pháp để giải quyết xung đột cũng như kiến tạo và duy trì hoà
bình. Hiện nay, đa số các cuộc chiến xãy ra trên toàn thế giới, mà thực ra là
giữa các nước với nhau nhiều hơn là có tính cách quốc tế. Chiến tranh giữa quân
đội của các quốc gia có chủ quyền là ngoại lệ.
Thay vào đó, những xung đột tôn giáo và sắc tộc, các tranh chấp về quyền dân tộc tự quyết, quyền kế thừa và các đấu tranh có vũ trang bạo lực giữa các lực lượng chính trị đối kháng quốc nội đã lên đến 93 % trong tổng số các xung đột có vũ trang, theo như một tài liệu ghi nhận được trong những năm gần đây về tình hình thế giới.
Thay vào đó, những xung đột tôn giáo và sắc tộc, các tranh chấp về quyền dân tộc tự quyết, quyền kế thừa và các đấu tranh có vũ trang bạo lực giữa các lực lượng chính trị đối kháng quốc nội đã lên đến 93 % trong tổng số các xung đột có vũ trang, theo như một tài liệu ghi nhận được trong những năm gần đây về tình hình thế giới.
Thống kê cho
thấy có những hậu qủa sâu xa tác hại cho tiến trình ngăn ngừa tranh chấp, giải
quyết xung đột và kiến tạo hoà bình trong thời kỳ hậu chiến. Tất cả những
phương tiện kỹ thuật có thể giải quyết chiến tranh loại cổ điển giữa các nhà
lãnh đạo các quốc gia trước đây, nay đã không còn thích hợp làm cho các thoả ước
có ý nghĩa hơn để hoà giải các đối nghịch nội bộ và đoàn kết quốc gia. Một
trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh thay đổi của chiến
tranh là sự phát triển về uy lực pháp quyền.
Để làm khởi
điểm, chúng ta cần nhận ta sự khác biệt giữa uy lực pháp quyền (the rule of
law) và đơn thuần cai trị bằng luật (rule by law), đây là điểm chính. Những
khái niệm bao quát như dân chủ và uy lực pháp quyền có thể bị lầm lộn. Ngay cả
các chế độ độc tài thường dùng luật pháp như một phương tiện trong cơ chế kiểm
soát xã hội. Chế độ Đức Quốc Xã che đậy tội ác bằng một bề mặt hợp pháp. Hiến
pháp của Liên Xô năm 1936 đọc lên giống những lời kinh cầu nguyện về những quyền
hiến định, nhằm phục vụ cho Stalin vì những khe hở luật pháp dễ làm biến dạng
luật. Trong những tuần cuối cùng còn nắm quyền, chế độ Ceausescu tại Romania đã
dùng luật để giết dân.
Đó là những
thí dụ cho thấy cai trị bằng luật trong khi toà án, luật lệ chỉ là huy động
gian xảo để phục vụ bạo quyền. Thực ra, uy lực pháp quyền không chỉ đơn thuần
cung ứng phương tiện để chính quyền có thể sử dụng và lạm dụng quyền lực. Ngược
lại, nguyên tắc này giới hạn quyền của chính quyền, buộc chính quyền phải tuân
thủ phương cách ứng sử phù hợp luật pháp đã được quy định và công bố. Trong bối
cảnh hậu chiến, nguyên tắc này còn giúp kẻ cựu thù đóng vai trò chủ yếu trong
việc tuân phục trật tự mới với tất cả thành tín.
Tuân thủ uy
lực pháp quyền không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ áp dụng một cách máy móc về những đặc
điểm kỹ thuật pháp lý trong trạng thái tĩnh lặng. Nguyên tắc này còn tìm kiếm
liên tục những thể chế và tiến trình nhằm tạo ổn định đích thực thông qua công
lý. Ngoài mục tiêu hướng về một chính quyền mà khả năng bị hạn chế, uy lực pháp
quyền nhằm bảo vệ quyền luật định cho các thành viên trong xã hội. Nguyên tắc
này tạo ra luật và thủ tục để cưỡng chế quyền của mọi phe phái, buộc tất cả phải
chịu trách nhiệm về hành động của mình và cấm đoán mọi cách thu tóm quyền lực
thành độc tài hay chuyên chế. Luật pháp còn cung ứng đủ loại phương tiện nhằm
giải quyết ôn hòa các tranh chấp giữa tư nhân, phe nhóm hay chính quyền. Bằng
cách này, uy lực pháp quyền kết hợp để đảm bảo một nền hoà bình lâu dài. Trong
một phiên họp lịch sử tại Copenhagen năm 1990, 35 quốc gia khi thành lập Cơ
Quan An Ninh và Hợp Tác tại Châu Âu, Conference on Security and Cooperation in
Europe (CSCE) có xác nhận mối quan hệ này. CSCE tuyên bố rằng mọi xã hội dựa
trên uy lực pháp quyền là điều kiện tiên quyết cho một trật tự lâu dài cho hoà
bình, an ninh, công bình và hợp tác.
Sự thay đổi
các tranh chấp từ dạng quốc tế sang các liên quốc gia đem lại vai trò uy lực
pháp quyền với hai cách quan trọng. Thứ nhất, luật quốc tế mở lối và tạo thích
nghi cho những tình hình mới thông qua những thay đổi tiệm tiến về luật chiến
tranh. Hiện nay, người ta ngày càng đồng thuận nhiều hơn về những tiêu chuẩn
pháp luật mà trước đây chỉ quy định chiến tranh giữa các quốc gia, những lạm
quyền vào thời chiến cũng như những vi phạm luật quốc tế, ngày nay luật được áp
dụng trong phạm vi liên quốc.
Từ nữa thế kỷ nay, thế giới đã có quy định những quy trách cá nhân trong việc vi phạm tội chiến tranh, tội ác chống nhân loại tại Nuremberg. Theo luật quốc tế, những tội phạm này được hiểu chung là chịu trách nhiệm khi đặt trong khung cảnh chiến tranh giữa các quốc gia.
Từ nữa thế kỷ nay, thế giới đã có quy định những quy trách cá nhân trong việc vi phạm tội chiến tranh, tội ác chống nhân loại tại Nuremberg. Theo luật quốc tế, những tội phạm này được hiểu chung là chịu trách nhiệm khi đặt trong khung cảnh chiến tranh giữa các quốc gia.
TAHSQT (ICC
The Hague)
Tháng 11 năm
1994 khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ) thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế
để xét xử tội diệt chủng tại Rwanda, thì sự hiểu biết này đã thay đổi. Khi Hội
Đồng Bảo An chấp thuận Hiến chương Toà án Rwanda, một mặt là nghiêm cấm mọi đòi
hỏi nối kết giữa khởi tố quốc tế, trừng phạt các tội ác chống nhân loại, nhưng
mặt khác, tranh chấp về các vi phạm có đặc điểm quốc tế hay phi quốc tế, cũng
áp dụng những cấm đoán quốc tế vào trong những tranh chấp thuần túy quốc nội.
Hiệp ước này được chuẩn nhận vào năm 1998 để thiết lập Toà Án Hình sự Quốc tế
Thưòng trực. Hiệp ước cũng du nhập khảo hướng này khi định nghĩa tội diệt chủng,
tôi phạm chống nhân loại và hàng loạt các tội phạm khác mà qua đó toà án có quyền
tài phán, ngay cả khi các tranh chấp này không có tính cách quốc tế.
Cùng lúc và
tương phản với một vài quân đội chính quy, ngày nay, phương cách ứng sử theo luật
quốc tế cũng được áp dụng cho những lực lượng không thường trực và phiến loạn
tham gia nội chiến, dù nói chung, các lực lượng này không hề được học tập về luật
chiến tranh. Thách thức trong thời gian sắp đến là nhu cầu cần phổ biến và áp dụng
hữu hiệu luật chiến tranh cho các đối tượng không phải là nhà nước.
Ý nghĩa thứ
hai là luật pháp phải thích hợp với sự thay đổi về bản chất của chiến tranh –
và đó cũng là chủ đề của tiểu luận này – trở thành vai trò chủ yếu của uy lực pháp
quyền trong việc đem lại ổn định và hoà bình dài lâu sau tranh chấp giữa hai quốc
gia. Điểm có thể hoàn toàn thuyết phục được và cũng thường xãy ra là chiến
tranh cổ điển giữa hai quốc gia độc lập có thể giải quyết và một nền hoà bình
lâu dài có thể phát huy mà không cần thay đổi luật lệ quốc nội, cấu trúc hay thể
chế của các nước tranh chấp.
Cuộc chiến
giữa Iran và Irak vào năm 1980-88, xung đột biên giới giữa Peru và Ecuador, và
chiến tranh giữa Ethopia và Eritrea đã minh chứng cho luận điểm này. Không quốc
gia nào trong sáu quốc gia lâm chiến này khi kết thúc tranh chấp phải chiụ sự
thay đổi về mặt tổ chức trong nước với mức độ trầm trọng. Mặt khác, giải quyết
xung đột có vũ trang giữa các phe nhóm trong một quốc gia và ngăn ngừa mọi cạnh
tranh đòi hỏi quan tâm đến cấu trúc xã hội và thể chể nhằm đảm bảo cho từng phe
lâm chiến là quyền lợi của họ luôn được bảo vệ thông qua những phương tiện bất
bạo động. Vấn đề này hiếm khi đạt được, và nếu có thể xãy ra, đó là khi người
ta quan tâm đến việc xây dựng một thể chế tôn trọng uy lực pháp quyền.
Như Tổng Thư
Ký LHQ Boutros Boutroas-Ghali từng xác định khi ông mô tả về việc kiến tạo hoà
bình: „Muốn công tác kiến tạo và duy trì hoà bình thành đạt, chúng ta phải kết
hợp những nỗ lực toàn diện, để nhận ra và hỗ trợ các cấu trúc để cũng cố hoà
bình và gia tăng tin tưởng và phúc lợi cho mọi người. … Có một sự nối kết hiển
nhiên giữa uy lực pháp quyền và… thành tựu của một nền hoà bình đích thực và an
ninh trong bất cứ một trật tự chính trị mới và ổn định nào.
Chuẩn Mực
Pháp Quyền và Hỗ Trợ Quốc Tế Đang Thành Hình
Trong những năm gần đây, những chuẩn mực quốc tế được triển khai để định nghĩa uy lực pháp quyền khá chi tiết, cung ứng một lộ trình đa dạng cho những ngưòi dấn thân vào những nỗ lực kiến tạo hoà bình. Trình bày minh bạch những chuẩn mực này bắt nguồn chủ yếu từ kết hợp lại hai trào lưu trong hai lĩnh vực – dân chủ và nhân quyền – mỗi lĩnh vực đều có liên hệ chặt chẽ nhau, nhưng lại khác biệt với uy lực pháp quyền.
Trong những năm gần đây, những chuẩn mực quốc tế được triển khai để định nghĩa uy lực pháp quyền khá chi tiết, cung ứng một lộ trình đa dạng cho những ngưòi dấn thân vào những nỗ lực kiến tạo hoà bình. Trình bày minh bạch những chuẩn mực này bắt nguồn chủ yếu từ kết hợp lại hai trào lưu trong hai lĩnh vực – dân chủ và nhân quyền – mỗi lĩnh vực đều có liên hệ chặt chẽ nhau, nhưng lại khác biệt với uy lực pháp quyền.
Trong những
thập niên vừa qua, một trong những trào lưu tư tưởng này đặt trọng tâm vào những
hệ thống dân chủ và xem đây là một cách bảo chứng tốt đẹp nhất không những cho
tự do mà còn cho hoà bình (Trường phái này có ảnh hưởng sâu đậm, nếu không hẳn
là độc tôn, thuộc về chính giới bảo thủ phương Tây, những người đã cổ vũ cho
dân chủ trong bối cảnh chiến tranh lạnh). Những công trình nghiên cứu quy mô đã
minh chứng một sự thật hiển nhiên là các nước dân chủ ít gây chiến với các nước
khác hơn là các nước độc tài toàn trị.
Nhưng cổ vũ
dân chủ như là một hệ thống giá trị cho tổ chức xã hội đòi hỏi nhiều công trình
nghiên cứu sâu rộng. Bằng cách nào người ta có thể bảo đảm cho một hình thức
dân chủ? Trả lời câu hỏi này đòi hỏi thay đổi khái niệm dân chủ từ phạm vi vĩ
mô sang việc nghiên cứu các cấu trúc thể chế đặc thù hay những cơ chế chủ yếu
cho dân chủ và phân biệt nó với những hệ thống không dân chủ. Kết quả là cần
công nhận và khởi xướng những yếu tố cơ bản của uy luật pháp quyền để bảo đảm tối
hậu cho dân chủ.
Động lực cho
nhân quyền là theo cách phân tích đối nghịch, đi từ đặc thù đến tổng quát. Một
phần do những thảm khốc của Đệ Nhị Thế Chiến tác động, luật quốc tế đem lại đảm
bảo ngày càng mở rộng về những vấn đề nhân quyền theo một bảng danh mục đúng
theo định nghĩa của LHQ và các tổ chức điạ phương khác.
Tuy nhiên,
qua thời gian, các phong trào nhân quyền quốc tế (trong chừng mực nào đó đã bị ảnh
hưởng theo quan điểm tự do) ngày càng công nhận một sự kiện cơ bản: Trong khi một
chiến dịch quốc tế thường có thể cứu được một tù nhân chính trị khỏi bị giam cầm,
nhưng phạm nhân này được thay thế nhanh chóng bởi các nạn nhân khác, trừ khi
nào hệ thống hay cấu trúc chính quyền cho phép lạm dụng được thay đổi. Những bảo
đảm cơ bản về nhân quyền được quy định khác nhau trong luật quốc tế có thể được
thực thi một cách hữu hiệu do những quy định hướng dẫn chi tiết về thể chế và
thủ tục mà các quyền này phải được áp dụng. Một lần nữa cho thấy kết quả là có
sự công nhận về nhu cầu soạn thảo về ý nghĩa của uy lực pháp quyền.
Do đó, càng
có nhiều tài liệu về công ước, nghị quyết, tuyên bố và phúc trình của cơ quan
LHQ soạn thảo về tiêu chuẩn cho uy lực pháp quyền. Các tổ chức địa phương khác
nhau cũng góp phần tương tự vào việc soạn thảo những quy cách hướng dẫn này. Tổ
chức An ninh và Hợp Tác tại Châu Âu, (OSCE, trước đây là CSCE) đã đưa ra định
nghĩa chi tiết liên hệ đến yếu tố thể chế và thủ tục của uy lực pháp quyền – một
bảng danh mục đầy đủ chi tiết nhất của loại này được chuẩn nhận do một tổ chức
quốc tế – được sử dụng như là tiêu chuẩn cho 55 quốc gia hội viên. Hội Đồng
Châu Âu đòi hỏi các thành viện minh thị chấp nhận uy lực pháp quyền trong tổ chức
và cũng triển khai hàng loạt các chuẩn mực phức tạp tương tự. Cả hai tổ chức của
Hoa Kỳ và Hội Đồng Châu Âu triển khai và chấp hành những tiêu chuẩn về uy lực
pháp quyền qua những cơ quan tài phán địa phương và toà án về nhân quyền.
(Trong trường hợp Hội Đồng Châu Âu có hai cơ chế riêng biệt gần đây đã nhập một).
Như đã được khởi thảo trong các nguồn khác nhau, những nghĩa vụ quy định cho uy
lực pháp quyền gồm những điểm sau đây:
– một chính
quyền theo thể chế đại nghị mà cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm trước cơ quan
lập pháp do dân cử hay trước đơn vị tranh cử địa phương,
– nhiệm vụ của
chính quyền là thi hành theo hiến pháp và luật pháp quy định,
– phân biệt
rõ rệt giữa nhà nước và các đảng chính trị,
– trách nhiệm
giải trình của quân đội và cảnh sát truớc chính quyền dân sự,
– cứu xét và chấp nhận lập pháp qua thủ tục công khai,
– cứu xét và chấp nhận lập pháp qua thủ tục công khai,
– công bố những
luật lệ hành chánh để tạo điều kiện giá trị cho luật,
– những
phương tiện bồi thường hữu hiệu đối với những quyết định hành chánh và cung cấp
tin tức cho những người bị ảnh hưởng đến các biện pháp này,
– hệ thống
tư pháp độc lập,
– bảo vệ
tính cách độc lập của luật giới,
– quy định
chi tiết những bảo vệ trong phạm vi thủ tục hình sự,
– bồi thường
cho các nạn nhân bị công quyền lạm dụng,
– bầu cử tự
do và công bằng và
– công nhận
quyền luật định được tham gia sinh hoạt chính trị.
Trong khi khởi
thảo những nguyên tắc về uy lực pháp quyền, một số các tài liệu này có đề cập
và mở rộng các kết ước về nhân quyền theo truyền thống, gồm có tự do lâp hội, tự
do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do di chuyển và bảo vệ chống tra tấn.
Trong những
năm gần đây, ngoài việc khởi thảo những chuẩn mực cho uy lực pháp quyền, có nhiều
chương trình viện trợ được mở rộng nhằm giúp cho việc áp dụng, đặc biệt là tại
các nước đang có tranh chấp. Lượng giá, trợ giúp kỹ thuật, huấn luyện, tham
khào các chuyên gia trong việc soạn thảo các cải cách lập pháp và lập quy, đặt
những phái bộ quan sát và tư vấn, tặng những phương tiện và tài liệu để gia
tăng uy lực pháp quyền là những đặc trưng cơ bản trong khung cảnh tái thiết hậu
chiến.
Những cung ứng
viện trợ thường xuyên gồm nhiều cơ quan khác nhau của LHQ (đặc biệt là Chương
trình Phát triển LHQ, Văn Phòng Cao Ủy LHQ về Nhân Quyền), các tổ chức điạ
phương, Ngân Hàng Thế Giới, cơ quan tài trợ song phương và các tổ chức phi
chính phủ ngoại quốc. Luật sư thuộc các đơn vị quân đội duy trì hoà bình đôi
khi đóng vai trò tích cực. Giới hỗ trợ luật pháp trở nên quan trọng tại một số
nơi có tranh chấp, họ tổ chức các phiên họp để phối hợp và chia sẻ thông tin,
tránh trùng lấp, cung ứng hỗ trợ liên tục vì khả năng tiếp thu có giới hạn. (Họ
lập luận là với mức độ hoạt động nâng cao, mức độ tổng hợp các phương tiện khả
dụng trong việc tái thiết hậu chiến thường thường ít hơn so với nhu cầu, và các
nhà tài trợ thường theo đuổi nhiều chương trình khác nhau.)
Điều cần lưu
tâm là những chuẩn mực đề cập ở trên mang lại một lộ trình cho việc phát triển
uy lực pháp quyền trong việc tái thiết hậu chiến, nhưng lại ít khi được duy trì
để hoàn thiện trong tình trạng vẫn chưa hoàn chỉnh. Tại những nước có nội chiến
dai dẳng và đẩm máu, nói chung, hệ thống tư pháp ở trong tinh trạng đổ nát trầm
trọng. Ngay cả khi có tòa án khả tín, thì những thể chế và nhân viên của hệ thống
bị hủy hoại hoặc tham nhũng thành đặc tính điển hình.
Tuy nhiên, hỗ
trợ lớn lao của quốc tế, xây dựng hệ thống tư pháp hữu hiệu, (hoặc trong trường
hợp một số quốc gia, xây dựng cơ sơ tư pháp lần đầu tiên) sẽ không đạt được
trong một sớm một chiều. Nhu cầu tuyển dụng, huấn luyện điều tra viên, công tố
viên, chánh án và nhân viên toà án, chấp nhận cải cách pháp luật và hành chánh,
phát triển luật giới độc lập và vững mạnh, khởi dụng những phương tiện và trang
bị thiết yếu cho việc điều hành hệ thống, tất cả tạo một tinh thần trọng pháp
đòi hỏi nhiều thời gian. Khả năng quốc tế trong việc hỗ trợ nhanh chóng và
thích ứng về pháp luật cho những quốc gia này đang phát triển, nhưng còn cần phải
tiến xa hơn nữa. Tiến triển về uy lực pháp quyền thời hậu chiến, giống như những
tiến trình khác, có thể còn nhiều hỗn độn và chậm chập. Tuy nhiên, trong những
trường hợp, kiên quyết đòi hỏi cầu toàn cho một hệ thống trước khi hệ thống được
cải thiện có thể gây phản tác dụng.
Ngay cả khi cộng đồng quốc tế can thiệp toàn diện, gần như đãm nhiệm hầu hết các công việc tư pháp địa phương, quốc tế cũng không đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu luật lệ. Đó là trường hợp Kosovo thời hậu chiến, khi phái bộ LHQ tham gia vào quyền hành pháp và lập pháp; các chuyên gia ngoại quốc do LHQ mang tới và họ được quyền ủy trị để quản nhiệm hệ thống tư pháp. Ngay trong trường hợp này, thì cách hoạt động của các tòa án do LHQ điều động và những luật lệ do LHQ áp đặt cũng không theo chuẩn mực quốc tế như trong một báo cáo của văn phòng OSCE Kosovo than phiền.
Ngay cả khi cộng đồng quốc tế can thiệp toàn diện, gần như đãm nhiệm hầu hết các công việc tư pháp địa phương, quốc tế cũng không đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu luật lệ. Đó là trường hợp Kosovo thời hậu chiến, khi phái bộ LHQ tham gia vào quyền hành pháp và lập pháp; các chuyên gia ngoại quốc do LHQ mang tới và họ được quyền ủy trị để quản nhiệm hệ thống tư pháp. Ngay trong trường hợp này, thì cách hoạt động của các tòa án do LHQ điều động và những luật lệ do LHQ áp đặt cũng không theo chuẩn mực quốc tế như trong một báo cáo của văn phòng OSCE Kosovo than phiền.
Yếu Tố Chủ Yếu
Về Cấu Trúc và Thủ Tục
Uy lực pháp
quyền kết hợp với một vài yếu tố tất yếu làm xoa dịu căng thẳng và giảm khả
năng đưa tới những xung đột trầm trọng hơn. Vì việc rà soát toàn diện mọi khiá
cạnh của uy lực pháp quyền sẽ vượt ra khỏi khuôn khuôn khổ của tiểu luận này,
nên ở đây chỉ nêu lên một vài yếu tố chính nhằm tìm hiểu vai trò quan trọng
trong việc vãn hồi hoà bình và ngăn ngừa xung đột.
Tư Pháp Độc
Lập
Dĩ nhiên,
đòi hỏi chính cho việc vận hành uy lực pháp quyền là một nền tư pháp độc lập. Về
mức độ cơ bản, trong bất cứ hệ thống nào, mục tiêu chủ yếu của tòa án cũng là
nhằm phục vụ như một diễn đàn để đem lại giải pháp an hoà cho moị tranh chấp.
Xung đột và bất hoà là điều không thể tránh được trong bất cứ xã hội con người
nào. Một điều nguy hiểm là khi tạo một mô hình lý tưởng mà không nghĩ đến xung
đột cá nhân hay phe nhóm. Muốn xây dựng một nền hoà bình lâu dài, điều cần thiết
là phải đưa tất cả những xung đột vào trong một phương thức giải quyết theo
thông lệ và được chấp nhận trước khi các xung đột này trở nên bạo động và khó
kiểm soát.
Trong bất cứ
quốc gia nào có xung đột vũ trang đang thành hình, sẽ còn có đủ loại các khiếu
nại và cáo giác bất công. Việc này còn bao gồm cả những yêu sách về trừng phạt
cho những người phạm tội trong chiến tranh và những tội khác.
Chiến tranh
làm cho con người tản lạc. Hậu quả của việc hồi hương người tỵ nạn hay tù nhân
thường có tranh chấp khi khiếu nại về tài sản. Trong bối cảnh hậu chiến, các
toà án thường được thỉnh cầu giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng
ngôn ngữ thiểu số hoặc quyền tham gia bầu cử của các tổ chức khác nhau. Mỗi vấn
đề là một chuyện cực kỳ biến động, một nền tư pháp độc lập sẽ là phương tiện an
toàn và khả tín để giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên, nền tư pháp sẽ giải quyết những
tranh chấp bình thường và hàng ngày trong dân chúng, nhưng cũng hy vọng rằng sẽ
đóng góp thành một tinh thần chung để giải quyết tranh chấp qua những phương tiện
hiếu hoà.
Cũng nên ghi
nhận là không phải bất cứ tranh chấp nào cũng có thể giải quyết bằng phán quyết
tư pháp. Có nhiều khía cạnh của tranh chấp thuần về chính trị, không liên quan
đến luật mà toà án có thể áp dụng. Tạo điều kiện cho toà án làm người hoà giải
tranh chấp – đặc biệt nếu hệ thống tư pháp vẫn còn là một thể chế non yếu – tạo
nguy hiểm chính trị hoá cho thể chế làm mù quáng cho chính trị, làm suy yếu uy
tín và tinh thần độc lập của hệ thống tư pháp. Nhiều phân tích cho thấy là việc
chính trị hoá Tòa Bảo Hiến Liên Xô trong những năm đầu tiên của thập niên 1990
taọ một đặc thù chuyên môn hoá, nhưng lại làm thể chế này kém hiệu năng trong
khi chuyển hoá dân chủ.
Chấp Pháp và
Tư Pháp Hình Sự
Uy lực pháp
quyền đòi hỏi một hệ thống tư pháp hình sự phải ngăn trở và trừng phat cướp bóc
và các hành vi bạo lực, cho phép người dân có cảm tưởng sống trong an lành. Đồng
thời, hệ thống tư pháp hình sự phải tránh bị lạm dụng cho các mục tiêu chính trị
và phải tuân thủ quyền luật định về thủ tục hình sự đuợc quốc tế công nhận. Nói
một cách khác, nếu các xung đột xã hội và xung đột tuơng tự trầm trọng khác được
giảm thiểu, người dân yên tâm khi không còn bị băng đảng hay chính quyền sách
nhiễu.
Một vấn đề
phụ thuộc khác mà các quốc gia thoát khỏi chiến tranh hoặc do chuyển chế độ từ
đàn áp sang dân chủ là có sự đình trệ trong khả năng chấp pháp. Thời kỳ chuyển
tiếp kéo dài trong khi các lực lượng công an và cảnh sát thuộc chế độ củ bi loại
trừ hay suy yếu, trong khi chế độ mới vừa thành hình. Duy trì hệ thống tư pháp
và cảnh sát chế độ củ, một vài thành phần này tạo vấn đề hơn là đem lại giải
pháp, làm giảm đi uy tín cho chế độ mới và đe dọa khả năng chính quyền mới
trong việc điều hành thời chuyển tiếp. Việc huấn luyện nhân viên, xây dựng hàng
ngũ lãnh đạo và một hệ thống tư pháp hình sự mới và có uy tín phải mất nhiều
năm.
Chỉ nêu Liên
Xô, Georgia, Nam Phi và El Salvador làm thí dụ cho thấy thời gian tụt hậu gây một
khoảng trống về an ninh tác hại hơn cho các yếu tố hình sự. Trong từng quốc gia
trong bốn thí dụ này, thời kỳ chuyển tiếp làm tăng tỷ lệ tội phạm hình sự, một
khuynh hướng tương tự cũng xãy ra tại nhiều nuớc khác đang trong thời hậu chiến.
Trong khi nỗi lo sợ hàng ngày người dân bị bắt trong binh lửa chiến tranh hoặc
bị đàn áp thô bạo của chính quyền vì quan điểm chính trị được giảm đi đáng kể,
thay vào đó họ lại lo sơ vì trộm đạo, cướp bóc và băng đảng hoành hành trong
tình trong vô luật pháp của thời kỳ chuyển tiếp.
Trong một số
trường hợp, những phạm nhân mới nay là các quân nhân và sĩ quan giải ngũ sau
khi chiến cuộc kết liễu, họ còn vũ khí trong tay và chưa có cuộc sống mới. Thí
dụ như tại El Salvador, một cuộc điều tra chính thức đã kết luận rằng đội thám
tử cảnh sát đã giết hàng ngàn người theo cánh tả, trở nên ít cực đoan hơn trong
chiến tranh và tự biến dạng thành những băng đảng mới mà không sợ hãi và không
được kiểm soát vì hệ thống tư pháp hình sự thiếu hiệu năng. Vì không thể kiểm
soát, nên hình sự gia tăng trầm trọng tạo đe doạ thực sự cho một nền hòa bình
chưa được ổn định.
Thiếu một cơ
chế chấp pháp hữu hiệu, nên bối cảnh hậu chiến đem lại một mãnh đất màu mở cho
những họạt động hình sự liên quốc gia gia tăng, rất khó bứng gốc, làm suy yếu
không những cho quốc gia liên hệ, mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Thiếu
một chính phủ có hiệu năng thời hậu chiến tại Kosovo là một thí dụ rõ nhất.
Tháng giêng năm 2001, chính phủ nước Anh đã gởi một toán tình báo đặc biệt tới
Kosovo để theo dõi băng đảng hình sự chuyên lo về đưa người nhập cư bất hợp
pháp, mãi dâm và ma túy vào Tây Âu. Bất lực của chính phủ thời hậu chiến trong
việc giải quyết vấn đề được hữu hiệu tạo ra một hình thức tự chấp nhận trước
các vấn đề tội phạm liên quốc gia và có thể gây nguy hiểm cho những viện trợ quốc
tế và đầu tư mà họ đang cần đến.
Để giải quyết
những vấn đề này, việc tái thiết hậu chiến phải nhanh chóng thiết lập những toà
án không tham nhũng và không bị băng đảng hình sự đe doạ; lực lượng cảnh sát cần
được hỗ trợ, cá nhân các giới chức phải bị quy trách khi phạm pháp; huấn luyện
và giải trình vấn đề chấp pháp và hệ thống tư pháp hình sự cần khởi động ngay
sau tranh chấp chấm dứt. Thí dụ như thoả ước Dayton nỗ lực kết hợp bài học này,
giải quyết minh bạch từng điểm một trong thời hậu chiến.
Hơn nữa,
trong những năm gần đây, nhiều hoạt động cảnh sát quốc tế đã gia tăng một cách
đáng kể, trở thành một giao điểm chung trong thời hậu chiến nhằm giúp tránh những
chấp pháp vô hiệu. Năm 2002, có khoảng 9000 cảnh sát dân sự của LHQ được huy động
tới nhiều địa điểm khác nhau để hỗ trợ tái thiết. Tổ chức và quy định phạm vi
hoạt động cho cảnh sát dần dần trở nên có tính chuyên nghiệp hơn, nhưng vẫn còn
nhiều thách thức trong các phạm vi tuyển dụng, huấn luyện, phối hợp và xác minh
luật pháp cần áp dụng cho các lực lượng này trong tuơng lai.
Tính Minh Bạch
và Khả Đoán
Khi hành vi
của đối thủ được minh bạch và khả đoán, thì sẽ làm giảm đi khả năng của các
xung đột quốc tế, điều này đã được minh chứng và chấp nhận. Những biện pháp nhằm
xây dựng niềm tin đã được đề ra làm giảm bớt xung đột tại nhiều địa phương. Một
vài biện pháp có thể khuấy động phe đối nghịch (thí dụ như chuyển quân hay thử
hoả tiển), nhưng khi tuân thủ những thủ tục quy định lại làm dễ dàng hơn cho việc
thông cảm nhau và giảm bớt nghi ngờ.
Theo truyền
thống, giới ngoại giao và những người chuyên trách về ngăn ngừa và giải quyết
xung đột đã áp dụng nguyên tắc này trong các xung đột giữa các quốc gia. Khi những
xung đột này ngày càng tăng lên giữa các quốc gia, nguyên tắc này vẫn còn giá
trị. Tín cẩn sẽ gia tăng – nghi ngờ còn tiềm tàng, ngạc nhiên và căng thẳng sẽ
giảm khi các phe được yêu cầu công khai các hoạt động. Tinh thần thượng tôn
pháp luật đòi hỏi chính quyền chấp nhận nguyên tắc minh bạch và khả đoán và luật
pháp đề ra những cơ chế đảm bảo nguyên tắc này. Nguyên tắc này đòi hỏi là luật
pháp được chuẩn nhận thông qua một tiến trình công khai của một cơ chế đại nghị,
mọi luật lệ phải được công bố, luật không thể hồi tố, cơ quan công quyền hành sử
theo đúng luật quy định, toàn thể hệ thống chịu sự tài phán tư pháp để nhằm đảm
bảo thi hành pháp luật. Friedrich von Hayek, kinh tế gia bảo thủ người Aó có
nói:
Không có gì
phân biệt rõ ràng hơn giữa một quốc gia tự do với độc tài là tinh thần thượng
tôn pháp luật của chính quyền các quốc gia tự do. Gạt bỏ mọi đặc điểm kỹ thuật
luật học, nguyên tắc này có nghĩa là mọi hành vi của chính quyền phải bị ràng
buộc bởi luật pháp quy định và phải công bố trước – luật pháp có thể được tiên
đoán trước một cách chính xác là chính quyền sữ dụng uy lực cuỡng chế trong trường
hợp quy định và mọi kế hoạch cá nhân phải dựa trên suy đoán này.“
Kiểm Soát Bộ
Máy Hành Chánh
Ngay khi
công nhận có mối quan hệ giữa việc đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật để
tránh xung đột lan rộng, thì quan tâm và hỗ trợ hải ngoại chỉ nhắm vào công tác
tư pháp và lập pháp. Đây là các thể chế chủ yếu, nhưng khi kỹ thuật thăng tiến
và xã hội trở nên phức tạp hơn, quốc hội có khả năng giải quyết các vấn đề
trong một tầm mức ít hơn mà chính quyền phải đối phó. Nói chung, cơ quan lập
pháp chỉ phác hoạ những nét chính, không thể quy định hết các chi tiết cũng như
các vấn đề áp dụng cần phải có một cơ quan hành chánh của một nhà nước hiện đại.
Tại nhiều quốc
gia, người dân bình thường sẽ trải nghiệm là có tinh thần thượng tôn pháp luận
hay không (từ đó mà họ có cảm tưởng ít nhiều là mình có bị loại bỏ ra khỏi hệ
thống hay không) thường là không thông qua những tương tác với tiến trình lập
pháp và tư pháp, cũng không dính dáng đến bất cứ một vấn đề hiến định lớn lao
nào, nhưng phải đương đầu với nhà nước hành chánh. Giải quyết vấn đề an sinh xã
hội, nhận giấy phép được câu cá hay xin trợ cấp gia đình, nhận giấy phép xây
nhà hay nhà thờ hoặc tham gia vào một chính đảng, nhận giấy chứng thực của nhà
nước hay giấy tài trợ cho một trường học ngôn ngữ thiểu số, – tất cả các loại vấn
đề này buộc dân chúng phải tiếp xúc với nhà nước. Nói chung, mọi vấn đề này
không nằm trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan lập pháp.
Trừ khi nào
những quyết định hành chánh tôn trọng luật pháp, nếu không, mối quan hệ này
không thể bị công luận kiểm soát, từ đó dễ dàng đưa tới tham nhũng, tráo trở và
trở thành hình sự. Theo hầu hết các chuyên gia quốc nội và quốc tế tham gia tư
vấn chương trình tái thiết hậu chiến, cải cách thủ tục hành chánh không quá thu
hút như soạn thảo hiến pháp hay bầu cử, từ đó họ nhận định sai lầm là không nên
quan tâm, mà đây là một lĩnh vực, dù không đáng kể, nhưng chính quyền phải hứng
chiụ nhiều khiếu nại và chống đối, kể cả âm thầm và không có chủ tâm.
Tại Peru vào
năm 1984, người ta tin là có mối quan hệ giữa mức độ tín nhiệm chính quyền và
hiệu năng của đối kháng bạo động. Peru có một cơ quan lập pháp dân chủ có hiệu
năng, luật pháp được chuẩn nhận và công bố sau khi thảo luận công khai. Đối với
giới quan sát, thì hệ thống này đã tuân thủ pháp luật.
Dù đạt được
về hình thức, nhưng kinh tế gia Hermano de Soto chứng minh là có 99 % luật lệ
quy định đời sống hằng ngày chưa bao giờ được quốc hội thông qua. Thay vào đó,
những luât lệ này là kết của của những văn kiện lập quy do cơ quan hành pháp
ban hành trong một tiến trình lập quy mà không được công luận tham gia, không
có kiểm soát về mặt thủ tục hay bất cứ kiểm tra nào. Tình hình này không phải
chỉ độc nhất có tại Peru. Khi quyền lực của các cơ quan hành chánh không được
kiểm soát trong thời kỳ tái thiết, tình trạng này làm cho cá nhân và đoàn thể cảm
thấy bị mất quyền trong hệ thống, tăng trưởng kinh tế cho cá nhân và nhà nước bị
tổn hại, luật lệ và các quyết định hành chánh gây ra phân biệt dựa trên phe cánh
chính trị, sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc hay điạ dư.
Khi áp dụng
tinh thần thượng tôn pháp luật, những người tham gia vào việc xây dựng hoà bình
trong thời tái thiết hậu chiến sẽ cần tập trung vào hai thách thức khẩn thiết đặc
biệt cho tiến trình hoà giải. Vấn đề này sẽ được đề cập trong hai phần sau.
Tội Ác Chiến
Tranh Và Vi Phạm Khác Trong Quá Khứ
Vấn đề chính
mà các xã hội trong thời kỳ tái thiết hậu chiến phải đối đầu là giải quyết các
tồn đọng những phạm pháp quy mô gây thương tổn cho cả hai phiá tranh chấp. Những
vi phạm trầm trọng nhất được quy đinh theo luật quốc tế là tội ác chiến tranh,
tội ác chống nhân loại và diệt chủng. Các quốc gia cần tuân theo vấn đề trách
nhiệm cho những vi phạm này, trong khi chưa cấu thành tội phạm theo hình sự quốc
tế, vẫn còn gây cảm tưởng sâu xa thù hận và xung khắc trong thời hậu chiến.
Một số các
vi phạm này xãy ra trong khi tranh chấp đang sôi bỏng, một số các vi phạm khác
xãy ra trước kia, thỗi bùng uất hận đưa đến xung đột. Có nhiều cách tiếp cận
khác nhau cần tìm hiểu để tham khảo vấn đề.
Trách Nhiệm
Hình Sự
Có nhiều lập
luận cho rằng không những tòa án và trừng phạt các vi phạm là chù yếu để đạt đến
công lý, mà còn thảo luận công khai và kết án tội phạm là cách tốt nhất làm
ngăn cách giữa quá khứ và hiện tại, từ đó công luận sẽ cảm nhận trật tự mới ít
nhất cũng hơn trật tự củ.
Có những người
khác cáo giác rằng những phiên toà nặng phần trình diễn không phù hợp cho tìm
kiếm hoà bình và dân chủ. Xét lại công khai các tội ác thời chiến chỉ khơi động
thù hận thay vì xoa dịu. Cách tốt nhất để tái thiết và hoà giải đất nước là giã
từ quá khứ bằng cách quên đi và tha thứ tội ác của các phe trong tranh chấp.
Trong một
vài quốc gia, truy tố các vi phạm trong thời chiến có nhiều chức năng, đem lại
cho nạn nhân về ý nghĩa công lý và phấn khởi – bất bình có thể được giải toả, một
ý nghĩ dễ đặt ra hơn làm âm ỷ cháy cho ước vọng về một tranh chấp khác. Hơn thế,
những truy tố có thể đem lại năng động mới cho xã hội, một sự hiểu biết là người
tấn công và vi phạm quyền của người khác phải bị quy trách.
Bởi vì toà
án được dân chúng địa phương và quan sát viên ngoại quốc quan tâm, họ thường
chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống tư pháp và tư pháp hình sự phù hợp với
những nguyên tắc về uy lực pháp quyền. Có lẽ quan trọng nhất cho mục tiêu của
hoà giải lâu dài là cách nhấn mạnh đến những cá nhân đặc biệt – không phải là
toàn thể những nhóm sắc tộc, tôn giáo hay chính trị.- Làm được như thế thì cách
này gạt bỏ được một loại tinh thần nguy hiểm về tội lỗi tập thể và báo thù thường
sinh ra vòng lẩn quẩn của thù oán và bạo lực.
Khi tiến
hành truy tố thì mạng lưới trừng phạt cần được đặt ra như thế nào cho những người
phạm tội chiến tranh và các tội ác tương tự? Giới lãnh đạo sẽ chịu cách nhiệm về
việc sai phạm của thuộc cấp mình như thế nào? Ngược lại, quân nhân và công chức
vi phạm khi tuân lịnh thượng cấp sẽ bị quy trách như thế nào?
Các chuẩn mực
quốc tế được triển khai nhằm giải quyết các vấn đề này. Người ta ngày càng đồng
thuận hơn vì ít nhất là đối với những vi phạm trầm trọng về nhân quyền và luật
nhân đạo quốc tế, ân xá tất cả là chuyện không được phép. Mặt khác, tội phạm
như diệt chủng hay tội ác chống nhân loại, nói chung, đòi hỏi tham gia đông đảo
quần chúng và luật quốc tế không đòi hỏi phải truy tố từng cá nhân liên quan đến
tội ác. Đưa hàng trăm hoặc đôi khi hàng ngàn người ra toà, dù trước tòa địa
phương hay quốc tế, là một việc bất khả về phương diện tài chính, chính trị hay
tổ chức hậu cần. Một số các truy tố có tính biểu tượng những phạm nhân này có
thể làm thỏa mãn nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt nếu chương trình xét xử trên quy mô
quá mức sẽ đe doạ đến ổn định đất nước. Thí dụ như Argentina, Ethopia và các quốc
gia Đông Âu đã chấp nhận phương thức này khi giải quyết vấn đề tồn đọng trong
việc vi phạm nhân quyền của các chế độ sụp đổ.
Trong một số
trường hợp, có nhiều khó khăn có thể giải quyết được bằng cách phân loại các đặc
tính của tội phạm và đề xuất phương cách giải quyết khác nhau. Nói chung, các
phân loại này như sau:
1. những nhà
lãnh đạo vi phạm vào tội ác chiến tranh và những nguời trực tiếp thực sư thi
hành (một số lượng nhỏ nhất phạm nhân không thể tránh được);
2. những người
vi phạm tội trầm trọng khác nhưng không thuộc vào nhóm người thứ nhất; và
3. những người
vi phạm tối thiểu. Tính cách gia trọng của từng biện pháp được xử lý tùy theo
cách tương ứng.
Hoà ước
Dayton chung quyết chiến cuộc tại Nam Tư củ đã theo phương cách này.
Trong cách
phân loại thứ nhất, các phe lâm chiến tự kết ước hợp tác với tòa án hình sự quốc
tế lập thủ tục truy tố các phe tranh chấp vi phạm các tội diệt chủng, tội phạm
chiến tranh, tội ác chống nhân loại. Những hiệp ước này cũng cấm đoán cá nhân
khi bị toà truy tố sẽ không được giữ chức vụ công.
Trong loại
phạm tội thứ hai, hiệp ước cũng quy định nghĩa vụ phải khởi tố, miễn tố, chuyển
giao phạm nhân thuộc lực lượng quân sự, bán quân sự, cảnh sát, công chức trách
nhiệm khi vi phạm trầm trọng đến những quyền căn bản của con người. Hiệp ước
xem đây như là những biện pháp xây dựng niềm tin.
Chung qui, tất
cả những người tỵ nạn và những người lưu lạc hồi hương, khi họ bị cáo giác với
các tội danh khác hơn là các vi phạm gia trọng thuộc về luật nhân quyền quốc tế,
sẽ được đảm bảo ân xá vì những vi phạm này. Trong khi việc thi hành các điều
khoản này còn thiếu sót nhưng căn bản pháp lý rất vững chắc.
Trường hợp
Rwanda cho thấy cần có nhu cầu thực tế nhằm xoa dịu các truy tố theo cách cực
đoan. Với nhiều thập niên, giới lãnh đạo dùng mọi thủ đoạn nắm quyền để làm biến
chất các tranh chấp sắc tộc giữa Hutu đa số và Tusti thiểu số cho cứu cánh
chính trị mà không lo sợ bị quy trách về hành động của mình. Hành vi này đạt đến
cao điểm vào năm 1994, đây là một trong những diệt chủng kinh hoàng nhất trong
ký ức gần đây khi 500.000 cho đến 1 triệu người Tutsi và nhiều người hiếu hòa
Hutus bị giết chết một cách tàn nhẩn trong vòng 14 tuần.
Để phá vỡ vòng
bạo lực lẩn quẩn này, chính phủ mới của Rwanda kiên quyết một cách đúng đắn là
phải thay đổi quyền đặc ân miễn tố với tinh thần chịu trách nhiệm theo luật,
đây là điều tất yếu. Để đạt mục tiêu này, trong năm nhậm chức đầu tiên, các giới
chức cao cấp của chính quyền mới kiên quyết là các cá nhân tham gia vào việc thảm
sát phải bị truy tố và trừng trị. Kết quả là khoảng 125.000 bị cáo buộc tội diệt
chủng bị giam nhiều năm trong tù trước khi xét xử. Việc giam giữ phân thành nhiều
nhóm nhỏ, làm số lượng này ít hơn tống số phạm nhân, nhưng lại quá nhiều để xử
lý trong một thời gian hợp lý trong bất cứ hệ thống tư pháp hình sự nào.
Vấn đề càng
trầm trọng hơn, khi hệ thống tư pháp hình sự Rwanda đã bị dẹp bỏ trong thời diệt
chủng, các luật sư và chánh án đã bị giết, đi tị nạn hay vào tù. Trong ba năm vừa
qua, toà án Rwanda đã xử hơn ba ngàn vụ tội diệt chủng – một thành tích kỷ lục
chưa từng có trong bất cứ xã hội nào trong lịch sử – khi người ta còn bị quay
cuồng trong đổ vỡ – Nhìn chung, theo nhận xét của các quan sát viên độc lập, kể
cả những người đại diện cho bị cáo, thì các phiên xử được tiến hành khách quan.
Cuối năm
2001, chính phủ Rwanda dự kiến giao đa số các vụ kiện thụ lý cho hệ thống tòa
án địa phương gọi là gacaca, một mô hình tư pháp cổ truyền lõng lẽo hơn. Dân
làng từng địa phương sẽ tuyển chọn chánh án toà gacaca cho làng mình. Bị cáo sẽ
ra trước toà địa phương để điều trần, kể cả có sự tham gia tích cực của các
thành viên thuộc cộng đồng địa phương. Chương trình này không hội đủ những tiêu
chuẩn quốc tế như được đề cập trong phần đầu của bài viết này, vì còn nhiều thiếu
sót, đặc biệt là trong điều kiện phù hợp với chuẩn mực quốc tế hiện nay về thủ
tục hình sự và quyền bảo vệ hình sự.
Vài nạn nhân
sợ rằng tại một vài địa phương nơi mà tội diệt chủng bị xoá đến độ không còn
nhân chứng, toà gacaca sẽ là phiên toà xoá sạch do láng giềng của bị cáo, những
người đã hỗ trợ cho tội diệt chủng; một vài bị cáo sợ rằng một hệ thống tư pháp
được làm rùm beng trước toà gacaca tại điạ phương sẽ bị nạn nhân khống chế; các
tổ chức quốc tế và điạ phương hoạt động nhân quyền bày tỏ mối quan tâm này,
trong đó kể cả việc loại trừ luật sư cho bị cáo trong thủ tục trước toà gacaca.
Dù thế, hầu
hết người Rwanda cảm thấy là họ không có cách nào khác; toà không thể xử án theo
đúng thời gian quy định vì công việc quá nhiều. Về phương diện chính trị, không
thể chọn cách mở cửa nhà tù và thả hàng trăm người bị cáo buộc tội diệt chủng;
nhưng lại không thể chấp nhận tiếp tục giam người trong nhiều năm mà không xét
xử. Dù chương trình toà án gacaca gây nhiều tranh luận, các luật sư Rwanda lập
luận rằng chương trình sẽ cam kết các địa phương s ẹ theo tiến trình công lý,
đưa các phạm nhân tái hội nhập vào sinh hoạt địa phương và thả hết tù trong thời
hạn tương đối ngắn trong các vụ không được xét xử.
Trừ một vài
ngoại lệ hiếm hoi, có thể lập luận chung là không có những trừng phạt quy mô
trong các phiên toà chuyển tiếp này. Dù đồng ý là có nhiều cảm xúc và áp lực
chính trị nặng nề gắn liền với các vụ kiện này, án tử hình có thể làm trầm trọng
xung đột hơn cho xã hội trong thời kỳ tái thiết.
Vấn đề quy
trách và miễn tố không chỉ liên quan tới việc giải quyết tranh chấp trong quốc
gia bị chiến tranh tàn phá, mà còn có ảnh hưởng trầm trọng cho tương lai, dường
như cho cả những xung đột không liên quan tại các nơi khác trên thế giới. Khi
giải thích về niềm tin tại sao tham gia diệt chủng mà không sợ bị cộng đồng quốc
tế báo thù, Adolf Hitler đã nhạo báng một cách đáng khinh bỉ: “Ai nhớ người
Armenian?” – khi đề cập tới nạn nhân cũa diệt chủng hai mươi lăm năm trước đó
mà không ai bị quy trách. Bằng chứng gần đây cho thấy giới lãnh đạo Serb ở
Bosnia khi thực hiện chiến xóa sạch sắc tộc và diệt chủng vào thập niên 1990 được
thúc đẩy bởi sự kiện là lực lượng Khmer đỏ không hề bị truy tố hay buộc tội về
những vi phạm tại Cambobia vào những thập niên 1970.
Thanh Lọc Cấu
Trúc Chính Quyền
Quy trách cá
nhân bao hàm đến việc xét xử hình sự. Trong nhiều quốc gia, nhiều nguời có liên
hệ tới quá khứ phạm pháp có thể bị giới hạn, khi tham gia sinh hoạt công quyền.
Một nền hòa bình dài lâu đòi hỏi niềm tin chung trong thể chế về trật tự mới.
Niềm tin chung có thể bị suy giảm trầm trọng nếu thể chế này được cũng được điều
hành bởi các viên chức đã gây nên nhiều thù oán trước đây hay hiện nay. Những
người trước đây giữ đầu máy cho việc lạm quyền, nhưng nay không còn trong bộ
máy chính quyền, có thể bị coi như không trung thành. Những người hỗ trợ cho
quan điểm phân biệt hay các chiến thuật lạm quyền của các phe nhóm chống chính
quyền trước đây, nay không được coi như những ứng viên khả tín cho những chức vụ
trong bộ máy hành chánh công quyền khách quan.
Một vài xung
đột có thể thiếu những phần tử thuộc về những nhóm thủ phạm và nạn nhân, nhưng
hầu hết những xung đột nội chiến sau thời chiến tranh lạnh bao gồm nhiều khuôn
mẩu tội ác hay các vi phạm trầm trọng do phe này hay nhóm kia gây ra. Ngay cả
khi họ không bị quy trách theo luật hình, những người gây thuận lợi cho những
vi phạm trong quá khứ không được phép gây tác hại hay làm đại biểu trong cơ cấu
trong chính phủ mới. Cùng lúc, người ta có thể lập luận rằng trong thời tái thiết
hậu chiến những nhân tài giàu kinh nghiệm thuộc về giới trẻ thuộc cấp thấp ở cơ
quan hành chánh cho đến các bộ trưởng có thể còn khan hiếm, một vài người trong
số này, đặc biệt thuộc về chính quyền củ, rất quan trọng trong việc tái thiết đất
nước, kiến thức và kinh nghiệm của họ rất cần thiết cho viêc tạo trật tự mới.
Có nhiều thí
dụ cho việc thử nghiệm thanh lọc như thế. Tại El Salvador, hoà uớc lập ra một Ủy
Ban chuyên trách đặc biệt nhằm minh danh một trăm sĩ quan cao cấp để hồi hưu vì
những vi phạm nhân quyền trong quá khứ. Tại Bosnia, Toán Đặc Nhiệm Cảnh Sát quốc
tế được giao chuyên trách loại trừ tất cả những ứng viên cho ngành cảnh sát tân
lập điạ phương, khi họ phạm tội với sắc tộc thiểu số trước đây. Ngay cả đối với
những ứng viên không bị truy tố vi phạm các tội này, nhưng khi cho phép họ nắm
chức vụ, mà sự hiện diện của họ sẽ tạo nên một cảm tưởng bất công trong những nạn
nhân trước đây, sẽ cản trở nỗ lực xây dựng hoà bình.
Tuy nhiên,
thanh trừng bằng luật hành chánh không có mức độ bảo vệ đúng luật thủ tục giống
như thủ tục hình sự. Vì khuynh đảo kiểu này liên hệ đến nhiều người, nên thường
có khuynh hướng thực hiện trong một phương cách ngắn gọn và bị lạm dụng, nhất
là khi trừng phạt theo công lý của kẻ chiến thắng và phân chia các chức vụ
chính quyền.
Trong việc
nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm luật định, tinh
thần thượng tôn pháp luật từ bỏ khái niệm về tội lỗi tập thể. Nhiều người phải
bỏ việc làm chỉ vì họ đã ở điạ phương có tranh chấp hoặc là đảng viên một đảng
chính trị, khi họ không có biểu hiện sai trái cá nhân, thì họ có thể kêu oan và
đòi công lý và dân chủ của chính quyền mới.
Thay vì đóng
góp cho hoà giải và tái thiết, những xáo trộn này chỉ tạo thêm chống đối làm đe
doạ ổn định cho chế độ mới. Trong một số trường hợp, ảnh hưỏng của những biện
pháp này được giảm đi nhờ cấm đoán chỉ giới hạn trong một vài năm cho các cá
nhân có dính liú; họ được tham gia công vụ, sau khi tình hình lắng dịu, hoặc
cho phép họ tham gia sau thời kỳ tái thiết và sau khi thể chế công quyền đi vào
nề nếp và được tín nhiệm. Vấn đề này cần cân nhấc cẩn trọng về các quyền lợi.
Tạo Tư Liệu Lịch Sử
Tạo Tư Liệu Lịch Sử
Trong thời kỳ
chuyển tiếp sau khi tranh chấp giữa các quốc gia, lịch sử luôn là đề tài gây
tranh luận. Mỗi phiá vẫn còn có người ủng hộ để phủ nhận các cáo buộc vi phạm
đã xãy ra và cáo giác luôn là mình bị đối thủ vi phạm hoặc biện luận trường hợp
hành động do tình thế đòi hỏi. Dù không thể kiểm chứng, nhưng những cáo buộc
nhau làm suy yếu trật tự mới và nỗ lực xây dựng hoà bình. Cáo buộc làm tăng
thêm thoá mạ về tổn hại đã gây ra cho nạn nhân, gieo giống oán thù và chỉ gặt
thêm bạo lực mới. Chiến tranh Bosnia phơi bày những vấn đề không giải quyết của
lịch sử và oán thù kể từ bảy thế kỷ truớc.
Hậu quả là
ngoài việc theo dõi các cá nhân thủ phạm, việc thu thập tài liệu chính thức của
quá khứ thường là một yếu tố quan trọng cho một thời kỳ chuyển tiếp thành công,
mang lại ý nghĩa cho công lý và phấn khởi. Một mặt, muốn được toà hình sự xử
nghiêm minh phải tìm sự kiện và bằng chứng về vi phạm trong qúa khứ và thiết lập
„uỷ ban chân lý“ là một mặt khác.
Trong khi
hai tiến trình này có thể bổ sung nhau, ủy ban chân lý sẽ hữu ích hơn cho việc
hàn gắn vết thương chiến tranh và hoà giải nếu đất nước không trang bị để xúc
tiến những phiên toà công minh và khả tín. Hoà giải trong trường kỳ đòi hỏi sự
nghiên cứu cẩn trọng cách phối hợp này. Nó sẽ thích ứng tốt nhất cho xã hội.
Tại El
Salvador, cuộc nội chiến kéo dài 12 năm giữa chính phủ và Mặt Trận Giải Phóng
Farabundo Marti National Liberation Front (FMLN), làm cho khoảng 27.000 người
chết. Khi hòa đàm tiến hành, những cáo buộc và phản biện về các tội các vi phạm
của hai bên, đe doạ trở thành những trở ngại trầm trọng cho việc tìm một giải
pháp hoà bình cho xung đột. Tuy thế, phải công nhận là hận thù và bất tín nhiệm
chồng chất qua thời gian đòi hỏi một số cơ chế cho phép mô tả trung thực về các
hành động kinh hoàng này.
Khi chiến
tranh kết liễu vào năm 1992, cơ quan tư pháp được thành hình, nhưng bị chính trị
hoá cao độ và thoả hiệp và không có khả năng và đủ tín nhiệm để giải quyết những
vấn đền khó khăn thuộc về trách nhiệm tội ác trong chiến tranh hay những vi phạm
về nhân quyền một cách khách quan. Một Ủy Ban ba thành phần của LHQ về Chân Lý
được thiết lập do thoả ước giữa các phe tranh chấp được xem như là bước tiến khởi
đầu nhằm đạt được ý nghĩa của công lý và trách nhiệm.
Mặc dù không
phải là Toà án, Ủy Ban – giống như những cơ chế tương tự được lập ra tại nhiều
quốc gia phải giải quyết các tồn động từ những vi phạm với mức độ quy mô – điều
tra và báo cáo về tội ác do hai phiá vi phạm trong thời chiến, tạo cho nạn nhân
và thủ phạm hai phiá có cơ hội làm chứng tích cho các tài liệu chính thức. Bởi
vì thiếu một hệ thống tư pháp hình sự khả tín, Uỷ ban này cảm thấy bị buộc phãi
giải thích vài phán quyết theo như Baó cáo 1993, nếu không phải giao lại cho cơ
quan tư pháp El Salvador để xử lý.
Một thí dụ
chính là quyết định của Ủy ban đã công bố danh tính những thủ phạm các trường hợp
nghiêm trọng, dù là trong tiến trình của Uỷ Ban không đòi hỏi phải bảo vệ cho
các phạm nhân này được hưởng quyền đúng theo luật thủ tục quy định. Nếu khi hoạt
động của hệ thống tư pháp quốc gia đạt đến mức khả tín, thì Ủy ban sẽ giữ danh
tánh này bí mật trong các báo cáo, thay vì giao cho chính quyền để truy tố.
Trong một báo cáo của mình, Ủy ban phân tích những đường lối mà việc quân sư
hoá xã hội El Salvador đã làm tê liệt hoạt động tam quyền phân lập của chính
quyền. Ủy Ban cũng khuyến cáo nâng cao triển vọng của từng thể chế này vai trò
của quân đội cho phù hợp với tinh thần thuơng tôn pháp luật.
Nhiều Ủy ban
chân lý lập ra một diễn đàn cho hàng trăm hay hàng ngàn nạn nhân mà họ chưa bao
giờ đưọc mời ra toà làm chứng. Trong nhiều quốc gia các Uỷ ban này không chỉ
đơn thuần cứu xét đến các trường hợp cá nhân, mà còn vấn đề hệ thống đã gây ra
vi phạm, tùy theo vai trò của từng lĩnh vực khác nhau, các lực luợng an ninh,
lãnh đạo tôn giáo, truyền thông, hệ thống giáo dục, cơ quan tư pháp, v.v… tạo
nên một môi trường cho vi phạm phát sinh. Dựa trên các phân tích này, Ủy ban được
giao chuyên trách cho việc soạn thảo các khuyến cáo thật chi tiết về những biện
pháp cải cách cho chính phủ và xã hội. Các Uỷ ban chân lý được lập ra trong thời
hậu chiến, lúc gần đây, bị cáo giác là làm việc trong mức độ rộng lớn hơn dự kiến
trong thời chuyển tiếp từ chế độ đàn áp, khi triển khai phương cách đóng góp
cho tiến trình hoà giải.
Tại
Guatemala, nội chiến tàn phá đất nước hơn 35 năm với cái giá phải trả là hơn một
trăm ngàn nhân mạng, hoà ước uỷ nhiệm cho Uỷ ban chân lý tìm ra „một chân lý
toàn diện“ về những vi phạm trong quá khứ của các phe phái, thể hiện việc này
như một tiến trình để tạo nền tảng cho sự sống chung an hoà và sẽ xoá bỏ mọi
hình thức báo thù như điều kiện tiên quyết cho một nền hoà bình vững chắc và
dài lâu. Tại Sierra Leone, người ta hy vọng rằng Uỷ ban chân lý sẽ có khả năng
giải quyết những vấn đề quân nhân vị thành niên vi phạm tội ác. Tại Bosnia, Ủy
ban chân lý sẽ trình bày thành tích cá nhân từ các phe phái trong tranh chấp,
những người dám mạo hiểm để bảo vệ cho đồng bào và các nhóm sắc tộc trước các
vi phạm.
Bồi Thường
Thiệt Hại và Phục Hồi Danh Dự
Cuối cùng,
theo quan điểm của uy lực pháp quyền, việc đề cập đến vi phạm trong quá khứ
không chỉ dành cho thủ phạm mà còn cho nạn nhân. Dù thế, những đòi hỏi tranh
nhau về những phương tiện giới hạn luôn là một đặc điểm của nền kinh tế bị chiến
tranh tàn phá, bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự cho nạn nhân phải được
đưa vào trong hầu hết các kế hoạch tái thiết hậu chiến. Bồi thường thiệt hại có
ít nhất ba chức năng trong tiến trình hoà giải quốc gia.
Thứ nhất,
giúp cho nạn nhân nắm bắt được các khía cạnh thiệt hại vật chất đã mất. Thứ
hai, tạo nên sự công nhận chính thức về vết thương đất nước. Cả hai tạo thuận lợi
cho việc tái hội nhập xã hội chịu nhiều đau khỗ trong câm lặng. Thứ ba là làm
ngăn trở vi phạm của nhà nước trong tương lai bằng cách đặt ra những bồi thưòng
tài chính cho những hành vi sai trái. Trong luật quốc tế có sự đồng thuận là
nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân qua những sai
phạm nghiêm trọng về luật nhân quyền do chính quyền gây ra. Nếu chế độ vi phạm
nhân quyền mà không bồi thường thì chính phủ kế nhiệm phải lãnh trách nhiệm
này.
Trong một
vài quốc gia, người ta đặt ra quyền luật đinh mới có liên hệ đến khía cạnh phức
tạp về công lý này trong giai đoạn hậu chiến. Sau khi chiến tranh chấm dứt tại
nước Nam Tư củ, hoà ước quy định thành lập ủy ban giao lại đất đai cho những
người bị lưu lạc trong thời chiến, giải quyết vô số các tranh chấp tài sản, bồi
thường thiệt hại cho những nạn nhạn lưu lạc trong thời xung đột.
Tại Rwanda
có hàng ngàn khiếu nại do nhiều nhóm khác nhau về tài sản: nhóm ngưòi tỵ nạn Tutsi
đã ra khỏi nước từ hơn 35 năm, nhữngnguời lưu lạc trong thời diệt chủng, những
người tỵ nạn thuộc sắc dân Hutu rời nước vào năm 1994, có những tù nhân hồi
hương trước đó rất lâu cũng được tham gia khiếu nại.
Tại cả hai
nước Rwanda và Nam Tư cũ, tinh thần thượng tôn pháp luật đòi hỏi bồi thường thoả
đáng thiệt hại, đó là điểm thiết yếu cho việc xây dựng hoà bình dài lâu. Tùy
thuộc vào tình hình, việc bồi thưòng thiệt hại có thể sắp vào chương trình trả
lại tài sản đã mất hoặc là cho học bổng hoặc trả tiền hưu cho thân nhân còn sống
của nạn nhân hoặc tài trợ cho những Qũy hoạt động văn hoá của nhóm thiểu số.
Nhu Cầu Kết
Hợp Các Khảo Hướng
Những tội ác
tập thể có hệ thống thường làm bộc phát những vấn đề phức tạp trong xã hội hoặc
là tạo thêm điều kiện cho sự bộc phát này. Nói chung, những tội ác này không có
những giải pháp đơn thuần. Càng thể hiện rõ hơn là việc xây dựng một nền hoà
bình hậu chiến có hiệu năng đòi hỏi không những những cơ chế như đã khởi thảo
mà còn là một khảo hướng liên kết nhằm tổng hợp và phân định những phương cách
dị biệt để giải quyết các trường hợp đặc thù.
Trong hơn
hai năm trong hậu chiến Bosnia, một số người đồng ý rằng Ủy Ban chân lý và hoà
giải phải được thành hình để bổ sung cho công việc của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế tại
The Hague, tạo diễn đàn cho hàng ngàn nạn nhân, triển khai những khuyến cáo cho
những cải cách hệ thống và đãm nhiệm các công tác khác. Nỗ lực bị ngăn trở vì
có những người cự tuyệt cho một cơ chế như thế không nên thành hình, cho đến
nào mà khi toà án đảm nhận công việc. Kết qủa có hàm ngụ một lời tuyên bố: nếu
xã hội đang tái thiết xác định mình không có khả năng tự tổ chức những phiên
toà khả tín để xử tội phạm và nếu cộng đồng quốc tế đãm nhận được khả năng này,
thì xã hội sẽ phải bị kềm hãm rất lâu để theo đuổi bất cứ chương trình nào khác
để giải quyết quá khứ xáo trộn của mình.
Cũng tương tự
như vậy, tại Sierra Léone, hoà ước Lomé năm 1999 đề ra việc thành lập Ủy Ban
chân lý và hòa giải. Sau đó, Hội Đồng Bảo An LHQ ủy nhiệm thành lâp toà án
chuyên trách tội ác chiến tranh tại Sierra Léone – điểm mà vài giới chức quốc tế
đề nghị nỗ lực ủy ban có thể được hủy bỏ. Trong cả hai trường hợp, nhũng cuộc
thảo luận sâu rộng giữa các giới chức địa phương và quốc tế vào cuối năm 2000 đạt
được sư đồng thuận về nhu cầu về toà án và Ủy ban chân lý, cả hai cùng tiến
hành để bổ sung nhau hoàn thành những chức năng khác nhau, đưa các quốc gia xáo
trộn này thăng tiến.
Trong việc
giải trình trách nhiệm đối với bạo lực tập thể tại Đông Timor, LHQ và các chính
quyền địa phương cũng đã chấp nhận một phương cách tương tự nhằm liên kết gồm
nhiều đường hướng.
Tiến Trình Lập
Hiến
Tại nhiều quốc
gia chuyển tiếp từ nội chiến sang chính quyền mới, một trong những công tác
quan trọng nhất là thảo hiến. Dĩ nhiên, hiến pháp là một tài liệu pháp lý nền tảng
cho toàn bộ hệ thống luật pháp của quốc gia, hiến pháp là viên đá đầu tiên cho
tinh thần trọng pháp. Hơn nữa, hiến pháp bao gồm viễn kiến cho một xã hội mới,
đề ra những nguyên tắc cơ bản để công nhận hệ thống chính trị, cách phân bổ quyền
lực trong một nước, những điều khoản về luật nội dung và thủ tục mà cả hai có
thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cũng cố hoà bình.
Khi việc thảo
hiến và áp dụng do một nhóm ưu tú của phe thắng cuộc đề ra, kết quả mang lại là
nền tảng này không những chỉ thiếu dân chủ mà còn không ổn định. Nói một cách
tương tự, nếu đồng ý với đặc điểm của hiến pháp, thì lập hiến có thể tạo nên một
tiến trình đối thoại quốc gia, cho phép những viễn kiến đối nghịch và những khiếu
nại trong xã hội hậu chiến được diễn đạt và kết hợp, để tạo điều kiện cho việc
hoà giải giữa các phe nhóm. Đó cũng có thể là một tiến trình cho giáo dục quốc
gia trong các chiều hướng về các khái niệm chính quyền, vấn đề và quan tâm của
các phe nhóm khác nhau trong đất nước, phát triển xã hội dân sự và trách nhiêm
công dân và chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, nguyên tắc không phân biệt và
khoan dung, tất cả phải được du nhập trong hiến pháp mới. Tóm lại, tiến trình lập
hiến có thể đóng góp cho hoà bình và ổn định.
Tại Eritrea,
sau ba mươi năm chiến tranh giành độc lập, tiến trình lập hiến đặt tr ọng tâm
vào cấu trúc nhằm tạo thuận lợi cho cũng cố hoà bình. – trong hai năm nỗ lực và
tuyên bố là đạt một tiến trình lịch sử cho sự đoàn kết của ngưòi dân Eritrea
trong một cuộc đối thoại đầy sáng taọ cho cả nước. Ủy Ban Hiến Pháp bao gồm nhiều
thành phần tôn giáo, sắc tộc, và địa phương khác nhau. Nhiều văn phòng được
thành lập tại năm khu vực trong nước, trong tiến trình này còn có một văn phòng
phụ thuộc khác chuyên trách cho 750.000 người Eritrea sống ở hải ngoại.
Uỷ Ban Hiến
Pháp chuẩn nhận một chiến lược liên hệ đến một cuộc tham khảo ý kiến công luận
sâu rộng nhất, một chiến lược tránh đưọc phương cách từ trên đi xuống. Những cuộc
thảo luận được để xuất qua hàng loạt các hội thảo về công dân giáo dục, thảo luận,
hội luận tại các làng và tỉnh đạt được hàng trăm ngàn người tham dự. Bích
chương, báo chí, truyền hình và truyền thanh được dùng đễ tạo điều kiện dễ dàng
cho việc giáo dục công dân và đối thoại. Trình bày những nguyên tác cơ bản và
thảo hiến là đề tài cho những thảo luận của quần chúng và tiền đề sâu rộng
khác.
Tại
Cambodia, dù không có được một cuộc tham khảo ý kiến công luận sâu rộng tương tự,
soạn thảo và chuẩn nhận hiến pháp sau Hòa uớc Paris cũng bao gồm mức độ đối thoại
quốc gia cùng với tranh chấp các phe phái trong việc phân chia quyển lực và quyền
lợi trong xã hội Cambodia. Lập Hiến tại Nam Phi đem lại một thí dụ rõ hơn về sự
hữu ích của cách này. Thí dụ như trong một khoá họp mùa xuân 1995, Quốc Hội Lập
Hiến dành nhiều thì giờ để thảo luận để thảo luận dự thảo hiến pháp mới liên
quan đến lực lượng an ninh cho Nam Phi, một đề tài quan trọng và gây tranh luận
đối với nhóm đối kháng, những người được hình thành trong thời còn xung đột.
Nhiều loại vấn
đề nhạy cảm khác – thí dụ như sử dụng quyền trong trường hợp khẩn cấp và những
giới hạn, cho phép quân nhân không tuân lịnh thượng cấp khi vi phạm luật quốc tế,
kiểm soát dân sự của các lực luợng an ninh -, tất cả những vấn đề này cũng được
những kẻ cựu thù, nay ngồi trong Quốc Hội, thảo luận, họ gồm đủ thành phần mọi
giới từ đại biểu thuộc Đảng Quốc hội Liên Phi (Pan-African Congress) thuộc cánh
tả đến Mật Trận Tự Do (Freedom Front) thuộc cánh hữu. Nhiều tham dự viên công
nhận rằng chỉ trong một vài năm trước đó những cuộc tranh luận như thế không thể
nào nghĩ ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thời kỳ chuyển tiếp, tiến trình Quốc
Hội Lập Hiến dai dẳng đem lại một lộ trình quan trọng cho những người đối nghịch
bằng bạo lực trước đây, nay lại thương thuyết và hợp tác trong việc xây dựng từng
giai đoạn của trật tự mới.
Triển khai
hiến pháp thông qua tiến trình đối thoại quốc gia cũng có những giới hạn nhất định.
Một mô hình tương tự về những điều kiện cho đồng thuận xã hội nếu được một nhóm
nhỏ đóng kín cửa quyết định và trao cho dân chúng ít hiệu năng hơn. Tiến trình
thảo hiến có thể gây bất ổn, thí dụ như trường hợp nếu thời kỳ chyển tiếp quá
dài không có luật lệ cơ bản cai trị hoặc là trong thời kỳ chuyển tiếp mà hiến
pháp củ được tiếp tục sử dụng, thì sẽ làm cho xung đột trầm trọng hơn.
Đó là trường
hợp của Nam Phi khi hiến pháp lâm thời được thương thảo để lập ra một cơ sở
chuyển tiếp và một tiến trình dài hơn cho phép thảo luận những vấn đề khó khăn
và triển khai tài liệu chung quyết. Hơn nữa, điểm chính phải công nhận là không
phải tất cả mọi vấn đề xã hội sẽ được hiến pháp giải quyết. Như đã đề cập trước
đây trong vấn đề liên hệ đến toà án, coi lập hiến như một phương tiện giải quyết
các khiếu nại từng phe nhóm có thể buộc phải giải quyết đủ loại vấn đề không
thích hợp cho tiến trình này. Việc này có thể đem lại kết quả hoặc là các phe
nhóm thất vọng để từ bỏ tiến trình hoặc là chấp nhận kết hợp những điều hứa hẹn
trong hiến pháp mới mà biết là không thực hiện được, cả hai chỉ làm hại cho sự
khả tín của tiến trình và của hiến pháp mới.
Tạo điều kiện
căn bản rộng rải cho xã hội tham gia có nghĩa là làm cho tiến trình này sẽ kéo
dài hơn để đúc kết, bao gồm những chi phí hành chánh nặng nề và thảo luận sâu
xa, và kết quả là một số thoả hiệp có thể tránh được. Cùng lúc, có thể tạo nên
một hiến pháp được hiểu biết và chấp nhận, ổn cố và hỗ trợ cho hoà bình nhiều
hơn. Những quyết định liên hệ đến tiến trình sẽ ảnh hưỏng tất yếu đến tính chất
của các tranh chấp riêng biệt và những trường hợp của giải pháp.
Tầm Quan Trọng
Của Ngoại Viện
Như đã đề cập,
trong khi minh chứng cho một khai nguyên của xã hội dựa trên công lý và uy lực
pháp quyền trong thời hậu chiến còn là thách thứ mới, nhưng việc lập thể chế mới,
huấn luyện luật sư, chánh án, cảnh sát và tất cả các loại nhân viên khác cần
nhiều thời gian. Đây chính là khó khăn đang còn xãy đến.
Trong nhiều
trường hợp công lý và hoà giải là giải pháp đạt được nhờ phương tiện của các tổ
chức quốc tế. Thí dụ như tại El Salvador là một nước có dân số tương đối ít
nhưng lại cảm thấy bị phân hoá để đạt được đồng thuận về các vấn đề vi phạm đã
xãy ra trong thời xung đột. Do đó, một Uỷ Ban chân lý LHQ được thành hình hoàn
toàn không có người El Salvador tham gia để đảm bảo tính trung lập khách quan,
khả chấp và để không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một cơ chế quốc nội nào trong thời
kỳ đầu tiên của chuyển tiếp.
Để giải quyết
vấn đề nội chiến và diệt chủng tại Rwanda và Nam Tư củ, Hội Đồng Bảo An LHQ
thành lập hai toà án hình sự quốc tế – đây là hai cơ chế đầu tiên thành hình kể
từ khi có Toà án Nuremberg từ nữa thế kỳ trước. Nhiều yếu tố ngăn trở cho việc
quốc tế hoá cần đáp ứng trong những trường hợp này:
– tội ác cực
kỳ kinh khiếp là một thách thức to lớn cho những nguyên tác luật quốc tế;
– nhu cầu phục
hồi công lý là thành tố thiết yếu trong việc đạt đến hoà giải và phá vờ vòng lẩn
quân của bạo lực là quá hiển nhiên; và
– hệ thống
tư pháp quốc nội (đặc biệt là tại Rwanda) hoàn toàn bị hủy diệt.
Hơn nữa, tòa
quốc tế có vị thế tốt đẹp hơn toà quốc nội, vì các lý do
– mang một
thông điệp rõ ràng là cộng đồng quốc tế không thể khoan dung các thãm hoạ như
thế, hy vọng làm giảm bớt các tội ác này trong tương lai, không phải chỉ tại
Rwanda và Bosnia, mà khắp thế giới;
– được huy động
bỡi nhũng chuyên gia có khả năng áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn luật quốc
tế;
– có nhiều
phương tiện về nhân sự và vật chất cần thiết khả dụng;
– có chức
năng dựa trên cơ sở độc lập trung dung hơn là báo thù, và chức năng này được cảm
nhận là được vận hành;
– thúc đẩy
sư phá triển và chấp hành các quy luật hình sự quốc tế; và
– có quyền
tài phán đối với những thủ phạm trong những trường hợp gia trọng nhất khi họ đã
trốn ra khỏi nước. Hai toà án này đã đem lại mang đến nhiều tiến bộ quan trọng
trong sự hiểu biết và xử lý về tội phạm chiến tranh, tội án chống nhân loại và
diệt chủng.
Trong những
trường hợp khá hiếm hoi như vậy, tạo cơ chế quốc tế nhằm mang lại ý nghĩa cho
công lý là điểm chủ yếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây chỉ là giải
pháp thứ hai phải chọn lựa. Ngay trong trường hợp của Rwanda và Bosnia, nơi mà
việc thành lập toà án hình sự quốc tế là phù hợp, nền hoà bình dài lâu đòi hỏi
phải thiết lập thể chế quốc nội vững chắc, trong nội bộ các quốc gia này phải
triển khai mọi khả năng nhằm nỗ lực thực hiện công lý và hòa giải. Dù đây gần
như là chuyện một phương trình bằng không, sung dụng tương đối các phuơng tiện
ưu tiên đem lại một khẳng định về vai trò quốc tế trong lĩnh vực công lý và uy
lực pháp quyền trong thời hậu chiến. Trong khi chi phí đóng góp cho hai toà này
lên đến 1 tỷ, kinh phí sử dụng nhằm phát triển các thể chế pháp luật quốc nội
thấp hơn.
Nếu vấn đề
quy trách và công lý đạt được thông qua toà án hay ủy ban chân lý hay không,
nói chung, cả hai vấn đề này sẽ đạt hiệu quả cao nhất qua một tiến trình quốc nội
do chính các quốc gia này điều động. Nếu công việc tiến hành phù hợp với tinh
thần thượng tôn luật pháp, việc truy tố truớc toà án quốc nội làm gia tăng tính
chính thống của chính quyền thời hậu chiến và cơ quan tư pháp có nhạy bén hơn
ngưòi ngoại quốc với những đặc điểm của cộng đồng địa phương. Đặc biệt là nhấn
mạnh đến vai trò chính quyền trong việc quy trách cá nhân khi vi phạm hình sự
và đem lại một nền tư pháp hoạt động trong cảnh giác.
Ngoài ra,
nhà nước và các cơ quan sẽ có điều kiện kết hợp các bài học về công lý, trách
nhiệm và hoà giải sau những tiến trình quốc nội đầy phấn khởi, khi kết hợp được
mọi đại biểu của tất cả các đảng phái. Tiến trình hướng nội cực kỳ quan trọng
trong việc xây dựng hoà bình. Ngược lại, nếu nhà nước giải quyết các nhu cầu phải
đối phó vấn đề bằng cách dựa vào người ngoại quốc, thì kinh nghiệm đóng góp cho
một nền hoà bình lâu dài và đảm bảo của pháp luật ít hơn (tuy nhiên, vấn đề
chính quyền có thể từ bỏ dễ dàng, khi lãnh đạo địa phương càng có nhiều kinh
nghiệm chính trị hơn).
Ủy ban
chuyên gia của LHQ khi lập toà án Rwanda công nhận điểm này, họ ghi nhận là tòa
án quốc nội nhạy cảm hơn trong những trường hợp cá nhân, có thể đi đến những
quyết định có những tác động gây ấn tượng hơn, vì phán quyết giải quyết được vấn
đề mà tòa đã quen thuộc với cộng đồng địa phương.
Có hai cách
giảỉ thích về sự công nhận ưu tiên tuần tự cho giải pháp tư pháp quốc nội trong
tiến trình này. Thứ nhất, từ năm 1995, cũng đã có cơ chế không thuần túy quốc tế
thành lập song hành với Ủy Ban El Salvador, hoặc Toà án tại Nam Tư và Rwanda. Khi
thấy vai trò quốc tế là cần thiết, thì sẽ có khuynh hướng chung là lập toà hỗn
hợp quốc tế và quốc gia, mà giới chức địa phương tham gia chiếm đa số. Những
thí dụ kể đến Uỷ Ban chân lý được lập tại Guatemala, hiện cũng đang cứu xét
tương tự tại Bosnia, Toà án đặc biệt được đề nghị tại Cambodia và Sierra Léone.
Thứ hai,
không giống như toà án quốc tế tại Nam Tư củ và Rwanda, đem đến quyền tài phán
ưu tiên trước khả năng toà án quốc nội trong việc truy tố, Hiệp uớc Rome năm
1998 thành lập Toà án Hình Sự Quốc Tế (ICC) nhằn điều chỉnh thẩm quyền này. Toà
ICC nhằm bổ sung thẩm quyền hệ thống tư pháp quốc nội và có thể hành sử thẩm
quyền tài phán bổ sung qua các vụ tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội ác
chống nhân loại, khi hệ thống tư pháp quốc gia không có khả năng và không muốn
làm như thế.
Một khuynh
hướng có liên quan đến với sự trợ giúp của hải ngoại mà người ta nhận ra được
là trong vụ kiện chống nhà độc tài Chile Augusto Pinochet. Dựa trên sư đồng thuận
về nguyên tắc tài phán phỗ quát về một vài tội ác quốc tế, một số quốc gia bắt
đầu khẳng định quyền tài phán của toà án quốc gia trước các tội diệt chủng, tội
ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và tra tấn kể cả khi vi phạm trong nội
chiến có vũ trang tại một quốc gia thứ hai, mà cả hai thủ phạm và nạn nhân là
công dân của quốc gia này. Trong thập niên vừa qua, trường hợp hình sự đã thụ
lý tại ít nhất mười một quốc gia nhằm chống lại các dân ngoại quốc vi phạm tội
ác chống nhân loại và các vi phạm liên quan bị cáo buộc tại quê hương. Trong một
số trường hợp này, các nạn nhân né tránh không muốn hoặc chính quyền không có
khả năng truy tố.
Trong trường
hợp Pinochet, chánh án Tây Ban Nha tìm cách dẫn độ Pinochet từ Luân Đôn, nạn
nhân và chánh án có khả năng buộc ba chính quyền liên quan là Chile, Tây Ban
Nha và Anh. Cuối cùng, kết quằ chính là chánh án Tây Ban Nha đạt được những gì
mà xã hội Chile đã không tự thực hiện được trong hai thập niên qua là làm bung
ra hàng loạt các hoạt động và òa vỡ các cảm xúc tại Chile. Những nỗ lực truy tố
Pinochet tại quê nhà, những cuộc điều tra hình sự công khai chống lại một vài
người khác, buộc quân đội sau nhiều trì hoản phải thoả mãn các luật sư nhân quyền,
bất đầu xác định điều tra và thông tin về định mệnh của các người mất tích đến
mức độ tác đông những vụ án tại hải ngoại, có ảnh hưởng làm kết thúc thời kỳ
chuyển tiếp của Chile sang dân chủ. Sau một vài năm phát triển việc hành sử quyền
tài phán phỗ quát lại tạo nên một tiến trình khá hỗn độn.
Kết Luận
Những thách
thức mới cho hoà bình đòi hỏi những phương tiện mới. Khi chiến tranh trên khắp
mọi nơi trên thế giới thay đổi sự phức tạp, chiến tranh liên quốc gia ngày càng
nổi bật hơn, tạo ra tinh thần thượng tôn pháp luật đóng một vai trò ngày càng
quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ tái thiết hậu chiến và vãn hồi hoà bình.
Kể cả đến hiện
nay có nhiều còn người cho rằng việc đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật là
không quan trọng, hoặc tốt nhất chỉ làm thay đổi gián tiếp lối suy nghĩ cho những
công việc thực tế để giải quyết xung đột và xây dựng hoà bình thời hậu chiến –
vì họ có niềm tin là áp đặt luật lệ và thể chế sẽ tự nó xoá đi những thù hận
sâu xa, và đấu tranh dành quyền lực. Một điều mà không có gì là có thể chính
xác.
Uy lực pháp
quyền từ trong nền tảng là một vấn đề khó khăn và đặc biệt không có một lượng
giá lạc quan về bản chất của con người và triển vọng giải quyết cho xung đột.
Chúng ta có thể cho rằng hứa hẹn long trọng hiếu hoà và lập luận hoà giải hiển
nhiên là quan trọng cho việc xây dựng hoà bình, nhưng thực ra rất là mong manh.
Trong trường
hợp tệ nhất, uy lực pháp quyền đề ra một mạng lưới của thể chế, cơ chế và thủ tục
kiểm soát những nguồn gốc của mọi sự xung đột trong thời kỳ khởi thủy, ngăn ngừa
khả năng của mọi phe phái gây những hành vi bạo lực và vi phạm, buộc phải có vụ
kiện công khai, và một phạm vi hành động tương đối phù hợp.
Trong trường
hợp tốt nhất, khi tinh thần trọng pháp được vun bồi cẩn trọng, một hệ thống quy
trách, giải quyết xung đột, giới hạn quyền lực, cơ hội trình bày các quan điểm
đối nghịch – nếu tất cả đều được thực hiện qua phương tiện bất bạo động – sẽ trở
thành một tập quán tạo điều kiện để ngăn ngừa một cuộc nội chiến khác.
Nguồn:http://www.vietthuc.org/luat-phap-va-hoa-giai-chinh-tri-cac-kinh-nghiem-quoc-te/