CTV Phía Trước chuyển ngữ
George
Monbiot
Tài chính
suy thoái, thảm họa môi trường và thậm chí là sự lên ngôi của Donald Trump – là
do Chủ nghĩa Tự do Mới góp phần tạo nên tất cả những điều đó. Tại sao cánh tả lại
không thể đưa ra sự thay thế khả dĩ nào khác cho Chủ nghĩa Tự do Mới (hay còn gọi
là Chủ nghĩa Tân Tự do)?
Hệ tư tưởng
nào chi phối cuộc sống của chúng ta? Với người Nga có lẽ họ sẽ trả lời là chủ
nghĩa cộng sản. Nhưng với phần lớn những người khác thì họ sẽ không thể đưa ra
câu trả lời. Không tin bạn hãy thử hỏi xem, có lẽ bạn sẽ nhận được cái nhún vai
lắc đầu. Thậm chí là nếu họ đã từng nghe đến thuật ngữ đấy đi chăng nữa thì chắc
cũng rất khó khăn để đưa ra định nghĩa nó là gì. Đó chính là “Chủ nghĩa Tự Do Mới”,
bạn có biết nó là gì không?
Biểu hiện và
nguồn gốc sức mạnh của Chủ nghĩa Tự Do Mới luôn mai danh ẩn tích, dù nó đóng
vai trò quan trọng trong những các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác nhau như: cuộc suy thoái tài
chính năm 2007-2008, chuyển dịch nguồn lực và của cải ra nước ngoài mà
vụ bê bối
Panama chỉ là phần nổi của tảng băng; sự thoái hóa dần về giáo dục và
chăm sóc sức khỏe cộng đồng; sự gia tăng trẻ em cơ nhỡ, sự
bùng nổ người neo đơn; sự suy thoái hệ sinh thái; và sự lên ngôi của Donal Trump. Nhưng
chúng ta luôn phản ứng với các khủng hoảng như thể chúng hoàn toàn độc lập và
hoàn toàn không để ý rằng chúng có thể được châm ngòi hay thổi phồng cũng chỉ bời
cùng một triết lý rõ ràng, một triết lý có hoặc đã từng có một cái tên. Liệu có
sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh vô hình?
Chủ nghĩa Tự
do Mới lan tràn phổ biến đến nỗi mà chũng ta thậm chí còn chẳng nhận ra nó là một
hệ tư tưởng. Chúng ta có vẻ như thừa nhận một mệnh đề rằng đức tin bền vững và
không tưởng này mô tả một thế lực trung dung, một quy luật sinh học, giống như
thuyết tiến hóa của Darwin. Nhưng học thuyết này nổi lên như một nỗ lực có ý thức
nhằm định hình lại cuộc sống loài người và chuyển dịch địa vị quyền lực.
Chủ nghĩa Tự
do Mới nhìn nhận tính cạnh tranh là sự xác định các đặc tính của các mối quan hệ
của con người. Nó định nghĩa lại công dân là người dùng, mà những lựa chọn dân
chủ được thực hành qua việc mua và bán, mà ở đó việc ban thưởng bằng khen hay xử
phạt không có tác dụng nhiều. Nó vẫn bảo vệ quan điểm rằng “thị trường” đem đến
những lợi ích mà không thể đạt được bằng kế hoạch hóa.
Những nỗ lực
cản trở cạnh trạnh được xem như là đối nghịch lại với quyền tự do. Thuế khóa và
luật định nên được tối thiểu hóa, dịch vụ công cộng nên được tư nhân hóa. Các tổ
chức lao động và hiệp thương của các tổ chức công đoàn được
phác họa như là những sự biến dạng thị trường gây cản trở cho việc hình thành sự
phân cấp tự nhiên giữa kẻ thắng người thua. Bất bình đẳng lại được nhìn nhận là
tốt đẹp, như là một phần thưởng về lợi ích, và nguồn phát sinh sự giàu có, rót
từ trên xuống rồi khiến cho tất cả mọi người đều giàu lên. Những nỗ lực tạo ra
một xã hội công bằng hơn vừa phản tác dụng lại còn ăn mòn đạo đức. Thị trường sẽ
đảm bảo cho mọi người có được những gì mà họ xứng đáng.
Chúng ta hãy
nhìn vào bên trong và tái dựng nguyên lý của nó. Người
giàu tự thuyết phục họ rằng họ đạt được giàu có là bằng những gì họ xứng
đáng có, và lờ đi những lợi thế như là: giáo dục, thừa kế và đẳng cấp xã hội –
những thứ mà có lẽ đã giúp họ bảo vệ sự giàu có. Người nghèo thì bắt đầu nghĩ
chính họ là nguyên nhân của những thất bại của họ, dù rằng họ chẳng có thể làm
đươc gì nhiều để thay đổi hoàn cảnh.
Tỷ lệ thất
nghiệp không quan trọng, quan trọng là bạn không có việc làm vì bạn không đủ khả
năng. Giá nhà đất đắt đỏ đến mức không tưởng thì cũng không quan trọng, quan trọng
là nếu thẻ tín dụng của bạn vượt hạn định nghĩa là bạn tắc trắc và hoang phí.
Con cái bạn có không có sân trường để chơi có ý nghĩa gì khi con bạn béo phì,
đó chỉ có thể là lỗi của bạn mà thôi. Trong cái thế giới mà vận hành bởi sự cạnh
tranh, thì những người bị thụt lùi tự định nghĩa họ là những người chiến bại.
Và một số hậu
quả, như Paul Verhaeghe mô tả trong cuốn sách “What About Me?” (Còn tôi thì
sao?), là sự lan tràn những hội chứng như tự hủy hoại bản thân, ăn uống vô độ,
trầm cảm, cô đơn, lo lắng, và sợ hãi xã hội. Có lẽ là cũng không mấy ngạc nhiên
khi mà nước Anh, nơi mà tư tưởng tự do mới được áp dụng cực đoan nhất, chính là thủ
đô cô đơn của châu Âu. Chúng ta, tất cả đều là những người tự do mới.
Thuật ngữ
“Chủ nghĩa Tự do Mới” được đề xuất trong một cuộc họp ở Pari năm 1938. Có hai
người đàn ông trong số những người tham gia, đa định nghĩa tư tưởng này, là
Ludwig vo Mises và Friedrich Hayek. Cả hai đều rời quê hương nước Úc để đến Mỹ.
Họ nhìn thấy chủ nghĩa dân chủ được mô tả trong Chính sách kinh tế mới của
Franklin Roosevelt cũng như sự đang lên của nhà nước thịnh vượng Anh, là những
biểu hiện của chủ nghĩa tập thể mà cũng có hình thái như chủ nghĩa phát xít hay
chủ nghĩa cộng sản.
Trong cuốn
“The Road to Serfdom” (Đường về Nô lệ), xuất bản năm 1944, Hayek lập luận rằng
kế hoạch chính phủ tập trung bằng cách đè nén chủ nghĩa cá nhân, sẽ đương nhiên
dẫn đến quyền lực chuyên chế. Cuốn “Đường về nô lệ” cũng được đông đảo người đọc
đón nhận, như cuốn “Bureaucracy” (Bộ máy quan lại) của Mises. Nó đã gây sự chú
ý của một số người giàu có, những người nhận ra triết lý về một cơ hội giải
phóng họ khỏi thuế khóa và luật định. Vào năm 1947, Hayek thành lập tổ chức đầu
tiên truyền bá giáo lý của Chủ nghĩa Tự do Mới, tên là “Mont Pelerin Society” (Xã hội Mont
Pelerin). Tổ chức này được sự hậu thuẫn về tài chính của các triệu phú và tập
đoàn của họ.
Với sự giúp
đỡ ấy, Hayek bắt đầu tạo ra thứ mà Daniel Stedman Jones mô tả trong “Masters of
the Universe” (Bá chủ vũ trụ) là “một dạng thế giới tự do mới”, đó là một mạng
lưới bắc qua Đại Tây Dương của các nhà nghiên cứu hàn lâm, các doanh nhân, nhà
báo và các nhà hoạt động xã hội. Những nhà tài trợ giàu có gây quỹ cho hoạt động
của hàng loạt các nhóm, tổ chức
chuyên gia, những người tinh chỉnh và thúc đẩy học thuyết này. Trong số các
tổ chức đó có Viện Doanh nghiệp Mỹ, Tổ chức Di sản văn hóa, Viện Cato, Viện
Kinh tế, Trung tâm nghiên cứu Chính
sách và Viện Adam Smith.
Họ cũng tài trợ cho những nhà nghiên cứu hàn lâm hay các khoa viện trong các
trường đại học, đặc biệt là các trường đại học ở Chicago và Virginia.
Chủ nghĩa Tự
do Mới ngày càng tiến hóa và phát triển rầm rộ. Hayek có quan điểm là chính phủ
nên điểu hòa cạnh tranh để tránh việc độc quyền suy thoái. Trong số những người
lãnh đạo cải cách ở Mỹ như Milton
Friedman, tin rằng sức mạnh độc quyền có thể là phần thưởng xứng đáng của
hoạt động hiệu quả.
Trong quá
trình chuyển dịch, sự biến chuyển này bỗng mất tên gọi. Vào năm 1951, Friedman
đã rất vui mừng khitự
cho rằng mình là một người của Chủ nghĩa Tự do Mới. Nhưng rất nhanh sau đó,
thuật ngữ “Chủ nghĩa Tự Do Mới” biến mất. Và vẫn rất lạ là thậm chí tư tưởng
này ngày càng mạnh mẽ và sự biến chuyển ngày càng mạch lạc thì cái tên bị mất vẫn
không hề được thay thế bởi bất kỳ một tên gọi chung nào khác.
Lúc đầu, mặc
dù được nguồn hỗ trợ dồi dào, Chủ nghĩa Tự Do Mới vẫn chỉ đứng bên lề. Hiệp định
Hậu chiến phổ biến gần như toàn cầu như là: Sắc lệnh kinh tế của John Maynard
Keynes được áp dụng rộng rãi, mục tiêu chung cho toàn nước Mỹ và rất
nhiều nước Tây Âu là không còn thất nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo, thuế suất
cho thu nhập của người giàu ở mức cao và chính phủ cố gắng đo lường hậu quả xã
hội mà không quá bối rối, dịch vụ công và các mạng lưới an toàn được phát triển.
Nhưng trong
những năm 1907, khi mà các chính sách của Keynes bắt đầu bị phá vỡ và các cuộc
khủng hoảng kinh tế tấn công cả hai bên bờ Đại Tây Dương, tư tưởng tự do mới bắt
đầu thành tư tưởng chính. Friedman nhấn mạnh, “khi đến thời điểm mà bạn phải
thay đổi … sẽ có một sự thay thế sẵn sàng để bạn lựa chọn”. Với sự hậu thuẫn của
các nhà báo cùng phe và những nhà tư vấn chính trị, các thành tố của Chủ nghĩa
Tự Do Mới, đặc biệt là phương thuốc về chính sách tiền tệ, được chính quyền của
Jimmy Carter ở Mỹ và chính phủ của Jim Callaghan ở Anh áp dụng.
Sau khi
Margaret Thatcher và Ronal Reagan lên nắm quyền, thì toàn bộ chính sách của Chủ
nghĩa Tự do Mới được áp dụng như là: cắt giảm thuế lớn cho người giàu, giảm quyền
lực các tổ chức công đoàn, bãi bỏ nhiều luật, tư nhân hóa, thuê khoán nước
ngoài và cạnh tranh hóa dịch vụ công cộng. Qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng
Thế giới, Hiệp ước Maastricht và Tổ chức Thương mại Thế giới, các chính sách tự
do mới được áp đặt trên hầu khắp thế giới mà không cần trưng cầu dân chủ. Điều
đáng chú ý nhất là cả các đảng cánh tả cũng chấp nhận các chính sách đó.
Stedman Jones viết: “Thật khó để có thể một thứ chủ nghĩa không tưởng nào khác
mà lại được thừa nhận tuyệt đối như vậy”.
Có vẻ như
không bình thường khi mà một chủ nghĩa đầy hứa hẹn và tự do lại được xướng lên
bởi một khẩu hiệu “không có sự thay thế”. Nhưng như Hayek nhấn
mạnh trong một chuyến đến Chile của nhà độc tài Pinochet, một trong những
nước đầu tiên áp dụng đầy đủ chương trình hành động này, rằng “Cá nhân tôi có
xu hướng nghiêng về một nền độc tài tự do hơn là một chính phủ dân chủ mà chẳng
có tự do. Tự do mà Chủ nghĩa Tự Do Mới đề cập đến nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực
ra nó có nghĩa là tự do cho con cá lớn, không phải cho con cá nhỏ.
Tự do khỏi
các tổ chức công đoàn và hiệp thương tập thể nghĩa là tự do giảm lương. Tự do
khỏi luật pháp nghĩa là tự
do đầu độc sông ngòi, hãm hại người lao động, áp dụng lãi suất bất công và
đề xuất công cụ tài chính kỳ dị. Tự do khỏi thuế khóa nghĩa là tự do khỏi sự
phân phối tài sản mà có thể nâng mức sống của người dân lên.
Trong “The Shock
Doctrine”, Naomi Klein cho biết, những nhà lý luận tự do mới ủng hộ việc
dùng khủng hoảng để áp đặt những chính sách bất thường trong khi người dân đang
chú ý hơn vào những thứ khác. Ví dụ như, trong “Hậu quả của cuộc đảo chính
Pinochet”, Friedman mô tả cuộc chiến tranh với Iraq hay cơn bão Katrina là cơ hội
để tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống giáo dục ở New
Orleans.
Ở những nơi
chính sách tự do mới không thể áp đặt nội địa hóa, thì chúng lại được áp đặt quốc
tế hóa, thông qua những Hiệp định Thương mại Quốc tế kết hợp “giải quyết tranh
chấp đầu tư nhà nước” như là: những tòa án nước ngoài mà ở đó các tập đoàn
có thể tạo áp lực để lọai bỏ các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội. Khi Quốc
hội có thể bỏ phiếu để hạn chế bán thuốc
lá, bảo vệ nguồn nước từ những công ty khai thác mỏ, đóng băng các luật lệ
về năng lượng hay hạn chế các hãng dược phẩm tách khỏi nhà nước, thì các tập
đoàn có thể khởi kiện, và thường là thành công. Dân chủ cũng chỉ thành trò diễn
trên sân khấu mà thôi.
Một nghịch
lý khác của Chủ nghĩa Tự Do Mới là cạnh tranh toàn cầu dựa trên định lượng và
so sánh toàn cầu. Kết quả là công nhân, người tìm việc và các loại dịch vụ công
phải chịu một chế độ đánh giá và điều hành ngột ngạt, cố chấp để ghi nhận người
chiến thắng và trừng phạt kẻ thua cuộc. Chủ nghĩa mà Von Mises đề xuất được hứa
hẹn là sẽ giải phóng chúng ta khỏi cơn ác mộng quan liêu của chế độ kế hoạch
hóa tập trung, kỳ thực lại tạo ra một cơn ác mộng tương tự.
Chủ nghĩa Tự
Do Mới lúc đầu không hề được hình dung là một sự dối trá, nhưng nó nhanh chóng
thể hiện những kết quả ngược lại so với mục tiêu ban đầu. Tăng trưởng kinh tế
chậm dần rõ rệt trong kỷ nguyên tự do mới (từ năm 1980 ở Anh và Mỹ) so với những
thập kỷ trước đó, nhưng không hề giảm với tầng lớp rất giàu. Bất bình đẳng
trong phân phối cả về thu nhập lẫn của cải, sau 60 năm có chiều hướng giảm bất
bình đẳng, đến thời đại này lại gia tăng nhanh chóng bởi sự thất bại của các tổ
chức công đoàn, chính sách thuế giảm, tăng tô, tư nhân hóa và dỡ bỏ luật lệ.
Việc tư nhân
hóa hay thị trường hóa các dịch vụ công như năng lượng, nước sinh hoạt, tàu điện,
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đường giao thông và nhà tù đã cho phép các tập
đoàn thiết đặt các trạm thu phí trước các công trình thiết yếu và thu cước sử dụng
đối với cả công dân và chính phủ. Tô là một thuật ngữ khác cho thu nhập không tốn
sức lao động. Khi bạn trả giá đã đội lên cho một vé tàu, thì chỉ một phần là bù
lại cho chi phí vận hành như là xăng dầu, lương nhân viên, bảo trì toa xe hay
các chi phí khác. Phần còn lại phản ánh thực tế là họ ép bạn vào thế buộc phải sử
dụng dịch vụ mà không có sự lựa chọn nào khác.
Những ai làm
chủ hay điều hành dịch vụ đã tư nhân hóa hoặc bán tư nhân hóa đều thu lợi khổng
lồ vì vốn đầu tư ít mà thu phí lại nhiều. Ở và Nga và Ấn Độ, thành phần thiểu số
quyền lực chính trị nắm tài sản quốc gia thông qua những thương vụ bán tống,
bán tháo. Ở Me-hi-co, Carlos
Slim kiểm soát hầu hết các dịch vụ điện thoại đi động và cố định và sớm
trở thành người giàu nhất thế giới.
Quá trình tư
bản hóa, như Andrew Sayer mô tả trong “Tại sao
chúng ta không thể đáp ứng người giàu” (Why We Cant Afford the Rich)cũng có
ảnh hưởng tương tự. Ông lập luận, giống như “tô”, lãi suất là dạng thu nhập do
đầu cơ và tích lũy không mất công. Vì người nghèo càng nghèo và người giàu càng
giàu, nên người giàu gia tăng quyền kiểm soát với tài sản trọng yếu, chính là
tiền. Khoản trả lãi suất vay nợ là một dạng biến chuyển tiền từ người nghèo
sang người giàu. Khi mà giá cả bất động sản và việc rút vốn nhà nước đẩy người
dân phải gánh vác các khoản nợ (giống như việc chuyển đổi tiền tài trợ cho sinh
viên sang các khoản vay cho sinh viên), thì các nhà băng và bộ máy điều hành
cũng cạn tiền.
Sayer cho rằng
bốn thập kỷ qua người ta chứng kiến việc chuyển dịch tài sản không chỉ từ người
nghèo sang người giàu, mà giữa những người giàu ở mức khác nhau như là từ những
người kiếm tiền bằng việc sản xuất hàng hay dịch vụ sang những người kiếm tiền
bằng việc quản lý tài sản có sẵn và thu nhập bằng tiền thuê, lãi suất hay giá
trị gia tăng. Thu nhập mất sức được thay thế bằng thu nhập không tốn công.
Chính sách
Chủ nghĩa Tự Do Mới bủa vây ở mọi nơi bởi những thất bại của thị trường. Không
chỉ những ngân hàng quá lớn thất bại, mà cả những tập đoàn phải chi trả cho các
dịch vụ công. Như Tony Judt chỉ ra trong “Bất động sản không lành mạnh” (Ill
Fares the Land), Hayek đã quên mất rằng những dịch vụ xương sống của quốc
gia không được phép sụp đổ, có nghĩa là không thể cho phép cạnh tranh đối với
các dịch vụ này. Kinh doanh lấy phần lãi, còn nhà nước thì phải chịu rủi ro.
Thất bại
càng lớn thì chủ nghĩa này lại càng trở nên cực đoan. Các chính phủ lợi dụng
các khủng hoảng tự do mới để đổi lỗi và tận dụng cơ hội để giảm thuế, duy trì
tư nhân hóa dịch vụ công, lấp các lỗ hổng trong mạng an toàn xã hội, dỡ bỏ luật
định cho các tập đoàn và áp thêm luật cho công dân. Nhà nước nhúng mũi vào mọi
ngóc ngách của kinh tế quốc doanh.
Có lẽ ảnh hưởng
nguy hại nhất của Chủ nghĩa Tự Do Mới không phải là những cuộc khủng hoảng tài
chính mà mà khủng hoảng chính trị. Khi phạm vi nhà nước bị thu hẹp, thì khả
năng chúng ta thay đổi vận mệnh cuộc sống của chúng ta thông qua bầu cử cũng bị
hạn chế. Thay vào đó thuyết Chủ nghĩa Tự Do Mới khẳng định, con người có thể thực
hiện lựa chọn thông qua chi tiêu. Nhưng có người có nhiều tiền hơn để chỉ tiêu
so vơi người khác, với những người tiêu dùng hay cổ đông lớn thì dân chủ và phiếu
bầu không chia đều. Kết quả là tầng lớp nghèo và trung bình bị tước quyền lực.
Khi mà các đảng cánh hữu và cánh
tả trước đó áp dụng chính sách tự do mới tương tự, tước quyền có nghĩa
là tước quyền công dân. Không ít người bị tách ra lề khỏi hệ thống chính trị.
Chris Hedges nhấn
mạnh rằng sự phát triển của chủ nghĩa phát xít xây dựng nền móng không
phải từ hoạt động chính trị mà từ bất hoạt động chính trị, những người thua cuộc
thường có cảm giác là họ không hề có tiếng nói hay vai trò gì trong việc thiết
lập hệ thống chính trị. Khi tranh luận chính trị không còn là tiếng nói cho
chúng ta, con người lại phản ứng với những
câu khẩu ngữ, những
biểu tượng và cảm giác. Ví dụ như trong hiện tượng ngưỡng mộ Trump, thực
tế và lý luận dường như đã không còn quan trọng.
Theo Judt,
khi tương quan tương tác giữa người dân và nhà nước chỉ còn là ra lệnh và sự
tuân theo, thì ràng buộc duy nhất giữa người dân và nhà nước là quyền lực nhà
nước. Khi việc phục vụ các dịch vụ công của chính quyền biến thành việc mị dân,
đe dọa và xa hơn nữa là áp đặt, ép buộc người dân phải tuân theo, thì chính phủ
sẽ dần không coi trọng đạo đức, nhân phẩm, và một chế độ toàn trị mà Hayek lo
ngại sẽ có nguy cơ hình thành.
Giống như chủ
nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa Tự Do Mới là vô thần, ở đó người ta không tin vào
Chúa. Thế nhưng đó lại là sự xâm nhập của tư tưởng “xác sống”; và một trong những
lý do mà nó có thể xâm nhập được vào xã hội chính là tính ẩn danh, thậm chí là
một mạng lưới ẩn danh.
Học thuyết
vô hình về bàn tay vô hình được phát huy bởi những người hậu thuẫn vô hình. Từ
từ và rất từ từ, chúng ta mới bắt đầu khám phá ra một vài cái tên trong số đó.
Như là Viện “Nghiên cứu các vấn đề kinh tế” đã lên tiếng mạnh mẽ trên các
phương tiện truyền thông chống lại các đạo luật áp dụng cho ngành công nghiệp
thuốc lá, lại được tài
trợ bí mật bởi Hiệp hội Thuốc Lá Anh Mỹ từ năm 1963. Chúng ta còn khám
phá ra Charles
và David Koch, hai người giàu nhất thế giới, sáng lập ra Viện nghiên cứu mà
đã hình thành “Phong
trào Tiệc Trà”. Trong quá trình thành lập nhóm chuyên gia tư vấn, Charles
Koch đã lưu
ý “để tránh những dị nghị không mong muốn, phương thức định hướng và
điều hành tổ chức sẽ không được quảng bá rộng rãi”
Những khẩu
hiệu, lời lẽ tuyên truyền được Chủ nghĩa Tự Do Mới sử dụng thường che đậy ý
nghĩa thực sự và không giống như những gì mà nó thể hiện. “Thị trường” nghe có
vẻ như một hệ thống tự đem đến cho chúng ta sự bình đẳng, giống như là sức hút
trái đất hay áp lực không khí vậy. Nhưng thực ra lại là sự nhằng nhịt các quan
hệ quyền lực. Những gì thị trường muốn lại có xu hướng mang ý nghĩa là những gì
các tập đoàn và các ông chủ của họ muốn. “Đầu tư”, như là Sayer viết, mang hai
nghĩa không liên quan nhiều đến nhau. Một nghĩa là cấp vốn cho các hoạt động hiệu
quả, hữu ích cho xã hội, nghĩa khác là đi mua lại những tài sản sẵn có rồi củng
cố lại và đem cho thuê, cho vay lấy lãi hay hưởng cổ tức rồi vốn hóa lại. Việc
sử dụng cùng một thuật ngữ để miêu tả các hoạt động khác nhau là nhằm ngụy
trang nguồn tài sản, khiến cho chúng ta bối rối, nhầm lẫn giữa việc bòn rút tài
sản và việc tạo ra tài sản.
Một thế kỷ
trước, những người giàu mới phất bị xem thường bới chính những người thừa hưởng
tài sản của họ. Trong quá khứ, các doanh nghiệp sản xuất mong muốn sự chấp nhận
của xã hội bằng cách núp danh là họ sống bằng hoa lợi cổ tức. Ngày nay thì ngược
lại, những người kiếm tiền bằng hoa lợi hay thừa kế lại lấy mác là các doanh
nghiệp sản xuất. Họ tuyên bố là họ phải nhọc công để có những thu nhập không mất
sức.
Những kiểu ẩn
danh và mạng lưới nhập nhằng với chủ nghĩa tư bản hiện đại không định danh và định
vị như mô hình nhượng quyền thương mại mà ở đó nó đảm bảo rằng người lao động
không biết là họ đang làm
việc cho ai; các công ty đăng ký qua một mạng lưới thuê ngoài bí mật phức tạp
đến nỗi mà cảnh sát
không thể tìm được chủ sở hữu; họ dàn xếp đóng thuế để lừa gạt chính phủ và
các báo cáo tài chính mà không ai có thể hiểu được.
Cách thức ẩn
danh của Chủ nghĩa Tự Do Mới được bảo đảm nghiêm ngặt. Những người bị ảnh hưởng
bời Hayek, Mises và Friedman có xu hướng phủ nhận thuật ngữ “tự do mới” và quan
điểm có phần xác đáng rằng cách dùng thuật ngữ ấy ngày nay chỉ mang tính miệt
thị. Nhưng họ lại chẳng để xuất sự thay thế nào. Một vài người cho rằng họ là
những người chủ nghĩa tự do cổ điển hay đơn thuần là những người theo chủ nghĩa
tự do, nhưng các định nghĩa này đều gây ra hiểu nhầm và làm lu mờ ý nghĩa thực,
khi mà họ cho rằng chẳng có gì mới và đặc sắc trong “Con đường Nô lệ”, “Bộ máy
quan lại” hay tác phẩm kinh điển của Friedman, “Chủ nghĩa tư bản và tự do”.
Với tất cả
những điều đó, phải ghi nhận những thành quả của dự án tự do mới, ít nhất là
trong những giai đoạn đầu. Nó thực sự là tư tưởng độc đáo mang tính đột phá được
đẩy lên bởi mạng lưới liên kết chặt chẽ của các nhà tư tưởng và hoạt động xã hội
với một kế hoạch hành động rõ ràng. Người ta rất kiên định và quyết tâm. “Con
đường Nô lệ” trở thành con đường dẫn đến quyền lực.
Chiến thắng
của Chủ nghĩa Tự Do Mới phản ánh sự thất thủ của cánh tả. Khi tự do kinh tế dẫn
đến cuộc khủng hoảng năm 1929, Keynes đã vạch ra một lý thuyết kinh tế đầy đủ để
thay thế chủ nghĩa tự do kinh tế. Khi mà nhu cầu quản lý theo lý thuyết của
Keynes vấp phải sự cản trở trong những năm 70, thì đã có một sự thay thế trong
tư thế sẵn sàng. Nhưng khi mà Chủ nghĩa Tự Do Mới sụp đổ vào năm 2008 thì lại
chẳng có sự thay thế nào. Và đó là điều kiện để “xác sống” bước vào. Khi cánh tả
và trung lập không đưa ra được một mô hình chung nào cho các tư tưởng kinh tế
80 năm qua.
Mọi hy vọng
dành cho Lord Keynes được thừa nhận là thành vô vọng. Để đề xuất các giải pháp
theo học thuyết Keynes giải quyết các cuộc khủng hoảng của thế kỷ 21 là để lờ
đi ba vấn đề rành rành. Đó là, khó khăn trong việc thay đổi con người mà vẫn
loanh quanh với những tư tưởng cũ; những khiếm khuyến bộc lộ trong những năm 70
vẫn còn đó; và quan trong nhất, họ chẳng có giải pháp gì cho những tình trạng
khó khăn trầm trọng nhất đó là khủng hoảng môi trường. Học thuyết Keynes dựa
trên việc kích thích nhu cầu tiêu dùng để kích thích tăng tăng trưởng kinh tế.
Nhu cầu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế lại là động cơ phá hủy môi trường.
Những gì mà
cả học thuyết Keynes và Chủ nghĩa Tự Do Mới thể hiện cho thấy rằng cả hai đều
chưa đủ để chống lại sự sụp đổ hệ thống. Một sự thay thế khác bền vững phải được
nghiên cứu và đề xuất. Đối với Đảng Lao động, Đảng Dân Chủ và phía cánh tả, nhiệm
vụ chính là nên phát triển chương trình kinh tế Apollo, với một nỗ lực chủ đích
kiến tạo một hệ thống mới đáp ứng nhưng nhu cầu của thể kỷ 21.
Nguồn:http://phiatruoc.info/chu-nghia-tu-do-moi-nguon-goc-cua-moi-van-de-chung-ta-dang-doi-mat-cuoi/